Bài học sư phạm là gì

Ngành Sư phạm là một trong những khối ngành cơ bản của hệ thống đào tạo nhân lực hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu một cách đầy đủ và chính xác về ngành học này. Vậy ngành Sư phạm là gì?

1. Ngành Sư phạm là gì?

Theo âm Hán Việt, sư có nghĩa là thầy, phạm là khuôn thước, mẫu mực. Hiểu một cách đơn giản nhất, Sư phạm có nghĩa là người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.

2. Có nên học ngành Sư phạm không?

Đây là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc. Để giúp bạn tìm hiểu vấn đề này, bài viết xin chia sẻ những kỹ năng cần có khi theo học ngành Sư phạm cũng như cơ hội việc làm của ngành. Từ những phân tích này, bạn sẽ có định hướng cũng như sự chọn lựa phù hợp nhất.

Có nên học ngành Sư phạm không là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc

Kỹ năng cần có khi theo học ngành Sư phạm

Thực tế, mỗi ngành nghề đều có những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc tốt nhất trong lĩnh vực đó. Với ngành sư phạm, bạn cần có nhiều kĩ năng và phẩm chất. Cụ thể:

  • Có khả năng truyền đạt tốt cả hai phương diện nói và viết tốt để người nghe có thể hiểu được nội dung diễn tả.
  • Có sự nhẫn lại, kiên trì.
  • Có hiểu biết và khả năng nắm bắt được tâm lý người khác.
  • Là người giàu lòng yêu thương, bao dung, vị tha.
  • Có tinh thần ham học hỏi cùng khả năng truyền đạt cho người khác.

Có thể thấy, nghề giáo đòi hỏi ở người học nhiều phẩm chất và thiên về sự mẫu mực chứ không đơn thuần yêu cầu về năng lực. Điều mà bạn cần quan tâm nhất trước khi chọn ngành sư phạm là con người và tính cách của mình. Bởi nếu bạn đi theo cái “nghiệp” nhà giáo thì bạn phải luôn tự rèn mình để trở thành tấm gương mẫu mực để học trò noi theo và xã hội quý trọng, một người thầy thương yêu học trò hết mực.

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm như thế nào?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Sư phạm, sinh viên sẽ có đủ kiến thức cũng như năng lực chuyên môn để đảm nhận công việc tại nhiều vị trí khác nhau như:

Hệ thống cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

Các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, Đại học trong cả nước.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm việc tại các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…  

>>> Xem ngay Trung cấp mầm non Buôn Ma Thuột để tìm hiểu thông tin tuyển sinh ngành Sư phạm mới nhất năm 2019.

Cụ thể, tùy thuộc vào chuyên ngành học mà sinh viên có thể đảm nhận những vị trí công việc khác nhau:

  • Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học [còn gọi là trường cấp I] thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.

  • Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Giáo viên trường trung học cơ sở [thường gọi là trường cấp II] và trung học phổ thông [thường gọi là trường cấp III] được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh… Họ có nhiệm vụ giúp học sinh “đào sâu” hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.

  • Giáo viên trung học chuyên nghiệp

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

  • Giảng viên đại học, cao đẳng…

Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp…

Ngành Sư phạm được dự đoán là có cơ hội việc làm tốt trong tương lai

Đồng thời, những giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành…

Một số thông tin cần biết về ngành Sư phạm

Đây là nghề thường đòi hỏi bạn phải được đào tạo chính quy trong trường sư phạm hoặc có chứng chỉ sư phạm. Với những bạn nữ, đây là một trong những sự lựa chọn được ưu ái nhất bởi có nhiều thời gian chăm sóc gia đình, ít va chạm với những bon chen của xã hội.

Cùng chính sách xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước, số trường lớp ở nước ta đang được mở rộng,, vì thế,  những năm qua dẫn đến nhu cầu tuyển dụng giáo viên lớn. Hiện nay, bậc lương của nhà giáo là một trong những thang, bậc lương cao nhất trong hệ thống thang, bậc lương hành chính sự nghiệp của Đảng và Nhà nước.

Với những thông tin về ngành Sư phạm, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn tìm hiểu ngành học hiệu quả nhất.

Đọc bài viết về cô Miêu Kha trên Tuổi Trẻ, tôi rút ra được bảy điều sau:

Một là, người giáo viên cần có lòng tin vào giờ dạy. Ở mỗi bài học, họ phải tin rằng bằng hoạt động sư phạm sẽ giúp các em thêm tri thức - kỹ năng - vốn sống, góp thêm cho học sinh những điều hay lẽ phải.

Hai là, trong mỗi tiết dạy học, Miêu Kha luôn đặt ra cho mình những thách thức. Biết đặt ra cho mình nhiệm vụ, tìm biện pháp tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ ấy trong mỗi tiết dạy, Miêu Kha đã thành công.

Ba là, qua việc thực hiện dạy học, Miêu Kha nêu vấn đề rất hay, đơn giản, dễ thực hiện, cho hiệu quả cao. Như việc dùng viên bi ve để dẫn nhập đi vào bài học “Lực và kết quả tác động của lực”, được lắm! Trái ngược với nhiều thầy cô hiện nay, vào bài mới: “Hôm nay chúng ta học bài..., tiết...”, học sinh ngán như cơm nếp.

Bốn là, xây dựng hệ thống câu hỏi để hướng dẫn học sinh nắm được nội dung bài học. Một giáo án hay thì không thể có những câu hỏi vụn vặt, đối phó, hỏi cho có, hỏi ảo... Thiết kế hệ thống câu hỏi cho một tiết dạy học là yêu cầu quan trọng đối với giáo viên, quyết định sự thành công của tiết dạy đó.

Năm là, làm cho học sinh yêu thích bộ môn của mình nên Miêu Kha thành công. Nếu cứ đơn điệu theo chuỗi: giảng - ghi - học thuộc - trả bài, học sinh chưa hiểu, chưa làm bài được thì la mắng, ghi sổ đầu bài, thông báo cho phụ huynh, thì làm sao các em có động lực học được?

Sáu là, yêu thương học sinh, không ngại khó, không than vãn. Như cô Miêu Kha, một năm hoàn tất giảng dạy cho 400 học sinh, công việc này sẽ vất vả, và càng vất vả hơn khi cô luôn tìm kiếm ý tưởng mới, đổi mới soạn - giảng, chấm bài... Chỉ có tình cảm với học sinh, trách nhiệm với nghề nghiệp mới giúp Miêu Kha mạnh mẽ đổi mới và đổi mới hiệu quả.

Bảy là, trong dạy học không có phương pháp chung cho mọi đối tượng học sinh. Để làm được điều này, người thầy không nên quá “trung thành” với sách giáo khoa - chuẩn kiến thức kỹ năng, mà đòi hỏi họ phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới.

NGUYỄN HOÀNG CHƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề