Bài hát Hò kéo pháo có nhịp dô như thế nào

60 năm đã qua song âm vang của “Hò kéo pháo” sẽ sống mãi cùng với kỳ tích kéo pháo của người chiến sỹ Việt Nam “chân đồng, vai sắt”.

Những năm 60 của thế kỷ trước, một số anh chị em trong Đội Đồng ca của Thành Đoàn Hà Nội thường hay đến Đoàn Ca nhạc của Đài Tiếng nói Việt nam [VOV] để học hát. Chúng tôi được nghe các nhạc sĩ ở Đài trao đổi về cách hát, cách đàn, cách chỉ huy dàn nhạc, cách sáng tác… Nhớ nhất những lần được trò chuyện với nhạc sĩ Hoàng Vân. Anh Lê Tám [nhà thơ] trong Ban chấp hành Thành Đoàn – người phụ trách chúng tôi, khi giới thiệu  hay dùng cụm từ “nhạc sĩ Hò dô ta nào…”.

Chúng tôi kém Hoàng Vân gần chục tuổi, nhưng anh coi như những bạn đồng nghiệp và kể cho nghe những ngày anh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ cùng tác phẩm của mình. Giọng anh chậm rãi nhưng cuốn hút lắm lắm…

Nhạc sĩ Hoàng Vân [trái] và tác giả [nhạc sĩ Dân Huyền]

Khoảng 5 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm 1954, chiến dịch Điện Biên Phủ – lúc bấy giờ có mật danh là Trần Đình – mở màn với trận đánh vào cứ điểm Him Lam nằm ở phía Đông Bắc lòng chảo. Quang cảnh xuất kích thật là thiêng liêng. Trời mưa tầm tã. Lòng chiến hào ngập bùn. Những người lính lặng lẽ nối nhau bước, gương mặt quả quyết. Ở một ngã ba chiến hào, có một tốp văn công phục vụ. Quần áo ướt sũng, môi tái ngắt, nhưng họ vẫn cứ hát trong khi những người lính lần lượt lướt qua đi mở đột phá khẩu… Cứ điểm Him Lam hiện ra trước mặt.

Bỗng một giai điệu mới mẻ, khỏe khắn vang lên:

…“Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo

Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi

Dốc núi cao cao…. ”

Tác giả bài hát chính là người đứng kéo đàn ác-coóc. Và bài hát được viết ra chưa đầy một tháng trước khi chiến dịch mở màn ấy là một trong những bài hát đầu tiên của anh… Hoàng Vân khi ấy chưa phải là một nhạc sỹ chuyên nghiệp.

Từ trường sỹ quan, anh được điều về sư đoàn 312 tham gia chiến đấu. Anh vốn là chàng trai Hà Nội tài hoa, mỗi thứ đàn “võ vẽ” một chút. Biết được điều đó, cấp trên giao cho anh làm chính trị viên tốp văn công của sư đoàn. Chính anh cũng không ngờ rằng một bài hát sáng tác kịp thời để phục vụ “tại trận” như thế đã mở đầu sự nghiệp sáng tác của anh và Hoàng Vân đã trở thành tác giả của nhiều bài hát được quần chúng yêu thích…

Kéo pháo vào trận địa

… “Bài hát ấy ra đời một cách hết sức giản dị. Dường như những thành công đều ra đời một cách giản dị như vậy chăng?”. Hoàng Vân đã tâm sự với chúng tôi như vậy. Dạo ấy công việc chuẩn bị cho chiến dịch đang vào giai đoạn gấp rút. Hoàng Vân được cử đi quan sát chiến trường để chuẩn bị đưa các tốp văn công xung kích vào phục vụ.

Anh xúc động khi lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy pháo lớn của ta. Anh kinh ngạc khi được biết rằng những khẩu pháo nặng hàng tấn ấy được keo lên trận địa đặt trên núi cao chỉ bằng đôi vai và đôi tay người lính. Đúng lúc ấy, một lệnh truyền xuống: “Kéo pháo ra!”. Những khối thép nặng hàng tấn lại phải dùng sức người quay những cuộn tời để kéo ra ngoài, bố trí lại theo một phương án khác.

