Bài học quản trị rút ra từ tình huống

Đối mặt với tình trạng quản lý kém, đôi khi cách tốt nhất bạn có thể làm là nhìn vào mặt tươi sáng của mọi việc. Vâng, có thể hơi khó tin, nhưng bạn có thể rút ra một vài bài học cuộc sống giá trị từ những người quản lý kém đó. Chúng ta hãy thử đặt trường hợp: trải nghiệm, cho dù công việc lúc đó có khó chịu đến đâu, cũng khuyến khích bạn luôn bình tĩnh và nỗ lực để đảm bảo cuộc sống, mục tiêu và theo đuổi nghề nghiệp của bạn để luôn tiến về phía trước.

Như câu ngạn ngữ chúng ta đã được nghe, “kinh nghiệm là người thầy tốt nhất”. Và trong trường hợp quản lý kém, kinh nghiệm chính là thứ bạn cần không chỉ để trở thành một người tốt hơn, mà một ngày nào đó, bạn cũng sẽ trở thành một người lãnh đạo tốt hơn. Cùng với đó, đây là 7 điều bạn có thể học được khi làm việc dưới quyền của những người quản lý thiếu năng lực:

1. Kiến thức không phải lúc nào cũng giúp chúng ta quản lý tốt.

Rất dễ để khiến người quản lý của bạn cảm thấy bất ngờ sau khi tìm hiểu về danh sách dài các thông tin đăng tải và kinh nghiệm làm việc mà họ có trong tay. Tuy nhiên, một bản sơ yếu lý lịch dày cộp và một bản CV ấn tượng không phải lúc nào cũng phản ánh đúng kỹ năng và tài năng của một con người.

Hãy nhớ rằng, kiến ​​thức chỉ có thể đi xa, và điều này đặc biệt đúng khi bạn không biết cách áp dụng đúng nơi và đúng thời điểm. Nói cách khác, nếu bạn có kiến thức mà lại không biết cách vận dụng thì cũng chỉ là khối u tụ trong đầu mà thôi.

Bởi vì nhiều nhân viên tuyển dụng chủ yếu đánh giá và quyết định dựa trên giấy tờ, họ không đánh giá đúng kỹ năng của một ứng viên. Kết quả là, nhân viên nhận ra rằng bất kể người quản lý của họ thông minh và hiểu biết đến đâu, họ vẫn thiếu khả năng thực sự thúc đẩy và tập hợp nhóm hướng tới thành công.

2. Kỹ năng ra quyết định là điều rất quan trọng.

Sau khi trải qua những thất bại liên tục do kết quả của các quyết định, hoặc sự chậm trễ do phải đối phó với những người quản lý thiếu quyết đoán, cuối cùng bạn sẽ phát triển các kỹ năng ra quyết định tốt. Sẽ có một số lúc bạn phải dựa vào đánh giá của bản thân về một vấn đề vì đó là lựa chọn tốt nhất mà bạn có. Hoặc bạn quyết định phải làm gì hay có nguy cơ không đạt được thời hạn.

Cũng có những nhà quản lý từ chối thay đổi ý kiến ​​của họ ngay cả khi kế hoạch ban đầu đã thất bại. Để cứu vớt một dự án, bạn sẽ phải tự mình đưa ra quyết định và xử lý vấn đề theo những gì bạn cho là đúng.

3. Lãnh đạo bản thân giúp chúng ta kiểm soát mọi thứ.

Vì bạn được giao quyền tự đưa ra quyết định nên không có gì ngạc nhiên khi bạn cũng sẽ phát triển các kỹ năng lãnh đạo bản thân. Lãnh đạo bản thân là khả năng quản lý thời gian, năng lượng, nỗ lực, cảm xúc của chính bạn và thậm chí cả cách bạn phản ứng với một tình huống nhất định nào đó.

Bạn cũng nhận thức rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Ví dụ, bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nào và bạn thấy thách thức nào ở nhiệm vụ đó? Bạn giỏi nhiệm vụ nào nhất? Bằng cách tự ý thức hơn, bạn có thể đưa ra quyết định tốt hơn và thậm chí học cách sắp xếp thứ tự ưu tiên đúng mức cho các nhiệm vụ trong quy trình làm việc của bạn.

4. Làm tốt mọi nhiệm vụ của bạn.

Đôi khi bạn có thể thấy mình phải tạm dừng giữa chừng chỉ để cố gắng lấy lại bình tĩnh sau một cuộc họp đặc biệt mệt mỏi hoặc sau một cuộc bất đồng gay gắt với người quản lý của bạn. Làm việc dưới người quản lý kém sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản, và việc liên tục tiếp xúc với những rung cảm xấu đó buộc bạn phải cố gắng và tập trung vào những điều tốt đẹp hơn. Nhưng đừng lo, cuối đường hầm nào cũng luôn có ánh sáng.

Đúng vậy, lạc quan là một trong những cách tốt nhất bạn có thể học được từ khi phải làm việc dưới quyền của một người quản lý kém. Một cái nhìn tích cực có thể giúp bạn vượt qua nhiều thách thức trong công việc hoặc trong cuộc sống nói chung. Ví dụ, đánh mất một cơ hội có thể được xem như một kinh nghiệm học hỏi hơn là một mất mát đáng xấu hổ.

5. Xây dựng những mối quan hệ lành mạnh.

Tin tôi đi, những người quản lý thiếu năng lực có thể đoàn kết hợp lại thành một đội! Tại sao? Vì nhóm của bạn có chung khuyết điểm nên mọi người có thể liên lạc với nhau và phát triển mối quan hệ thân thiết hơn. Xét cho cùng, nếu người quản lý của bạn tỏ ra vô dụng, thì người duy nhất bạn có thể tìm đến là đồng đội của bạn, những người rất có thể cũng cần được hỗ trợ.

Một mối quan hệ lành mạnh hoặc một mối liên kết chặt chẽ với những người khác sẽ giúp bạn trở nên cởi mở và hòa đồng hơn. Cũng có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp tốt! Bằng cách nhận thức được những gì đối phương đang phải trải qua, bạn có kiến ​​thức rõ ràng về nhu cầu của mỗi người, cách đối xử của người khác sẽ không được đánh giá cao và cách tốt nhất để tiếp cận một người tùy thuộc vào tính cách và tâm trạng của họ.

6. Luôn có chỗ cho sự phát triển bản thân.

Có lẽ một trong những điều mà những người làm việc dưới quyền quản lý kém phải trải qua là thường xuyên bị đổ lỗi cho những sai lầm. Mặc dù đây chắc chắn không phải là một thói quen tốt mà bất kỳ ai cũng nên chấp nhận, nhưng trải nghiệm này sẽ giúp bạn học được giá trị của trách nhiệm giải trình.

Mỗi người trong một đội được giao một nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về nhiệm vụ đó. Nhiệm vụ của họ là đảm bảo được rằng mọi thứ liên quan đến công việc của họ phải diễn ra một cách suôn sẻ vì nó có thể ảnh hưởng đến quá trình làm việc của những người khác.

Bằng cách đòi hỏi trách nhiệm giải trình, “chúng ta có thể đổ lỗi cho người khác, chỉ ra các số liệu và châm ngòi cho các cuộc tranh cãi”. Trách nhiệm giải trình không chỉ là tìm kiếm một người để kêu gọi, mà còn là việc nhận ra những sai lầm và rút kinh nghiệm để tránh tái phạm cho những sai lầm đó trong tương lai.

7. Bạn học được cách chấp nhận bản thân.

Tự nhận thức về bản thân không chỉ là biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Bằng cách tự nhận thức, bạn cũng chấp nhận rằng bạn không hoàn hảo và đôi khi bạn cũng dễ mắc sai lầm. Thật dễ dàng để đòi hỏi trách nhiệm từ người khác, nhưng cần rất nhiều can đảm để thừa nhận rằng bạn đã sai. Tự nhận thức cho phép bạn điều chỉnh niềm tin và giá trị của mình với các hành động và quyết định của bạn.

Kết luận cuối cùng về những người quản lý thiếu năng lực.

