Apache server là gì

Apache là phần mềm web server miễn phí mã nguồn mở và có thể bạn chưa biết, Apache đang chiếm khoảng 46% thị phần websites trên toàn thế giới. Dù đã nhiều lần nghe tới thuật ngữ này, nhưng bạn vẫn muốn tìm hiểu Apache là gì? Thì bài viết này, Vietnix sẽ giúp bạn tìm hiểu và giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các web server phổ biến hiện nay.

Apache hay còn được gọi là Apache HTTP Server, là chương trình máy chủ HTTP – một chương trình dành cho máy chủ đối thoại qua giao thức HTTP. Apache là phần mềm web server được sử dụng rộng rãi nhất thế giới với khoảng 46% thị phần websites trên toàn thế giới. Apache được điều hành và phát triển bởi Apache Software Foundation.

Apache là gì?

Apache giúp người quản trị website có thể đưa nội dung lên web – chính vì vậy mà có tên gọi là “web server”. Apache là một trong số những web server uy tín và lâu đời nhất, phiên bản đầu tiên đã được ra mắt từ hơn 20 năm trước, vào những năm 1995.

Apache chạy trên các hệ điều hành tương tự như Unix, Microsoft Windows, Novell Netware và các hệ điều hành khác. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mạng web thế giới [World Wide Web].

Nó có thể được tùy chỉnh cao để đáp ứng nhu cầu của nhiều môi trường khác nhau. Bằng cách sử dụng các phần mở rộng và mô-đun. Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ WordPress sử dụng Apache làm phần mềm web server của họ. Tuy nhiên, WordPress cũng có thể chạy trên phần mềm máy chủ web khác.

Để tiếp tục tìm hiểu Apache là gì? Bạn cần tham khảo qua kiến thức về Server là gì? Để các phần sau bạn sẽ dễ hình dung hơn.

File servers, mail servers, database servers và web servers sử dụng những phần mềm server khác biệt. Mỗi ứng dụng sẽ truy cập files riêng được lưu trên máy chủ vật lý và dùng chung cho những mục đích khác nhau.

Web Server là gì?

Web server có nhiệm vụ là đưa website lên internet. Để thực hiện được điều đó, nó hoạt động giống như là một người đứng giữa server và máy khách [client]. Nó sẽ kéo nội dung từ server về cho mỗi một truy vấn xuất phát từ máy khách để hiển thị kết quả tương ứng dưới hình thức là một website.

Một trong những khó khăn lớn nhất của web server đó chính là kéo dữ liệu cho nhiều người truy cập cùng một lúc. Bởi vì mỗi người lại đang truy vấn tới các website khác nhau. Web server xử lý các file này dưới các ngôn ngữ lập trình điển hình như là PHP, Python, Java,…

Những ngôn ngữ này biến chúng thành file HTML và file trên trình duyệt cho người dùng web thấy được. Khi bạn nghe tới cụm từ “web server”, bạn có thể hiểu nó là công cụ chịu trách nhiệm giao tiếp giữa server – client.

Mặc dù chúng ta vẫn hay thường gọi Apache là web server, tuy nhiên Apache không phải là một server vật lý mà chính là một phần mềm chạy trên server đó. Công việc chính là thiết lập kết nối giữa server và trình duyệt người dùng [Firefox, Google Chrome, Safari,…].

Một web server cũng giống như một nhà hàng. Khi bạn đến một nhà hàng, chủ nhà chào đón bạn, kiểm tra thông tin đặt chỗ của bạn và đưa bạn đến bàn của bạn. Tương tự như nhà hàng, web server sẽ kiểm tra trang web bạn đã yêu cầu và tải trang web đó để bạn thoải mái xem. Khi nó đã tìm thấy trang web bạn yêu cầu, nó cũng phục vụ bạn trang web.

Hoạt động của Apache Web Server

Không chỉ là máy chủ vật lý, Apache là một phần mềm chạy trên server, thiết lập kết nối giữa máy chủ và các trình duyệt của người dùng. Trao đổi file theo mô hình client-server. Apache là một phần mềm đa nền tảng có thể hoạt động tốt trên cả server Unix và Windows.

Lúc người dùng truy cập vào một trang web, trình duyệt sẽ thực hiện gửi request đó đến server. Sau đó, Apache sẽ trả kết quả đầy đủ các file trong website đó như nội dung, hình ảnh, video, dữ liệu,…Server và client sẽ giao tiếp bằng giao thức HTTP. Lúc đó Apache sẽ đảm nhiệm về tiến trình này diễn ra mượt mà và bảo vệ một cách tối ưu nhất.

