Bạn nào có sách wellcome on board mp3 không năm 2024

Giới thiệu:

Về Nasao . Với phương trâm, người thầy vĩ đại truyền cảm hứng, các giảng viên tại nasao luôn hiểu được cốt lõi và bản chất của giáo dục là truyền động lực mạnh mẽ và khát khao cháy bỏng cho học viên khi theo đuổi bất kì môn học nào.

Địa chỉ 1: Số 16, ngõ 237 Ngô Xuân Quảng, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Gia Lâm Phố, Việt Nam. Địa chỉ 2: tầng 2 - số 345 Ngô Xuân Quảng , Trâu Quỳ, Gia Lâm Phố, Việt Nam. Số điện thoại: 097 398 30 89 – Ms Linh

Hiện nay phong trào nghe nhạc số có độ phân giải cao, hay còn gọi nôm na là nghe nhạc lossless càng ngày càng phát triển. Bản thân apham bây giờ cũng bỏ khá nhiều thời gian nghe qua các album nhạc lossless mà mình sưu tầm từ các anh bạn trên VNPhoto và VNAV thay cho nghe bằng CD hay đĩa than. Có lẽ sự tiện dụng, nguồn phong phú và chia sẻ dễ dàng đã làm cho nhạc số trở nên phổ thông, y như là máy ảnh film và máy ảnh số vậy đó.

Ngày nay xu hướng chơi nhạc số ngày càng thịnh hành, các bạn biết rằng CES từ đầu năm nay 2013 đã chọn nguồn phát là nhạc số và đĩa than thay cho CD, lần đầu tiên trong lịch sử CES đã loại bỏ nguồn tham chiếu CD. Có thể file nhạc số sẽ trở thành một xu hướng nghe nhạc mới rất khó cưỡng lại được.

Tuy nhiên apham và rất nhiều bạn khác còn lăn tăn về giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là máy tính: nó có phức tạp không? nó có tốn kém không? bắt đầu từ đâu, v.v...

Vậy thì chúng ta bắt đầu nhé, apham rất mong muốn các bạn cùng đóng góp ý kiến để chơi cho thật hiệu quả và ít tốn học phí trên con đường này.


apham

15-10-2013, 11:47 AM

Câu hỏi đầu tiên các bạn cỏ thể đặt ra là: Tại sao lại là nghe nhạc số với nguồn phát là máy tính (computer audio) mà không phải nghe nhạc số bằng đầu phát chuyên dụng như kiểu music server Meridian Sooloos One, McIntosh MS750, Bryston BDP-1 digital audio player, T+A Music Player Media Streamer, Linn Klimax DS network D/A processor, vân vân và vân vân...

Trả lời: nguồn phát bằng computer phổ thông hơn, tận dụng thứ có sẵn và ngoài ra apham đến xem một số triển lãm âm thanh nghe nhìn ở Việt Nam và các nước cũng như các workshop giới thiệu sản phẩm mới thì hầu hết các hãng họ đều dùng máy tính làm nguồn phát, kết nối thông qua bộ giải mã DAC rồi đưa tín hiệu khuyếch đại (qua pre-amp/ pow-amp) để phát ra loa 2 kênh.

Như vậy các bạn có thể yên tâm là giải pháp này hoàn toàn phù hợp với cách chơi entry-level cho đến ultra hi-end mà không cần phải lăn tăn mấy thứ kia.

Câu hỏi thứ hai rất thông dụng và rất dễ "xa nhau": Chất âm của nhạc lossless so với CD ra sao?

Trả lời: Chất âm của nhạc lossless phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố ví dụ như phần mềm chơi nhạc, hệ điều hành, phần cứng máy tính... mà các nhà sản xuất thiết bị chơi nhạc hoàn toàn không kiểm soát được, chẳng hạn Accuphase chẳng có cửa khi nói chuyện với Microsoft. Điều này được ông Rav Bawa - giám đốc kỹ thuật toàn cầu của dCS (Anh) xác nhận và ông cho biết nếu so sánh sản phẩm DAC với sản phẩm CD Player tốt nhất của hãng thì độ tinh tế của âm thanh tái tạo dựa trên CD vẫn hơn 5% so với file nhạc số. Mà đối với audiophile thì đôi khi 1% có khi đi tìm cả đời không ra... Hiện tại là thế, còn tương lai chưa biết như thế nào vì máy ảnh số 10 năm trước chẳng so lại với máy ảnh film mà bây giờ khác hoàn toàn.


apham

15-10-2013, 11:58 AM

Như vậy apham sẽ trình bày theo sơ đồ bên dưới nhé. Chúng ta sẽ đi từng phần A cho đến D, còn từ D đến E coi như các bác đã có sẵn bộ dàn ở nhà mình rồi.

http://farm4.staticflickr.com/3809/10265439926_281c23a9f1_b.jpg

Phần A: trang bị kho nhạc số Từ A đến B: kết nối USB Phần B: xây dựng một cấu hình máy tính chuyên để nghe nhạc + lựa chọn phần mềm chơi nhạc Từ B đến C: kết nối USB Phần C: bộ chuyển đổi tín hiệu từ số sang analog Từ B đến C: kết nối RCA/ XLR Phần D: hệ thống khuyếch đại âm thanh 2 kênh (pre-amp/ pow-amp)

A và B có thể chỉ là 1 (máy tính chứa nhạc sẵn trong máy). Theo sơ đồ trên thì các bạn có thể trang bị cho mình 1 hệ thống nghe lossless tiêu chuẩn.

Minh họa hệ thống chơi nhạc lossless của em hiện nay khi viết bài này http://farm4.staticflickr.com/3727/10311623363_a3212ff2fd_b.jpg


rotdalat

15-10-2013, 12:27 PM

chào anh apham em ủng hộ cách nghe nhạc của anh,em ko phải là 1 dân chơi audio đúng nghĩa,nhưng em có một số kiến thức căn bản về việc người ta khởi nguồn sản xuất ra "nguồn nhạc" như thế nào.Vậy với hiểu biết căn bản là trong "nguồn nhạc" nó có gì,và việc của người nghe là chọn các thiết bị để tái hiện tối đa dữ liệu có trong nguồn nhạc,chúng ta sẽ có được sự tương đối "thật" trong cách nghe nhạc mà theo quan điểm cá nhân của em là thường bị phức tạp hóa bởi âm thanh ko nhìn thấy được như hình ảnh>>>đánh giá dựa trên cảm giác+một phần là chiêu trò của chính các nhà sản xuất trong nền công nghiệp âm thanh. ngồi đợi bác apham viết tiếp 1 bài về âm thanh trên diễn đàn chuyên về hình ảnh...thú vị thật.


apham

15-10-2013, 02:16 PM

@rotdalat: bác hãy chia sẻ nhé, cám ơn bác


apham

15-10-2013, 02:38 PM

Chúng ta bắt đầu nào.

  1. Kho nhạc số

Đầu tiên phải tìm thiết bị chứa file nhạc lossless. Nếu các bạn có kho nhạc nhỏ thì chưa trên ổ cứng gắn trong máy tính là đủ. Tuy nhiên hiện nay điều này bất khả vì hầu hết ổ cứng gắn trong quá nhỏ so với nhu cầu. Các bạn có chừng 1, 2 TB thì chắc chắn phải tìm giải pháp lưu chứa file bên ngoài.

Câu hỏi: ổ cứng chỉ dùng để chứa file nhạc, truy xuất dữ liệu số thì cái nào chả giống nhau, đúng không?

Câu trả lời là còn tùy, các bạn xem trải nghiệm của apham dưới đây.

Bắt đầu từ ổ cứng chứa file nhạc, mình nhận thấy không phải ổ cứng nào cũng giống nhau:

Sau khi dùng qua một số loại ổ cứng thông dụng thì apham thấy, nếu dùng để lưu hình/ data thì WD quả là ngon bổ rẻ. Nếu cầu kỳ hơn để nghe nhạc thì Lacie nên tính tới bởi vì nó chạy êm và rất ít rung

http://farm3.staticflickr.com/2886/8937137870_b3a588aa1d_b.jpg

https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/1209106_10151826869067357_285049281_n.jpg

https://fbcdn-sphotos-f-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc3/1014211_10151826869147357_1420059586_n.jpg

Trong ảnh là test rung trên ổ Lacie https://scontent-a-pao.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/602836_10151815967192357_1617814676_n.jpg

Còn đây là rung trên ổ WD https://scontent-b-pao.xx.fbcdn.net/hphotos-prn1/1234145_10151815969182357_348218997_n.jpg

Các bạn thấy là WD rung hơn Lacie rất nhiều và thực tế chúng ta cảm nhận được ngay khi dùng thử.

Hiện tại apham dùng: - WD, Lacie 3.5" để lưu ảnh với chế độ security bật lên - Lacie để chơi nhạc lossless

Với các bạn chơi audio thì rung này từ ổ cứng phát sinh có tể ảnh hưởng đến hệ thống phát nhạc nếu nó đặt chung với nhau. Do đó nếu các bạn quan tâm nhiều đến vấn đề xử lý rung, nhiễu trên toàn hệ thống thì nên lưu ý điểm này.

Bổ sung thêm từ ý kiến góp ý của bác TiCan_2009: Nếu bác sợ độ rung này ảnh hưởng đến "hệ thống phát nhạc" thì có thể giải quyết một cách đơn giản là không đặt cái ổ cứng đó trên cùng cái kệ đã trang bị tiêu âm, khử rung.


rotdalat

15-10-2013, 05:32 PM

em xin phép nói leo luôn tại điểm vấn đề rung và nhiễu a apham vừa đề cập. trước đây ở thời kỳ analogue thì vấn đề nhiễu luôn là vấn đề người thu âm và người nghe âm thanh chuyên nghiệp đặt lên hàng đầu,vì analogue tức là "tương tự" >>âm thanh được thu vào từ rung động cơ học chuyển qua rung động điện từ trong các thiết bị điện tử>>được xử lý>>chuyển qua sản phẩm âm thanh hoặc bộ phát>>chuyển thành rung động cơ học trở lại. trong quá trình này nếu vì lý do gì đó mà sự "nhiễu" nó ảnh hưởng đến "đường truyền rung động" >>thì nhiễu nó ăn vào luôn tín hiệu làm biến đổi tính chất của rung động âm thanh ban đầu >>tín hiệu bị dơ do pha lẫn tạp âm hoặc không còn giữ được đầy đủ thông tin ban đầu.Xin nói thêm là cũng chính sự bất toàn này mà người ta có cái gọi là "chất âm riêng" cho từng thiết bị cả đầu thu và đầu ra. công nghệ Digital ra đời có rất nhiều lợi điểm trong việc "khử nhiễu" âm thanh do nguyên lý hoạt động,bác nào quan tâm đến chữ "vì sao" thì em sẽ viết sau cho đỡ loãng,chúng ta biết là ngày nay các nhà thu âm hầu hết đều chuyển qua xài digital tiêu biểu có thể nói tới nhà thu âm,ca sỹ,nhạc sỹ nổi tiếng Alan parson ,hay vụ phòng thu âm cho ban nhạc Beatles suýt bị bán vì hoạt động không hiệu quả) sau cái sự tám chán chê của em ở trên,em xin nói là tín hiệu khi còn nằm trong ổ cứng thì nó vẫn là tín hiệu số "011001100",chưa phải là rung động cơ học nên vấn đề ổ cứng rung thì ko ảnh hưởng gì tới chất lượng âm thanh vì rung cơ tự nó ko chuyển thành số 1001 được.vậy vấn đề cần quan tâm khi đầu tư ổ cứng nghe nhạc theo em là dung lượng,độ bền,độ ổn định và bác nào màu mè tí thì thêm cái thẩm mỹ em xin tạm hết


apham

15-10-2013, 09:47 PM

@rotdalat: apham cập nhật ở trên cho đầy đủ ý 1 tí để khỏi hiểu lầm. Apham muốn nói là rung này có tể ảnh hưởng đến hệ thống phát nhạc nếu nó đặt chung với nhau.


apham

15-10-2013, 09:59 PM

Sau khi có nơi chứa nhạc, bước tiếp theo là tìm kiếm và sưu tầm nguồn nhạc.

Với định dạng file nhạc có độ phân giải cao, audiophiles và nền công nghiệp hiend đã chấp nhận computer audio là một nguồn phát chuẩn. Nếu nguồn convert tốt 24/ 32 bits thì sẽ có các file âm thanh có độ phân giải cao hơn cả chuẩn Redbook 16 bits từ CD thường.

Hình minh họa: ổ cứng external chứa nhạc lossless http://farm3.staticflickr.com/2824/10291589896_c1a5cf483d_b.jpg

Về mặt cơ bản nhất theo sự chia sẻ của vài nhà sản xuất nhạc ở VN mà em có được trao đổi: - Âm thanh trực tiếp từ phòng thu -> ghi lại trên băng từ tape/ băng cối đa kênh và đĩa than (âm thanh analog) - Nhà SX chuyển tín hiệu analog ở trên sang các nguồn nhạc thương mại như CD/ DVD/ Blue ray, etc...

Hầu hết nguồn nhạc lossless chia sẻ hiện nay được đánh từ CD/ SACD/ XRCD, một số ít đánh từ đĩa than và được bổ sung thêm 1 ít nguồn nhạc 32bits - được quảng cáo là covert trực tiếp từ tín hiệu thu âm (cái này ít lắm vì giá rất đắt).

Chính vì vậy nên chất âm từ file lossless vẫn chưa so bằng CD, tham khảo phần ý kiến mở đầu về việc này.

Ở nhà mình hiện nay thì sưu tầm nguồn nhạc lossless khá dễ dàng, copy thoải mái. Tốt nhất các bạn tìm một người quen có nguồn âm tốt và chép nhạc về nhà sử dụng.

Vậy thì câu hỏi định dạng lossless nào cần sưu tầm? Có rất nhiều định dạng Lossless khác nhau (FLAC, APE, TAK, ALAC, TTA, WAV...) do đó cũng có nhiều kiểu nén Lossless khác nhau cho ra các file với dung lượng từ cao đến thấp. Nhưng sau khi giải nén chúng đều cho ra dữ liệu với chất lượng giống nhau và giống bản gốc (nếu cùng một bản gốc).

Tuy nhiên nếu các bạn cầu kỳ và không muốn hệ thống có độ trễ (sử dụng cấu hình máy tính yếu, giải nén không kịp tín hiệu cần xuất đi) thì nên tìm file nhạc WAV để sử dụng. File .WAV trong âm thanh tương tự file bitmap hình *.BMP. Một CD nhạc 24 bits sẽ tạo ra 1 album nhạc lossless có dung lượng 800MB đến hơn 1GB dữ liệu.

Ngoài ra khi nghe nhạc số cất lượng cao thì tự nhiên chúng ta phải delete đi kho nhạc MP3 mà hồi xưa tải về từ modem internet về, vì thuật toán nén này là dạng Lossy, tức là mất 1 phần dữ liệu, hì hì...


TiCan_2009

15-10-2013, 10:36 PM

Góp ý với bác Apham:

1. Như rotdalat đã nói, data dạng số thì không sợ nhiễu do rung cơ học (nhè nhẹ thôi). Nếu bác sợ độ rung này ảnh hưởng đến "hệ thống phát nhạc" thì có thể giải quyết một cách đơn giản là không đặt cái ổ cứng đó trên cùng cái kệ đã trang bị tiêu âm, khử rung. Sợi dây tín hiệu chắc không truyền nổi cái rung ấy đến hệ thống đâu.

2. Rung cơ học ở mức độ thấp chỉ có ảnh hưởng đến các hệ thống tái tạo âm thanh cơ học như băng, đĩa ... chứ hầu như không ảnh hưởng đến các mạch điện xử lý hay khuyếch đại. Để có thể ảnh hưởng được đến chất lượng khuyếch đại của amply chắc các rung động đó phải đạt đến cỡ "chấn động mạnh".


rotdalat

15-10-2013, 10:39 PM

@ bác apham hihi em nghĩ là về mặt lý thuyết thì đúng là ổ cứng nó quay nên cũng có rung động điện từ nhất định,nhưng đặt bên cạnh các thiết bị phát vốn đã được tính toán thiết kế chống nhiễu đủ kiểu thì em nghĩ cái rung của ổ cứng chả dính răng ,chạm vào lớp phòng vệ đầu tiên là lớp vỏ kim loại của amply (ví dụ) là đủ tiêu tùng,... đợi bác viết tiếp,hàng của bác nhìn lung linh quá,chẹp chẹp


The Old Man

15-10-2013, 11:47 PM

Thắc mắc: 1. File Lossless và file của CD khác nhau như thế nào? 2. File lossless lấy từ đâu ra (Được làm ra như thế nào)?


vthanh

16-10-2013, 02:40 AM

Theo em nghĩ file lossless là file compress từ CD ,dĩa than...ra như flac,ape,alac nhưng chất lương âm thanh không bị mất...để nghe cho dàn máy nhà thì phải dac converter như hình bác apham để ở trên..để convert ra file lossless thì dùng software như easy cdda extractor...có thể nghe file lossless với phone android thì dùng software như jet audio hay neutro player để nghe trong window thì phải có player support những file lossless..như freeware KM player...còn để nghe âm thanh đạt chất lượng thì còn phụ thuộc vào cách chỉnh bên trong software và những audio plugin....


rotdalat

16-10-2013, 03:54 AM

@ bác vthanh : cảm ơn bác cho em thêm kiến thức về cái vụ rung cơ học @bác Tom: dạ file lossless có thể có các nguồn sau theo kiến thức của em

  1. file gốc: sau quá trình thu âm,thêm hiệu ứng,cân chỉnh (bằng phần mềm digital hoặc kết hợp digital và một số đồ cân chỉnh,hiệu ứng analogue) >>người ta xuất ra 1 file gốc theo 1 chuẩn định dạng chi chi đó>>file này là file hoàn chỉnh được đem chuyển qua phần mềm để đốt cd >>hoặc cũng có thể để nghe trực tiếp qua bộ chuyển đổi>>nguồn phát >>đây là nguồn chất lượng tốt nhất
    1. đĩa cd: về mặt lý thuyết thì trên cd cũng chỉ là 1001...,nên nếu đĩa cd còn mới,ko bị xước,và cái thằng sản xuất cái cd đó ra nó hiểu rõ cái phần mềm đốt cd +đồ đốt của nó đủ tiêu chuẩn>>thì file nó giống file gốc
    2. đĩa than hay băng từ (thời đại analogue): người ta dùng những băng hay đĩa còn lại từ thời kỳ này ,dùng thiết bị đọc và bộ chuyển đổi A/D và phần mềm để chuyển nó về file digital>>đây là nguồn tệ nhất xin tám thêm 1 tý về cái sự tệ em chạy vòng vòng hóng chuyện thì thấy một số bác vẫn còn ca ngợi đĩa than là "thật nhất,hay nhất,chất nhất...bla bla bla" em xin nói thẳng là về mặt âm thanh thì âm thanh từ đĩa than là...tởm nhất,giới sản xuất âm thanh nó biết cái này từ rất lâu rồi do những nhược điểm về mặt vật lý mà cho đến ngày nay ..éo thể nào khắc phục được (bác nào muốn bít rõ hơn tí có thể tìm đọc cuốn vỡ lòng của dân phòng thu có tên là The Art of mixing dễ dàng tải trên mạng).giới chuyên nghe cách đây vài năm cũng đã thừa nhận chất âm đĩa than chỉ dành cho người thích... hoài cổ.bác nào chơi đồ hiend (kể cả trường phái "nghe sao cho thật nhất",hay trường phái "nghe sao cho hay nhất") mà ko thích hoài cổ thì em nói thật là..phí mịe cái dàn hiend nếu chọn nguồn phát là đĩa than. thế sao người ta vẫn sản xuất? thì còn người mua nên sản xuất,nhà sản xuất nào lại chê tiền đĩa than ngày hôm nay thì như thế nào? em thì em thấy là đây là sự lừa tình to đùng nhất của mấy thằng sản xuất trong công nghiệp âm thanh,vì sao? >>vì ngày hôm nay thu âm và xử lý digital>> từ digital lại đem ra thiết bị chuyển đổi rồi "khắc" lại thành đĩa than>>> cái phẩm chất duy nhất được ca ngợi của đĩa than ngày xưa về mặt lý thuyết mất hoàn toàn ý nghĩa : đĩa than được sản xuất trực tiếp trên rung động cơ học >>em hát vào cái loa>>cái loa rung lên >>ở cuối cái loa có cái kim>>>cái kim rung lên khắc vào cái đĩa. thôi chết,em lan man tự sướng quá,các bác thông cảm,nhưng mà bác nào giỏi pts mà đọc cái này thấy có ích thì pm bày cho e vài chiêu hay hay nhá,em ở trên núi ko có điều kiện theo học khóa của mấy bác Bow ,Hafoto,...

The Old Man

16-10-2013, 05:25 AM

Lại thắc mắc: Nếu file lossless trích lấy ra (convert) từ CD làm sao lại có chất lượng cao hơn CD (wave file)?


yashicanon

16-10-2013, 06:35 AM

@ bác vthanh : cảm ơn bác cho em thêm kiến thức về cái vụ rung cơ học @bác Tom: dạ file lossless có thể có các nguồn sau theo kiến thức của em

  1. file gốc: sau quá trình thu âm,thêm hiệu ứng,cân chỉnh (bằng phần mềm digital hoặc kết hợp digital và một số đồ cân chỉnh,hiệu ứng analogue) >>người ta xuất ra 1 file gốc theo 1 chuẩn định dạng chi chi đó>>file này là file hoàn chỉnh được đem chuyển qua phần mềm để đốt cd >>hoặc cũng có thể để nghe trực tiếp qua bộ chuyển đổi>>nguồn phát >>đây là nguồn chất lượng tốt nhất
    1. đĩa cd: về mặt lý thuyết thì trên cd cũng chỉ là 1001...,nên nếu đĩa cd còn mới,ko bị xước,và cái thằng sản xuất cái cd đó ra nó hiểu rõ cái phần mềm đốt cd +đồ đốt của nó đủ tiêu chuẩn>>thì file nó giống file gốc
    2. đĩa than hay băng từ (thời đại analogue): người ta dùng những băng hay đĩa còn lại từ thời kỳ này ,dùng thiết bị đọc và bộ chuyển đổi A/D và phần mềm để chuyển nó về file digital>>đây là nguồn tệ nhất xin tám thêm 1 tý về cái sự tệ em chạy vòng vòng hóng chuyện thì thấy một số bác vẫn còn ca ngợi đĩa than là "thật nhất,hay nhất,chất nhất...bla bla bla" em xin nói thẳng là về mặt âm thanh thì âm thanh từ đĩa than là...tởm nhất,giới sản xuất âm thanh nó biết cái này từ rất lâu rồi do những nhược điểm về mặt vật lý mà cho đến ngày nay ..éo thể nào khắc phục được (bác nào muốn bít rõ hơn tí có thể tìm đọc cuốn vỡ lòng của dân phòng thu có tên là The Art of mixing dễ dàng tải trên mạng).giới chuyên nghe cách đây vài năm cũng đã thừa nhận chất âm đĩa than chỉ dành cho người thích... hoài cổ.bác nào chơi đồ hiend (kể cả trường phái "nghe sao cho thật nhất",hay trường phái "nghe sao cho hay nhất") mà ko thích hoài cổ thì em nói thật là..phí mịe cái dàn hiend nếu chọn nguồn phát là đĩa than. thế sao người ta vẫn sản xuất? thì còn người mua nên sản xuất,nhà sản xuất nào lại chê tiền đĩa than ngày hôm nay thì như thế nào? em thì em thấy là đây là sự lừa tình to đùng nhất của mấy thằng sản xuất trong công nghiệp âm thanh,vì sao? >>vì ngày hôm nay thu âm và xử lý digital>> từ digital lại đem ra thiết bị chuyển đổi rồi "khắc" lại thành đĩa than>>> cái phẩm chất duy nhất được ca ngợi của đĩa than ngày xưa về mặt lý thuyết mất hoàn toàn ý nghĩa : đĩa than được sản xuất trực tiếp trên rung động cơ học >>em hát vào cái loa>>cái loa rung lên >>ở cuối cái loa có cái kim>>>cái kim rung lên khắc vào cái đĩa. thôi chết,em lan man tự sướng quá,các bác thông cảm,nhưng mà bác nào giỏi pts mà đọc cái này thấy có ích thì pm bày cho e vài chiêu hay hay nhá,em ở trên núi ko có điều kiện theo học khóa của mấy bác Bow ,Hafoto,...

Rất đồng tình với bác .hihi nó cũng giống như phim và số í !!!!! chụp phim xong SC ra digital rồi đưa vào máy CP phót lên net rồi xúm vào khen lấy khen để .nào là chất màu của phim , nào là độ chuyển .nào là tương phản bala bala .em vào xem mà tìm mãi chả thấy cái mấy bác ấy nói nó ở đâu .hay do em mù con ạt chăng .thú thật em cũng chơi phim vài chục năm về trước cũng sóc lọ mỏi cả tay rồi lọ mọ hiện hãm .thế mà bây giờ em chịu. ko nhìn ra được mấy cái các bác ấy nói .các cụ nhà em và các con cháu .rửa hình từ số ra .rồi so với phim thì số được khen hơn ạ .hãm thật


apham

16-10-2013, 09:15 AM

Góp ý với bác Apham:

1. Như rotdalat đã nói, data dạng số thì không sợ nhiễu do rung cơ học (nhè nhẹ thôi). Nếu bác sợ độ rung này ảnh hưởng đến "hệ thống phát nhạc" thì có thể giải quyết một cách đơn giản là không đặt cái ổ cứng đó trên cùng cái kệ đã trang bị tiêu âm, khử rung. Sợi dây tín hiệu chắc không truyền nổi cái rung ấy đến hệ thống đâu.

2. Rung cơ học ở mức độ thấp chỉ có ảnh hưởng đến các hệ thống tái tạo âm thanh cơ học như băng, đĩa ... chứ hầu như không ảnh hưởng đến các mạch điện xử lý hay khuyếch đại. Để có thể ảnh hưởng được đến chất lượng khuyếch đại của amply chắc các rung động đó phải đạt đến cỡ "chấn động mạnh".

Em nhất trí với điểm 1 của bác và sẽ thêm vào bài viết ở trên. Mình tính ghi ban đầu nhưng sợ các bác không quan tâm, ai dè nhận được ý kiến thêm quá đã.

Điểm 2 thì không đúng đâu bác, về lý thuyết thì nghe có vẻ như vậy nhưng thực tế trải nghiệm lại hoàn toàn khác, đặc biệt là ai chơi ultra hi-end thì sẽ thấy rõ việc xử lý rung trên amply, loa (coi như là bác đã biết rung động ảnh hưởng đến các hệ thống tái tạo âm thanh cơ học như băng, đĩa ...) cho chúng ta sự khác biệt, âm thanh chắc gọn, hết rề rà liền. Apham phát biểu dựa trên thực tế trải nghiệm ở các phòng nghe rất tốt.


apham

16-10-2013, 09:28 AM

Lại thắc mắc: Nếu file lossless trích lấy ra (convert) từ CD làm sao lại có chất lượng cao hơn CD (wave file)?

Về mặt cơ bản nhất theo sự chia sẻ của vài nhà sản xuất nhạc ở VN mà em có được trao đổi: - Âm thanh trực tiếp từ phòng thu -> ghi lại trên băng từ tape/ băng cối đa kênh và đĩa than (âm thanh analog) - Nhà SX chuyển tín hiệu analog ở trên sang các nguồn nhạc thương mại như CD/ DVD/ Blueray, etc...

Hầu hết nguồn nhạc lossless chia sẻ hiện nay được đánh từ CD/ SACD/ XRCD ra, một số ít đánh từ đĩa than và được bổ sung thêm 1 ít nguồn nhạc 32bits từ nhà sản xuất - được quảng cáo là covert trực tiếp từ tín hiệu thu âm (cái này ít lắm vì giá rất đắt).

Phần mở đầu em đã nói là chất âm của lossless không bằng CD. Ngoài ra sáng nay em có bổ sung vào bài viết về file nhạc số mà hôm qua chưa kịp viết do phải đi họp với client :)


apham

16-10-2013, 09:35 AM

@rotdalat: bác hơi lý thuyết và quan điểm của bác về đĩa than hoàn toàn sai lầm. Bác đoạc lại phần mở đầu của apham trong bài viết này về nguồn tham chiếu trong xu hướng thế giới hiện nay. Có thể bác có định kiến không thích hay chưa nghe qua phòng phát nhạc đĩa than được xử lý tốt nên mới phát biểu như thế.


haifangshi

16-10-2013, 09:53 AM

Lại thắc mắc: Nếu file lossless trích lấy ra (convert) từ CD làm sao lại có chất lượng cao hơn CD (wave file)?

File lossless theo định nghĩa là sao chép lại dữ liệu từ đĩa CD, đĩa than ra, với chất lượng không mất đi so với nguồn. Có những file dung lượng lên đến vài gb khi sao chép từ nguồn đĩa than.

Nhưng cá nhân em vẫn thích cảm giác lấy đĩa CD ra cho vào đầu đọc và nghe qua hệ thống 2 kênh hơn là nghe nguồn lossless qua DAC...


apham

16-10-2013, 10:03 AM

File lossless theo định nghĩa là sao chép lại dữ liệu từ đĩa CD, đĩa than ra, với chất lượng không mất đi so với nguồn. Có những file dung lượng lên đến vài gb khi sao chép từ nguồn đĩa than.

Nhưng cá nhân em vẫn thích cảm giác lấy đĩa CD ra cho vào đầu đọc và nghe qua hệ thống 2 kênh hơn là nghe nguồn lossless qua DAC...

Em nhất trí 100%, cám ơn bác đã bổ sung. Bác rotdalat chú ý cái này nhé: Có những file dung lượng lên đến vài gb khi sao chép từ nguồn đĩa than.

Trong gia đình em bà xã không rành ba cái vụ này nhưng nghe CD thì nói hay hơn lossless, và em cũng đồng ý luôn, hehe

Ah, thấy chưa, anh em photo cũng yêu audio phết.


apham

16-10-2013, 10:17 AM

Em tiếp:

B-1. Xây dựng một cấu hình máy tính chuyên để nghe nhạc

Các bạn có thể dùng bất kỳ máy tính có sẵn nào để sử dụng, miễn là nó có khả năng xuất tín hiệu số khi chơi nhạc (digital playback) qua ngõ USB hay các cáp nối digital thông thường như: Toslink, S.PDIF và AES/EBU. Ở đây chúng ta không đề cập đến chuyện lấy tín hiệu âm thanh đã giải mã xong trên máy tính ra cổng headphone nhá, hehe.

Tuy nhiên, với yêu cầu nâng cao cho một hệ thống nghe nhạc tốt thì nhất thiết chúng ta phải đầu tư 1 máy tính chuyên biệt có khả năng sau:

1. Im lặng tuyệt đối 2. Cho chất lượng âm thanh đạt cao. 3. Không có các linh kiện có chuyển động cơ học như ổ HDD, Fan CPU, Fan PSU 4. Có cổng USB dùng bus riêng, độc lập cho Audio.

Với 4 yếu tố trên, nhất quyết chúng ta phải đầu tư nếu nhu cầu hướng đến hệ thống phát nhạc tốt: - Máy tính trang bị ổ cứng SSD để nạp HĐH và phần mềm playback (kho nhạc chứa bên ngoài máy tính) - Máy tính không có quạt tản nhiệt cho CPU (Fanless): hiện nay mấy dòng máy tính đời mới đã không có quạtg CPU nữa rồi, ví dụ Ultrabook, 2-in-1 - Máy tính nên dùng adapter cho bộ nguồn cấp điện thay vì để PSU trong casing để tránh nhiễu: laptop, AIO, NUC là các giải pháp nên tính đến

Minh họa nguồn phát lossless trong bộ dàn âm thanh http://farm3.staticflickr.com/2848/10153056135_eb4beacd29_b.jpg

https://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-frc1/420673_10151556035117357_768627127_n.jpg

Apham đã trải nghiệm thực tế trên nhiều máy tính (laptop, desktop, NUC, AIO) và thấy tín hiệu nhiễu (rì rì, xè xè) khi mới lớn volume trên các máy dùng ổ cứng thông thường. Nếu mà chỉ ở volume nhỏ mà các bạn đã thấy âm thanh này thì hệ thống nhà bạn bị nhiễu rất nặng.

Đây là hệ thống máy tính chơi nhạc hiện tại của apham: Lenovo X1 dòng Ultrabook, Core i5, SSD 120GB, 8GB RAM, Windows 7 http://farm4.staticflickr.com/3810/9014946276_6504656ca2_b.jpg

Máy tính chuyên để nghe nhạc phải playback "bit perfect" audio. Tất cả những tạp âm (noise) tạo ra bởi các thành phần linh kiện khác nhau, các phần mềm chạy ẩn,... có thể ảnh hưởng đến việc truy suất data tại 1 thời điểm và truyền sang DAC với yêu cầu phải đúng tần số lấy mẫu như 16/44.1, 24/96, 24/192. Chúng ta sẽ nói nhiều hơn ở phần C - Bộ DAC

Các cổng usb khác nhau, do thiết kế khác nhau, tích hợp các tính năng khác nhau. Chẳng hạn trên MAC phần USB chia 2 nhánh, 1 nhánh cổng 1-2 có tích hợp thêm hồng ngoại (IR receiver), còn cổng 3-4 tích hợp Bluetooth. Khi cắm DAC vào cổng 3 trên Mac Mini chẳng hạn, mà đồng thời bật bluetooth để kết nối keyboard/trackpad thì tín hiệu USB tới DAC sẽ bị bluetooth ảnh hưởng. Do đó, người ta khuyên dùng cắm vào cổng 1-2, ít bị ảnh hưởng hơn vì bây giờ cũng ít dùng thiết bị giao tiếp hồng ngoại (remote, chuột). Cái này vào phần "About this Mac" sẽ thấy rõ ngay 2 nhánh này khi bác cắm rút các thiết bị USB vào nhánh nào.

Hay việc tại sao dùng firewire HDD tốt hơn, vì muốn dành cổng USB toàn tâm toàn ý cho DAC. Nếu dùng firewire DAC thì lại dùng USB HDD.... cốt là để chúng không dẫm chân lên nhau.

Nguồn tham khảo: Audio Grade Computer http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=104&t=81818 Truyền tín hiệu từ PC sang DAC: http://www.hifi-advice.com/USB-synchronous-asynchronous-info.html


nhimi

16-10-2013, 11:37 AM

File lossless theo định nghĩa là sao chép lại dữ liệu từ đĩa CD, đĩa than ra, với chất lượng không mất đi so với nguồn. Có những file dung lượng lên đến vài gb khi sao chép từ nguồn đĩa than.

