Bài tập nhóm thương mại quốc tế

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

ĐỀ BÀI:

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp

đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định của CISG và án lệ điển

hình”

Lớp : N04

Nhóm : 7

Hà Nội, 2021

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM Nhóm số: 7 Lớp: N04_TL Tổng số sinh viên của nhóm: 7 sinh viên. Môn học: Luật thương mại quốc tế Xác nhận mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm của bộ môn. Kết quả như sau:

STT Mã SV Họ và tên

Đánh giá của SV SV ký tên

Đánh giá của GV

A B C

Điểm [số]

Điểm [chữ]

GV ký tên 1 440845 Lường Đức Thắng X 2 440846 Nguyễn Thị Thanh Huyền X 3 440847 Lê Thị Quỳnh X 4 440848 Trần Thanh Hà X 5 440849 Trần Lê Ngọc Khuê X 6 440850 Ôn Thị Vân Anh X 7 440851 Lại Kiều Vân X

-Kết quả bài viết Giáo viên chấm :.......................... Kết quả điểm thuyết trình:

TRƯỞNG NHÓM

LƯỜNG ĐỨC THẮNG

Thông tin liên hệ: Lường Đức Thắng Số điện thoại: 0961322438 Gmail: ducthangg26@gmail

MỞ ĐẦU

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bản quốc tế là một loại trách nhiệm dân sự, phát sinh kể từ lúc một bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đã gây cho bên kia một sự thiệt hại, bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho bên kia. Theo đó, các điều khoản về BTTH là những điều khoản quan trọng trong các quy định về luật hợp đồng. Về cơ bản, hợp đồng sinh ra là nhằm giúp các bên đạt được mục đích mà họ nhắm tới khi tiến hành giao kết. Tuy nhiên, khi xuất hiện hành vi vi phạm và có thiệt hại xảy ra, điều mà các bên quan tâm nhiều nhất là làm thế nào để bảo vệ được tối đa quyền lợi của mình. Công ước viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế [CISG] được đánh giá cao nhờ vào cấu trúc các điều khoản của các chế tài khắc phục thiệt hại, mà trong đó bao gồm chế tài BTTH. Do vậy, sau đây nhóm chúng em sẽ phân tích đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo quy định của CISG và án lệ điển hình.”

NỘI DUNG

I. Phân tích cụ thể quy định của CISG về trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Chế tài BTTH được quy định từ Điều 74 đến Điều 77 CISG, trong đó Điều 74 được xem là quy định mấu chốt, xác lập những nguyên tắc chung khi áp dụng chế tài. Điều 75, 76 CISG quy định cách tính thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và Điều 77 CISG đề cập đến vấn đề giảm tiền bồi thường do bên đòi bồi thường không tiến hành các biện pháp hợp lí nhằm hạn chế tổn thất. Cụ thể như sau:

Ðiều 74: Căn cứ theo quy định tại Điều 74 này, cần làm rõ các vấn đề như sau:

- Có hành vi vi phạm hợp đồng: Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vi phạm hợp đồng không chỉ là vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn là vi phạm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là căn cứ để áp dụng đối với chế tài bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

- Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế gây ra là căn cứ bắt buộc phải có khi áp dụng chế tải bồi thưởng thiệt hại. Thiệt hại được đền bù do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

- Phạm vi thiệt hại được đền bù: CISG quy định bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên bị vi phạm. Tiền bồi thường thiệt hại xảy ra do một bên vi phạm hợp đồng là một khoản tiền bao gồm tổn thất và khoản lợi bị bỏ lỡ mà bên kia phải chịu do hậu quả của sự vi phạm hợp đồng .Tiền bồi thường thiệt hại không thể cao hơn thiệt hại thực tế và những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ là những khoản mà bên bị vi phạm đã dự liệu được hoặc đáng lẽ phải dự liệu được vào thời điểm ký hợp đồng. 1

Ðiều 75: Căn cứ quy định này, Công ước CISG đưa ra cách tính toán thiệt hại trong trường hợp hợp đồng bị hủy và hợp đồng thay thế:

1 Nguyễn Đô, Luận văn thạc sĩ Luật học [2018], Viện hàn lâm Khoa học xã hội- Học viện khoa học xã hội, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở Việt Nam hiện nay”

Ðiều 77: [4]

