Bài tập on tập Tiếng việt lớp 9 học kì 2

  • Khái niệm: Thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu
  • Trước khởi ngữ, thường có thêm các quan hệ từ: Về, đối, với

=> Xem thêm

2. Các thành phần biệt lập

2.1. Khái niệm: là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc được nói đến trong câu.

2.2. Các thành phần biệt lập

  • Thành phần tình thái: thể hiện cách nhìn của người nói với sự việc được nói đến ở trong câu
  • Thành phần cảm thán: Bộc lộ tâm lí của người nói [vui, buồn, mừng, giận...]

=> Xem thêm

  • Thành phần gọi - đáp: Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp
  • Thành phần phụ chú:
    • Khái niệm: Bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu
    • Dấu hiệu: thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

=> Xem thêm

3. Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Các đoạn văn trong một văn bản cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

3.1. Về nội dung [liên kết đoạn]

  • Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn [liên kết chủ đề]
  • Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí [liên kết lo-gic]

3.2. Về hình thức [liên kết câu]: các biện pháp chính:

  • Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu đứng trước [phép lặp từ ngữ]
  • Sử dụng ở câu đứng sau các từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước [phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng]
  • Sử dụng ở câu đứng trước các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước [phép thế]
  • Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước [phép nối]

=> Xem thêm

4. Nghĩa tường minh và hàm ý

  • Khái niệm:
    • Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
    • Hàm ý: phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

=> Xem thêm

  • Điều kiện sử dụng hàm ý
    • Người nói [người viết] có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
    • Người nghe [người đọc] có năng lực giải đoán hàm ý

=> Xem thêm

Nội dung quan tâm khác

=> Tìm nhanh mục lục bài soạn văn lớp 9 tại đây: soạn văn lớp 9

Với phần soạn bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 học kì II này, các em học sinh sẽ được ôn tập lại các phần kiến thức về phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập, phần Liên kết câu và liên kết đoạn văn, phần Nghĩa tường minh và hàm ý thông qua các bài tập thực hành. Chúng tôi đã gợi ý cho các em cách làm các bài tập từ trang 109 đến trang 111 trong sách giáo khoa Ngữ văn 9 tập 2 để các em tham khảo. Các em cùng theo dõi tài liệu soạn văn lớp 9 chi tiết dưới đây để soạn bài dễ dàng hơn.

Bài soạn tiếp theo, chúng ta cùng học cách soạn bài Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, các em nhớ đón đọc.

Ngoài phần Soạn bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 học kì II đã được đề cập ở trên, các em cũng cần tìm hiểu phần soạn bài Hoàng Lê Nhất Thống Chí cũng như cần phải chuẩn bị tốt nhất cho các tác phẩm văn học, bài tập làm văn,...nằm trong sách Ngữ Văn 9 bởi đây là những kiến thức rất quan trọng cho giai đoạn ôn luyện cuối cấp.

Bài soạn văn lớp 9 hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ôn tập Tiếng Việt lớp 9 học kì II để các em ôn tập và củng cố lại các kiến thức Tiếng Việt đã học từ đầu học kì II đến giờ. Các em cùng tham khảo tài liệu soạn của chúng tôi sau đây để chuẩn bị bài học này một cách chu đáo nhất và tham gia vào tiết ôn tập trên lớp hiệu quả nhất.

Soạn bài Ôn tập cuối học kì II [tiết 2] trang 162 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II [tiết 4] trang 164 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II [tiết 3] trang 163 SGK Tiếng Việt 5 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 5 Soạn bài Ôn tập giữa học kì II [tiết 4] trang 102 SGK Tiếng Việt 5 tập 2 Soạn bài Ôn tập giữa kì II [tiết 1] trang 95 SGK Tiếng Việt 4 tập 2, soạn Tiếng Việt lớp 4 Soạn bài Ôn tập cuối học kì II [tiết 5] trang 165 SGK Tiếng Việt 5 tập 2

Đề bài học sinh xem bên trên.

Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả phân tích vào bảng tổng kết [theo mẫu].

Trả lời:

a] “Điều này” là khởi ngữ.

b]  “Dường như” là thành phần tình tháI,

c]  “Những người con gáI,.. nhìn ta như vậy” là thành phần phụ chú.

d]

– “Thưa ông” là thành phần gọi đáp.

– “Vất vả quá!” là thành phần cảm thán.

Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập

Khởi ngữ Thành phần biệt lập
Tình thái Cảm thán Gọi-đáp Phụ chú
Điều này Dường như Vất vả quá Thưa ông Những người con gáI,.. nhìn ta như vậy

Câu 2 [trang 109 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình tháI,

Trả lời:

[1]Bến quê, một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. [2]Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con ngườI, [3]Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ – một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. [4]Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật…[5]Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. [6]Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn.

– Khởi ngữ: Bến quê, Đọc Bến quê

– Thành phần tình thái: Chắc chắn

II-LIÊN KẾT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN

Câu 1 [trang 110 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?

Trả lời:

Ở [a]: Nhưng, Nhưng rồi, Và thuộc biện pháp nốI,

Ớ [b]: Cô bé – cô bé thuộc biện pháp lặp lại; Cô bé – nó thuộc biện pháp thế.

Ớ [c]: “bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa!” – thế thuộc biện pháp thế.

Câu 2 [trang 110 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Ghi kết quả phân tích ở bài tập tập trên vào bảng tông kết theo mẫu sau đây:

Trả lời:

Bảng tổng kết về các biện pháp liên kết đã học

Biện pháp liên kết
Ngữ liệu Lặp từ ngữ Đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng Thế Nối
Đoạn a Mưa – mưa đá – tiếng lanh canh – gió Nhưng, nhưng rồi, và
Đoạn b Cô bé Cô bé – nó
Đoạn c Bất bình – khinh bỉ – cười kháy – Pháp – Nã phá luân – Mĩ – Hoa Thịnh Đốn Bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa – thế

Câu 3 [trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Nêu rõ sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu.

Trả lời:

– Liên kết nội dung:

+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện.

+ Ba câu tiếp theo: Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện

+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện

– Liên kết hình thức:

+ Bến quê – truyện: đồng nghĩa

+ Truyện, Bến quê, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ

+ Tất cả, anh: thế

+ Nhà văn – Bến quê: liên tưởng

– Trình tự sắp xếp câu hợp lí [logíc]

III-NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM Ý

Câu 1 [trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Đọc truyện cười sau đây [trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2] và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện.

Trả lời:

Trong câu in đậm ở cuối truyện, người ăn mày muốn nói [bằng hàm ý] với người nhà giàu rằng “địa ngục là chỗ của các ông [người nhà giàu]”.

Câu 2 [trang 111 sgk ngữ văn 9 tập 2]:

Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây [trang 111 SGK Ngữ văn 9 tập 2]. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào.

Trả lời:

a] Từ câu in đậm, có thế hiểu:

–  Đội bóng huyện chơi không hay.

–  Tôi không muốn có ý kiến về việc này.

-> Người nói cố ý vi phạm phương châm cách thức [nói mơ hồ].

b]  Huệ muốn nói rằng “Còn Nam và Tuấn, mình vẫn chưa báo”. Huệ cố ý nói thiếu [vi phạm phương châm về lượng; có lẽ để nhẹ đi phần chưa hoàn thành trách nhiệm của mình.

Video liên quan

Chủ Đề