Nhưng cá nhân em vẫn thích cảm giác lấy đĩa CD ra cho vào đầu đọc và nghe qua hệ thống 2 kênh hơn là nghe nguồn lossless qua DAC...

Theo như tôi được biết thì bản thân âm thanh lưu trong CD-Audio cũng là thông tin số. Âm thanh được lưu phổ biến dưới dạng 2 kênh 16 bít tần số lấy mẫu là 44KHz. Như vậy trên máy tính để nghe ( hay xử lý) được cần băng thông tối thiểu là 44Kx16x2 bít/s cỡ 1,4M bít/s. Ở đây chỉ nói đến dữ liệu thô không tính tới các vấn đề khác. Như vậy có thể tính ra được kích cỡ file khi chuyển đổi âm thanh sang dạng số theo chuẩn CD. Bình quân 1h hết khoảng 600MB. Người ta có nhiều cách để tăng chất lượng âm thanh lưu dưới dạng số như tăng số bít 32 thay vì 16, nâng tần số lấy mẫu...

Các định dạng lossless hướng tới việc tiết kiệm dung lượng lưu trữ file âm thanh số bằng các sử dụng các phương pháp nén dữ liệu mà không làm mất thông tin. Nói cách khác là nén thông tin ở dang CD-Audio lại cho tiết kiệm dung lượng.

Tôi cho rằng khi nghe âm thanh (số) từ máy tính vấn đề trước tiên là chất lượng của bộ chuyển đổi số sang tương tự DAC. Vấn đề quan trọng tiếp theo là khuếch đại âm thanh được chuyển đổi của bộ DAC ra loa. Sư khác biệt về chất lượng của loa và bộ khuếch đại (amply) là dễ thấy và dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy rằng, quyết chi khoảng 200-300USD cho bộ DAC (cho máy tính nôm na là card âm thanh) thì khó hơn việc chi 1000USD cho bộ loa hay khuếch đại:)

Cá nhân tôi không cho rằng việc rung (ồn) của các thiết bị lưu trữ số có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Tuy nhiên việc này chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của người nghe.


TiCan_2009

16-10-2013, 11:47 AM

... Cá nhân tôi không cho rằng việc rung (ồn) của các thiết bị lưu trữ số có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Tuy nhiên việc này chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của người nghe.

Có cùng cảm nhận với bác về điều này.


The Old Man

16-10-2013, 12:29 PM

Sợ độ rung cùa CD ROM, HDD, quạt PC v.v. Còn cái turn-table chạy dỉa than khệng khạng thì lại nói là cho chất lượng âm thanh tốt là sao? Có phải là quá thiên vị chăng?


rotdalat

16-10-2013, 01:34 PM

@ bác apham : em nhớ rõ là ở bài viết đầu bác nói về nguồn tham chiếu ko nói tới đĩa than nên ở dưới em mới nói là em lan man tự sướng ạ chứ ko phải em đả kích gì bác đâu.Chỉ là nhân tiện thì viết cho nó vui tay vui não thui ạ tiếp cái vụ đĩa than tí,em có nghe đĩa than rồi (nhưng em nghĩ là em được thử ít thua xa bác).Cách đây 1-2 năm trên tivi người ta có chiếu 1 show thế này cho 3 người :1 là phóng viên của tạp chí âm thanh nổi tiếng thế giới,2 là 1 ông audiofile có uy tín,3 là một nghệ sỹ nổi tiếng (cho là dân thường,nghệ sỹ chắc gì là dân nghe) bịt mắt,ngồi trước 1 dàn hiend ,sau đó 3 đoạn nhạc cùng 1 bài hát được bật,thay đổi giữa file mp3 (nén đúng cách) ,đĩa CD và đĩa than,không biết trước loại file nào được phát >>kết quả >>cả 3 đều nhất trí là đoạn nhạc phát từ đĩa than là tệ nhất mọi mặt so với 2 tên kia >>độ ồn,độ kém chi tiết >>2 tên kia thì tương đương và thằng vô địch là ...mp3 với 2 bình chọn >>nên em mới nói ở trên là nền công nghiệp âm thanh nó mù mờ và nhiều trò ba xạo (ở bài viết đầu) vì âm thanh ko thấy được,lại hay bị sự chủ quan ám thị che lấp ,mà mấy thằng sản xuất thì càng hăng hái trong việc tung hỏa mù. đó là vụ người nghe,thôi để em nói tiếp cái vụ vật lý tại sao đĩa than lại tệ vì hình như các bác chưa rảnh để đọc cái thằng The Art of mixing em đã giới thiệu: chưa nói về độ bền thì âm thanh của đĩa than thứ nhất là độ ồn >>cái kim khi chạy trên đĩa để đọc dữ liệu cỡ nào ,đồ tốt mấy nó cũng có ma sát nhất định + sai số thì chắc chắn là hơn thằng đầu đọc lazer>>ma sát này tự nó có rung riêng sinh ra nhiễu trực tiếp vào tín hiệu âm thanh thứ tiếp là ai cũng biết sóng âm nó đi theo hình sin >>ngay từ ban đầu của quá trình sản xuất>>nếu cái kim muốn tái hiện được đủ tầng số âm bass cực trầm thì cái kim phải ...đâm xuyên mịa nó qua hết cái đĩa than>>giả sử là tăng độ dày của cái đĩa thì khi đó cái rãnh bên cạnh cũng bị phá nát bấy rồi ạ >>nên 2 mới nói là rào cản vật lý chưa cách nào vượt qua được 2 lý do trên em nghĩ là đủ để quăng mịa nó cái dàn hiend khi nguồn phát là đĩa than (bác nào quăng cái phono phát đĩa thì cho em xin,em ko nghe nhưng em ko phủ nhận giá trị thẩm mỹ của nó ạ,keke)>>em xin nhắc lại là tụi sản xuất nó thừa biết điều này nhưng nó vẫn lừa tình.công nghệ gì thì cũng là đi sau để cố tái hiện lý thuyết thôi đúng ko ạ. file chép lại từ đĩa than dung lượng lên vài G cũng ko có gì khó đâu ạ,cũng vẫn là lừa tềnh thôi anh apham ạ,tự em cũng đã thử tự làm file thu âm gốc trên thiết bị và phần mềm đạt chuẩn .... thôi em té đi kiếm cơm đã,tối e rảnh e sẽ viết tiếp cái vụ chuẩn âm thanh digital được thống nhất bởi hiệp hội công nghiệp thu âm Châu Âu và Mẽo thì chúng ta sẽ rõ ràng tại sao là "lừa tềnh"


apham

16-10-2013, 02:06 PM

Sợ độ rung cùa CD ROM, HDD, quạt PC v.v. Còn cái turn-table chạy dỉa than khệng khạng thì lại nói là cho chất lượng âm thanh tốt là sao? Có phải là quá thiên vị chăng?

Hệ thống chống rung cho 1 cái mâm đĩa than đây bác. Để xử lý nền tĩnh bằng với CD thì cực kỳ tốn kém, em biết cho nhiêu đó thôi. Còn thưởng thức tùy theo mỗi người. http://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-prn1/564408_10151147231797357_1794846014_n.jpg

http://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/551711_10151147232837357_1392310936_n.jpg

Về LP thì em rất a bờ cờ và có hẳn 1 topic học hỏi ở đây http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=51&t=80993


TiCan_2009

16-10-2013, 03:05 PM

Khi xem hình này: http://sphotos-b.xx.fbcdn.net/hphotos-prn1/564408_10151147231797357_1794846014_n.jpg

lại có thắc mắc: cái bàn chống rung có chặn các rung chấn từ motor và các cơ phận khác đến đầu đọc và các mạch điện được hay không ?


apham

16-10-2013, 03:35 PM

Em tiếp:

B-2. Lựa chọn hệ điều hành và phần mềm chơi nhạc

Phần này nhức đầu nhất, cãi nhau nhiều nhất và rất cá nhân, tùy theo sở thích và gu của mỗi người. Người dùng máy MAC khác hẳn so với Windows PC, cách thức khác nhau, chất âm khác nhau. Chưa kể đến chuyện phần mềm free hay mua bản quyền, v.v...

Để nghe âm thanh đạt chất lượng thì còn phụ thuộc vào cách chỉnh bên trong software và những audio plugin...

Apham dùng Windows nên không có nhiều sự lựa chọn so với MAC, do đó cần các bác góp ý hoàn thiện cho bài viết.

Hình minh họa dùng phần mềm chơi nhạc lossless http://farm3.staticflickr.com/2847/10310537665_030f3568ce_b.jpg

Các lưu ý khi chơi nhạc trên PC: - Tắt các chương trình đang chạy ở background: chúng ta không hề muốn đang lim dim thưởng thức nhạc thì có tiếng bong bong báo hiệu có email đến hay tin nhắn từ facebook, đúng không? - Nếu được hãy dùng OS có bản quyền: apham đã từng chứng kiến dàn nhạc ở nhà anh bạn cứ mỗi 30 phút Windows báo hiệu phải activation - Nên tắt wifi, bluetooth và các ứng dụng không cần thiết khác trên máy PC khi nghe nhạc


TiCan_2009

16-10-2013, 04:13 PM

Tôi đang nghe "nhạc số" với các thiết bị "bình dân" như sau:

1. HD-Box chứa phim và các file nhạc 2. Receiver Denon 2113 + Jamo 606s 3. HD-TV 42 inch

TV và HD-Box nối vào Receiver bằng cable HDMI. Xem phim hay nghe nhạc gì cũng do HD-Box phát. Tín hiệu video/audio đi ra từ HD-Box là digital, đưa vào receiver qua ngõ HDMI. Giải mã DA được thực hiện bên trong receiver. Nghe thấy cũng hay lắm mà lại chẳng có tí nhiễu dây tín hiệu nào hết.

Bác apham và các bác đã từng nghe qua mấy kiểu bình dân như thế này cho nhận xét về tương quan chất lượng với cách dùng DAC rời với nhé.


apham

16-10-2013, 04:23 PM

@TiCan_2009:

Hiện nay em xem DVD thì cũng dùng máy tính làm nguồn phát, cho đĩa DVD vào player, phát tín hiệu video qua cáp HDMI gắn vào TV, còn tín hiệu audio thì dùng cáp USB nối vào DAC.

Về audio thì mỗi người chơi theo khả năng của mình, miễn là bác ưng ý thì là đủ rồi. Còn về oánh giá thì em quote dòng này:

HD-Box kiểu như Zune, Oppo, Popcon, hay là hàng DIY thì hầu như phục vụ cho nhu cầu xem phim là chính, còn về thưởng thức âm thanh 2 kênh thì chơi theo chia sẻ ở trên ạ. So sánh thì khoảng cách xa nhiều lắm. Ngoài ra receiver và stereo amp cũng rất khác nhau ạ.

Hôm nào giao lưu offline, welcome bác ạ.

PS: em bổ sung thêm hình minh họa hệ thống nghe nhạc và xem phim DVD của em http://farm4.staticflickr.com/3727/10311623363_a3212ff2fd_b.jpg


rotdalat

16-10-2013, 06:58 PM

Theo như tôi được biết thì bản thân âm thanh lưu trong CD-Audio cũng là thông tin số. Âm thanh được lưu phổ biến dưới dạng 2 kênh 16 bít tần số lấy mẫu là 44KHz. Như vậy trên máy tính để nghe ( hay xử lý) được cần băng thông tối thiểu là 44Kx16x2 bít/s cỡ 1,4M bít/s. Ở đây chỉ nói đến dữ liệu thô không tính tới các vấn đề khác. Như vậy có thể tính ra được kích cỡ file khi chuyển đổi âm thanh sang dạng số theo chuẩn CD. Bình quân 1h hết khoảng 600MB. Người ta có nhiều cách để tăng chất lượng âm thanh lưu dưới dạng số như tăng số bít 32 thay vì 16, nâng tần số lấy mẫu...

Các định dạng lossless hướng tới việc tiết kiệm dung lượng lưu trữ file âm thanh số bằng các sử dụng các phương pháp nén dữ liệu mà không làm mất thông tin. Nói cách khác là nén thông tin ở dang CD-Audio lại cho tiết kiệm dung lượng.

Tôi cho rằng khi nghe âm thanh (số) từ máy tính vấn đề trước tiên là chất lượng của bộ chuyển đổi số sang tương tự DAC. Vấn đề quan trọng tiếp theo là khuếch đại âm thanh được chuyển đổi của bộ DAC ra loa. Sư khác biệt về chất lượng của loa và bộ khuếch đại (amply) là dễ thấy và dễ chấp nhận. Tuy nhiên, cá nhân tôi thấy rằng, quyết chi khoảng 200-300USD cho bộ DAC (cho máy tính nôm na là card âm thanh) thì khó hơn việc chi 1000USD cho bộ loa hay khuếch đại:)

Cá nhân tôi không cho rằng việc rung (ồn) của các thiết bị lưu trữ số có ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Tuy nhiên việc này chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến cảm nhận của người nghe. đúng như bác nhimi nói: chuẩn của âm thanh digital cách đây vài năm vẫn chỉ là 16bit 44.1KHz,sau đó là 24bit 96KHz,cách đây khoảng 2 năm em có coi tivi thấy 1 nhà sản xuất đệ đơn xin cấp bằng sáng chế chuẩn 24bit 192 KHz nhưng em chưa bít nó được đồng ý hay chưa thì hồi nãy em đọc bài viết của a apham và tham khảo lại trên mạng thì có vẻ chuẩn này đã được chính thức cấp phép. trong phần mềm thu âm chuyên nghiệp phiên bản cách đây khoảng 3năm (nuendo 4,...) thì ở phần chuẩn xuất ra nó có cho 32bit float (nổi lềnh bềnh) và lên đến 384 KHz >>>nhưng con số này là dạng ảo,biến không thành có nhờ thuật toán chứ dữ liệu ban đầu ở đầu thu âm vào nó dừng ở mức 24 96 (cách đây vài năm) bác nào cầm qua 1 cái Audio interface thu âm thì đều thấy dòng này ghi trên vỏ thiết bị.>>nên thực tế file gốc xuất ra dừng ở mức 24 96.mở rộng ra về phía người nghe >>nếu bác nào nghe nguồn nhạc cách đây 2 năm trước khi cái chuẩn 24 192 trên được cấp phép (sau khi được cấp phép thì mới được sản xuất thiết bị đầu vào đầu ra hợp chuẩn) mà bây giờ nhà sản xuất nó bán sản phẩm nhạc theo chuẩn 24 192 thì chắc chắn là lừa tềnh,ngoại trừ khi thu âm lại toàn bộ với thiết bị chuẩn mới,nhưng thu âm lại thì chắc chắn ko giống hoàn toàn bản cũ. Các bác có đồng ý với em là biến không thành có thì không thể gọi là "tái hiện" đúng ko ạ? và chúng ta thấy ngay là với các con số trên em đã đưa ra ở đầu sản xuất>>hoàn toàn không khó để tạo ra bản nhạc nặng trịch ,nhưng cái nặng này ko nói lên giá trị và chất lượng phân giải thật của bản nhạc. bác nào rảnh có thể tải phần mềm nuendo4 trên mạng về xem các con số em nói trong phần file/export,hoặc nếu bác ở SG thì ra đường Bùi Thị Xuân mua cái đĩa về>>em đề nghị vậy vì nếu mình tìm hiểu một chút về công cụ sản xuất và thậm chí dùng chính phần mềm này để phát nhạc sẽ phát hiện ra 1 số yếu tố khá thú vị và quan trọng là nhìn thấy,đo đếm được trong âm thanh mà từ từ em sẽ đề cập đến. em té


apham

16-10-2013, 09:26 PM

Bác rotdalat có biết về kỹ thuật remastering bản redbook 16 bits lên thành 24 bits thì chỉ cho em hiểu với.

Về vụ 32 bits thì quả thật là lừa tình vì hiện nay em chẳng thấy mấy đồ đánh được file nhạc này, và cũng chẳng biết âm thanh nó thể hiện thế nào.