Nếu lúc kéo pháo vào, kẻ địch hoàn toàn không hay biết gì thì lúc kéo pháo ra, bọn chúng đã đoán được. Đạn pháo và bom bắt đầu giội xuống những ngã đường chúng nghi ngờ. Nhiều lần, mảnh bom đạn đã chặt đứt giây cáp. Trong một trường hợp như thế, Tô Vĩnh Diện dũng cảm cứu pháo. Tin Tô Vĩnh Diện hy sinh đến với Hoàng Vân vào lúc 3 giờ sáng. Anh xúc động mở sổ tay ghi những nét nhạc đầu tiên xuất hiện trong đầu, dưới ánh sáng đèn dù chập chờn. Bỗng có tiếng gà rừng gáy xa xa…

“… Gà rừng gáy trên nương rồi…”.

Hoàng Vân kể rằng, khi nghe tiếng gà rừng gáy, anh đã liên tưởng tới tiếng kèn chiến thăng rộn rã. Bài hát viết xong, lập tức được các thành viên của đội văn công mang đi phục vụ ngay bên các khẩu pháo… Nghe bài hát, nhiều lần cả người nghe và người hát xúc động đến rơi nước mắt. Bài hát lan truyền khắp chiến trường.

“Hò” là một thể loại ca hát lao động dân gian dành cho những công việc được làm với động tác nhịp nhàng. Hò xuất hiện từ rất xa xưa, gần như là loại hình ca hát đầu tiên của loài người khi con người trong những công việc tập thể, cần những tín hiệu để tập trung sức lực của mọi người vào một thời điểm. Đó là một thể loại ca hát dân gian ở nước nào cũng có… Nhưng có lẽ, chưa bao giờ và chưa ở đâu có một điệu hò độc đáo -  Hò kéo pháo.

Chính cái kỳ tích của bộ đội và dân công Việt Nam dùng sức người kéo pháo lên núi trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm nguồn cảm hứng sinh ra một bài  “hò mới” trong kho tàng các thể loại ca hát vốn đã rất phong phú của Việt Nam. Hoàng Vân viết bài hát “Hò kéo pháo” với một hình thức quen thuộc của thể loại “hò” dân gian.

“Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi”

… 60 năm đã trôi qua, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân đã và vẫn là viên ngọc trong kho tàng ca khúc Việt Nam. Thì ra sự đột biến trong cảm xúc người viết đã đem lại sự đột biến về kỹ thuật. Nhưng ngay lúc bấy giờ, Hoàng Vân, tác giả của bài hát, cũng không ngờ mình vừa sáng tác được một ca khúc có giá trị như vậy.

Sau khi chia tay với những người lính đi mở đột phá khẩu đánh Him Lam về, Hoàng Vân cùng với hai nhạc sĩ của đoàn văn công Tổng cục chính trị: Đỗ Nhuận sử dụng sáo và Trần Ngọc Xương sử dụng đàn violon, cùng các đội viên xung kích của văn công “nhà” là các anh Thanh Phúc, Văn Kha, chị Kim Ngọc… rút về hậu cứ. Hai giờ sáng, tin thắng trận Him Lam náo nức đến với mọi người.

“Hò dô ta nào…” – Thời gian trôi đi, song âm vang của “Hò kéo pháo” sẽ sống mãi cùng với kỳ tích kéo pháo của người chiến sỹ Việt Nam “chân đồng, vai sắt”, như một huyền thoại của chiến tranh nhân dân.

Với Hoàng Vân, bài hát đã bắt đầu con đường sáng tác của ông. Chúng tôi đã nhiều lần nghe ông kể chuyện về ”Hò dô ta nào…”. Mỗi lần kể để lại trong chúng tôi những nhạc sĩ đàn em nhiều kinh nghiệm hay trong sáng tác,trong phối khí và chỉ huy dàn nhạc.

Năm nay, nhạc sĩ Hoàng Vân đã bước sang tuổi 84, sức khỏe yếu so với trước nhưng ông vẫn minh mẫn, vẫn tụ họp với chúng tôi trong những dịp gặp mặt ở Đài TNVN, ở Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông nói với chúng tôi rằng: “Những ngày tháng trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tạo cho mình những giây phút đẹp nhất. Những giây phút không dễ gì có được trong cuộc đời của một người sáng tác âm nhạc từ thời còn rất trẻ”./.

Hay nhất

dô ta nàokéo pháota vượt qua núi. ...Bàica “Hò kéo pháo” đã một thời vang trên các chiến hào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vớiý nghĩacổ vũ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của đất nước ta thành công.

