Bài văn giới thiệu về địa đạo củ chi

Không phải ngẫu nhiên mà nhóm phóng viên của Ðài Phát thanh Quốc gia Thụy Ðiển đã dành một ngày đến Củ Chi thực hiện bài phóng sự khu căn cứ được mệnh danh là vùng đất thép này. Theo họ, những gì tận mắt được chứng kiến tại đây làm họ hiểu rõ hơn tại sao người Việt Nam lại có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến đấu hơn 20 năm.

Chị Amanda - phóng viên Ðài Phát thanh Quốc gia Thuỵ Ðiển đã không ngần ngại xuống tất cả các ngóc ngách của địa đạo. Với tầm vóc của người phương Tây, cộng thêm máy ghi âm, máy ảnh - những vật dụng không thiếu được của một người phóng viên, việc xuống các địa đạo thật vất cả, nhưng cũng đầy hứng thú.

Amanda ngắm nhìn từng vật dụng người du kích năm xưa sử dụng, từng căn hầm dành cho thương bệnh binh, hầm chỉ huy...; nhấm nháp các món ăn người dân Củ Chi thường ăn lúc chiến tranh [cơm nắm, sắn luộc chấm muối vừng]. Chị lặng người đi khi nhìn thấy các dụng cụ y tế cấp cứu cũ kỹ, đơn giản đã góp phần cứu sống biết bao người. Chị nói: "Khi ở trong các địa đạo, tôi đã cảm nhận được quyết tâm lớn lao của những chiến sỹ Việt Nam, khi họ quyết định chọn cho mình một cuộc sống như thế này. Ðây là một hệ thống rắc rối, chằng chịt.

Các khách du lịch đến đây đều nhận ra rằng ý chí chiến đấu của những chiến sỹ ở đây hết sức mạnh mẽ, dưới lòng đất 20m, với những điều kiện thật thô sơ họ vạch ra kế hoạch chiến đấu".

Nằm sâu trong lòng đất Củ Chi, được che phủ một màu xanh của lá rừng là một hệ thống địa đạo có chiều dài khoảng 200 m chạy ngoằn ngoèo. Từ một đường hầm xương sống tỏa ra vô số nhánh dài ngắn, ăn thông với nhau, có nhánh trổ ra sông Sài Gòn, để khi bị tình thế nguy kịch, có thể vượt qua sông sang vùng an toàn. Ðường hầm có cấu trúc từ 2 đến 3 tầng [sâu nhất là 20m], dọc đường hầm có lỗ thông hơi bên trên được nguỵ trang kín đáo. Liên hoàn với các địa đạo có các hầm rộng để nghỉ ngơi sau khi chiến đấu.

Có các nơi dự trữ vũ khí, lương thực, thực phẩm, nước uống, có giếng nước, có bếp Hoàng Cầm [loại bếp nấu ăn dấu khói], hầm làm việc của các vị lãnh đạo chỉ huy, hầm giải phẫu, nuôi dưỡng thương binh, hầm dùng để hội họp, chiếu phim, xem văn nghệ...

Củ Chi đã trở thành một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Khách trong và ngoài nước tới tham quan, tìm hiểu Củ Chi ngày càng đông. Từ ngày hòa bình, thống nhất đất nước [30/4/1975] đã có hàng chục ngàn đoàn khách với hàng triệu người đủ màu da, sắc tộc trên thế giới đã đến viếng thăm địa đạo Củ Chi.

Ðối với họ, những gì họ tận mắt được nhìn thấy ở Củ Chi mang đến cho họ từ sự ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, và từ đó họ càng khâm phục sự quyết tâm, tinh thần chịu đựng gian khổ của người dân Việt Nam.

Một du khách Mỹ đã tâm sự: "Ðịa đạo rất nhỏ so với cỡ người như tôi. Chân của tôi đã bị đau vì chui xuống những đường hầm chằng chịt. Thật tài và khéo léo khi có cả một hệ thống phức tạp của một thành phố dưới lòng đất, và những người dân đã sống một thời gian dài ở nơi này".á

Từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh với 1 giờ 30 phút đồng hồ đi ôtô trên con đường uốn lượn qua những xóm làng xanh tươi sẽ đưa du khách đến Khu di tích Ðịa đạo Củ Chi. Với tầm vóc chiến công của mình, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20 và khu di tích sẽ được lịch sử hôm nay và mai sau luôn luôn nhắc tới.

Giới thiệu 25 Tháng Tư 2010 1:40:00 CH

Số lượt người xem: 23489

Tổng hợp trên 20 bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi

Quảng cáo

Bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - mẫu 1

Chuyến tham quan nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc. Với chủ đề “Về nguồn”, chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.

Buổi sáng hôm ấy, khi em đến trường thì đã nhìn thấy năm chiếc xe ô tô đỗ sẵn. Các học sinh đều vô cùng háo hức. Khoảng ba mươi phút sau, chúng em di chuyển lên xe theo sự hướng dẫn của thầy cô chủ nhiệm. Xe xuất phát khoảng ba mươi phút thì đến nơi.

Quảng cáo

Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Nơi đây là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất. Đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3 - 8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt hai mươi năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.

Chúng em đi tham quan địa đạo Củ Chi theo sự hướng dẫn của các anh chị hướng dẫn viên. Khoảng mười một giờ thì cả trường được nghỉ ngơi để ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.

Quảng cáo

Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.

Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80 - 90cm.

Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu bốn tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống

Quảng cáo

Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan [cô Tổng phụ trách] tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về. Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về.

Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

  • Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Đền Hùng
  • Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế
  • Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư
  • Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử Hồ Hoàm Kiếm - Hà Nội
  • Viết bài văn kể lại chuyến đi tham quan di tích lịch sử nhà tù Hỏa Lò
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee tháng 12:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại //tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức [NXB Giáo dục].

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Bao nhiêu lính Mỹ chết ở địa đạo Củ Chi?

Chiến dịch Cedar Falls
30.000 ~10.000
Thương vong và tổn thất
Mỹ: 72 chết, 337 bị thương Việt Nam Cộng hòa: 11 chết, 8 bị thương 2 xe tăng, 5 xe bọc thép bị phá hủy 4 xe tăng, 9 xe bọc thép, 2 trực thăng bị bắn hỏng Không rõ [Theo Hoa Kỳ: 750 chết, 280 bị bắt]

Chiến dịch Cedar Falls – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Chiến_dịch_Cedar_Fallsnull

Tại sao lại xảy địa đạo Củ Chi?

Lịch sử địa đạo Củ Chi gắn bó chặt chẽ với thời kỳ kháng chiến chống Pháp, đặc biệt trong giai đoạn từ 1946 đến 1948. Công trình này là kết quả của sự cống hiến từ phía quân và dân tại các xã Tân Phú Trung và Phước Vĩnh An, mục đích chính là để bảo vệ vũ khí, thiết bị quân sự.

Củ Chi có bao nhiêu địa đạo?

Hiện nay, Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai địa điểm: - Địa đạo Bến Dược [căn cứ Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định] tại ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Văn hóa công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia theo Quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm 1979.

huyện Củ Chi có bao nhiêu di tích lịch sử?

Theo báo cáo của huyện Củ Chi, hiện nay trên địa bàn huyện có 5 công trình, địa điểm được xếp hạng di tích. Trong đó, 1 di tích quốc gia đặc biệt [di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi], 2 di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP [Chùa linh Sơn và Đình Xóm Huế], 2 di tích lịch sử cấp TP [Đình Cây Sộp, Đình Tân Thông].

Chủ Đề