Schumacher

16-10-2013, 10:11 PM

@ bác apham : em nhớ rõ là ở bài viết đầu bác nói về nguồn tham chiếu ko nói tới đĩa than nên ở dưới em mới nói là em lan man tự sướng ạ chứ ko phải em đả kích gì bác đâu.Chỉ là nhân tiện thì viết cho nó vui tay vui não thui ạ tiếp cái vụ đĩa than tí,em có nghe đĩa than rồi (nhưng em nghĩ là em được thử ít thua xa bác).Cách đây 1-2 năm trên tivi người ta có chiếu 1 show thế này cho 3 người :1 là phóng viên của tạp chí âm thanh nổi tiếng thế giới,2 là 1 ông audiofile có uy tín,3 là một nghệ sỹ nổi tiếng (cho là dân thường,nghệ sỹ chắc gì là dân nghe) bịt mắt,ngồi trước 1 dàn hiend ,sau đó 3 đoạn nhạc cùng 1 bài hát được bật,thay đổi giữa file mp3 (nén đúng cách) ,đĩa CD và đĩa than,không biết trước loại file nào được phát >>kết quả >>cả 3 đều nhất trí là đoạn nhạc phát từ đĩa than là tệ nhất mọi mặt so với 2 tên kia >>độ ồn,độ kém chi tiết >>2 tên kia thì tương đương và thằng vô địch là ...mp3 với 2 bình chọn >>nên em mới nói ở trên là nền công nghiệp âm thanh nó mù mờ và nhiều trò ba xạo (ở bài viết đầu) vì âm thanh ko thấy được,lại hay bị sự chủ quan ám thị che lấp ,mà mấy thằng sản xuất thì càng hăng hái trong việc tung hỏa mù. đó là vụ người nghe,thôi để em nói tiếp cái vụ vật lý tại sao đĩa than lại tệ vì hình như các bác chưa rảnh để đọc cái thằng The Art of mixing em đã giới thiệu: chưa nói về độ bền thì âm thanh của đĩa than thứ nhất là độ ồn >>cái kim khi chạy trên đĩa để đọc dữ liệu cỡ nào ,đồ tốt mấy nó cũng có ma sát nhất định + sai số thì chắc chắn là hơn thằng đầu đọc lazer>>ma sát này tự nó có rung riêng sinh ra nhiễu trực tiếp vào tín hiệu âm thanh thứ tiếp là ai cũng biết sóng âm nó đi theo hình sin >>ngay từ ban đầu của quá trình sản xuất>>nếu cái kim muốn tái hiện được đủ tầng số âm bass cực trầm thì cái kim phải ...đâm xuyên mịa nó qua hết cái đĩa than>>giả sử là tăng độ dày của cái đĩa thì khi đó cái rãnh bên cạnh cũng bị phá nát bấy rồi ạ >>nên 2 mới nói là rào cản vật lý chưa cách nào vượt qua được 2 lý do trên em nghĩ là đủ để quăng mịa nó cái dàn hiend khi nguồn phát là đĩa than (bác nào quăng cái phono phát đĩa thì cho em xin,em ko nghe nhưng em ko phủ nhận giá trị thẩm mỹ của nó ạ,keke)>>em xin nhắc lại là tụi sản xuất nó thừa biết điều này nhưng nó vẫn lừa tình.công nghệ gì thì cũng là đi sau để cố tái hiện lý thuyết thôi đúng ko ạ. file chép lại từ đĩa than dung lượng lên vài G cũng ko có gì khó đâu ạ,cũng vẫn là lừa tềnh thôi anh apham ạ,tự em cũng đã thử tự làm file thu âm gốc trên thiết bị và phần mềm đạt chuẩn .... thôi em té đi kiếm cơm đã,tối e rảnh e sẽ viết tiếp cái vụ chuẩn âm thanh digital được thống nhất bởi hiệp hội công nghiệp thu âm Châu Âu và Mẽo thì chúng ta sẽ rõ ràng tại sao là "lừa tềnh"

Vnphoto bàn về audio vui ra phết.

Em xin hỏi bác rotdalat là chất lượng ảnh chụp bằng máy phim và máy số thì ảnh nào đẹp hơn? Cứ tạm lấy máy phim high end và máy số high end nhé, bỏ qua chênh lệch về $


Schumacher

16-10-2013, 10:13 PM

Bác rotdalat có biết về kỹ thuật remastering bản redbook 16 bits lên thành 24 bits thì chỉ cho em hiểu với.

Về vụ 32 bits thì quả thật là lừa tình vì hiện nay em chẳng thấy mấy đồ đánh được file nhạc này, và cũng chẳng biết âm thanh nó thể hiện thế nào.

Bác apham nếu ở hn thì em cho mượn cái dac 32bit, chơi được cả DSD128 mà test ạ.


rotdalat

17-10-2013, 12:42 AM

@ bác apham :em mới 30,em nghĩ em nhỏ hơn bác,bác cứ gọi là em cho tiện về thao tác cơ bản để chuyển 1 bản nhạc từ 16bit lên thành 24 bit nó cực kỳ đơn giản ạ bác có 1 file muốn làm>>bác tải phần mềm nuendo về >>bác tạo project mới >>bác import file vào>>nó sẽ thể hiện là 1 dãy sóng sin đối lập qua 1 trục ngang như hình bác test tiếng ồn ở bài đầu>>sau đó đánh dấu đoạn này rồi vào export>>phần option nó sẽ cho bác chọn chuẩn xuất ra 24bit,thậm chí là 32bit float >>phần mềm nó sẽ tự làm phần việc còn lại cho ra file mới lưu vào đường dẫn thư mục xuất cho bác. >>theo em thì cái này cũng chỉ là biến không thành có thôi>>không có cải thiện thực sự về mặt âm thanh. trong kiến thức hạn hẹp của em,em xin nói qua thêm về 1 số thao tác khác có thể được thực hiện để remastering một file nhạc mà có thể tạo cảm giác âm thanh "khá" hơn 1 chút (dĩ nhiên là tùy vào bản nhạc ,điều kiện kỹ thuật thời bản nhạc đó ra đời...) 1 nén : dùng flugin nén làm âm thanh nghe dầy hơn >>nếu nén quá mức thì phần tinh tế của âm thanh (nếu có) bị cắt hết và âm nghe như nghẹt mũi 2 mở rộng : việc này về mặt nguyên tắc là tạo 2 âm delay độ trễ khác nhau về phía 2 kênh trái phải,nhưng độ trễ giữa kênh này và kênh kia thấp>>tạo hiệu ứng mở rộng giống như mình đứng trong cái hội trường mình la hét>>làm đúng thì âm thanh nghe rộng ra đáng kể nhưng cũng khó mà tăng độ sâu. (em sẽ viết về nguyên tắc thu âm tạo hiệu ứng stereo mà cho đến nay vẫn là tiêu chuẩn cho dân nghe nhạc sau nếu các bác quan tâm). 3 hiệu chỉnh lại eq: có các flugin y như dàn eq hiend của các bác cho phép nâng,hạ,cắt đủ kiểu nhưng trong việc remastering thì theo em người ta chỉ thường hiệu chỉnh 3-4 dải tần lớn vì lúc này các đường tiếng :ca sỹ,đàn,trống,kèn... hoàn toàn bị nhập chung rồi nên ko thể tách riêng hiệu chỉnh từng cái 1 (công cụ có thể làm được việc này hoàn hảo hình như còn chưa ra đời) bác Schumacher: đang bàn về âm thanh mà bác,ko biết bác có định chọc e không em chưa bao giờ chụp máy phim hiend,coi hình gia đình chụp ngày xưa bằng máy phim,hay coi hình trên mạng post lên mà nguồn là máy phim>>thì em thấy ảnh bây giờ đẹp hơn vì có nhiều yếu tố dễ khống chế,dễ chỉnh sửa hơn nhiều,nếu bác nói về "chất" của phim thì em chịu thua vì đó là sở thích cá nhân,còn quan điểm của em thì "chất" của phim về mặt bản chất thì nó cũng chỉ là 1 dạng "lỗi" sinh ra trong quá trình phản ứng giữa ánh sáng với chất nhạy sáng trên phim với cả quá trình tráng rọi sau đó.nếu nói "thật" thì em cũng chả thấy "thật" ở đâu vì nhìn ảnh của 2 loại phim mà ngày xưa mama em hay bán cho khách du lịch 1 loại thì nhìn ảnh xanh xanh,1 loại thì nhìn ảnh hơi vàng vàng. em xin té


Schumacher

17-10-2013, 08:12 AM

@ bác apham :em mới 30,em nghĩ em nhỏ hơn bác,bác cứ gọi là em cho tiện về thao tác cơ bản để chuyển 1 bản nhạc từ 16bit lên thành 24 bit nó cực kỳ đơn giản ạ bác có 1 file muốn làm>>bác tải phần mềm nuendo về >>bác tạo project mới >>bác import file vào>>nó sẽ thể hiện là 1 dãy sóng sin đối lập qua 1 trục ngang như hình bác test tiếng ồn ở bài đầu>>sau đó đánh dấu đoạn này rồi vào export>>phần option nó sẽ cho bác chọn chuẩn xuất ra 24bit,thậm chí là 32bit float >>phần mềm nó sẽ tự làm phần việc còn lại cho ra file mới lưu vào đường dẫn thư mục xuất cho bác. >>theo em thì cái này cũng chỉ là biến không thành có thôi>>không có cải thiện thực sự về mặt âm thanh. trong kiến thức hạn hẹp của em,em xin nói qua thêm về 1 số thao tác khác có thể được thực hiện để remastering một file nhạc mà có thể tạo cảm giác âm thanh "khá" hơn 1 chút (dĩ nhiên là tùy vào bản nhạc ,điều kiện kỹ thuật thời bản nhạc đó ra đời...) 1 nén : dùng flugin nén làm âm thanh nghe dầy hơn >>nếu nén quá mức thì phần tinh tế của âm thanh (nếu có) bị cắt hết và âm nghe như nghẹt mũi 2 mở rộng : việc này về mặt nguyên tắc là tạo 2 âm delay độ trễ khác nhau về phía 2 kênh trái phải,nhưng độ trễ giữa kênh này và kênh kia thấp>>tạo hiệu ứng mở rộng giống như mình đứng trong cái hội trường mình la hét>>làm đúng thì âm thanh nghe rộng ra đáng kể nhưng cũng khó mà tăng độ sâu. (em sẽ viết về nguyên tắc thu âm tạo hiệu ứng stereo mà cho đến nay vẫn là tiêu chuẩn cho dân nghe nhạc sau nếu các bác quan tâm). 3 hiệu chỉnh lại eq: có các flugin y như dàn eq hiend của các bác cho phép nâng,hạ,cắt đủ kiểu nhưng trong việc remastering thì theo em người ta chỉ thường hiệu chỉnh 3-4 dải tần lớn vì lúc này các đường tiếng :ca sỹ,đàn,trống,kèn... hoàn toàn bị nhập chung rồi nên ko thể tách riêng hiệu chỉnh từng cái 1 (công cụ có thể làm được việc này hoàn hảo hình như còn chưa ra đời) bác Schumacher: đang bàn về âm thanh mà bác,ko biết bác có định chọc e không em chưa bao giờ chụp máy phim hiend,coi hình gia đình chụp ngày xưa bằng máy phim,hay coi hình trên mạng post lên mà nguồn là máy phim>>thì em thấy ảnh bây giờ đẹp hơn vì có nhiều yếu tố dễ khống chế,dễ chỉnh sửa hơn nhiều,nếu bác nói về "chất" của phim thì em chịu thua vì đó là sở thích cá nhân,còn quan điểm của em thì "chất" của phim về mặt bản chất thì nó cũng chỉ là 1 dạng "lỗi" sinh ra trong quá trình phản ứng giữa ánh sáng với chất nhạy sáng trên phim với cả quá trình tráng rọi sau đó.nếu nói "thật" thì em cũng chả thấy "thật" ở đâu vì nhìn ảnh của 2 loại phim mà ngày xưa mama em hay bán cho khách du lịch 1 loại thì nhìn ảnh xanh xanh,1 loại thì nhìn ảnh hơi vàng vàng. em xin té

Hi bác Rotdalt, Em thấy bác hiểu biết sâu về kỹ thuật nên muốn tham khảo ý kiến bác vậy thôi ạ. Em thì ảnh iếc chả biết gì. Nói về sở thích thì là chuyện cá nhân, không so sánh được. Em chỉ muốn hỏi là xét về mặt "Kỹ thuật" thì máy phim và máy số thì cái nào hơn thôi ạ. Vì em đọc ở đâu đó là máy số đang cố cho bằng máy phim thôi ạ. Về audio cũng vậy, các định dạng âm thanh số cũng đang cố gắng để phát ra âm thanh tương đương với đĩa than thôi ạ. Nhưng vấn đề này thì xin phép không tranh luận ở đây. Cả thế giới bàn nát nước rồi mà chưa bên nào thắng thế cả. Chỉ có điều là tất cả những dân audio ở VN, cụ thể ở HN mà em biết thì trước khi đến với đĩa than cũng đều dẫn chiếu đến các thông số kỹ thuật nào đó để kết luận là đĩa than kém các định dạng số khác. Nhưng sau khi đã chơi đĩa than rồi thì hầu như chả còn quan tâm nhiều đến CD nữa, mặc dù họ vẫn mua CD, vẫn nghe CD. Nếu bác ở HN thì em có thể dẫn bác đến một "Cựu tín đồ" của CD, với hệ thống của bác ấy đến cả nhiều tỷ đồng. Nhưng khi bị nhiễm đĩa than là hệ thống CD bỏ xó luôn. Nói chung là các thông số kỹ thuật chỉ để tham khảo thôi, nhìn vào các thông số kỹ thuật thì chưa đủ để kết luận được là âm thanh nó sẽ phát ra như thế nào được đâu ạ.


Schumacher

17-10-2013, 08:20 AM

@TiCan_2009:

Hiện nay em xem DVD thì cũng dùng máy tính làm nguồn phát, cho đĩa DVD vào player, phát tín hiệu video qua cáp HDMI gắn vào TV, còn tín hiệu audio thì dùng cáp USB nối vào DAC.

Về audio thì mỗi người chơi theo khả năng của mình, miễn là bác ưng ý thì là đủ rồi. Còn về oánh giá thì em quote dòng này:

HD-Box kiểu như Zune, Oppo, Popcon, hay là hàng DIY thì hầu như phục vụ cho nhu cầu xem phim là chính, còn về thưởng thức âm thanh 2 kênh thì chơi theo chia sẻ ở trên ạ. So sánh thì khoảng cách xa nhiều lắm. Ngoài ra receiver và stereo amp cũng rất khác nhau ạ.

Hôm nào giao lưu offline, welcome bác ạ.

PS: em bổ sung thêm hình minh họa hệ thống nghe nhạc và xem phim DVD của em http://farm4.staticflickr.com/3727/10311623363_a3212ff2fd_b.jpg

Hi Bác Apham, hình như cái DAC của bác là Musical Fidelity A3? Con này cũng có đường USB hả bác?


apham

17-10-2013, 09:20 AM

@Schumacher: cám ơn bác vào giao lưu nha, quý hóa quá. Em ở tít TP. HCM (nói vậy chứ có 1h45p bay, hì hì) nên không tiện mượn thiết bị của bác, thôi thì anh em cứ chia sẻ chay qua topic này trước ạ.

Cái DAC em dùng là của Thivan Tube Music Control đấy ạ, em cũng có trải nghiệm qua một số DAC khi giao lưu với mấy anh em nên đến phần C - DAC em sẽ nói thêm ạ.


apham

17-10-2013, 09:30 AM

@các bác:

Về chơi audio thì nó vô chừng, không có giới hạn nên mức độ cá nhân và gu của mỗi người còn kinh gấp mấy lần nhiếp ảnh đấy ạ. Anh em cãi nhau Nikon Canon như thế nào rồi mấy bác nhân lên 100 lần thì mới ra audio đấy ạ.

Còn về phần mở đầu em có rào trước rồi, nếu so sánh ở tầm ultra hi end thì CD chưa thể so với đĩa than được đâu. Chơi đĩa than ngoài chất âm còn cảm giác phiêu phiêu mà nhạc số không có đó là phải thật sự thư giãn, tập trung nghe nhạc chứ không có làm 2,3 việc cùng 1 lúc. Nghe chừng 20 phút phải chạy lại lật mặt đĩa chứ ko là nghe tiếng kim chạm vào vùng đĩa trắng thì ôi thôi "tình thôi xót xa" lắm.

Mà chơi đĩa than phải là manual everything chư auto everything cũng vứt... :)


Schumacher

17-10-2013, 09:57 AM

@Schumacher: cám ơn bác vào giao lưu nha, quý hóa quá. Em ở tít TP. HCM (nói vậy chứ có 1h45p bay, hì hì) nên không tiện mượn thiết bị của bác, thôi thì anh em cứ chia sẻ chay qua topic này trước ạ.

Cái DAC em dùng là của Thivan Tube Music Control đấy ạ, em cũng có trải nghiệm qua một số DAC khi giao lưu với mấy anh em nên đến phần C - DAC em sẽ nói thêm ạ.

DAC của bác Thi Văn em chưa được nghe, nhưng thấy mọi người đánh giá khá tốt. Đặc biệt nó lại hợp với đôi Tannoy của bác. Em hỏi thêm bác là DAC của bác Thi Văn có chơi được file DSD không hả bác? Em hỏi vì em không thấy thông tin về cái này ạ.


Schumacher

17-10-2013, 10:55 AM

Em hỏi bác thêm một chút là cái DAC của bác Thi văn có play trực tiếp được file DSD không ạ? (DSD over PCM) hay cũng chỉ là PCM ?

Với lại em thấy bác Peter Pham nói đến DSD-348? Cái này không rõ là phần mềm play file DSD nhưng nó chỉ ra PCM hay là có thể xuất trực tiếp file DSD ra DAC ạ? Vì em chưa thấy chuẩn DSD 348 bao giờ?

Em tò mò vậy vì em không có thông tin về DSD trên DAC của Thi Văn ạ. Vì DAC chơi được DSD thực sự là không nhiều và giá cũng không rẻ. Nếu DAC của bác Thi Văn chơi được file DSD thì ngon lành quá, chỉ cần đến DSD128 đã là tốt lắm rồi. Chuẩn này thì một bài khoảng 5 phút nó đã ngốn mất khoảng 300MB rồi. Nếu lên chuẩn DSD512 một bài 5 phút nó làm cho 1GB thì em chết tiền HDD. Với lại cũng chả được mấy file có chuẩn đó.

Cám ơn bác Apham ạ !


apham

17-10-2013, 11:03 AM

DAC của bác Thi Văn em chưa được nghe, nhưng thấy mọi người đánh giá khá tốt. Đặc biệt nó lại hợp với đôi Tannoy của bác. Em hỏi thêm bác là DAC của bác Thi Văn có chơi được file DSD không hả bác? Em hỏi vì em không thấy thông tin về cái này ạ.