Điều 77 Công ước Viên 1980 quy định bên nào viện dẫn sự vi phạm hợp đồng của bên kia thì phải áp dụng những biện pháp hợp lý căn cứ vào các tình huống cụ thể để hạn chế tổn thất kể cả khoản lợi bị bỏ lỡ do sự vi phạm hợp đồng gây ra. Các biện pháp hạn chế tổn thất bao gồm: biện pháp do người mua thực hiện và biện pháp do người bán thực hiện. 3 Về mặt pháp lý bên bị vi phạm không bị bắt buộc thi hành những biện pháp hợp lý cần thiết để ngăn chặn hoặc hạn chế tổn thất, nhưng về mặt kinh tế bên có quyền phải chịu hậu quả là sẽ không được bồi thường đối với những khoản thiệt hại lẽ ra có thể ngăn chặn được hoặc hạn chế được bằng các biện pháp hợp lý cần thiết.

II. Tóm tắt tranh chấp

- Các bên tham gia tranh chấp và giải quyết tranh chấp: Các bên tham gia tranh chấp: Tranh chấp giữa công ty H của Pháp [bên mua] và công ty M. S của Ý [bên bán].

Giải quyết tranh chấp: Tranh chấp giữa hai bên được giải quyết bằng Tòa án. Công ty H nộp đơn khởi kiện tại Tòa án; Tranh chấp được xét xử tại Tòa Phúc thẩm tại thành phố Rennes [Pháp], bản án ngày 27/05/2008.

- Sự kiện pháp lý: người mua Pháp đã khởi kiện người bán Italia yêu cầu chấm dứt hợp đồng cộng với tiền bồi thường thiệt hại.

- Vấn đề pháp lý: tranh chấp về số tiền bồi thường do hàng hóa người bán không phù hợp với hợp đồng đã được quy định, người mua hủy hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại.

3 Lê Hữu Hải, Luận văn Thạc sĩ Luật học[2020], Đại học Huê- Trường đại học Luật, “ Chế tài do vi pham hợp đồng mua bán hang hoá quốc tế theo Công ước viên 1980"

*Luật áp dụng giải quyết tranh chấp: Tòa án cho rằng hợp đồng được điều chỉnh bởi [CISG] do Pháp và Italia đều là thành viên của Công ước này. Tòa án áp dụng các điều 25, 35, 47, 49, 75, 77 [CISG]

III. Tóm tắt lập luận của nguyên đơn bị đơn, và cơ quan tài phán

- Lập luận của nguyên đơn: Công ty HD và công ty MSC đã ký kết hợp đồng mua bán đầu tiên vào 19/6/2003. Hợp đồng này đã không được người bán là công ty MSC thực hiện một cách chính xác vì nghĩa vụ tuân thủ quy định tại Điều 35 của CISG không được tôn trọng và người bán đã không thực hiện việc giao hàng tuân thủ trong thời hạn bổ sung mà họ đã đặt ra mà hoãn ngày giao hàng đến tháng 1 năm 2004. Do đó, công ty HD cho rằng hợp đồng này có thể bị chấm dứt theo Điều 49 CISG. Hợp đồng thứ hai đã không được thực hiện theo các điều kiện mà hai công ty đã thoả thuận ban đầu. Tuy nhiên, công ty HD đã thể hiện thiện chí tiếp tục quan hệ với công ty MSC, nhưng sau đó, vào 19/11/2003, công ty MSC đã không tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận của đơn đặt hàng thứ ba, thời gian giao hàng bị hoãn lại 5 tuần so với thỏa thuận. Do đó, công ty HD cho rằng công ty hoàn toàn có căn cứ để hủy đơn đặt hàng với công ty MSC theo Điều 26 và 49 CISG và công ty HD đã thông báo cho công ty MSC hợp đồng đã bị chấm dứt. Việc công ty HD đưa ra với các điều kiện giá ấn định trong hợp đồng đã giao kết trước đó đã không được công ty MCS chấp nhận mà công ty MSC đã thông báo đơn giá được chỉ định trong đơn đặt hàng cuối cùng sẽ tăng lên. Do đó, không có thỏa thuận về ý chí của các bên về đơn đặt hàng này. Do đó, công ty HD cho rằng theo các khoản trong Điều 19 của CISG, công ty MCS đã hình thành một đề nghị ngược lại đề nghị của công ty HD, có chứa một yếu tố [giá] làm thay đổi đáng kể các điều khoản của đề nghị ban đầu hay biến đổi một cách

có quyền thu hồi phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá của giao dịch thay thế được ký kết sau khi né tránh hợp đồng mua bán, và vì việc đòi nhận phần chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mua thế không thể được coi là “hợp lý” theo Điều 75 CISG. IV. Đánh giá và bình luận về án lệ liên quan đến yêu cầu BTTH do người bán giao hàng không đúng với hợp đồng Theo lập luận của nguyên đơn [bên mua – công ty H, Pháp], bị đơn [bên bán – công ty M.C, Ý] đã không tôn trọng quy định tại điều 35 của công ước Vienna đối với đơn hàng thứ nhất và thứ hai là hợp lý, trên thực tế, theo như diễn biến vụ việc trong bản án, lập luận này của nguyên đơn là có căn cứ. Bởi lẽ, sau khi bên bán kiểm tra hàng và phát hiện hàng được giao không phù hợp với hàng hóa mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng, cụ thể là đơn hàng thứ nhất có lượng lớn hàng hóa không phù hợp, đơn hàng thứ hai có 13800 đơn vị hàng hóa không phù hợp trên tổng đơn 14100 đơn vị hàng hóa. Đối với khiếm khuyết của hàng hóa ở cả hai hợp đồng, theo chúng em, H đều đã thông báo cho M.C trong khoảng thời gian hợp lý theo quy định tại khoản 1 Điều 39 CISG. Chỉ riêng đối với đơn hàng thứ hai, các điều khoản về số lượng, thời gian giao hàng và điều kiện thanh toán được các bên thỏa thuận vào tháng 11/2003. Mặc dù hợp đồng thứ hai đã không thể thực hiện được theo điều kiện mà hai công ty đặt ra ban đầu, nhưng hai bên vẫn thể hiện thiện chí hợp tác qua việc trao đổi fax ngày 03/11 và 17/11/2003. Theo đó, 03/11/2003, công ty M.C đề nghị trong fax rằng sẽ tái sản xuất lại hàng hóa và vận chuyển cho công ty H theo chi phí của mình, đồng thời cũng quy định các điều khoản thanh toán nghiêm ngặt. 17/11/2003, Công ty H đã chấp nhận chào hàng và đồng thời đưa ra điều kiện giảm 500 đơn vị hàng hóa. Tuy nhiên, đến ngày 19/11/2003, công ty M.C đã không tôn trọng những điều khoản các bên đã thỏa thuận và hoãn thời gian giao hàng lại 5 tuần so với thỏa

thuận. Từ đó, ta có thể thấy rằng, vào ngày 19/11/2003 công ty M.C đã đưa ra một chào hàng ngược lại với công ty H về việc hoãn thời gian giao hàng và tăng giá đối với đơn vị hàng hóa [theo chi phí của M.C] khiến công ty H không thể không phản đối thời gian giao hàng, điều khoản thanh toán và giá của hàng hóa. Do vậy, việc H cho rằng với điều kiện mà M.C đã đặt ra vào ngày 19/11/2003 là một chào hàng ngược lại với điều kiện mà công ty H đưa ra trước đó, có bao gồm yếu tố giá làm thay đổi đáng kể các điều khoản của đề nghị ban đầu theo quy định của Điều 19 CISG, là hợp lý. Do đó công ty H có quyền từ chối chào hàng của công ty M.C. Đối với việc M.C không tôn trọng quy định tại Điều 35 CISG, giao cho công ty H một lượng lớn hàng hóa không phù hợp ở cả 2 hợp đồng, mặc dù M.C có thiện chí hợp tác đối với việc khắc phục hàng hóa không phù hợp của đơn hàng thứ hai, tuy nhiên những điều khoản mà M.C đưa ra vào ngày 19/11/2003 là những điều khoản mà H không thể chấp nhận được. Do vậy, H có căn cứ hợp lí để hủy hai đơn đặt hàng này và yêu cầu công ty M.C bồi thường thiệt hại theo quy định tại điều 26 và điều 49 của CISG. Về yêu cầu bồi thường thiệt hại của công ty H đối với chi phí sản xuất 1800 chiếc áo bơi ở đơn đặt hàng đầu tiên là 16 EURO, theo quan điểm của chúng em, M.C có căn cứ để bác bỏ yêu cầu này vì công ty H đã không thực hiện các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất theo quy định tại Điều 77 CISG, lập luận bác bỏ của M.C về vấn đề này là hợp lý. Cụ thể là đến ngày 26/9, khi TUNISIA mới sản xuất được 860 chiếc áo bơi, nếu H dừng ngay việc sản xuất từ ngày 26/9 thay vì sau đó 3 ngày thì đã giảm được tổn thất. Do sự chậm trễ trong việc hạn chế tổn thất khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa nên mức bồi thường thiệt hại mà công ty H nhận được sẽ bị giảm xuống bằng với mức thực tế nếu kịp thời ngăn chặn thiệt hại. Ngoài ra, giá sản xuất áo bơi mà công ty H đưa ra [9,05 EURO/áo] là chưa hợp lý do chi phí nhân công trung

trên, Tòa án đã ra phán quyết phù hợp với bản chất của vụ việc trên thực tế, căn cứ theo Điều 74 CISG, công ty M.C phải trả cho công ty H khoản bồi thường thiệt hại là 3000 EURO. Tranh chấp này cho thấy, để đòi bồi thường thiệt hại thành công, bên bị vi phạm phải tuân thủ hai nguyên tắc rất quan trọng sau đây: Thứ nhất là nguyên tắc hạn chế tổn thất. theo đó, bên đòi bồi thường thiệt hại phải áp dụng những biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất. Ví dụ, trong trường hợp tranh chấp này, một cách hợp lý, người mua Pháp đáng lẽ có thể hạn chế đáng kể thiệt hại bằng cách ngừng ngay dây chuyền sản xuất khi phát hiện sự không phù hợp của hàng hóa. Hành động chậm trễ của người mua đã khiến người mua bị giảm tiền bồi thường xuống tương ứng với những thiệt hại đáng lẽ ra có thể hạn chế được nếu hành động ngay lập tức. Thứ hai là nguyên tắc các khoản thiệt hại phải được tính toán và chứng minh một cách hợp lý. Tính hợp lý ở đây được đánh giá một cách khách quan, dựa trên thực tiễn các yếu tố của tranh chấp và của thị trường. Nguyên tắc này. không cho phép các bên thổi phồng thiệt hại của mình lên một cách vô căn cứ, bất hợp lý. Trong tranh chấp này, tòa án đã dựa vào giá hàng, giá nhân công cũng như mức giá của thị trường để nhận định rằng các thiệt hại mà người mua tính toán là bất hợp lý, không khách quan, không phù hợp với thực tiễn. KẾT LUẬN Qua án lệ về yêu cầu bồi thường thiệt hại do người bán giao hàng không đúng với hợp đồng, nhóm chúng em đã làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý mà bộ môn đưa ra. Trên đây là phần trình bầy của nhóm em qua quá trình nghiên cứu và thảo luận, do kiến thức còn hạn chế và thiếu tiếp xúc thực tiễn nên còn có sai sót. Chúng em mong nhận được góp ý của thầy/cô để hoàn thiện vốn kiến thức của mình hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
  1. BTTH: Bồi thường thiệt hại

  2. CISG: Công ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật thương mại quốc tế năm 2017, nxb công an nhân dân

  2. thuvienphapluat/van-ban/Thuong-mai/Cong-uoc-vien-Lien-Hop- quoc-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-11-04-1980-90153

  3. Nguyễn Đô, Luận văn thạc sĩ Luật học[2018], Viện hàn lâm Khoa học xã hội- Học viện khoa học xã hội, “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ở việt nam hiện nay”

  4. Nguyễn Thị Yên, ThS. Nguyễn Ngọc Biện Thuỳ Hương, ThS. Vũ Thị Bích Hải, ThS. Đinh Lê oanh [ Khoa Luật, Trường đại học Văn Lang], “Thực tiễn hủy bỏ hợp đồng và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng theo CISG 1980 qua một án lệ - Lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam”

  5. Lê Hữu Hải, Luận văn Thạc sĩ Luật học[2020], Đại học Huê- Trường đại học Luật, “ Chế tài do vi pham hợp đồng mua bán hang hoá quốc tế theo công ước viên 1980"

Chủ Đề