Kéo pháo ở Chiến dịch Điện Biên Phủ. [Ảnh tư liệu]

Những người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa kể lại rằng: những khẩu pháo nặng hàng tấn ấy đều được kéo lên trận địa trên núi cao chỉ bằng đôi vai, đôi tay của người lính cùng với lòng quyết tâm của họ. Kéo pháo vào đã khó, nhưng khi ta thay đổi chiến thuật từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc tiến chắc thì mật lệnh “kéo pháo ra” được truyền xuống. Để chuyển được những khối thép nặng hàng tấn ấy lại phải dùng sức người quay những cuộn tời kéo ra ngoài, bố trí theo phương án mới. Nhiều tấm gương đã anh dũng hy sinh để bảo vệ pháo, bảo vệ công sức của biết bao người, và trên hết để trận đánh đảm bảo bí mật, thắng lợi đến cùng.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Hoàng Vân là một văn công, cũng đã cùng các chiến sĩ “khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non”, nên ông hiểu thế nào là nỗi vất vả, cùng sự hy sinh to lớn của các anh để đưa được khẩu pháo đến nơi an toàn. Ông khâm phục tận đáy lòng những người lính quả cảm ấy. Những tiếng “hò dô ta nào” của bộ đội ta mỗi khi bắt nhịp để kéo pháo lên khiến ông nảy ra một “tứ”. Ông dự định sẽ sáng tác một bài hát về lối vận chuyển khí tài độc đáo có một không hai này, mặc dù lúc tham gia chiến dịch, vốn âm nhạc của Hoàng Vân chỉ là những kiến thức học được thời phổ thông, biết sơ qua một vài loại đàn thông dụng, nhưng ông đã viết “hò kéo pháo” bằng cả tấm lòng.

Bài hát được viết theo giọng son trưởng, thể hành khúc 2 đoạn. Đoạn 1 chậm rãi, chắc nịch như mô phỏng từng nhịp kéo pháo của chiến sĩ Điện Biên gan dạ mình đồng vai sắt. Ca từ được lặp lại như từng bước, từng bước chắc chắn nhích dần khẩu pháo: “Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào! Kéo pháo ta vượt qua núi.” và thể hiện quyết tâm bằng mọi cách phải đưa được pháo vào trận địa “Dốc núi cao cao, nhưng lòng quyêt tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm, vực nào sâu bằng chí căm thù”. Xen giữa lời của 2 câu là tiếng hô “Hai ba nào!” rất gần gũi bình dị mà trong sáng, giản dị mà thiết thực đi vào lòng người.

Sang đoạn 2, giai điệu như một tiếng reo vui khi pháo đã gần tới đích “Gà rừng gáy trên nương rồi, vững bước ta đi lên nào, kéo pháo ta ngang qua đèo trước khi trời hửng sáng”. Một niềm tin sắt đá vào quyết tâm chiến thắng: “Kéo pháo lên, trận địa của chúng ta, tin chắc thắng ta tin tưởng ở trên”. Rồi như một tiếng reo vui vỡ òa khi thành quả lao động bao đêm ngày vất vả đã được đến đích: “Tới đích rồi, đồng chí pháo binh ơi!” và khẳng định “lòng quyết tâm sắt gang nào bằng”.

Nhắc đến kỷ niệm viết ca khúc “Hò kéo pháo”, nhạc sĩ Hoàng Vân nhớ lại: Khi viết được đoạn đầu của bài hát với nét nhạc hào hùng và ca từ “hò dô ta nào, kéo pháo ta vượt qua đèo. Hò dô ta nào kéo pháo ta vượt qua núi. Dốc núi cao cao nhưng lòng quyết tâm còn cao hơn núi. Vực sâu thăm thẳm vực nào sâu bằng chí căm thù…” thì ông đi ngủ. Đang bí chưa biết phát triển tiếp như thế nào, ông thao thức mãi đến hơn 3 giờ sáng, chợt nghe tiếng gà gáy văng vẳng trên nương. Tiếng gà gáy báo hiệu một ngày mới, báo hiệu một cuộc sống thanh bình ấy đã giúp tác giả hoàn thành nốt bài hát ngay sau đó. Giai điệu cứ thế tuôn chảy tự nhiên “Gà rừng gáy trên nương rồi, vững bước ta đi lên nào, kéo pháo ta băng qua đồi, trước khi trời hửng sáng. Kéo pháo lên, trận địa của chúng ta, tin chắc thắng ta tin tưởng ở trên…”. Mạch cảm xúc tuôn trào, Hoàng Vân đã nghĩ đến niềm vui sướng của các chiến sĩ kéo pháo động viên nhau “Sắp tới nơi còn một đoạn nữa thôi, vai ướt đẫm sương đêm cùng mồ hôi”. Rồi tiếng reo vang bật ra sung sướng “Tới đích rồi, đồng chí chúng ta ơi. Mai đây nghe pháo gầm vang trời, cùng bộ binh đánh tan đồn thù” và kết luận “lòng quyết tâm sắt gang nào bằng”.