Apache là một nền tảng module có độ tùy biến cao. Modules cho phép các quản trị viên server tắt hoặc thêm chức năng. Web server Apache có các mô-đun bổ sung nhiều chức năng hơn cho phần mềm của nó, chẳng hạn như MPM [để xử lý các chế độ đa xử lý] hoặc  mod_ssl để bật hỗ trợ SSL v3 và TLS [đề xuất đọc: TLS vs SSL]. Một số tính năng phổ biến được thấy trong Apache bao gồm:

  • .htaccess.
  • IPv6.
  • FTP.
  • HTTP/2.
  • Perl, Lua, and PHP.
  • Bandwidth throttling.
  • WebDAV.
  • Load balancing.
  • URL rewriting.
  • Session tracking.
  • Geolocation based on IP address.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thiết lập cấu hình server riêng qua file .htaccess vốn là file cấu hình Apache được hỗ trợ bởi gói web hosting của Vietnix. Đến đây chắc bạn cũng đã hiểu được Apache là gì? Tiếp theo, Vietnix sẽ giới thiệu về Apache và các webser khác.

Ngoài Apache, còn có nhiều web server phục vụ những mục đích khác nhau. Mỗi web server đều có một điểm mạnh riêng của nó.. Dưới đây là đặc điểm Apache với những web server khác:

Apache và Nginx

Nginx là một ứng dụng web server được ra mắt năm 2004, phát âm là Engine-X. Nó được tạo ra để xử lý các vấn đề được gọi là c10k problem, nghĩa là web server sử dụng threads để xử lý truy vấn của khách hàng không thể thực hiện được hơn 10 000 kết nối cùng một lúc.

  • Apache sử dụng cấu trúc dang threads, các website có lượng traffic lớn sẽ gặp vấn đề về hiệu suất. Còn đối với Nginx là web server có thể xử lý các vấn đề c10k một cách hiệu quả nhất đến thời điểm hiện tại.
  • Nginx có cấu trúc xử lý dạng event không cần phải tạo process mới cho mỗi truy vấn. Thay vào đó, nó sẽ xử lý trong một threads duy nhất. Master process sẽ quản lý nhiều worker processes mà thực sự quản lý việc xử lý truy vấn. Với dạng này, nginx phân tán truy vấn một cách hiệu quả để đạt hiệu quả quản lý tốt hơn.
  • Bạn đang có website với traffic lớn thì Nginx sẽ là lựa chọn tối ưu nhất. Vì nó có thể xử lý nhiều tiến trình với tài nguyên thấp nhất có thể. Không phải bình thường mà các website lớn vẫn đang sử dụng nó [Netflix, Pinterest, Airbnb,…].
  • Tuy những tính năng của rất hiệu quả từ Nginx thì đối với các website vừa và nhỏ thì bạn nên lựa chọn Apache vì nó dễ cấu hình với nhiều module hơn. Phù hợp với cho những người mới bắt đầu.
Apache và Tomcat

Tomcat có tên chính thức là Apache Tomcat cũng là một web server được phát triển bởi Apache Software Foundation. Nó cũng là một server HTTP, tuy nhiên nó hỗ trợ mạnh cho Java thay vì các website tĩnh. Nó có thể chạy nhiều bản Java chuyên biệt như Servlet, JavaServer Pages [JPS], Java EL,…

  • Apache Tomcat được tạo ra dành cho các ứng dụng Java. Có thể sử dụng Apache với nhiều ngôn ngữ lập trình như PHP, Python, Perl…. với sự hỗ trợ của các modules Apache phù hợp [mod_php, mod_python, mod_perl,…].
  • Nếu bạn sử dụng website tĩnh thì nền sử dụng Apache sẽ phù hợp hơn khi sử dụng Tomcat.
  • Tomcat khó cấu hình các web server khác. Nếu chạy WordPress hãy dùng các web server cho HTTP như NGINX và Apache.

Để hiểu về Apache là gì? Thì bạn xem qua một số ưu điểm và nhược điểm của nó được liệt kê dưới đây.

  • Hỗ trợ hoàn toàn miễn phí: Với đặc điểm là mã nguồn mở, bạn có thể sử dụng Apache hoàn toàn miễn phí, kể cả cho mục đích thương mại, giúp bạn tiết kiệm chi phí. Đồng thời, với cộng đồng người dùng lớn, cho nên nếu bạn có rắc rối nào trong quá trình sử dụng sẽ được cộng đồng hỗ trợ nhanh chóng.
  • Độ tin cậy và ổn định cao: Apache được đánh giá là phần mềm đáng tin cậy và ổn định. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm được sử dụng phiên bản tốt nhất. Bởi vì sử dụng mã nguồn mở giúp Apache được cập nhật thường xuyên và nâng cấp với nhiều bản vá lỗi bảo mật liên tục.
  • Tính linh hoạt cao, thân thiện với người dùng: Sở hữu cấu trúc module tiện lợi, khiến người dùng hài lòng vì tính linh hoạt của nó. Phần mềm Apache cũng dễ cấu hình, thân thiện với người dùng, kể cả những người mới bắt đầu tìm hiểu hay dân không chuyên cũng có thể sử dụng được.
  • Hoạt động hiệu quả đa nền tảng: Phần mềm Apache hoạt động đa nền tảng [hoạt động được cả với server Unix và Windows]. Đặc biệt, hoạt động rất hiệu quả với WordPress sites.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nói trên, phần mềm Apache còn tồn tại những nhược điểm sau đây:

  • Chiếm khá nhiều bộ nhớ mỗi khi xử lý dữ liệu, dù nó là tĩnh hay động.
  • Gặp vấn đề về hiệu năng như kém linh hoạt, xử lý hơi chậm,… nếu các website có lượng traffic cao.
  • Có nhiều lựa chọn thiết lập có thể gây ra điểm yếu về bảo mật.

