Bài tập hóa bài 1 lớp 11

Tuyển tập các bài giải bài tập Hóa học 11 ngắn gọn, chính xác được biên soạn bám sát nội dung sgk Hóa lớp 11 giúp bạn học tốt môn Hóa 11 hơn.

Chương 1: Sự điện li

Chương 2: Nitơ – Photpho

Chương 3: Cacbon – Silic

Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ

Chương 5: Hiđrocacbon no

Chương 6: Hiđrocacbon không no

Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về hiđrocacbon

Chương 8: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol

Chương 9: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic

[Bài 1 Hóa 11] Giải bài 1,2,3,4,5 trang 7 SGK Hóa 11: Sự điện li – Chương 1.

A. Tóm tắt kiến thức sự điện li:

1. Sự điện li là quá trình phân li các chất trong nước hoặc khi nóng chảy thành ion.

2. Dung dịch [dd] dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các hạt mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

3. Chất điện li là những chất khi tan trong nước phân li ra ion.

Axit, bazơ, muối đều là những chất điện li.

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan phân li hoàn toàn.

Các axit mạnh, bazơ mạnh và hầu hết các muối là chất điện li mạnh.

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, số phân tử hòa tan phân li một phần, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Các axit yếu, bazơ yếu và một số muối là chất điện li yếu.

Chất không điện li là những chất khi tan trong nước không phân li ra ion.

Ví dụ: Dung dịch đường, dung dịch rượu, …

4. Cân bằng điện li: Sự phân li của các chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch. Khi tốc độ phân li của phân tử chất điện li [phản ứng thuận] bằng tốc độ kết hợp giữa các ion thành phân tử chất điện li [phản ứng nghịch] thì cân bằng của quá trình điện li được thiết lập.

B. Giải bài tập bài 1 Sự điện li Hóa lớp 11 trang 7

Bài 1.Các dung dịch axit như HCl, bazơ như NaOH và muối như NaCl dẫn điện được, còn các dung dịch như ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện là do nguyên nhân gì?

Trả lời: Các dung dịch HCl, NaOH, NaCl dẫn điện được vì trong dung dịch có sự hiện diện của các ion. Các dung dịch ancol etylic, saccarozơ, glixerol không dẫn điện được vì trong dung dịch không có sự hiện diện của các ion.

Bài 2. Sự điện li, chất điện li là gì ?

Những loại chất nào là chất điện li ? Thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu ?

Lấy thí dụ và viết phương trình điện li của chúng.

Giải bài 2:

Quá trình phân li các chất trong nước ra ion gọi là sự điện li.

Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là những chất điện li

Axit, bazơ, muối là những chất điện li.

Chất điện li mạnh là các chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. Ví dụ: NH4Cl  -> NH4+ + Cl–

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan chỉ phân li một phần ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Ví dụ CH3COOH ⇔ CH3COO– + H+

Bài 3. [Trang 7 Hóa 11] Viết phương trình điện li của những chất sau:

a] Các chất điện li mạnh: Ba[NO3]2    0,10M; HNO3     0,020M ; KOH   0,010M.

Tính nồng độ mol của từng ion trong các dung dịch trên.

b] Các chất điện li yếu: HClO, HNO2.

Hướng dẫn giải bài 3:

a] Các chất điện li mạnh phân li hoàn toàn nên phương trình điện li và nồng độ các ion trong dung dịch như sau:

Ba[NO3]2     →     Ba2+    +      2NO–3
0,01M               0,10M            0,20M

HNO3           →   H+          +      NO–3
0,020M               0,020M            0,020M

KOH             →    K+         +         OH-
0,010M               0,010M           0,010M

b] Các chất điện li yếu phân li không hoàn toàn nên phương trình điện li như sau:

HClO   ⇔       H+       + ClO–

HNO2   ⇔      H+       + NO–2.

Bài 4. Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Dung dịch chất điện li dẫn điện được là do

A. Sự chuyển dịch của các electron.

B. Sự chuyển dịch của các cation.

C. Sự chuyển dịch của các phân tử hòa tan.

D. Sự chuyển dịch của cả cation và anion.

Chọn D.

Dung dịch chất điện li dẫn điện được do sự chuyển dịch của cả cation và anion.

Bài 5. Chất nào sau đây không dẫn điện được ?

A. KCl rắn, khan.

B. CaCl2 nóng chảy.

C. NaOH nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước.

Chọn A.

KCl rắn tồn tại dưới dạng tinh thể ion. Mạng tinh thể KCl tương tựu mạng tinh thể NaCl [hình 3.1 SGK lớp 10]. Tinh thể ion rất bền vững vì lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các ion K+ và Cl– chỉ dao động tại các đầu nút của mạng tinh thể [không chuyển dịch tự do] vì vậy, KCl rắn, khan không dẫn điện.

Sự điện li Hóa 11

  • A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 bài 1
    • I. Hiện tượng điện li
    • II. Phân loại các chất điện li
  • B. Giải bài tập hóa 11 bài 1
  • C. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập điện li

Hóa 11 bài 1: Sự điện li được VnDoc biên soạn tổng hợp nội dung kiến thức trọng tâm Bài 1 Sự điện li, hy vọng với nội dung tài liệu rõ ràng, giúp các bạn nắm được các khái niệm nội dung chính trong bài Hoá 11 Bài 1, cũng như biết các vận dụng vào các dạng bài tập hóa 11 bài 1. Mời các bạn tham khảo.

>> Bài tiếp theo:

  • Hóa 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối
  • Giải bài tập Hóa 11 Bài 2: Axit, bazơ và muối

A. Tóm tắt lý thuyết Hóa 11 bài 1

I. Hiện tượng điện li

1. Thí nghiệm

Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl bật sáng. Vậy dung dịch NaCl dẫn điện, còn nước cất và dung dịch saccarozơ không dẫn điện.

Nếu làm các thí nghiệm tương tự, người ta thấy: NaCl rắn, khan; NaOH rắn, khan; các dung dịch ancol etylic [C2H5OH], glixerol [C2H5[OH]3]không dẫn điện.

Ngược lại, các dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện.

2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước

Ngay từ năm 1887, A-rê-ni-ut [S.Arrhenius] đã giả thiết và sau này thực nghiệm đã xác nhận rằng:

Tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion.

Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. Những chất tan trong nước phân li ra ion được gọi là những chất điện li .

Vậy axit, bazơ và muối là những chất điện li.

Sự điện li được biểu diễn bằng phương trình điện li.

Ví dụ:

  • Muối phân li thành cation kim loại và anion gốc axit:

NaCl → Na+ + Cl-

  • Axit phân li thành cation H+ và anion gốc axit:

HCl → H+ + Cl-

Bazơ phân li thành cation kim loại và anion hiđroxit:

NaOH → Na+ + OH-

3. Định nghĩa sự điện li

  • Sự điện li là quá trình phân li thành các ion [cation, anion] khi chất tan vào nước hoặc nóng chảy.
  • Chất điện li là những chất khi tan vào nước tạo thành dung dịch dẫn điện nhờ phân li thành ion.

II. Phân loại các chất điện li

1. Độ điện li

Để biểu thị mức độ phân li ra ion của các chất điện li, ta dùng khái niệm độ điện li.

  • Độ điện li α [anpha] của một chất điện li là tỉ số giữa phân tử phân li thành ion [n] và tổng số phần tử hòa tan [n0].

  • Tỉ lệ phân tử cũng là tỉ lệ với số mol, nên α bằng tỉ số phần nồng độ mol chất tan phân li thành Cp và tổng nồng độ mol của chất tan trong dung dịch Ct:

  • Độ điện li α phụ thuộc vào:

Bản chất của chất tan.

Bản chất của dung môi.

Nhiệt độ

Nồng độ chất điện li.

2. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu

a] Chất điện li mạnh

Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion, α=1.

Những chất điện li mạnh là các axit mạnh như HCl, HNO3, HClO4, H2SO4, ...; các bazơ mạnh như NaOH, KOH, Ba[OH]2,... và hầu hết các muối.

Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.

Ví dụ:

Na2SO4 → 2Na+ + SO42−

b] Chất điện li yếu

Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Những chất điện li yếu là các axit yếu như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, ... ;các bazơ yếu như Bi[OH]3, Mg[OH]2, ...

Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai mũi tên ngược chiều nhau.

Ví dụ:

CH3COOH ⇄ CH3COO−+ H+

Cân bằng điện li là cân bằng động. Giống như mọi cân bằng hoá học khác, cân bằng điện li cũng tuân theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng Lơ Sa-tơ-li-ê.

B. Giải bài tập hóa 11 bài 1

Để giúp bạn đọc nâng cao củng cố kiến thức bài học, cũng như rèn luyện kĩ năng thao giải bài tập điện li, VnDoc đã biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải bài tập sách giáo khoa Hóa 11 bài 1 tại:

  • Giải bài tập Hóa 11 Bài 1: Sự điện li

C. Bài tập luyện tập

Xem thêm

D. Câu hỏi trắc nghiệm bài tập điện li

Câu 1. Nhóm các chất nào dưới đây chỉ gồm các chất điện li mạnh

A. BaCl2; CuSO4; H2SO4; H2S.

B. HNO3; Ca[NO3]2; CaCl2; H3PO4 .

C. KCl; NaOH; Ba[NO3]2; Na2SO4.

D. HCl; CaCl2; NH3; CH3COOH

Câu 2. Dung dịch chất nào sau không dẫn điện?

A. C2H5OH

B. NaCl

C. NaHCO3.

D. CuSO4

Câu 3. Cho dãy các chất: KAl[SO4]2.12H2O, C2H5OH, C6H12O6, CH3COOH, Ca[OH]2, CH3COONH4. Số chất điện li là:

A. 3

B. 4

C. 5

D. 2

Câu 4. Cho các chất dưới đây: H2O, HCl, NaOH, NaCl, CH3COOH, CuSO4, HgCl2, Al[OH]3. Các chất điện li yếu là:

A. H2O, NaCl, CH3COOH, Al[OH]3

B. Al[OH]3, CH3COOH, H2O, NaOH.

C. H2O, CH3COOH, Al[OH]3, HgCl2

D. H2O, CH3COOH, CuSO4, HgCl2

Câu 5.Phương trình điện li nào sau đây viết đúng?

A. HCl → H+ + Cl−

B. H2CO3 ⇌ 2H+ + HCO3-

C. H2SO3 → 2H+ + SO32-

D. Na2S ⇌ 2Na+ + S2-

Câu 6.Cho các chất: NaOH, Na2CO3, Ca[OH]2, CH3COONa, C2H5OH,C2H5ONa, HCl, H2SO4, BaCl2, Số các chất khi cho thêm nước tạo thành dd dẫn điện là:

A. 11

B. 8

C. 9

D. 10

Câu 7. Trong số các chất sau: HNO2, CH3COOH, KMnO4, C6H6, HCOOH, HCOOCH3, C6H12O6, C2H5OH, SO2, Cl2, NaClO, CH4, NaOH, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li là

A. 8.

B. 7.

C. 9.

D. 10.

Câu 8. Vì sao dung dịch của các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn được điện?

A. Do axit, bazơ, muối có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.

B. Do các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.

C. Do có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.

D. Do phân tử của chúng dẫn được điện.

Câu 9.Chất nào sau đây không dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.

B. CaCl2 nóng chảy.

C. NaOH nóng chảy.

D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 10.Dung dịch nào dưới đây có khả năng dẫn điện?

A. Dung dịch đường.

B. Dung dịch muối ăn.

C. Dung dịch ancol.

D. Dung dịch benzen trong ancol.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm

1. C2. A3. B4. C5. A
6. B7. B8. A9. A10. B

--------------------

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan:

  • Hóa 11 Bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị Axit - Bazơ
  • Giải bài tập Hóa 11 bài 3: Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit - bazơ
  • Hóa 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
  • Giải bài tập hóa 11 Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Hy vọng với nội dung lý thuyết tài liệu, sẽ giúp bạn đọc củng cố nâng cao kiến thức bài học Hóa học 11 Bài 1: Sự điện li. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi bài tập có liên quan đến nội dung lý thuyết Sự điện li.

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Hóa 11 bài 1: Sự điện li, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Video liên quan

Chủ Đề