Không ai đáng phải chịu sự quản lý kém cỏi cả, nhưng việc tìm kiếm chính mình trong tình trạng chật chội như vậy đôi khi có thể khó tránh khỏi. Vào cuối ngày, bạn vẫn có một số bài học kinh nghiệm chính mà bạn có thể rút ra. Những bài học cuộc sống này cũng giúp bạn phát triển các kỹ năng lãnh đạo mà những nhà quản lý kém thường thiếu.

Trở thành một nhà quản lý không phải dành cho tất cả mọi người và mặc dù đúng là kiến ​​thức không quyết định kỹ năng lãnh đạo và tài năng, nhưng đó là một kinh nghiệm cho bạn thì cũng có thể. Trước khi bất kỳ ai có thể trở thành một người lãnh đạo có thể quản lý tốt nhóm của họ, trước tiên họ phải hiểu rõ về cách một nhóm nên được dẫn dắt như thế nào. Những kỹ năng này được mài dũa từ kinh nghiệm và không có cuốn sách nào có thể dạy bạn điều đó.

Sự thay đổi có nhất thiết là công thức tạo ra sự hỗn loạn trong tổ chức không? Cùng tìm hiểu 4 tips quản trị sự thay đổi hiệu quả từ CEO của một startup thành danh tại thung lũng Silicon trong bài viết dưới đây.

Base Resources - Quản trị sự thay đổi có thể là bài kiểm tra với bất kì doanh nghiệp nào. Một số nghiên cứu của Towers Watson, đơn vị nghiên cứu và tư vấn uy tín thế giới, cho thấy chỉ 25% những sáng kiến về quản trị sự thay đổi mang lại thành công bền vững. 

Trong các startup, tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn, theo nhận định của Banks Benitez - Đồng sáng lập và CEO của Uncharted, một accelerator chuyên cung cấp các dịch vụ tối ưu mạng lưới hoạt động cho doanh nghiệp. Cách đây 2 năm, khi Uncharted còn hoạt động dưới tên gọi Unreasonable Institute, công ty đã lao vào tình trạng hết sức túng quẫn khi quyết định thay đổi mô hình kinh doanh của mình: ⅔ bộ máy lãnh đạo nghỉ việc và gần như cạn kiệt nguồn vốn. 

Chân dung Banks Benitez - CEO của Uncharted 

Bản thân Banks phải gánh trách nhiệm dẫn dắt Uncharted vượt qua khủng hoảng chỉ trong 90 ngày trước khi công ty bị buộc phải dừng hoạt động bởi áp lực tài chính.

"Đó là một thách thức vô cùng lớn", Banks thừa nhận. Anh đã trải qua tất cả những cung bậc của cảm xúc trong 90 ngày khó khăn đó: từ giận dữ và bất lực trong những ngày đầu khó khăn, tới vui mừng tột độ sau khi thành công vượt qua khủng hoảng.

Quá trình chuyển giao và thay đổi này không phải là một câu chuyện vui vẻ khi nghĩ lại với Banks và toàn bộ công ty, tuy nhiên, hiệu quả chúng mang lại là hết sức tích cực. Uncharted sau đó đã gọi vốn thành công 1 triệu đô la và tăng quy mô hoạt động lên gấp đôi [mà không phải sa thải bất cứ nhân sự nào]. 

Đâu là tác nhân đứng sau sự thành công này? Banks chia sẻ, cùng với sự đồng tâm hiệp lực của các nhân viên trong công ty, kinh nghiệm quản trị sự thay đổi của ông cũng đóng một vai trò không hề nhỏ. 

Năm 1996, John Kotter, giáo sư phân viện kinh tế của đại học Havard, đã xuất bản cuốn sách Leading Change [lãnh đạo sự thay đổi], trong đó đưa ra khái niệm quản trị sự thay đổi: “là tổng hợp các hoạt động quản trị nhằm chủ động phát hiện, thúc đẩy và điều khiển quá trình thay đổi của doanh nghiệp phù hợp với những biến động của môi trường kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trong môi trường kinh doanh biến động."

Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 4 bài học từ trải nghiệm thực tế của Banks và Uncharted.

Bài học thứ 1: Giao tiếp trong quản trị thay đổi

Thời điểm và đối tượng là yếu tố cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng: Banks cho rằng, với giao tiếp trong quản trị thay đổi, thời điểm và đối tượng cũng đóng vai trò quan trọng không khác gì nội dung của thông điệp. Dù luôn hoạt động với cam kết về tính trung thực và tự do thông tin trong công ty, anh vẫn cho rằng, trong một vài tình huống, việc giao tiếp cần phải được giữ kín và tối giản hóa, nhằm tránh gây ra những hệ lụy không cần thiết. Trong đó, phổ biến nhất là 2 tình huống dưới đây:

- Trình bày ý tưởng mới: Trong thời gian thay đổi mô hình kinh doanh, Bankss và cộng sự đã tham gia thảo luận với rất nhiều đối tác, nhà đầu tư bên ngoài. Rất nhiều ý tưởng thú vị được sinh ra, nhưng không phải ai trong công ty cũng được anh chia sẻ lại. 

Anh cho rằng, đối với những cá nhân và đội nhóm đã định hướng được bước dịch chuyển cụ thể, những ý tưởng mới thường tạo ra sự mâu thuẫn về mặt tâm lý cho họ, gây bối rối trong quá trình triển khai chiến lược hiện tại. 

Bởi vậy, trước khi chia sẻ một ý tưởng mới, bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng 2 câu hỏi: “Liệu thông tin này có hữu ích với người nhận không?” và “Liệu chúng có gây ra cản trở gì trong công việc của họ không?” để đạt hiệu quả cao nhất.

- Thông báo tin xấu: Năm 2018, vào thời điểm Uncharted sắp đáo hạn trả nợ, công ty buộc phải đưa ra quyết định giảm tiền công nhân viên trong thời gian ngắn hạn. Trong thời điểm ra quyết định, Banks đang đi công tác với mục đích gọi vốn trong 3 tuần. Nhưng không chần chừ, anh quyết định hoãn mọi việc đang dang dở lại, bay về công ty để trực tiếp thông báo quyết định này đến từng nhân viên một. 

Đây là một quyết định không hề dễ dàng, nhưng lại vô cùng đúng đắn trong thời điểm được nói đến. Cảm nhận được sự chân thành từ Banks và ban lãnh đạo, nhân viên trong công ty không tỏ ra phàn nàn với quyết định trên, mà thậm chí còn làm việc chăm chỉ hơn giúp kéo Uncharted ra khỏi vũng lầy.

Hạn chế sử dụng những lời hứa hẹn sáo rỗng. Thay vào đó nếu nói được, bạn phải làm được: Trong thời điểm chuyển giao, Banks luôn muốn truyền tải sự lạc quan và tinh thần chiến đấu quật cường cho toàn thể đội ngũ làm việc. Và anh chọn cách tung là những lời hứa “sáo rỗng” về những viễn cảnh vô cùng tươi đẹp trong tương lai gần cho nhân viên.

Ngay sau đó, anh nhận ra quyết định này là vô cùng tai hại, bởi sau nhiều lần không hiện thực hóa được lời hứa, một bộ phận nhân viên đã mất niềm tin vào Banks và ban lãnh đạo. Nhiều người sau này chia sẻ với anh, họ đã có ý định bỏ việc sau khi thất vọng với những kết quả trái với kỳ vọng được thổi phồng.

Rõ ràng, những lời hứa có thể chắp cánh cho động lực và tinh thần làm việc của nhân viên trong ngắn hạn, nhưng ngược lại, chúng cũng có thể là thứ vũ khí hủy diệt thổi bay toàn bộ công ty nếu không được đáp ứng trong dài hạn.

Bởi vậy, Banks nêu quan điểm, nếu là một nhà quản lý thông suốt, bạn cần hết sức cẩn trọng khi đưa ra bất cứ lời hứa hẹn nào với nhân viên. Thay vào đó hãy trình bày những kế hoạch và mục tiêu cụ thể [kèm những phần thưởng nếu đạt được mục tiêu] để nhân viên có thể phấn đấu, nỗ lực cố gắng hơn. 

Truyền tải thông điệp đơn giản nhưng nhất quán, thường xuyên > Truyền tải thông điệp cảm hứng nhưng nhỏ giọt: Năm 2017, khi Uncharted đã định hình được hướng đi cũng như thống nhất được sứ mệnh sắp tới, thì một vài vấn đề xảy ra, dẫn đến những lục đục nội bộ cần phải được giải quyết ngay lập tức. Mỗi người trong ban lãnh đạo lại có một cách giải quyết khác nhau, khiến mọi việc trở nên thực sự hỗn loạn.

Sau một khoảng thời gian ngắn tranh cãi, Banks và công sự đều thống nhất một nguyên tắc, mà xuyên suốt sau này vẫn song hành cùng công ty: "Một thông điệp đủ mạnh, phải là một thông điệp được truyền tải liên tục và nhất quán từ một phía, thay vì việc hoa mỹ và thần thánh hóa những câu từ nhưng lại đưa chúng ra nhỏ giọt và từ nhiều phía khác nhau."

Thế nên, trước khi chia sẻ bất cứ thông điệp nào trước một đội nhóm hay toàn thể công ty, một nhà quản lý cần tự vấn mình 2 câu hỏi sau:

- Liệu thông điệp sắp đưa ra có thể truyền tải được liên tục và nhất quán được không?

- Đâu là những vấn đề mà chúng ta có thể giải quyết bằng cách truyền tải thông điệp và thông điệp như thế nào là phù hợp với vấn đề đó?

Bài học thứ 2: Xây dựng văn hóa trong quản trị thay đổi

Tìm kiếm nhà “đại sứ văn hóa” trong doanh nghiệp: Trong thời điểm mà Uncharted còn chưa xác định được tên và mô hình kinh doanh mới của mình, đội ngũ nhân viên của công ty làm việc vô cùng uể oải và kiệt quệ, Banks chia sẻ. Dường như giá trị văn hóa “điểm tựa của sức mạnh là sự vui vẻ” của họ đang dần biến mất. 

May mắn thay, một thành viên lâu năm trong công ty đã vực dậy được tinh thần của cả đội nhóm bằng những hành động vô cùng “nhỏ nhưng có sức ảnh hưởng lớn” của mình. Sau những giờ làm việc căng thẳng, người này thường tổ chức những buổi trò chuyện phiếm và liên hoan nhẹ, tạo không gian chia sẻ, cộng tác, giúp mọi người gắn kết với nhau hơn.

Nhận thức được sức ảnh hưởng của người này tới các thành viên trong công ty, Banks và ban lãnh đạo đã “chọn mặt gửi vàng”, biến anh trở thành người trực tiếp đứng ra xây dựng và phát triển môi trường văn hóa của Uncharted. Kết quả có lẽ không phải bàn cãi, nhân viên làm việc ngày một năng suất và vui vẻ hơn, kéo công ty ra khỏi vực sâu khủng hoảng theo cách mà không ai ngờ tới.

Doanh nghiệp sẽ cần một "đại sứ" để dẫn dắt văn hóa trong giai đoạn chuyển giao

Xây dựng những giá trị văn hóa mới: Ngoài việc gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của doanh nghiệp, một công ty trong giai đoạn chuyển giao cũng cần phải cấp tiến và mạnh dạn tạo ra những giá trị mới. Dựa trên cuốn sách “The Power of Moments” [Sức mạnh của những khoảnh khắc] của Chip và Dan Heath, Uncharted đã bồi đắp cho văn hóa của mình qua 3 giá trị sau:

- Tạo động lực: Trong ngày làm việc đầu tiên của năm 2018, Banks yêu cầu nhân viên của mình sắp xếp lại không gian làm việc cá nhân để khởi động năm mới. Trong cùng ngày, ban lãnh đạo cùng truyền tải thông điệp làm việc của năm mới: “go on the offensive in 2018” [làm việc quyết liệt trong năm 2018] qua một bài diễn thuyết ngắn gọn. Những hành động nhỏ bé này để lại những ảnh hưởng mạnh mẽ tới đội ngũ nhân viên, khi năm 2018 được cho là bước ngoặt chuyển biến của Uncharted.

- Lưu giữ những kỉ niệm đáng nhớ: Trong ngày mà công ty chính thức thay đổi tên thương hiệu, toàn bộ nhân viên đã ra ngoài ăn mừng và say khướt suốt đêm, bất chấp việc ngày mai họ vẫn phải đi làm. Sự kiện này vẫn được tất cả nhắc tới thường xuyên và được coi là tiền đề để phát triển một Uncharted thành công của ngày hôm nay.

- Giữ lửa làm việc bằng một chút “gia vị” vui vẻ: Năm 2017, Banks và đội ngũ nhân viên của mình đã bày ra một cuộc thi chơi khăm nhau trong vòng suốt 2 tháng trời. Đối với bối cảnh nguy nan lúc đó, hoạt động thâm dụng quá nhiều thời gian này có vẻ không thực sự cần thiết. 

Tuy nhiên, chính sự vui vẻ mà chúng mang lại là giá trị là Uncharted muốn hướng đến: mọi nhân viên được khuyến thích cân bằng môi trường làm việc của bản thân, giải trí khi cần và nhiệt tình khi có. Thông điệp này giúp Uncharted giải tỏa được đáng kể sức ép cho nhân viên, giúp họ có tâm lý thoải mái hơn để phụng sự mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Đọc thêm: 5 bước xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp đang tăng trưởng nhanh

Bài học thứ 3: Ra quyết định trong bối cảnh chuyển giao

Hãy nhìn xa trông rộng: Trong giai đoạn chuyển giao, các nhà quản lý thường xuyên gặp phải tình trạng ngập đầu trong công việc và mất phương hướng bởi vô số những luồng thông tin khác nhau. Vậy làm thế nào để họ có thể giữ được tâm trí tỉnh táo để đưa ra những quyết định sáng suốt trong dài hạn? Banks đã đưa ra 2 cách tiếp cận dưới đây để việc đưa ra quyết định không còn là vấn đề quá nhức nhối:

- Luôn đặt mình trong bối cảnh tương lai: Banks cho rằng, quyết định ra đời trong quản trị thay đổi phải có những ảnh hưởng nhất định tới ít nhất là 10 năm trong tương lai. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, thì chúng là những quyết định không hiệu quả. Chính bởi vậy, anh khuyên tất cả những nhà quản lý, trước khi đưa ra bất cứ một quyết định nào, cần phải tự vấn bản thân câu hỏi: “Những người kế nhiệm chúng ta trong vòng 10 năm tới, sẽ làm gì trong tình cảnh hiện nay?”

Nhà lãnh đạo cần có tầm nhìn bao quát khi ra quyết đinh trong bối cảnh thay đổi 

- Không bao giờ để cảm tính lấn át ý chí: Trong những cuộc họp chiến lược của đội ngũ quản lý Uncharted, mỗi người đều được khuyến khích chia sẻ về những sở thích cảm tính của cá nhân trong khi ra quyết định. Việc này nhằm hạn chế tối đa những sự thiên vị không đáng có khi họ quyết định bỏ phiếu cho bất cứ điều gì trong cuộc họp, cũng như giúp giải tỏa bầu không khi e dè và căng thẳng thường thấy.

Luôn xem xét lại mọi quyết định trước khi “hạ bút” triển khai: Mọi đường đi nước bước trong quá trình công ty biến chuyển đều mang ý nghĩa sống còn, bởi vậy, trước khi đưa ra bất cứ quyết định nào, một nhà quản lý cần phải cân nhắc qua 2 yếu tố sau:

- Bất cứ quyết định nào đều có 2 mặt: Banks nhận định rằng, hầu hết mọi quyết định đều có 2 mặt lợi hại song hành. Bởi vậy, bạn cần quyết đoán khi đem chúng đi triển khai. Điều quan trọng là chúng ta cần phải có những phương pháp đánh giá kịp thời và chính xác để nhanh chóng sửa sai nếu gặp phải những tình huống bất lợi sau khi áp dụng quyết định vào thực tiễn.

- Bạn buộc phải trả lời câu hỏi: Đâu là giới hạn của một quyết định? Với những quyết định lớn, tự đặt cho mình câu hỏi này sẽ giúp bạn tránh phạm phải tình trạng xung đột quyền hạn, trách nghiệm với những người khác. Đồng thời, nó cũng giúp bạn trở nên thực dụng và quyết đoán hơn trong việc đưa ra kết luận cuối cùng.

Bài học thứ 4: Luôn chăm sóc bản thân trong những thời điểm khó khăn

Hãy chia sẻ gánh nặng với đồng nghiệp và người thân: Banks thừa nhận, năm 2018 là một trong những thời điểm anh cảm thấy cuộc sống của mình trở nên bộn bề và nghẹt thở hơn bao giờ hết. Nhiều lúc, anh không còn cảm thấy tỉnh táo và dường như đã tính đến chuyện buông xuôi tất cả những gì mình đang làm lại.

Nhưng qua việc chia sẻ những gánh nặng của bản thân cho cộng đồng những người xung quanh, anh như được tiếp thêm động lực và đã tiếp tục chạy vượt dã trên con đường mình đã chọn. “Những lời động viên và an ủi của mọi người chính là liều doping diệu kỳ mà tôi đã may mắn nhận được”, Banks hồi tưởng lại.

Tham gia các hoạt động ngoại khóa để giải tỏa căng thẳng sau giờ làm việc: Ngoài việc chia sẻ những khúc mắc cá nhân với đồng nghiệp và người thân, các hoạt động ngoại khóa cũng là hình thức rất hiệu quả để giải tỏa căng thẳng cho bản thân. Với Banks, anh thường xuyên hội họp cùng những người bạn đại học để xem bóng chày và đi leo núi dã ngoại. 

Ngừng tự đặt áp lực cho bản thân: “Trong thời điểm nước rút của năm 2017, tôi cảm thấy như mọi đường đi nước bước của mình đều mang ý nghĩa sống còn. Tôi tự đặt cho mình thứ kỳ vọng về một hiệu quả làm việc không tưởng và tự làm bản thân trở nên căng thẳng quá độ”, Banks chia sẻ.

Việc tự đặt áp lực lên bản thân sẽ gây không ít khó dễ cho nhà quản lý trong quá trình thay đổi

Nhìn lại, chính những suy nghĩ thái quá này lại khiến năng suất làm việc của Banks giảm đi trông thấy. Anh khuyên tất cả những nhà quản lý nên thôi đặt lên vai mình những gánh nặng tâm lý khổng lồ, mà thay vào đó, chấp nhận mạo hiểm và thay đổi để vững tin dẫn dắt doanh nghiệp bước vào tương lai đổi mới.

Tạm kết

Sự thay đổi không nhất thiết luôn là công thức tạo ra sự hỗn loạn trong tổ chức. Với những phương pháp quản trị hiệu quả, đó có thể là cơ hội tăng cường năng suất làm việc cho nhân viên, đồng thời giúp tổ chức có những bước nhảy vọt mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hi vọng, qua những bài học mà Banks Benitez, CEO của một startup thành công như Uncharted chia sẻ, bạn có thể tìm ra được cho mình chiếc chìa khóa để đối mặt với “cánh cửa” chuyển giao của doanh nghiệp.


Trong quá trình thay đổi, việc đồng nhất trong văn hóa qua truyền đạt các ý tưởng liên tục là không thể bỏ qua. Do vậy, việc sở hữu một mạng truyền thông nội bộ để hỗ trợ hoạt động này là vô cùng cần thiết.

Base Inside là mạng truyền thông nội bộ dành riêng cho doanh nghiệp với đầy đủ các tính năng cao cấp hỗ trợ công tác truyền thông nội bộ hiệu quả. Bạn có thể dễ dàng truy cập và tương tác với Base Inside mọi lúc mọi nơi, ngay cả trên thiết bị di động.

Để nhận tư vấn và hỗ trợ demo trải nghiệm Base Inside, đăng ký tại đây.

Video liên quan

Chủ Đề