>> Xem thêm: Tìm hiểu 16 cách cải thiện bảo mật cPanel hiệu quả nhất hiện nay.

Dưới dây, Vietnix sẽ hướng dẫn cách cài đặt Apache trên Ubuntu, Window. Các bước sẽ rất đơn giản, bạn theo dõi và làm theo các bước dưới đây.

  • Bước 1: Tải Apache trên website chính thức của Apache.
  • Bước 2: Sau khi tải xuống Apache > Giải nén tập tin và cài đặt nó vào ổ C:// [Vì source được xây dựng mặc định cho ổ C].
  • Bước 3: Sau khi cài đặt xong, bạn khởi động Apache bằng cách: Vào thư mục ổ C://Apache24bin > Nhấp vào chạy file httpd.exe. Khi có thông báo “It works” là bạn đã cài đặt Apache thành công.

Nếu bạn sử dụng Apache tren localhost bạn có thể sử dụng một trong 2 phần mềm hỗ trợ như XAMPP, AppServ.

Bạn chỉ việc sử dụng Synaptic Package Manager, để tìm kiếm và cài đặt gói module apache2. Hoặc dùng Terminal và gõ lệnh sau:

sudo apt-get install apache2

Sau khi cài đặt hoàn tất, bạn chỉ cần vào trình duyệt và nhập “//localhost“. Nếu hiển thị thông báo It work có nghĩa là bạn đã cài đặt thành công.

Thiết lập và tùy chỉnh Apache

Sau khi thực hiện cài đặt Apache, ứng dụng sẽ được thêm vào danh sách init.d của hệ thống nên có thể tự khởi động với hệ điều hành. Để khởi động, kích hoạt và ngừng hoạt động của Apache, bạn có thể sử dụng những lệnh sau:

sudo /etc/init.d/apache2 start #start apache sudo /etc/init.d/apache2 stop #stop apache sudo /etc/init.d/apache2 restart #restart apache

Nếu không muốn phần mềm Apache tự khởi động cùng hệ thống, bạn hãy gõ lệnh sau:

sudo update-rc.d -f apache2 remove

Nếu muốn làm ngược lại quá trình trên thì bạn sử dụng lệnh sau:

sudo update-rc.d apache2 defaults

Cách thay đổi thư mục localhost Apache trên Ubuntu

Các bạn cần lưu ý rằng những lệnh trên chỉ áp dụng với các distro dựa trên Debian [bao gồm Ubuntu].

Apache sẽ chỉ hoạt động dựa trên thư mục /var/www. Để thay đổi thư mục các file khi truy cập bằng localhost bạn thực hiện như sau:

  • Tạo 1 trang HTML đơn giản và đặt tên là index.html
  • Đặt ở trong thư mục public_html.
  • Mở Terminal và gõ lệnh:
gksu gedit /etc/apache2/sites-enabled/000-default.conf
  • Thay đổi DocumentRoot /var/www  thành DocumentRoot /home/user/public_html ,

Lưu thay đổi của file này, sau đó khởi động lại phần mềm Apache:

sudo /etc/init.d/apache2 restart

Mở lại đường link //localhost trên trình duyệt, lúc này bạn sẽ nhìn thấy file html bên trong thư mục public_html:

>> Xem thêm: Cách cài đặt Apache trên CentOS 7 nhanh nhất

Là một máy chủ Web, Apache có trách nhiệm chấp nhận các yêu cầu thư mục [HTTP] từ người dùng Internet và gửi cho họ thông tin mong muốn của họ dưới dạng tệp và trang Web . 
Phần lớn phần mềm và mã của Web được thiết kế để hoạt động cùng với các tính năng của Apache.

Apache được coi là phần mềm mã nguồn mở , có nghĩa là mã nguồn gốc có sẵn và miễn phí để xem và sử dụng.

Công việc chính của Apache chính là:Thiết lập kết nối giữa server và trình duyệt người dùng từ internet [Firefox, Google Chrome, Safari…]

Chuyển file tới và lui giữa chúng [cấu trúc 2 chiều dạng client-server].

Vì vậy, về cơ bản, một web server là phần mềm nhận được yêu cầu của bạn để truy cập một trang web. Nó chạy một vài kiểm tra bảo mật theo yêu cầu HTTP của bạn và đưa bạn đến trang web. Tùy thuộc vào trang bạn đã yêu cầu, trang có thể yêu cầu máy chủ chạy thêm một vài mô-đun trong khi tạo tài liệu để phục vụ bạn. Sau đó nó phục vụ bạn các tài liệu bạn yêu cầu.

Hy vọng bài viết Apache là gì này có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quan và lựa chọn các web server phù hợp cho từng mục đích của mình. Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề