Bài thực hành số 5 môn hóa học 10 năm 2024

Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. Tech12h chia sẻ tới các bạn bài thực hành số 5: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh . Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn

Nội dung bài học gồm hai phần

  • Lý thuyết về tính chất các họp chất của lưu huỳnh
  • Giải các thí nghiệm SGK

A. Lý thuyết

1. Tính chất của hiđro sunfua

a, Tính chất

* Tính axit yếu

  • Hiđro Sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfuhiđric, là một axit yếu (yếu hơn H2CO3), khi tác dụng dung dịch kiềm có thể tạo thành hai loại muối: S2-, hay HS-.

H2S + 2NaOH → Na2S + 2H2O

H2S + NaOH →NaHS + H2O

* Tính khử mạnh

  • Tác dụng với oxi.

2H2S + 3O2 →(to) 2SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với dung dịch brom.

H2S + 4Br2 + H2O → H2SO4 + 8HBr

(nâu đỏ) (không màu)

b, Điều chế

  • Trong phòng thí nghiệm điều chế từ dung dịch HCl tác dụng với FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Bài thực hành số 5 môn hóa học 10 năm 2024

2. Tính chất của lưu huỳnh đioxit (SO2)

a, SO2 là oxit axit

  • SO2 tan trong nước tạo dd axit yếu:

SO2 + H2O ⥩ H2SO3

  • SO2 + Bazơ → muối axit hoặc muối trung hòa, tùy vào tỉ lệ mol của chất tham gia.

NaOH + SO2 → NaHSO3 (Natri hidro sunfit)

2NaOH + SO2 → Na2SO3 (Natri sunfit) + H­2O

b, SO2 là chất khử và là chất oxi hóa

  • SO2 là chất khử mạnh

SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

(vàng nâu) (không màu)

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4

(tím) (không màu)

  • SO2 là chất oxi hóa

2SO2 + H2S → 3S + 2H2O

SO2 + 2Mg → S + 2MgO

c, Điều chế

  • Trong phòng thí nghiệm:

H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + SO2 + H2O

3. Tính chất của axit sunfuric

a, Tính chất của dung dịch axit sunfuric loãng: đầy đủ tính chất của một axit

  • Quỳ tím hoá đỏ
  • Tác dụng với kim loại đứng trước H → muối + H2
  • Tác dụng với bazơ và oxit bazơ → muối + H2O
  • Tác dụng với muối của axit yếu hơn

b, Tính chất của axit sunfuric đặc: Tính oxi hoá mạnh

  • Tác dụng với kim loại ( trừ Au, Pt):

2H2SO4 đặc + Cu → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Chú ý: Al,Cr, Fe thụ động hóa trong H2SO4 đặc nguội.

  • Tác dụng với phi kim có tính khử:

2H2SO4 + C → CO2 + 2SO2 + 2H2O

  • Tác dụng với hợp chất có tính khử

3H2SO4 + H2S → 4SO2 + 4H2O

  • Tính háo nước

C12H22O11 (H2SO4 đặc) → 12C + 11H2O

B. Giải các thí ngiệm SGK

giải hóa học lớp 10 bài 35 bài thực hành số 5. tính chất các hợp chất của lưu huỳnh chi tiết trả lời các câu hỏi trang 148 sgk môn hóa học lớp 10

Bài thực hành số 5 môn hóa học 10 năm 2024

Bài thực hành số 5 trang 148 SGK Hóa 10

Hướng dẫn báo cáo bài thực hành số 5 Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh trang 148 Sách giáo khoa Hóa học lớp 10.

Dùng một ống nghiệm có chứa FeS lên giá đỡ, dùng ống nhỏ giọt chứa sẵn dd HCl gắn vào nút cao su có dây dẫn khí, đậy kín ống nghiệm.

  • Nhỏ dd HCl vào ống nghiệm, quan sát hiện tượng.

Video 1: FeS tác dụng với dung dịch HCl

  • Hiện tượng: Có khí thoát ra có mùi trứng thối, Khi đốt khí ta thấy ngọn lửa có màu xanh nhạt .
  • Giải thích: Do xảy ra phản ứng​

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O

2.2. Tính khử của Lưu huỳnh Đioxit

Cách tiến hành:

  • ​Nối nhánh của ống nghiệm có nhánh với ống dẫn thủy tinh thẳng bằng ống dẫn cao su dài 3-5cm. Nhúng đầu ống dẫn thủy tinh vào ống dẫn khác chứa dung dịch Brom lõang(có thể dùng dung dịch KMnO4 loãng), Để ống nghiệm lên giá đỡ ống nghiệm, hoặc kẹp trên giá thí nghiệm. Cho vào ống nghiệm có nhánh lượng nhỏ Na2SO3 (khoảng ½ thìa hóa chất nhỏ). Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống dẫn thủy tinh hình chữ L nối với ống nghiệm (b) chứa 2ml nước cất và mẩu giấy quỳ tím.