Khi viết xong, tác giả lấy que găm lên vách hầm như một bài báo tường. Liền sau đó, bài hát được thu thanh, các chiến sĩ văn công hát trên miệng giao thông hào và Hoàng Vân trực tiếp kéo ac-cooc đệm. Bài hát nhanh chóng lan truyền trong chiến dịch như một lời khích lệ động viên người lính quyết tâm đánh thắng cho dù có phải “máu trộn bùn non” nhưng “gan không núng, chí không mòn”. Bài hát đã được trao giải nhất tại Đại hội liên hoan toàn quân. Sau chiến dịch Điện Biên, Hoàng Vân được tặng thưởng Huân chương chiến công hạng ba và huy hiệu Chiến sĩ Điện Biên. Rồi ông được Tổng cục cho đi học âm nhạc 5 năm tại Trung Quốc, và trở thành Nhạc trưởng dàn nhạc giao hưởng Việt Nam sau này.

Hôm nay, toàn dân tộc ta đang hướng đến kỷ niệm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Hòa trong không khí tưng bừng khắp nơi, cùng với nhiều hoạt động thiết thực về miền Tây Bắc, những giai điệu của chiến dịch “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” năm xưa lại cất vang, gợi trong ta nhớ về những hoạt động sôi nổi của chiến dịch: Nào dân công tải đạn, xe đạp thồ lương thực, gánh gạo bằng đôi vai, nào công binh đào công sự… Nhưng một công việc mà có lẽ chỉ trong chiến dịch Điện Biên của Việt Nam mới có, đó là kéo pháo vào trận địa hoàn toàn bằng sức người. Đồng hành với hoạt động ấy là giai điệu ca khúc “Hò kéo pháo” của nhạc sĩ Hoàng Vân.

Chiến tranh đã lùi vào dĩ vãng. Hôm nay, những người lính kéo pháo năm xưa tự hào ôn lại kỷ niệm một thời gian khổ của cuộc kháng chiến thần kỳ đã làm nên một huyền thoại Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ngay cả những người bên kia chiến tuyến cũng phải thốt lên lời khâm phục ý chí sắt đá của quân và dân Việt Nam. Ý chí ấy đã tạo nên sức mạnh, ý chí ấy cùng sự đoàn kết đã làm nên một chiến thắng lịch sử. Và chiều mồng 7 tháng 5 năm 1954, lá cờ Quyết chiến quyết thắng của ta đã tung bay trên nóc hầm Đờ Cát. Góp vào chiến thắng đó, ngoài công lao của người dân công tải đạn bằng xe thồ, gánh lương thực bằng đôi vai sắt chân đồng, bên cạnh những người lính bộ binh “khoét núi ngủ hầm”, có công lao không nhỏ của người lính kéo pháo vào trận địa.

Điện Biên bây giờ đã thay da đổi thịt. Những hố bom năm xưa đã thay thế bằng màu xanh ngút ngàn của cây rừng. Chỉ có những chiến công của quân và dân ta vẫn mãi còn đó, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Mỗi khi nhắc đến Điện Biên, ta không thể quên giai điệu hào hùng của những khúc ca. Bên cạnh “Giải phóng Điện Biên” , “Trên đồi Him lam”, “Hành quân xa” [Đỗ Nhuận], “Qua miền Tây bắc” [Nguyễn Thành]… ca khúc “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân khiến ta không thể quên Điện Biên một thời máu lửa và Điên Biên hôm nay rực rỡ cờ hoa.

Nhiều năm qua đi, tác giả của “Hò kéo pháo” đã là một ông già, những chiến sĩ kéo pháo năm xưa người còn người mất, nhưng giai điệu hào sảng của “Hò kéo pháo” thì còn trẻ mãi, như chiến công của các anh còn vang dậy “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Thế hệ trẻ ngày hôm nay vẫn hát tiếp mãi bản hùng ca bất tận, để tự hào, và mãi noi theo.

Nguyễn Thị Diệp

[Hiệu trưởng THCS Đức Thượng – Hoài Đức - Hà Nội]

Video liên quan

Chủ Đề