Bạn muốn làm công việc gì trong tương lai tại sao

Mở đầu: “Bạn/con/cháu/em muốn trở thành ai trong tương lai?” – Đây dường như là một câu hỏi bạn được nghe rất nhiều, thậm chí ngay từ khi còn nhỏ. Nếu bạn vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn thì hi vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phần nào trong việc lựa chọn những công việc phù hợp với bản thân, hay xa hơn là xây dựng một sự nghiệp.

Bạn cũng đừng lo lắng nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên. Bởi sau tất cả, việc bạn làm công việc gì trong tương lai còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Rất nhiều người trưởng thành vẫn đang thay đổi công việc một cách thường xuyên, và có nhiều người vẫn đang làm những công việc hoàn toàn không liên quan đến ngành học họ được đào tạo. Tuy vậy, việc tìm hiểu sớm có thể sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và đưa ra quyết định một cách chính xác hơn.

Lựa chọn nghề nghiệp

Việc lựa chọn nghề nghiệp là một trong những quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời. Cũng như rất nhiều bạn trẻ khác, bạn không biết mình muốn làm công việc gì khi lớn lên, đôi khi bạn thấy căng thẳng khi người khác đặt cho mình câu hỏi đó, nhất là trong giai đoạn cuối cấp và đang chuẩn bị thi đại học. Có thể bạn đã có ý tưởng về việc này rồi, và có thể đó là những ý tưởng hơi mơ mộng hay thậm chí là không thực tế, điều này là hoàn toàn bình thường. Bạn cũng đừng lo lắng vì đa phần những sinh viên mới, những người sau khi đã đỗ đại học vẫn chưa quyết định được chuyên ngành của mình là gì, nhiều người trong số họ còn thay đổi lựa chọn, học một khoa khác hay thi lại một trường đại học khác, hoặc đi làm một công việc toàn thời gian.

lựa chọn công việc

Tuy nhiên, bạn cũng cần tự đặt câu hỏi một cách nghiêm túc cho bản thân:

• Mình nên theo đuổi ước mơ hay suy nghĩ một cách thực tế?

• Khi nào thì mình cần đưa ra quyết định cuối cùng?

• Nếu lựa chọn không đúng, có cách nào để thay đổi và lựa chọn lại không? Hay mình sẽ bị “khóa chặt” vào lựa chọn đó?

• Để thực hiện điều đó thì mình cần làm những gì? Trình tự như thế nào? Ai là người có thể giúp mình?

Xác định một cách cụ thể là ước mơ có thể trở thành một sự nghiệp được không

Nếu bạn thực sự yêu thích hay đam mê một điều gì đó, điều đó thực sự rất tuyệt, bởi có rất nhiều người không biết mình thực sự thích gì. Tuy nhiên, để việc ước mơ được hiện thực hóa trở thành một công việc lại là một vấn đề bạn cần cân nhắc kĩ lưỡng. Có thể bạn rất thích ca hát và hát cũng hay, tuy nhiên điều đó đã đủ để cho bạn trở thành một ca sĩ chưa? Nếu bạn vẫn muốn giữ ước mơ này, bạn có muốn cân nhắc đến những công việc liên quan ví dụ như một giáo viên dạy nhạc, hay một người làm về kĩ thuật âm thanh không?

Điều muốn nói ở đây là bạn nên dựa trên sự cân bằng giữa ước mơ và thực tế để đưa ra một lựa chọn thích hợp nhất.

Điều gì là quan trọng?

Hãy luôn nhớ rằng: “Kiến thức đến từ việc học và kĩ năng đến từ kinh nghiệm, thực hành”. Trong tiếng Anh có câu “skills pay the bills” có nghĩa là công việc bạn làm chủ yếu là dựa vào kĩ năng của bạn và chỉ một phần nhỏ lượng kiến thức bạn đã được học là có ứng dụng trong công việc. Không phải lúc nào bạn cũng cần bằng tiến sĩ mới có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực. Ở đây muốn nhấn mạnh đến việc trải nghiệm, đừng từ chối một công việc thực tập hay cơ hội được trải nghiệm công việc trong thực tế. Cũng đừng ngần ngại việc tham gia một hoạt động tình nguyện, trở thành cộng tác viên trong một dự án liên quan đến công việc bạn muốn làm trong tương lai. Có thể bạn sẽ có cái nhìn cụ thể hơn, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực về công việc này. Và đây cũng là những thông tin cực kì hữu ích giúp bạn đưa ra lựa chọn cho riêng mình.

Mình nên bắt đầu từ đâu?

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Hành trình vạn dặm cũng bắt đầu từ một bước chân.” Vì thế ngay từ bây giờ, bạn có thể bắt đầu bước những bước nhỏ trong hành trình sự nghiệp của mình. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm:

• Lên một danh sách từ 5 đến 10 công việc cụ thể bạn muốn làm

• Sắp xếp danh sách đó theo thứ tự yêu thích

• Liệt kê những yếu tố tích cực, tiêu cực liên quan đến từng công việc

• Làm một số bài test liên quan đến trắc nghiệm nghề nghiệp [Có rất nhiều trang web cung cấp các bài trắc nghiệm nghề nghiệp hoàn toàn miễn phí, Future Me sẽ tổng hợp và đăng tải ngay sau bài viết này]

• Nói chuyện với giáo viên hoặc người có kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan

• Tự mình tìm hiểu thông tin trên mạng, với những thông tin cụ thể như: Bạn cần kĩ năng gì để làm công việc này? Để làm việc này yêu cầu những bằng cấp gì? Đâu là nơi đào tạo tốt cho công việc này? Thu nhập trung bình trong lĩnh vực này là bao nhiêu? Môi trường, thời gian làm việc như thế nào? Có phải làm ca đêm hay phải di chuyển nhiều không? Công việc này có vui và thú vị không? Đâu là những công ty lớn trong lĩnh vực này?

• Và một điều nữa: bạn nên đọc hết chuỗi bài viết liên quan đến chủ đề hướng nghiệp do Future Me thực hiện!

Hãy mở rộng tâm trí của bạn

Bên cạnh lời khuyên “cẩn trọng với những nguồn thông tin tiếp nhận” trong phần 1, bạn hãy giữ cho mình một “cái đầu mở”. Điều này có nghĩa là bạn hãy phá bỏ những định kiến có sẵn trước khi tiếp nhận những điều mới. Ví dụ như những thông tin: “nghề này vất vả/ khổ/ sướng.”, “nghề kia thu nhập cao/ thấp”, “để làm được việc này thì cần học rất giỏi”, “công việc này xã hội đang có nhu cầu lớn”. Hãy đánh giá một cách khách quan nhất nếu có thể và hãy nhớ thế giới đang thay đổi một cách rất nhanh. Ví dụ ở thế hệ bố mẹ chúng ta, chiếc điện thoại di động là một tài sản lớn, ở thế hệ anh, chị bạn, có thể sinh viên đại học mới được dùng di động và bây giờ, ngay cả các em học sinh cấp 2 cũng có thể có điện thoại riêng. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên hay kĩ sư sản xuất điện thoại thì điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Tạm kết: Có thể bài viết trên vẫn chưa giúp ích được nhiều cho bạn trong hành trình xây dựng sự nghiệp, nhưng hi vọng nó có thể giúp ích phần nào trong việc chuẩn bị cho hành trình đó.

Và giờ đây, nếu ai đó có hỏi bạn: “Bạn muốn trở thành ai trong tương lai?” Bạn có thể trả lời họ rằng: “Tôi đang khám phá những lựa chọn của mình!”

Link bài viết phần 1: //bit.ly/3yFfz5W

Link bài viết phần 2: //bit.ly/3vB1Jj7

Hãy cùng tìm hiểu thêm về định hướng nghề hay các tính năng mà Future Me cung cấp tại đây

Liên hệ

Em chọn nghề gì trong tương lai vì sao?” câu hỏi này đa phần chúng ta đã nghe nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Và rồi đến khi tốt nghiệp đại học, người ta thường nghe thấy những diễn giả khuyên nhủ những người trẻ tuổi hãy theo đuổi đam mê của họ. Nhưng điều đó thực sự có đúng hoàn toàn?

  • Tài liệu học Tiếng Anh hay nhất cho lập trình viên
  • 5 lưu ý khi chọn ngành, chọn nghề học sinh THPT cần nắm vững
  • Cách đọc UML Class Diagram
  • Tại sao Java không có cơ chế để Override thuộc tính của instance
  • Top 10 khóa học lập trình Java online dành cho người mới bắt đầu

Ví dụ bạn kiếm tiền bằng công việc mình yêu thích. Điều này khiến bạn làm việc chăm chỉ hơn. Khi đó thành công sẽ đến với bạn một ngày không xa. Tuy nhiên, cuộc sống là vô thường, không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Vì công việc yêu thích chưa chắc đã tạo ra mức lương giúp bạn trang trải cuộc sống. Điều này khiến bạn gặp những khó khăn rắc rối triền miên về “cơm, áo, gạo, tiền”. Nên thay vì theo đuổi đam mê của bản thân, tại sao không thử cố gắng phát triển niềm đam mê cho công việc mà bạn có thể làm tốt.

Bài viết dưới đây của CodeGym sẽ giải thích điều đó mời bạn đọc để hiểu rõ hơn.

Đam mê quan trọng như thế nào trong việc chọn nghề

Liệu đam mê có giúp bạn có tinh thần làm việc tốt?

Đam mê là một trạng thái của tâm trí. Điều này chứng tỏ khi bạn đam mê một công việc thì bạn không chỉ yêu thích công việc đó mà còn tạo ra nhiều giá trị tinh thần.

Đúng vậy! Làm công việc bạn đam mê là một trong những trải nghiệm hài lòng nhất. Hãy tưởng tượng mỗi ngày bạn được làm việc bằng cả nhiệt huyết. Thậm chí, bạn còn muốn sáng tạo, muốn thể hiện hết mình để công việc được tốt nhất. Và rồi những ý tưởng luôn nảy ra trong đầu là lúc phương thức làm việc nâng cao. Có thể thấy chọn nghề yêu thích giúp cải thiện trạng thái tinh thần. Nó đưa đến cho ta nhiều ý tưởng đổi mới, tiến bộ hơn so với làm một công việc có vẻ buồn tẻ. Cuộc sống từ đó dường như tươi sáng và thú vị hơn.

Đam mê giúp bạn nhận ra giá trị cốt lõi của bản thân

Đam mê công việc phải chăng là lúc bạn nhận thấy mình luôn nỗ lực không ngừng. Điều này không chỉ làm bạn muốn hoàn thành công việc mà còn với độ chính xác tuyệt đối. Bạn sẵn sàng nỗ lực và đóng góp nhiều hơn vì bạn muốn kết quả cuối cùng là tốt nhất.

Mỗi sáng bạn thức dậy, bạn nhận ra rằng sẽ dành cả ngày để làm một công việc mà mình thích. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và sảng khoái hơn. Ngay cả ở nơi làm việc, bạn cũng sẽ làm việc với nhiệt huyết tràn. Bạn không chỉ dừng lại là hoàn thành công việc đúng hạn. Thậm chí còn đạt những kết quả trên cả mong đợi. Năng lượng này chuyển thành năng lượng tích cực và kéo dài ngay cả khi ngày mới kết thúc.

Chính xác giá trị của bạn là có thể làm tốt mọi việc khi có đam mê. Bạn có thể làm được nhiều hơn thế. Tạo ra kết quả mà ai cũng muốn có được. Và thành công sẽ đến với bạn một cách nhanh nhất.

>> Tham khảo câu chuyện tìm kiếm đam mê công nghệ của chàng trai chuyển nghề ở tuổi 30 TẠI ĐÂY!

Đam mê giúp bạn tiến gần hơn với thành công

Đam mê và thành công có mối quan hệ với nhau. Và bạn chỉ có thể đạt được thành công khi họ tìm thấy niềm đam mê trong công việc dù làm bất kỳ điều gì. Giống như bạn gieo gì thì gặt nấy. khi bạn dành hết đam mê cho công việc thì hiệu suất làm việc và giá trị bản thân phát huy tối đa. Do đó công việc tiến triển thuận lợi với kết quả trên cả mong đợi. Liệu có chắc rằng bạn sẽ thành công?