Chơi file DSD thì liên quan đến cái application hỗ trợ file này, hiện tại em dùng foobar thì hỗ trợ cả file DSD. Còn với DAC thì cứ tín hiệu xuất ra cổng USB thì nó giải mã tuốt.

Mới chat với bác Thi, xác nhận cụ thể thì cái DAC đèn này chơi file này được ạ. 100% guaranteed.


apham

17-10-2013, 11:05 AM

Apham sẽ trả lời ở phần DAC nhé. Bác đi nhanh quá.


Schumacher

17-10-2013, 12:15 PM

Chơi file DSD thì liên quan đến cái application hỗ trợ file này, hiện tại em dùng foobar thì hỗ trợ cả file DSD. Còn với DAC thì cứ tín hiệu xuất ra cổng USB thì nó giải mã tuốt.

Mới chat với bác Thi, xác nhận cụ thể thì cái DAC đèn này chơi file này được ạ. 100% guaranteed.

Cám ơn bác Apham,

Quá ngon rồi :26:


apham

17-10-2013, 02:16 PM

Em tiếp:

B-2-1: Dùng hệ điều hành Windows cho nguồn phát nhạc, điểm lợi và bất lợi

Lợi: phổ thông, rẻ tiền và có nhiều software "chùa". Hầu hết người dùng phổ thông sử dụng Windows nên việc tận dụng máy tính này làm nguồn phát nhạc rất tiện lợi.

Bất lợi: bản thân Windows là một hệ điều hành ôm đồm, đủ thứ plug in, drivers để cắm cái gì vào cũng được (bà con hay nói nôm na là thằng Win này rất bẩn) nên nó tiềm ẩn nhiều rủi ro như chạy nặng nề, dễ xung đột phần cứng, dễ nhiễm virus, treo máy, v.v... Do đó dùng máy windows để chơi nhạc phải lưu ý điểm này. Ngoài ra hệ sinh thái của Win không tốt bằng Mac nên các thiết bị phụ trợ kém đa dạng, không đẹp nên nhìn tổng quan hệ thống quản lý và chơi nhạc số cũng không tiện lợi bằng Mac.

Lấy ví dụ các bạn chơi nhạc số thì muốn ngồi ở xa điều khiển máy tính chơi nhạc, chọn bài, sắp xếp playlist... nếu ở trên Mac thì chỉ cần đơn giản có 1 cái Mac mini, không cần màn hình luôn mà chỉ cần cầm 1 cái iPad ngồi ở salon rồi điều khiển Mac Mini thông qua 1 cái app của Apple rất tiện lợi. Trong khi đó máy Win thì các bạn chỉ có thể dùng bàn phím, chuột không dây để điều khiển từ xa. (hiện nay trên thị trường có 1 dạng keyboard, mouse thiết kế như remote control, giá tầm 500 ngàn đồng, có thể cầm để điều khiển thay cho cái keyboard to vật vã).

Chia sẻ của bạn kusanagi: "Theo ý em vấn đề đầu tiên em không chọn máy Apple là vì nó khá đắt, cùng mức chi phí đó lắp PC thì sẽ có luôn USB Isolator, PSU linear hoặc thậm chí kèm cả 1 transporter tương đối. Ngay như Meridian Sooloos One thì thực tế cũng là 1 máy bộ PC bình thường kèm sound interface RME, network interface, bộ nguồn trong khi giá rất cao, em nhớ cục này cũng trên 2000 bảng và cả bộ gần 5000 bảng (http://www.stereophile.com/images/image ... rceOne.jpg) Như vậy giải pháp tự lắp PC làm nguồn phát thay thế thay vì chọn mua Networkplayer sẽ là giải pháp kinh tế và khả thi. Việc chọn hệ điều hành Windows có lợi điểm là phần mềm hỗ trợ đa dạng, khả năng tùy biến phần mềm, phần cứng cao, cộng đồng sử dụng đông. Tuy nhiên bất lợi là phải bỏ thời gian thay vì mua 1 sản phẩm chuyên dụng đã tích hợp sẵn nhiều tính năng."

Apham thử qua vài máy tính dùng OS Win 7 và Win 8 thì thấy Win 7 cho chất âm khá nhất, còn Win 8 thì âm thanh có vẻ sáng và mỏng, nghe hơi chói nữa.

Một số hiệu chỉnh dành cho Windows 7 Lưu ý thay đổi setup ở Control Panel, hiệu chỉnh để đạt chuẩn bit-perfect. Vào Control Panel > Sound, click chọn thiết bị USB DAC, chọn Properties. Trong cửa sổ Properties, chọn thẻ Enhancements, đánh dấu mục Disable all enhancements. Sau đó, chọn thẻ Advanced, trong mục Default Format chọn 24-bit 192.000Hz và đánh dấu cả hai mục Allow application to take exclusive control of this device và Give exclusive mode applications priority.

B-2-2: Dùng hệ điều hành iOS cho nguồn phát nhạc, điểm lợi và bất lợi

Lợi: hệ sinh thái phong phú, nhiều thiết bị hỗ trợ cho việc chơi nhạc rất đẹp và đa dạng. Ngoài ra hệ điều hành iOS nổi tiếng là ổn định và tin cậy, được thiết kế tối ưu cho xử lý đồ họa và âm thanh chuyên nghiệp

Bất lợi: chi phí cao

Với người dùng Mac sử dụng máy tính để chơi nhạc số rất tiện vì họ có iTunes quản lý file nhạc tuyệt vời, phần mềm chơi nhạc cũng tuyệt vời (chỉ tội giá license cao). Hệ thống kết nối nhìn rất pro.

Tiện ích đáng kể khi dùng Mac OS là người dùng có thể đồng hóa, dùng iPod/iPad/iPhone với phần mềm Apple Remote để chọn và phát nhạc. Các phần mềm phát nhạc chuyên dùng cho Mac OS như Amarra, Pure Music đều tương thích, có thể hoạt động song song mà vẫn giữ nguyên giao diện quen thuộc của trình iTunes.

Lấy ví dụ sử dụng máy Mac mini, không cần nối với màn hình luôn mà chỉ cần cầm 1 cái iPad ngồi ở salon rồi điều khiển Mac Mini thông qua 1 cái app của Apple là đã nghe nhạc rất tuyệt và tiện lợi.

Hình minh họa dùng iPad kết nối wifi với MacBook để chơi nhạc lossless http://farm4.staticflickr.com/3739/10291491434_24da13e9ef_b.jpg

Hệ điều hành Mac OS X sử dụng trình phát nhạc iTunes có khả năng quản lý mạnh mẽ và trực quan. Tuy nhiên, nhược điểm của iTunes là không tự thay đổi tần số lấy mẫu tương ứng với track nhạc. Chẳng hạn: mặc định các track nhạc phát từ CD có tần số lấy mẫu theo tiêu chuẩn Red Book 44,1kHz, nhưng với file nhạc HD download từ HD Tracks có tần số lấy mẫu lên đến 96kHz. Để iTunes có thể phát file này với đúng tần số lấy mẫu, người chơi phải tự chọn tần số output Audio Midi Set-up tương ứng với tần số này là 96kHz. Nếu không, iTunes sẽ tự giảm tần số của file từ 96kHz xuống còn 44,1kHz. Như thế, chất lượng âm thanh sẽ giảm theo. Cho nên, người dùng phải dùng thêm phần mềm phát nhạc chạy song song và kết hợp với iTunes.


apham

17-10-2013, 02:17 PM

B-2-3: Đánh giá về các phần mềm chơi nhạc thông dụng hiện nay

Trường phái MAC - Audivarna: giá 74usd (xem ý kiến chia sẻ bên dưới) - Amarra: giá 149usd (xem ý kiến chia sẻ bên dưới) - PureMusic: giá 129usd. Phần mềm này cho chất âm không được chi tiết bằng 2 PM trên. Về tính năng advance, upsampling,... thì có lẽ nó chỉ sau Amarra, và cũng tích hợp cùng iTunes nên có thể điều khiển từ phần mềm remote như Amarra. - iTunes: Free (xem ý kiến chia sẻ bên dưới)

Trường phái PC - JRiver: giá 50usd. Phần mềm này được đánh giá rất tốt, hoạt động rất hiệu quả, cung cấp nhiều tính năng phụ trội khác so với Windows Media trong việc trình diễn và biên tập lại nội dung. Chỉ có điều phải trả phí.

Chia sẻ của bác kusanagi: Em có một số góp ý về phần mềm JRiver. Sau khi thử nghiệm kha khá các phần mềm trên PC thì em chọn JRiver là phần mềm chạy chính, các cấu hình C.A.P.S cũng khuyến nghị phần mềm này. Nhìn tổng quan về chức năng JRiver cũng hỗ trợ play nhạc trên RAM, hỗ trợ nhiều định dạng nhạc, phim, quản lý thư viện, tìm kiếm thông tin bài nhạc, album cover .v.v... không kém tính năng bất kì phần mềm nghe nhạc Hi-end nào khác. Phần mềm cũng hỗ trợ điều chỉnh sample rate khi chơi nhạc rất linh động, như thiết bị transport của em chỉ hỗ trợ tới 96khz nên em đã config nếu nhạc cao hơn sẽ tự downsample xuống

http://imageshack.com/a/img600/281/00k8.jpg

Bản thân JRiver cũng tích hợp sẵn các giải pháp control không cần thêm 3rd software. Nếu không cầu kì thì có thể sử dụng Web services sẵn có trong phần mềm ( Webgizmo ) và dùng bất kì thiết bị phone, tablet, laptop .v.v... có thể truy cập wifi và setup chạy chung mạng để điều khiển, không cần cài thêm bất kì apps nào. Còn muốn UI tốt và nhiều tính năng hơn có thể cài thêm apps JRemote (iOS, apps này cho shutdown, restart máy luôn), Gizmo (Android - free). Lần đầu tiên sử dụng v16 em không ấn tượng lắm, chạy chậm hay crash, âm thanh tuy khá hay nhưng nghe hơi bí, nhưng từ bản 18 thì em thấy rất tốt, em đã chuyển từ foobar sang JRiver. Hiện tại JRiver đã có v19 từ lúc cài cho máy AGC trên win 8 em chạy tới nay rất ổn định, ko phát sinh lỗi, kết hợp kèm các script optimize thì chất lượng âm thanh trên JRiver cũng cải thiện hơn và em rất hài lòng

Gần đây em thấy có nhiều opensource phát triển trên distro linux như daphile.com, ap-linux.com hoặc những giải pháp như raspyfi.com, squeezeplug.eu để cài trên các mainboard tích hợp giá rẻ kiểu Rashberry Pi và sử dụng như 1 network player. Sau khi test thử mặc dù em đánh giá chất lượng âm thanh chưa tốt như mong muốn nhưng có nhiều trải nghiệm thú vị. Linux cũng có nhiều phần mềm nghe nhạc tốt như DeaDBeeF, MPD,.v.v... tương lai càng ngày càng pháp triển tốt hơn (+free) thì hi vọng sẽ sớm đuổi kịp Mac, Win trong các giải pháp chơi nhạc số.

- Foobar: Free. apham đang dùng cái này, ngon bổ rẻ. Chỉ có điều giao diện rất đơn giản, nhìn xấu và quản lý sắp xếp nhạc rất dở hơi, liệt kê 1 lèo y như windows explorer. Được cái là chơi nhạc khá rất hay so với tầm tiền, mà tiền thì =0, free mà.

Bác dokien có hướng dẫn cách setup để dùng tablet android chỉnh từ xa foobar 2000 trên nền Win7 Ultimate. Mời các bạn xem qua dưới đây: Cũng tương tự như Jriver thì phần remote controller Foobarcon cũng sử dụng webservice của google để khiển foobar trên máy tính. Cách cài đặt rất đơn giản như sau:

- Vào https://sites.google.com/site/foobarcon/ để cài theo hướng dẫn trong đó, đương nhiên trên foobar component của máy tính cũng phải cài foo_httpcontrol. Android tablet thì vào Google play tải foobarcon. - Sau khi cài xong mọi thứ, vào foobar 2000 kích hoạt foobarcon & chọn theo thứ tự sau (CTRL +P >tool ->Foobarcon >Open http:// 127.0....) - Sau khi kick vào Open http:// 127.0.... thì trình duyệt sẽ bật lên cửa sổ trong đó co ghi Installed templates -> chọn foobarcon --> hiện lên cửa số báo FoobarCon is installed successfully với cái biểu tượng Foobar to vật vã. - Bật Foobarcon ở tablet lên thì nó sẽ bắt nhập IP của máy tính đang chạy. Nhập IP xong thì có thể dùng tablet để khiển foobar trên máy tính.

Kết quả sau khi cài xong app, dùng điện thoại chỉnh nhạc trên PC vô tư http://farm8.staticflickr.com/7393/10418964366_bffc0110dc_b.jpg

Các tính năng chính của Foobarcon tóm tắt như sau: * Quản lý playlist, library, xem file * Có khả năng search trong library (gồm cả extended search) * Hình ảnh album (có cache) * Xem biography của ban nhạc/ca sỹ * Wake On Lan (WOL) * Lyrics support Các bác xem hình tham khảo: https://picasaweb.google.com/111314447341974804461/Foocon

- Windows Media Player: có sẵn với Win OS, ở nhà mình dễ tìm cái này chùa nên coi như free.

Trường phái khác Ngoài ra có thể nghe file lossless với smartphone/ tablet Android thì dùng software như jet audio hay neutro player rồi lấy tín hiệu ra DAC.

Phần này apham không dùng qua nên có làm 1 bài interview anh PeterPham và được chia sẻ như sau:

Peter cũng không đi sâu, chi thấy nghe Audirvana âm thanh nó hay hơn và nó không bị Jitter (giựt nhạc) có hỗ trợ DSD-348 và kết nối với iTunes hay hơn Amarra và PureMusic.

Còn các app này đều nhận hết loại đuôi lossless và cả ba đều hát Bit-Perfect từ computer ra DAC.

Audirvana rẻ nhất nhưng lại hay nhất trong hệ thống của Peter và nó cũng thắng giải Music Software Of The Year ComputerAudiophile.

Hình chụp minh họa dùng Audirvana để hát nhạc http://farm8.staticflickr.com/7373/10324274133_1d04220629_b.jpg

Peter chỉ dùng iTunes chỉ để quản lý kho nhạc thôi, còn dùng Audirvana để hát nhạc. Lý do tại sao dùng như vậy là vì:

  1. iTunes không hát Bit-Perfect và không cho ra 24 bits-192. Nó chỉ cho ra CD RedBook thôi cho nên nó giới hạn. Chính vì thế mà mới có những cty làm software để hát Bit-perfect và chất lượng cao. Những software Audirvana, Amarra PureMusic thông thường cho ngừoi dùng kết hợp với iTunes làm thành một hệ thống. Những cty third-party này không có trình quản lý nhạc đươc như iTunes. Cho nên Peter và rất nhiều người trên thế giới dùng cả 2 để có Best-of-both-world scenario.
  1. Còn lý do khác nữa là iTunes (Apple) không hổ trợ dạng FLAC và một số dạng khác. Lý do là nó bán nhạc trên iTunes và hỗ trợ MP3, ALAC và AIFF là dạng của chính hãng. Nhưng thông thường trên thị trường thì download và mua nhạc thì download hầu hết là FLAC. Chính vì thế mà ngừoi ta mua Audirvan, Amarra, Puremusic, Foobarr, iRiver, v.v... để hát FLAC trực tiếp mà không cần phải chuyển qua lossless khác.

Còn Peter thì lại chơi theo kiểu là convert hết FLAC qua AIFF (Apple) để quản lý trong iTunes... Lý do quan trọng và sao Peter chọn giải pháp này là vì iTunes hổ trợ AIFF native và cho ta tag ALbum Arts. Cho nên apham thấy là iTunes của Peter rất sạch sẽ và đẹp mắt vì tất cả album và bài nhạc đều có hình bìa của nó...

  1. FLAC là open-source vì thế Apple không hổ trợ vì sợ làm hư hệ thống con bò vàng của nó là iTunes.. Cho nên thế giới chơi lossless và audiophile thì một số ghét Apple vì không hỗ trợ FLAC. Nhưng Apple có lý do của nó và Peter cũng đồng ý và dùng theo kiểu hiện tại là tuyệt nhất.

Nếu một ngày nào đó mà iTunes hỗ trợ FLAC và cho ra Bit-Perfect, thì chúng ta không cần Audirvana, Amarra và PureMusic nữa và những cty này sẽ bị tự đóng cửa vì không có lý do cho người chơi Lossless dạng cao như bây giờ rả tiền mua bản quyền và phải chơi 2 hàng như vậy. Nhưng ngày đó thì còn xa lắm...

Mặt khác cho câu trả lời vì sao không chọn iTunes: Cụ thể là khi Peter hát bài 24bits-192khz qua iTunes rồi vô DAC thì trên cái DAC chỉ hiển thị là 44.1khz thôi. Nó không phải là Bit-Perfect, iTunes downsample từ 192 xuống 44.1 rồi cho ra DAC.... Nhưng khi dùng AUdirvana, Amarra và PureMusic thì đưa cái bài 192khz qua DAC thì ra Bit-Perfect 192khz, không bị resample. Chỉ có là nếu cái DAC có bộ phận upsample thì mình có thể chọn theo ý thích. Giống như cái DAC của Peter nhận 192khz từ AUdirvana, rồi convert qua DSD rồi mới ra Amply.

Còn về phần tại sao Peter chọn Audirvana mà lại bỏ Amarra là, sau một thời gian dùng thì Peter cảm thấy âm thanh của Audirvana sạch hơn cho nhiều thể loại nhạc và nhiều sampling rate (44.1, 88.2, 192 vvv) Hơn nữa kết nối với iTunes thì Audirvana có vẽ ăn khớp với iTunes nhất và cho phép điều khiển iTunes giống như natively. Cái nữa là Amarra hay bị treo máy và rớt cho nên theo Peter không stable cho lắm. Khi hát bài nhạc thì Audirvana hiển thị thông số nhạc vô là bao nhiêu và định dạng bài nhạc, ví dụ hiển thị (AIFF 24/192kHZ) và bên phải là thông số đưa ra DAC (24/192kHZ). Bên Amarra không có phần này và rất bực mình khi muốn biết là mình đang hát bài gì, dạng gì và sample rate là gì. Đồng thời nếu DAC không có màn hình thì AUdirvana cho biết là DAC đang chơi ở sample-rate nào, rất hay. Ví dụ như cái dCS Debussy hôm trước, không có màn hình LCD cho biết sample rate như cái Esoteric của Peter thì trong trường hợp này Audirvana rất tiện đê mình biết DAC đang hát thông số nào...

Audirvana có phần cho mình setup RAM buffer để nó chuẩn bị nhạc trước không bị lag, không bị jitter khi chuyển bài. Amarra lâu lâu phải đợi cả 25 giây mới hát bài kế tiếp. Rất bực mình và không cho ta nghe nhạc đều mà nhiều khi cứ tưởng như máy bị vấn đề.. Tuỳ theo máy tính của mình, cái MacBook Pro của Peter có 4mg RAM và Peter dùng 3mg ram cho buffer Audirvana vì không làm gì với máy hết, để chết một chổ nghe nhạc thôi thì allocate càng nhiều càng tốt thì Audirvana sẽ chạy rất smooth.

Tuy nhiên Audirvana chỉ có cho MacOS thôi, không có cho Window. Giá của nó là $74, nhưng có thể trial 15 ngày free. Audirvana có thể hát DSD, DST & SACD ISO luôn mà khộng cần giải nén.

Audirvana có hệ thống rất hay đó là hát theo dạng INTEGER MODE. Có nghĩa là nó đi thắng vô MacOS Audio Level mà không qua sound-card gì hết. Đi thẳng vô low-level sound luôn thì sẽ cho âm thanh sạch và ổn định hơn.. Cho nên khi hát thì Audirvana sẽ hiễn thị một chữ INTEGER MODE (xanh lá cây) cho thấy là đang hát ở dạng hay nhất có thể không qua nhiều giai đoạn DAC trong computer, mà bypass hoàn toàn.

Nó dùng 64-bits processing cho nên không bị mất dung lượng trong lúc nén hoặc giải nén. Nói chung là 64-bits là hay nhất có thể trong computer audio hiện tại.


apham

17-10-2013, 05:25 PM

Chắc em bổ sung thêm 1 post về rip nhạc nhỉ

Cóp cái này xuống rồi từ từ trao đổi sau: http://gizmodo.com/5363273/how-to-rip-your-music-like-a-pro

Cò nhiều phần mềm các bạn có thể sử dụng để rip nguồn nhạc từ CD/ HDCR/ XRCD để lưu vào kho nhạc lossless. Ví dụ như iTunes, Windows Media Player, EAC, NERO, v.v...

Thế giới nhiều người RIP bằng EAC (Exact Audio Copy) software và khen cái này lắm.


TiCan_2009

17-10-2013, 06:01 PM

@TiCan_2009:

Hiện nay em xem DVD thì cũng dùng máy tính làm nguồn phát, cho đĩa DVD vào player, phát tín hiệu video qua cáp HDMI gắn vào TV, còn tín hiệu audio thì dùng cáp USB nối vào DAC.

Về audio thì mỗi người chơi theo khả năng của mình, miễn là bác ưng ý thì là đủ rồi. Còn về oánh giá thì em quote dòng này:

HD-Box kiểu như Zune, Oppo, Popcon, hay là hàng DIY thì hầu như phục vụ cho nhu cầu xem phim là chính, còn về thưởng thức âm thanh 2 kênh thì chơi theo chia sẻ ở trên ạ. So sánh thì khoảng cách xa nhiều lắm. Ngoài ra receiver và stereo amp cũng rất khác nhau ạ.

...

Có một thực tế là tín hiệu video hay audio phát ra từ các HD-Box phổ biến hiện nay đa phần đều có chất lượng kém hơn các laptop đắt tiền. Vì thế xem phim play từ laptop xuất ra TV qua cable HDMI sẽ có chất lượng cao hơn nhiều so với dùng HD-Box và dây tín hiệu video/audio analog thông thường.

Hầu hết các HD-Box đều có khả năng phát video/audio content qua đường HDMI đi kèm với option có decode hay không. Nếu chọn không thì HD-Box transfer dữ liệu gốc trên đĩa đi mà không can thiệp gì vào nội dung video/audio đã encode. Trong trường hợp này, HD-Box không làm nhiệm vụ giải mã tín hiệu hình ảnh cũng như âm thanh nữa và vì thế không ảnh hưởng lên chất lượng video/audio được tái tạo. Nó đóng vai trò gần như là thiết bị lưu trữ ngoài mà thôi.

Trong bộ nghe/nhìn của tôi, receiver Denon 2113 chịu trách nhiệm giải mã cả tín hiệu audio lẫn video (nó có thể scale mọi tín hiệu video lên HD hoặc 4K với chất lượng rất tốt). Với audio, phần chuyển đổi được thực hiện bởi DAC built-in của receiver sau đó đưa thẳng vào các kênh công suất tương ứng. Chất lượng âm thanh tôi nghe được như vậy thực chất là chất lượng tái tạo âm thanh của 2113 chứ không liên quan gì đến HD-Box cả.

Tôi biết là có sự khác biệt về đẳng cấp giữa các bộ khuyếch đại đa kênh như receiver và bộ khuyếch đại stereo chuyên dụng, nhưng cũng đồng thời nghĩ rằng DAC built-in của 2113 thì tốt không kém bất kỳ DAC rời nào khác và nó có một ưu điểm lớn là tín hiệu từ DAC built-in đến ampli chỉ đi trong một quãng rất ngắn (hầu như trên cùng board mạch) không chịu suy giảm và nhiễu qua dây kết nối như là từ DAC rời đến ampli. Tín hiệu analog như đã biết, đi càng xa thì càng suy giảm và bị nhiễu.

Với nhận xét như trên, tôi cho rằng nếu dùng ampli stereo chuyên nghiệp để nghe nhạc số thì nên kiếm loại hiện đại có DAC built-in và có thể tiếp nhận data số trực tiếp từ nguồn ngoài qua kết nối HDMI 1.3 trở lên. Có thế mới chắc chắn về mức độ hoàn hảo của âm thanh tái tạo.

Setup cho tín hiệu audio ra HDMI của HD-Box:

LPCM: HD-Box tự giải mã audio và gởi kết quả đến ampli

RAW/Passthrough: Audio tracks được gởi đến ampli và được giải mã ở đó


Schumacher

17-10-2013, 06:02 PM

Chắc em bổ sung thêm 1 post về rip nhạc nhỉ

Cóp cái này xuống rồi từ từ trao đổi sau: http://gizmodo.com/5363273/how-to-rip-your-music-like-a-pro

Thế giới nhiều người RIP bằng EAC (Exact Audio Copy) software và khen nó lắm. Có đúng vậy ko ta?

Em toàn RIP bằng EAC :4:


rotdalat

17-10-2013, 11:58 PM

@ bác Schumacher: nói là định dạng số chạy theo băng từ thì có thể chứ chạy theo đĩa than thì hình như là không có đâu ạ.em đã nói ở những bài trước rồi,bác chơi âm thanh thì cũng chỉ là nghe âm thanh do người ta làm ra cho bác nghe,thiết bị bác cao cỡ nào thì cũng chỉ nghe được trong cái người ta cung cấp cho bác.tại sao mình ko tìm hiểu trực tiếp người tạo ra âm thanh đó nói cái gì?người ta sản xuất ra nó,người ta nói rõ nó thua>>bác đi mua đồ người ta về xài bác lại nói nó thắng??? câu chuyện ngược lại với câu chuyện bác kể em cũng nghe rồi ạ.hay là hôm nào bác nói cái bác trong câu chuyện thử test lại theo kiểu em đã nói trên post trước >>bịt mắt lại và không biết trước nguồn phát >>biết đâu bác ấy lại đem đốt hết đĩa than rồi cho em cái đầu phono về em chưng cho đẹp? cái cuộc chiến mà bác nói theo em là nó kết thúc vài năm rồi,và bên thắng đã rõ ràng cả mặt kỹ thuật, lẫn thị trường hiện nay rồi bác .bác có biết là tự không khí cho dù ở trong phòng cách âm tốt nhất (phòng này chưa ra đời thời kỳ đĩa than nguyên bản)nó vẫn có độ ồn riêng ?nếu thu âm đĩa than theo kiểu cũ thì độ ồn này nó cũng đi trực tiếp vào thông tin được ghi trên đĩa than,nó có thể trở thành 1 dải tần số "dơ" mà ko cách nào tách được?bác có biết là tai người có nghe được dải tần "dơ" này nhưng thường là hầu như ko có cảm giác gì vì não người qua quá trình tiến hóa đã thích nghi với dải tần này.điều này có thể dùng để lý giải việc vì sao nhiều người nghe âm thanh như vậy thì cảm giác có vẻ "thật" .nhưng,cũng dải tần này mà nghe với âm lượng to hơn độ ồn vốn có của nó trong tự nhiên thì khác bác à,bác tưởng tượng con dế ngoài đồng kêu xa xa ru bác ngủ với con dế kêu ngay bên tai bác lúc bác ngủ là biết. trong cuốn the art of mixing,tác giả viết rằng "âm nhạc mà chúng ta nghe ngày nay âm thanh thực tế "sáng" hơn trong tự nhiên nhiều",chữ "sáng" ở đây có thể hiểu là độ tách bạch,tính trong trẻo của âm thanh.tại sao như vậy thì nó nằm trong nguyên lý âm thanh cơ bản và quá trình sản xuất,em xin nói rõ chữ "nguyên lý âm thanh cơ bản" ở đây em xài nó ko phải là lý thuyết suông,mà là lý thuyết đã được thực nghiệm kiểm chứng ngay trong môi trường tự nhiên.bác nào thắc mắc về quá trình làm "sáng" âm thanh kỹ hơn thì e sẽ viết sau. bác Schumacher chơi những bộ chuyển đổi chắc bác cũng từng cầm qua vài cục nhỏ nhỏ để thu âm,bác có biết cái nút "80hz cut" mà hầu như cục nào cũng có dùng để làm gì ko?


rotdalat

18-10-2013, 12:08 AM

sao các bác nghe âm thanh lại ko thử nghe âm thanh ngay trên chương trình thu âm chuyên nghiệp?nó có thể bất tiện trong quản lý bài hát,....nhưng để thẩm định và so sánh tại sao mình ko thử nghe ngay trên chương trình mà người thu âm,tạo ra sản phẩm cho các bác nghe đã nghe trực tiếp và quyết định sản phẩm âm thanh đó sẽ nghe như thế nào?


Schumacher

18-10-2013, 02:47 PM

@ bác Schumacher: nói là định dạng số chạy theo băng từ thì có thể chứ chạy theo đĩa than thì hình như là không có đâu ạ.em đã nói ở những bài trước rồi,bác chơi âm thanh thì cũng chỉ là nghe âm thanh do người ta làm ra cho bác nghe,thiết bị bác cao cỡ nào thì cũng chỉ nghe được trong cái người ta cung cấp cho bác.tại sao mình ko tìm hiểu trực tiếp người tạo ra âm thanh đó nói cái gì?người ta sản xuất ra nó,người ta nói rõ nó thua>>bác đi mua đồ người ta về xài bác lại nói nó thắng??? câu chuyện ngược lại với câu chuyện bác kể em cũng nghe rồi ạ.hay là hôm nào bác nói cái bác trong câu chuyện thử test lại theo kiểu em đã nói trên post trước >>bịt mắt lại và không biết trước nguồn phát >>biết đâu bác ấy lại đem đốt hết đĩa than rồi cho em cái đầu phono về em chưng cho đẹp? cái cuộc chiến mà bác nói theo em là nó kết thúc vài năm rồi,và bên thắng đã rõ ràng cả mặt kỹ thuật, lẫn thị trường hiện nay rồi bác .bác có biết là tự không khí cho dù ở trong phòng cách âm tốt nhất (phòng này chưa ra đời thời kỳ đĩa than nguyên bản)nó vẫn có độ ồn riêng ?nếu thu âm đĩa than theo kiểu cũ thì độ ồn này nó cũng đi trực tiếp vào thông tin được ghi trên đĩa than,nó có thể trở thành 1 dải tần số "dơ" mà ko cách nào tách được?bác có biết là tai người có nghe được dải tần "dơ" này nhưng thường là hầu như ko có cảm giác gì vì não người qua quá trình tiến hóa đã thích nghi với dải tần này.điều này có thể dùng để lý giải việc vì sao nhiều người nghe âm thanh như vậy thì cảm giác có vẻ "thật" .nhưng,cũng dải tần này mà nghe với âm lượng to hơn độ ồn vốn có của nó trong tự nhiên thì khác bác à,bác tưởng tượng con dế ngoài đồng kêu xa xa ru bác ngủ với con dế kêu ngay bên tai bác lúc bác ngủ là biết. trong cuốn the art of mixing,tác giả viết rằng "âm nhạc mà chúng ta nghe ngày nay âm thanh thực tế "sáng" hơn trong tự nhiên nhiều",chữ "sáng" ở đây có thể hiểu là độ tách bạch,tính trong trẻo của âm thanh.tại sao như vậy thì nó nằm trong nguyên lý âm thanh cơ bản và quá trình sản xuất,em xin nói rõ chữ "nguyên lý âm thanh cơ bản" ở đây em xài nó ko phải là lý thuyết suông,mà là lý thuyết đã được thực nghiệm kiểm chứng ngay trong môi trường tự nhiên.bác nào thắc mắc về quá trình làm "sáng" âm thanh kỹ hơn thì e sẽ viết sau. bác Schumacher chơi những bộ chuyển đổi chắc bác cũng từng cầm qua vài cục nhỏ nhỏ để thu âm,bác có biết cái nút "80hz cut" mà hầu như cục nào cũng có dùng để làm gì ko?

Cám ơn bác Rotdalat,

Diễn đàn này là chủ yếu về Photo nên em thấy các bác bàn luận về Audio thì em thấy nó vui thôi ạ. Còn việc định dạng số không chạy trên đĩa than thì tất nhiên là ai đã từng chơi đĩa than chả hiểu điều đó. Em thì đú bẩn nên lang thang đủ các thể loại từ đĩa than rồi lại CD rồi SACD rồi DAD-Audio rồi Blu Ray Audio rồi nhạc số Hi-Res rồi đĩa than. Cái nào hơn kém thì em chả dám lạm bàn vì dân Audio vẫn chia làm 2 phe không phân thắng bại ạ. Một bên thì đưa ra các thông số kỹ thuật để chứng minh luận điểm, một bên thì đưa ra cảm nhận chủ quan để phản bác. Túm lại là thích cái nào thì chơi cái đó thôi. Tốt nhất là dành nhiều thời gian đến nhà hát nghe Live mà Live thật nhé, chứ không phải qua micro + Processor rồi sẽ tự định hướng sở thích và cảm nhận cá nhân. Còn dính đến cái món Audio này nó mơ hồ và không cẩn thận mà tẩu hỏa nhập ma thì dễ bán nhà lắm ạ.

Cá nhân em thì em nghĩ là các bác nên đi theo hướng của bác apham là dùng nhạc số + DAC Hi-Res ạ. Cách này nếu xét theo quan điểm chất lượng trên chi phí đầu tư thì nó là vô địch đấy ạ.


apham

18-10-2013, 03:27 PM

Có 1 chuyện anh em hay offchai tám gẫu với nhau, đó là khi có rất rất nhiều tiền thì ta sẽ làm gì:

1/ mua 1 tòa lâu đài + build 1 hệ thống nghe nhạc khủng nhất, tái tạo âm thanh trung thực nhất

nếu có nhiều tiền hơn nữa thì làm gì để có âm thanh trung thực đỉnh cao?

2/ mời ban nhạc sống, tỷ như Psy nhảy Gangnam Style trước mặt chúng ta, vậy là nhất quả đất


apham

18-10-2013, 04:01 PM

Em tiếp:

Kết nối giữa máy tính và DAC Để kết nối giữa máy tính và DAC thì hiện nay cách phổ thông nhất và hiệu quả nhất là dùng cáp USB. Apham đã xem nhiều hệ thống ultra hi-end thì họ cũng dùng cách này nên chúng ta mạnh dạn mà chơi y chang như vậy.

Cũng có 1 trường phái khác sử dụng Toslink, nếu so sánh giữa USB và Toslink thì nó còn phụ thuộc vào DAC của mình. Nếu DAC có bộ chuyển đổi USB tốt (USB-I2S hoặc USB-SPDIF) thì dùng kết nối USB tốt hơn, còn nếu bộ chuyển đổi USB bình thường thì thể kết nối Toslink sẽ hay hơn vì nó tránh được nhiễu cao tần từ nguồn máy tính. Do vậy chúng ta nên thử cả 2 loại trên DAC của mình trước khi quyết định.

Cho nhu cầu chơi nhạc thì dây tín hiệu USB càng ngắn càng tốt, quan trọng là dây phải chống nhiễu noise and crosstalk, tốt nhất là 1m. Với USB 2.0 thì chiều dài tối đa là 5 mét nên dây dài hơn thì tín hiệu sẽ bị mất trên đường truyền. Càng dài thì tiết diện dây phải càng to.

Đa phần cáp USB có định dạng 1 đầu A type gắn vào PC và đầu kia là B type gắn vào DAC

Hình minh họa dây USB trong hệ thống âm thanh http://farm8.staticflickr.com/7359/10291611645_962304fb8a_b.jpg

http://farm4.staticflickr.com/3705/10310693583_0db1e00ca2_b.jpg

Dây USB trưng bày tại 1 triển lãm audio http://farm6.staticflickr.com/5475/10357962473_6d7a43b3a9_b.jpg

Chia sẻ của bác pc_chip: Hiện nay các với các USB DAC đời mới dùng Ansynchronous USB thì hoàn toàn không đòi hỏi phải truyền nhận dữ liệu theo thời gian thực nữa! Chính vì không cần thời gian thực nên việc lựa chọn máy tính MAC hay PC cũng không còn quá cần thiết nữa (miễn sao phần mềm phát nhạc và driver của USB DAC cho phép tryền dữ liệu "bit perfect" không chịu sự can thiệp của hệ điều hành là xong). Với các bác dùng máy tính để thu và mix nhạc thì lại khác vì lúc ấy họ làm ở thời gian thực và lúc này độ trễ latency của hệ điều hành và phần mềm là vô cùng quan trọng nên mới phải cân nhắc dùng hệ điều hành và phần mềm hỗ trợ tốt mà khoản này thì MAC có ưu thế hơn cũng như thường các thiết bị chuyên dùng này dùng giao tiếp Firewire 1394 vốn phù hợp hơn hẳn USB).

Hiện trên thị trường cũng chỉ có một vài hãng chuyên sản xuất các chip nhận tín hiệu USB tốt và phần lớn các hãng làm DAC cũng sử dụng các giải pháp của các hãng chuyên cung cấp các chip nhận tín hiệu USB mà thôi.

Theo ý kiến cá nhân của em thì do các giải pháp nhận tín hiệu USB vẫn đang tiếp tục được cải thiện nên hiện giải pháp an toàn nhất vẫn là đầu tư một DAC truyền thống thật tốt và dùng một bộ chuyển đổi tín hiệu từ USB sang S/PDIF rời để chơi. Sau nay nếu có công nghệ tốt hơn thì nâng cấp riêng cái bộ chuyển đổi này sẽ dễ dàng hơn.

Câu hỏi: dây USB xịn thì có cho âm thanh tốt hơn dây USB phổ thông rẻ tiền trên thị trường hay không?

Câu trả lời là có, tuy nhiên khác nhau rõ ràng như thế nào thì cần phải trải nghiệm. Còn cảm quan mà nói thì dây USB xịn có jack mạ vàng, tiết diện to bản, nhìn ngầu và cắm vào dàn máy nghe sựt sựt chứ không lỏng lẻo như dây thường là đã rồi :)

Một số anh em chơi qua cái này cho biết là đối với dây quang (optical) thì sự khác biệt giữa dây đắt tiền và rẻ tiền rất ít, còn với dây USB thì sự khác biệt rất lớn, đặc biệt là dây có bọc chống nhiễu ở 2 đầu nối. Bản thân apham có thử qua cả dây rẻ tiền (dây máy in) với dây Nordost Blue Heaven phía trên thì nghe có khác đấy các bác ạ (người nhà của em chẳng rành về âm thanh mà còn nói là nghe trong veo hơn, hehe)

PS: hiện nay em vẫn dùng cáp USB hiệu HP của máy in, nhìn cũng chắc chắn chứ chưa có "xiền" mua hàng xịn đâu ạ, tuy nhiên mình sẽ phải mua 1 sợi khá khá 1 chút khi có điều kiện :)


Schumacher

18-10-2013, 04:31 PM

Em tiếp:

Kết nối giữa máy tính và DAC Để kết nối giữa máy tính và DAC thì hiện nay cách phổ thông nhất và hiệu quả nhất là dùng cáp USB chuẩn không đồng bộ. Apham đã xem nhiều hệ thống ultra hi-end thì họ cũng dùng cách này nên chúng ta mạnh dạn mà chơi y chang như vậy.

Cũng có 1 trường phái khác sử dụng Toslink, nếu so sánh giữa USB và Toslink thì theo em nó phụ thuộc vào DAC của mình. Nếu DAC có bộ chuyển đổi USB tốt (USB-I2S hoặc USB-SPDIF) thì dùng kết nối USB tốt hơn, còn nếu bộ chuyển đổi USB bình thường thì thể kết nối Toslink sẽ hay hơn vì nó tránh được nhiễu cao tần từ nguồn máy tính. Do vậy chúng ta nên thử cả 2 loại trên DAC của mình trước khi quyết định.

Em bổ sung chút bác Apham nhé:

Asynchronous USB là chuẩn của cái DAC, không phải chuẩn của Cable nên dùng DAC có chuẩn Asynchronous USB thì vấn dùng USB thông thưởng thôi chứ không có dây USB riêng cho chuẩn Asynchronous USB. Chuẩn này đại khái là trong DAC có cái Clock riêng mà không dùng Clock của máy tính truyền qua đường USB nên "Có thể" giảm được Jitter.

Tuy nhiên, đến hiện tại thì các USB DAC có chuẩn Asynchronous USB thường đắt hơn khá nhiều nên không nhất thiết là cứ phải dùng DAC có chuẩn Asynchronous USB đâu ạ.


apham

18-10-2013, 04:42 PM

@Schumacher: đúng rồi, để em cập nhật lại cho chính xác. Phần DAC thì em xin quote câu trên của bác vào bài viết nhé.


nhimi

19-10-2013, 07:47 AM

Trong phần USB DAC của bác apham có một số điểm khiến tôi băn khoăn.

Trước hết, về lý thuyết để truyền dữ liệu số giữa hai bên người ta có thể sử dụng hai cách truyền đồng bộ (synchronous) và dị bộ (asynchronous). Với cách đồng bộ thì hai bên thu phát sử dụng cùng tín hiệu đồng bộ để thu và phát thông tin. Việc lệch pha tín hiệu đồng bộ này (jitter) sẽ làm dữ liệu bị lỗi. Cái này giống như dò đài phát thanh. Chừng nào chưa đúng tần số phát thì sẽ không nghe được hoặc chất lượng rất kém.

Truyền dị bộ thì bên thu tự đồng bộ theo tín hiệu truyền mà không cần duy trì tín hiệu đồng bộ giữa hai phía.

Về căn bản, cả hai cách truyền đều cần tín hiệu đồng bộ và sai lệch tín hiệu đồng bộ (jitter) đều có thể xảy ra với cả hai cách. Như vậy vấn đề là xử lý dữ liệu bị lỗi như thế nào. Có hai lựa chọn: 1- Không làm gì cả (Lỗi thì kệ lỗi); 2- Yêu cầu bên phát gửi lại cho đến khi nào hết lỗi thì thôi. Với cách thứ 2 thì loại bỏ được các vấn đề về nhiễu hay lỗi dữ liệu trong quá trình truyền. Khi này việc truyền dữ liệu ít bị lệ thuộc vào dây dẫn hơn so với truyền dữ liệu tương tự.

Khái niệm jitter ở bài viết có lẽ không rơi vào trường hợp này vì rằng khi này dữ liệu bị hỏng hết. Cũng như vậy khái niệm Asynchronous USB DAC không liên quan gì đến việc truyền dữ liệu dị bộ cho dù giải thích sơ bộ thì nó có vẻ giống.

**** Về việc yêu cầu truyền dữ liệu thời gian thực qua USB có lẽ không phản ánh hết thực chất. Theo tôi nên là truyền dữ liệu với độ trễ xác định :) Đây có lẽ mọi người muốn đề cập đến chế độ truyền dữ liệu của kênh USB nhằm đảm bảo tốc độ tối đa (độ trễ tối thiểu) cho các ứng dụng cần (nhạy cảm) thời gian thực. Đơn giản là với 2 kênh stereo 16 bít/44KHz thì cần tốc độ tối thiểu là 2x16x44K bít/s (1,4Mbits/s). Nếu tốc độ này không đảm bảo thì sẽ không nghe được đúng chất lượng.

Vấn đề với cách truyền dữ liệu này là không có xử lý lỗi trong quá trình truyền. Nghĩa là dữ liệu nhận được hoàn toàn có thể là rác do nhiễu hay "jitter". Còn nếu muốn nhận được dữ liệu đúng (perfect) thì phải truyền lại và tốc độ sẽ bị giảm đi. USB 2.0 có băng thông là 480Mb/s thì quá thừa để quản lý 2 kênh 24bits/192KHz (~9Mbit/s). Việc truyền dữ liệu không xử lý lỗi chỉ hợp lý khi dùng kênh USB 1.1 có tốc độ thấp (12Mbits/s). Khi này việc chọn cáp chất lượng cao mới có tác dụng lên chất lượng thu.

****

Về vấn đề chất lượng của tín hiệu clock trên máy tính có chất lượng thấp thì tôi hơi băn khoăn. Bởi vì máy tính cần xử lý khối lượng dữ liệu lơn và tốc độ cao hơn rất nhiều (tính bằng GHz) so với các thiết bị âm thanh. Như có thể thấy với 2 kênh âm thanh 24/192KHz tốc độ mới chỉ là 9Mbit/s.

Ở đây có lẽ mọi người muốn nói đến việc dùng tín hiệu dữ liệu trên kênh USB để sinh ra tín hiệu clock dùng cho DAC. Cái này theo tôi thì không ổn ở chỗ chu kỳ xung nhịp trên kênh USB thay đổi theo dữ liệu. Ví dụ với chuỗi 1111 thì chu kỳ xung nhịp sẽ khác với 0000. Cũng phải nói thêm người ta có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này lên việc đồng bộ xung nhịp ở đầu thu.

Với DAC tôi cho rằng cần tối thiểu hai xung nhịp (clock). 1 xung nhịp dùng để nhận dữ liệu từ kênh USB, 1 xung nhịp dùng để khôi phục tín hiệu âm thanh từ chuỗi bít 1,0 nhận được từ kênh USB. Theo tôi cái xung nhịp thứ 2 này mới ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Trên nguyên tắc thì xung nhịp này phải giống với xung nhịp dùng để biến đổi tín hiệu âm thanh thành chuỗi 1,0 (bộ ADC). Bất cứ sai lệch nào với xung nhịp "gốc" (jitter) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.

Thú thực là nếu như tôi biết được bộ DAC nào không có mạch riêng sinh xung nhịp thứ 2 này thì tôi chắc tẩy chay hãng đấy. Theo như tôi thấy bèo như con chuột máy tính còn có mạch sinh xung nhịp riêng. Dù sao thì cũng phải nói lại :) nếu nhà sản xuất thấy không cần mạch riêng thì có nghĩa là đã đủ tốt.

******

Tôi không hiểu tại sao mọi người sợ nhiễu cao tần của máy tính. Trong máy tính có rất nhiều bộ phận hoạt động ở tốc độ rất cao mà máy tính vẫn chạy tốt, không sợ can nhiễu làm sai dữ liệu ngay bên trong máy tính. Với những nhiễu tần số lên tới MHz mà không bị lọc bỏ bởi quá trình truyền dữ liệu tới DAC và giả sử có tới được loa thì người ta cũng đâu có cảm nhận được. Trên thực tế một số DAC có nhúng bộ xử lý bên trong. Nói cách khác là có thêm mạch tạo xung nhịp cao tần để bộ xử lý này hoạt động. Và xung nhịp này sẽ có ảnh hưởng xấu đến chất lượng âm thanh ra?

******

Có lẽ giải pháp triệt để cho tất cả những vấn đề trên đó là dùng đĩa than (hay nguồn tương tự). Như vậy không phải đau đầu nữa mà chỉ cần tập trung cho phần khuếch đại âm thanh và loa :)


apham

19-10-2013, 08:26 AM

Em sưu tầm tấm ảnh này chụp đầu băng cối chuyên nghiệp 24 track của studio, xem cái này xong thì các bác hết thắc mắc tại sao CD nghe vẫn chưa hay bằng băng từ/ đĩa than nhá

http://i1179.photobucket.com/albums/x389/caosonhd/DAT%20TAPE%20AND%20TAPE%20RECORDERS/STUDERA827-800x600.jpg


apham

19-10-2013, 03:00 PM

Cám ơn bác nhimi góp ý ạ, em xin phép tổng hợp lại 1 chút để đưa vào phần DAC nhé.


rotdalat

19-10-2013, 05:47 PM

Em sưu tầm tấm ảnh này chụp đầu băng cối chuyên nghiệp 24 track của studio, xem cái này xong thì các bác hết thắc mắc tại sao CD nghe vẫn chưa hay bằng băng từ/ đĩa than nhá

http://i1179.photobucket.com/albums/x389/caosonhd/DAT%20TAPE%20AND%20TAPE%20RECORDERS/STUDERA827-800x600.jpg em thực sự ko hiểu vì sao nhìn cái hình này thì biết CD ko bằng băng từ/đĩa than,bác nói rõ hơn hộ em.


rotdalat

19-10-2013, 06:01 PM

Có 1 chuyện anh em hay offchai tám gẫu với nhau, đó là khi có rất rất nhiều tiền thì ta sẽ làm gì:

1/ mua 1 tòa lâu đài + build 1 hệ thống nghe nhạc khủng nhất, tái tạo âm thanh trung thực nhất

nếu có nhiều tiền hơn nữa thì làm gì để có âm thanh trung thực đỉnh cao?

2/ mời ban nhạc sống, tỷ như Psy nhảy Gangnam Style trước mặt chúng ta, vậy là nhất quả đất

em xin phép phản đối tí 1 hệ thống nghe nhạc khủng nhất,tối ưu nhất có thể tái tạo âm thanh "hay nhất" chứ không thể "trung thực" nhất >>vì em xin nhắc lại câu "âm nhạc chúng ta nghe ngày nay thực tế sáng hơn âm thanh trong thực tế nhiều" >>câu này có chứng cớ rành rành trong quá trình sản xuất sản phẩm thu âm. 2 mời nguyên ban nhạc sống tới chắc chắn là thật nhất,nhưng chưa chắc đã hay nhất,ai cũng biết nghe ca sỹ hát trực tiếp thường dở hơn trong đĩa mà,nhưng có nhiều yếu tố "phiêu" hơn.


apham

20-10-2013, 03:35 PM

apham đjợc bác dokien hướng dẫn cách setup để dùng tablet android chỉnh từ xa foobar 2000 trên nền Win7 Ultimate.

Cũng tương tự như Jriver thì phần remote controller Foobarcon cũng sử dụng webservice của google để khiển foobar trên máy tính. Cách cài đặt rất đơn giản như sau:

- Vào https://sites.google.com/site/foobarcon/ để cài theo hd trong đó, đương nhiên trên foobar component của máy tính cũng phải cài foo_httpcontrol. Android tablet thì vào Gôgle play tải foobarcon. - Sau khi cài xong mọi thứ, vào foobar 2000 kích hoạt foobarcon & chọn theo thứ tự sau (CTRL +P >tool ->Foobarcon >Open http:// 127.0....) - Sau khi kick vào Open http:// 127.0.... thì trình duyệt sẽ bật lên cửa sổ trong đó co ghi Installed templates -> chọn foobarcon --> hiện lên cửa số báo FoobarCon is installed successfully với cái biểu tượng Foobar to vật vã. - Bật Foobarcon ở tablet lên thì nó sẽ bắt nhập IP của máy tính đang chạy. Nhập IP xong thì có thể dùng tablet để khiển foobar trên máy tính.

Các tính năng chính của Foobarcon tóm tắt như sau:

- Quản lý playlist, library, xem file - Có khả năng search trong library (gồm cả extended search) - Hình ảnh album (có cache) - Xem biography của ban nhạc/ca sỹ - Wake On Lan (WOL) - Lyrics support

Các bác xem hình tham khảo: https://picasaweb.google.com/111314447341974804461/Foocon


nhimi

20-10-2013, 09:35 PM

Cuối tuần xin chia xẻ thêm với mọi người quan tâm.

Khái niệm bit-perfect đề cập đến việc toàn bộ chuỗi dữ liệu âm thanh dạng số được truyền nguyên vẹn từ máy tính tới DAC. Nói rộng hơn thì phải "perfect" từ nhà sản xuất (phát hành) cho đến người dùng cuối. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới việc này. Trước hết là nhiễu trong quá trình truyền. Cái thứ hai là tốc độ phát của chương trình nghe nhạc trên máy tính. Có thể lấy hiệu ứng hoạt hình 25 hình/s cho dễ thấy. Cứ sau mỗi 1/25 s thì máy tính phải gửi dữ liệu ra đầu thu nếu không thì hình sẽ chạy không mịn.