Một người chỉ làm việc với tâm thế chậm tiến kết quả làm việc trung bình. Một người nữa làm việc xuất sắc luôn tạo lợi ích cho công ty. Là người chủ bạn chọn ai? Câu trả lời rõ ràng đó chính là người có đam mê trong nghề. Điều đó hoàn đúng trên mọi phương diện của cuộc sống.

Vậy khi ai đó hỏi bạn “em chọn nghề gì trong tương lai vì sao” bạn sẽ có câu trả lời luôn được chứ? CodeGym nghĩ bạn còn đang mông lung không biết làm gì để chọn nghề phù hợp với bản thân thì mong rằng phần tiếp theo sẽ giúp bạn có được câu trả lời thiết thực nhất.

Những yếu tố cần cân nhắc khi chọn nghề

Có rất nhiều lý do ảnh hưởng đến các quyết định về con đường sự nghiệp của bạn. Lựa chọn sai sẽ ảnh hưởng hoặc thay đổi cuộc đời bạn. Vì vậy 2 yếu tố dưới đây sẽ tiên quyết việc chọn nghề của bạn. Giúp bạn có hướng đi đúng, tạo lợi ích giá trị lâu dài.

Tiềm năng và cơ hội của nghề nghiệp

Tiềm năng kiếm tiền từ nghề bạn đã chọn có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của bạn. Sự nghiệp lâu dài đáng giá hơn tài chính. Làm việc theo cách của bạn để vượt qua các cấp bậc sẽ tốt so với việc duy trì một công việc nhàm chán.

Cơ hội làm việc có nhiều nhưng hãy cố gắng tìm hiểu những nơi giúp bạn phát triển về lâu dài. Không nên chọn những công ty chỉ để làm thuê với mức lương có thể nói là “đủ sống” hiện tại. Nên cố gắng lựa chọn những gì bạn có thể thành công về sau với các tiêu chí:

  • Cơ hội thăng tiến của bạn tại công ty
  • Năng lực của bạn có phù hợp với công việc
  • Tiềm năng phát triển của công ty về lâu dài

Cùng với những điều cân nhắc trên thì điều tiếp theo sẽ là sự gợi ý dành cho bạn trong việc chọn nghề.

Xu hướng thay đổi và nhu cầu thị trường trong cách chọn nghề

Những thay đổi trong ngành hoặc nền kinh tế đều có khả năng ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp. Nếu bạn nhận thấy công việc của mình được các sinh viên mới tốt nghiệp đại học tìm kiếm. Đó là lúc xu hướng và nhu cầu thị trường đang có sự cạnh tranh. Lúc này nên quyết định theo đuổi một con đường mới.

Những phát triển mới trong lĩnh vực của bạn có thể mở ra cánh cửa mở rộng các cơ hội nghề nghiệp. Hãy ưu tiên những công việc mà ngay cả khi nền kinh tế thế giới đang thay đổi nhưng vẫn chẳng ảnh hưởng gì đến nghề của bạn.

Nói tóm lại hãy quan sát nhu cầu và tiềm năng lĩnh vực mà bạn sẽ làm. Một ngành nghề lâu dài và bất biến luôn phát triển trong mọi hoàn cảnh.

Công nghệ thông tin là một ngành xu hướng, đáng để cân nhắc

Có rất nhiều công việc thuộc ngành ‘’HOT” hiện nay được nhiều bạn trẻ theo đuổi. Một trong số đó là nghề Lập trình viên. Và chắc hẳn có nhiều bạn chưa nghe qua cái tên này cũng như không hiểu lập trình viên là gì, ai có thể theo học ngành này, mức lương và cơ hội việc làm như thế nào? Nếu muốn, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết: Lập trình viên là gì? Những điều bạn cần biết về lập trình viên.

Kết luận

Đây chỉ là một trong số ý ví dụ ảnh hưởng đến quyết định làm sao để chọn nghề phù hợp với bản thân nhất.Và câu trả lời của “Em chọn nghề gì trong tương lai vì sao?” bạn đã biết rồi chứ? Hãy chọn nghề vì đam mê công việc. Dù cho có thế nào hãy luôn tin vào bản thân mình và làm thật tốt những gì mình đã chọn, rồi mọi thứ sẽ ổn thôi.

Video liên quan

Chủ Đề