Khái niệm này rất quan trọng với dân audio nhưng có lẽ lại "buồn cười" với dân IT hay người dùng máy ảnh. Mọi người sẽ nghĩ thế nào nếu như ảnh copy sang máy tính lại không "perfect" với cái được lưu trong thẻ nhớ :)

Nguồn gốc của vấn đề này có lẽ là máy tính không chỉ để nghe nhạc, USB còn dùng để copy ảnh :) hay theo Microsoft thì máy cấu hình không đủ :)

Vấn đề jitter có lẽ rộng hơn nội dung được trình bày trong bài viết. Về căn bản jitter nghĩa là tín hiệu không đủ chuẩn như chu kỳ tín hiệu không đều lúc thì 1s lúc thì 1.1s chẳng hạn. Điều này có ảnh hưởng lên cả chất lượng âm thanh gốc mà nhà sản xuất âm thanh cung cấp do tín hiệu xung nhịp dùng để chuyển đổi âm thanh sang số không đủ ổn định. Khi đầu phát truyền xung nhịp clock để tái tạo âm thanh trong DAC qua dây dẫn thì tín hiệu này có thể không còn "perfect" do nhiều yếu tố căn bản là nhiễu.

Vấn đề jitter này có lẽ không gặp phải khi dùng USB DAC. Chính xác hơn là dùng kênh USB để truyền dữ liệu vì đơn giản là USB không có dây dẫn riêng cho tín hiệu này. Việc dùng "phương pháp mềm" để xử lý có lẽ phức tạp hơn là làm mạch sinh tín hiệu riêng.


apham

21-10-2013, 09:05 AM

Em tiếp

C: Bộ giải mã chuyển đổi tín hiệu từ Digital sang Analog - DAC

Phần này apham cho rằng nó phức tạp nhất, cá nhân nhất và tranh cãi nhiều nhất bởi vì ngoài đặc điểm kỹ thuật của máy móc ra mà chúng ta có thể giải quyết thấu đáo một cách khoa học thì phần kia chính là phần cảm nhận về chất âm tái tạo mà cái này thì tùy thuộc vào gu của mỗi người.

Tuy nhiên chúng ta ai cũng thống nhất 1 yếu tố quan trọng của DAC đó là chất âm tái tạo phải có nhạc tính, tức là phải "có hồn".

Trong phần C này chúng ta sẽ tìm hiểu qua một số khái niệm quan trọng với DAC để cuối cùng chúng ta có thể tự tìm ra câu trả lời cho riêng mình, đó là chọn được 1 đầu DAC vừa ý.

Hình minh họa một số DAC https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash4/395703_10151556021937357_498795733_n.jpg

https://sphotos-a.xx.fbcdn.net/hphotos-ash3/923266_10151556035002357_2105920114_n.jpg

Với giải pháp nghe nhạc số với nguồn phát là máy tính thì DAC đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó DAC theo em chiếm 80% phần nhạc tính còn PC + software + dây tín hiệu chiếm 20% còn lại. Giả thuyết là nguồn nhạc lossless đã chuẩn rồi nhé, cái này thì cũng không khó khăn lắm vì các bác giao lưu 1 chút với mấy anh em VNAV là xin chép được nguồn nhạc tốt.

Apham có vài quan điểm cá nhân, xin chia sẻ trong phần mở đầu của DAC này: - Nên chọn DAC USB và không nên chọn DAC optical nếu DAC mà các bạn đầu tư được sản xuất từ 2010 trở về sau này vì lúc đó đa phần DAC nhận tín hiệu USB không đồng bộ. - Nên nghe thử càng nhiều càng tốt, nếu có điều kiện giao lưu và mượn về phối ghép với bộ dàn ở nhà thì tuyệt vời ông mặt trời (các bác thấy em đi nghe và chụp hình nhiều model DAC phết đấy). - Ủng hộ cách chơi DIY của các bác nào tự ráp 1 DAC chuyên biệt (có mạch giải mã, nguồn cung cấp riêng, v.v...) - Nên dùng DAC đơn nhiệm cho việc nghe nhạc 2 kênh thay vì DAC đa nhiệm trừ khi các bác trang bị DAC nghe nhạc để...xem phim, ví dụ mua Oppo chỉ để nghe nhạc thì không bằng dùng số tiền đó để mua DAC chuyên nghe nhạc - Không tán thành cách chơi đường vòng, tốn kém rồi cuối cùng cũng phải đi về con đường chính thống. Đó là mấy bác dùng bộ phát nhạc như kiểu Dune rồi kết nối cổng optical sang MD Player để giải mã hay đại loại như vậy. Cách này xem qua thấy rẻ nhưng chất lượng tệ và học phí cao. - Không nên tận dụng sound card của máy tính để lấy tín hiệu đã giải mã ra thẳng amply hoặc dùng cổng SPDIF onboard nối ra DAC trừ khi "bí quá làm liều". Lý do tín hiệu rất nhiễu bởi vì nguồn mass chung của máy tính và các tín hiệu nhiễu loạn bên trong không gian của máy tính.

Khi chúng ta chơi nhạc lossless thì cũng phải chấp nhận 1 điều quan trọng đó là phải chấp nhận (open mind) ứng dụng/ đầu tư cho công nghệ mới. Với người chơi nhạc chịu khó thì các bạn có thể săn tìm được những amply, loa cổ cho chất âm hay, mộc mạc và trong tầm tiền. Nhưng khi chơi lossless thì "đồ cổ" không có ý nghĩa ở đây trong khái niệm price/ performance hay "tiền nào của nấy".

Em bổ sung thêm “đồ cổ” ở đây là DAC cổ trong khuôn khổ bài viết này để giải mã nguồn phát từ PC vì nó được thiết kế ra để xứ lý tín hiệu từ CD/ MD transport chứ không phải PC. Và ý này dựa trên quan điểm price/ performance.


apham

21-10-2013, 09:42 AM

C-1: Đồng bộ hay không (dị) đồng bộ

Phần này em xin quote nội dung chia sẻ của bác nhimi

Trước hết, về lý thuyết để truyền dữ liệu số giữa hai bên người ta có thể sử dụng hai cách truyền đồng bộ (synchronous) và dị bộ (asynchronous). Với cách đồng bộ thì hai bên thu phát sử dụng cùng tín hiệu đồng bộ để thu và phát thông tin. Việc lệch pha tín hiệu đồng bộ này (jitter) sẽ làm dữ liệu bị lỗi. Cái này giống như dò đài phát thanh. Chừng nào chưa đúng tần số phát thì sẽ không nghe được hoặc chất lượng rất kém.

Truyền dị bộ thì bên thu tự đồng bộ theo tín hiệu truyền mà không cần duy trì tín hiệu đồng bộ giữa hai phía.

Về căn bản, cả hai cách truyền đều cần tín hiệu đồng bộ và sai lệch tín hiệu đồng bộ (jitter) đều có thể xảy ra với cả hai cách. Như vậy vấn đề là xử lý dữ liệu bị lỗi như thế nào. Có hai lựa chọn: 1- Không làm gì cả (Lỗi thì kệ lỗi); 2- Yêu cầu bên phát gửi lại cho đến khi nào hết lỗi thì thôi. Với cách thứ 2 thì loại bỏ được các vấn đề về nhiễu hay lỗi dữ liệu trong quá trình truyền. Khi này việc truyền dữ liệu ít bị lệ thuộc vào dây dẫn hơn so với truyền dữ liệu tương tự.

Khái niệm jitter ở bài viết có lẽ không rơi vào trường hợp này vì rằng khi này dữ liệu bị hỏng hết. Cũng như vậy khái niệm Asynchronous USB DAC không liên quan gì đến việc truyền dữ liệu dị bộ cho dù giải thích sơ bộ thì nó có vẻ giống.

**** Về việc yêu cầu truyền dữ liệu thời gian thực qua USB có lẽ không phản ánh hết thực chất. Theo tôi nên là truyền dữ liệu với độ trễ xác định :) Đây có lẽ mọi người muốn đề cập đến chế độ truyền dữ liệu của kênh USB nhằm đảm bảo tốc độ tối đa (độ trễ tối thiểu) cho các ứng dụng cần (nhạy cảm) thời gian thực. Đơn giản là với 2 kênh stereo 16 bít/44KHz thì cần tốc độ tối thiểu là 2x16x44K bít/s (1,4Mbits/s). Nếu tốc độ này không đảm bảo thì sẽ không nghe được đúng chất lượng.

Vấn đề với cách truyền dữ liệu này là không có xử lý lỗi trong quá trình truyền. Nghĩa là dữ liệu nhận được hoàn toàn có thể là rác do nhiễu hay "jitter". Còn nếu muốn nhận được dữ liệu đúng (perfect) thì phải truyền lại và tốc độ sẽ bị giảm đi. USB 2.0 có băng thông là 480Mb/s thì quá thừa để quản lý 2 kênh 24bits/192KHz (~9Mbit/s). Việc truyền dữ liệu không xử lý lỗi chỉ hợp lý khi dùng kênh USB 1.1 có tốc độ thấp (12Mbits/s). Khi này việc chọn cáp chất lượng cao mới có tác dụng lên chất lượng thu.

****

Về vấn đề chất lượng của tín hiệu clock trên máy tính có chất lượng thấp thì tôi hơi băn khoăn. Bởi vì máy tính cần xử lý khối lượng dữ liệu lơn và tốc độ cao hơn rất nhiều (tính bằng GHz) so với các thiết bị âm thanh. Như có thể thấy với 2 kênh âm thanh 24/192KHz tốc độ mới chỉ là 9Mbit/s.

Ở đây có lẽ mọi người muốn nói đến việc dùng tín hiệu dữ liệu trên kênh USB để sinh ra tín hiệu clock dùng cho DAC. Cái này theo tôi thì không ổn ở chỗ chu kỳ xung nhịp trên kênh USB thay đổi theo dữ liệu. Ví dụ với chuỗi 1111 thì chu kỳ xung nhịp sẽ khác với 0000. Cũng phải nói thêm người ta có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này lên việc đồng bộ xung nhịp ở đầu thu.

Với DAC tôi cho rằng cần tối thiểu hai xung nhịp (clock). 1 xung nhịp dùng để nhận dữ liệu từ kênh USB, 1 xung nhịp dùng để khôi phục tín hiệu âm thanh từ chuỗi bít 1,0 nhận được từ kênh USB. Theo tôi cái xung nhịp thứ 2 này mới ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Trên nguyên tắc thì xung nhịp này phải giống với xung nhịp dùng để biến đổi tín hiệu âm thanh thành chuỗi 1,0 (bộ ADC). Bất cứ sai lệch nào với xung nhịp "gốc" (jitter) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.

Thú thực là nếu như tôi biết được bộ DAC nào không có mạch riêng sinh xung nhịp thứ 2 này thì tôi chắc tẩy chay hãng đấy. Theo như tôi thấy bèo như con chuột máy tính còn có mạch sinh xung nhịp riêng. Dù sao thì cũng phải nói lại :) nếu nhà sản xuất thấy không cần mạch riêng thì có nghĩa là đã đủ tốt.

Hình minh họa 1 DAC có bộ tạo xung nhịp (clock) trong bản thân DAC, nhận tín hiệu USB không đồng bộ và cho phép nâng tần số lấy mẫu (upsampling data) http://farm4.staticflickr.com/3701/10291582956_3a746f3ee9_b.jpg


Schumacher

21-10-2013, 02:42 PM

C-1: Đồng bộ hay không (dị) đồng bộ

Phần này em xin quote nội dung chia sẻ của bác nhimi

Trước hết, về lý thuyết để truyền dữ liệu số giữa hai bên người ta có thể sử dụng hai cách truyền đồng bộ (synchronous) và dị bộ (asynchronous). Với cách đồng bộ thì hai bên thu phát sử dụng cùng tín hiệu đồng bộ để thu và phát thông tin. Việc lệch pha tín hiệu đồng bộ này (jitter) sẽ làm dữ liệu bị lỗi. Cái này giống như dò đài phát thanh. Chừng nào chưa đúng tần số phát thì sẽ không nghe được hoặc chất lượng rất kém.

Truyền dị bộ thì bên thu tự đồng bộ theo tín hiệu truyền mà không cần duy trì tín hiệu đồng bộ giữa hai phía.

Về căn bản, cả hai cách truyền đều cần tín hiệu đồng bộ và sai lệch tín hiệu đồng bộ (jitter) đều có thể xảy ra với cả hai cách. Như vậy vấn đề là xử lý dữ liệu bị lỗi như thế nào. Có hai lựa chọn: 1- Không làm gì cả (Lỗi thì kệ lỗi); 2- Yêu cầu bên phát gửi lại cho đến khi nào hết lỗi thì thôi. Với cách thứ 2 thì loại bỏ được các vấn đề về nhiễu hay lỗi dữ liệu trong quá trình truyền. Khi này việc truyền dữ liệu ít bị lệ thuộc vào dây dẫn hơn so với truyền dữ liệu tương tự.

Khái niệm jitter ở bài viết có lẽ không rơi vào trường hợp này vì rằng khi này dữ liệu bị hỏng hết. Cũng như vậy khái niệm Asynchronous USB DAC không liên quan gì đến việc truyền dữ liệu dị bộ cho dù giải thích sơ bộ thì nó có vẻ giống.

**** Về việc yêu cầu truyền dữ liệu thời gian thực qua USB có lẽ không phản ánh hết thực chất. Theo tôi nên là truyền dữ liệu với độ trễ xác định :) Đây có lẽ mọi người muốn đề cập đến chế độ truyền dữ liệu của kênh USB nhằm đảm bảo tốc độ tối đa (độ trễ tối thiểu) cho các ứng dụng cần (nhạy cảm) thời gian thực. Đơn giản là với 2 kênh stereo 16 bít/44KHz thì cần tốc độ tối thiểu là 2x16x44K bít/s (1,4Mbits/s). Nếu tốc độ này không đảm bảo thì sẽ không nghe được đúng chất lượng.

Vấn đề với cách truyền dữ liệu này là không có xử lý lỗi trong quá trình truyền. Nghĩa là dữ liệu nhận được hoàn toàn có thể là rác do nhiễu hay "jitter". Còn nếu muốn nhận được dữ liệu đúng (perfect) thì phải truyền lại và tốc độ sẽ bị giảm đi. USB 2.0 có băng thông là 480Mb/s thì quá thừa để quản lý 2 kênh 24bits/192KHz (~9Mbit/s). Việc truyền dữ liệu không xử lý lỗi chỉ hợp lý khi dùng kênh USB 1.1 có tốc độ thấp (12Mbits/s). Khi này việc chọn cáp chất lượng cao mới có tác dụng lên chất lượng thu.

****

Về vấn đề chất lượng của tín hiệu clock trên máy tính có chất lượng thấp thì tôi hơi băn khoăn. Bởi vì máy tính cần xử lý khối lượng dữ liệu lơn và tốc độ cao hơn rất nhiều (tính bằng GHz) so với các thiết bị âm thanh. Như có thể thấy với 2 kênh âm thanh 24/192KHz tốc độ mới chỉ là 9Mbit/s.

Ở đây có lẽ mọi người muốn nói đến việc dùng tín hiệu dữ liệu trên kênh USB để sinh ra tín hiệu clock dùng cho DAC. Cái này theo tôi thì không ổn ở chỗ chu kỳ xung nhịp trên kênh USB thay đổi theo dữ liệu. Ví dụ với chuỗi 1111 thì chu kỳ xung nhịp sẽ khác với 0000. Cũng phải nói thêm người ta có giải pháp để giảm thiểu ảnh hưởng này lên việc đồng bộ xung nhịp ở đầu thu.

Với DAC tôi cho rằng cần tối thiểu hai xung nhịp (clock). 1 xung nhịp dùng để nhận dữ liệu từ kênh USB, 1 xung nhịp dùng để khôi phục tín hiệu âm thanh từ chuỗi bít 1,0 nhận được từ kênh USB. Theo tôi cái xung nhịp thứ 2 này mới ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh. Trên nguyên tắc thì xung nhịp này phải giống với xung nhịp dùng để biến đổi tín hiệu âm thanh thành chuỗi 1,0 (bộ ADC). Bất cứ sai lệch nào với xung nhịp "gốc" (jitter) sẽ ảnh hưởng tới chất lượng âm thanh.

Thú thực là nếu như tôi biết được bộ DAC nào không có mạch riêng sinh xung nhịp thứ 2 này thì tôi chắc tẩy chay hãng đấy. Theo như tôi thấy bèo như con chuột máy tính còn có mạch sinh xung nhịp riêng. Dù sao thì cũng phải nói lại :) nếu nhà sản xuất thấy không cần mạch riêng thì có nghĩa là đã đủ tốt.

Em xin bổ sung một vài ý kiến ạ:

- Việc truyền dẫn số và truyền dẫn tín hiệu analog có cái giống, có cái khác ạ. Cơ mà truyền dẫn số vẫn phải dựa trên nền tảng của analog. Tuy nhiên so sánh với việc dò sóng radio thì có vẻ như không phù hợp lắm.

- Đối với truyền dẫn số thì việc đồng bộ tín hiệu là cực kỳ quan trọng. Với Audio thì nó là truyền dẫn 1 chiều, nghĩa là các dòng số (bitstream) chỉ chạy từ nguồn phát đến DAC mà không có việc sửa lỗi như các truyền dẫn số thông thường khác. Nên tính chính xác của dữ liệu trước khi vào DAC nghĩa là sự chính xác của việc truyền dẫn tín hiệu là cực kỳ quan trọng. Có nhiều bác hay nhầm lẫn hai cái này với nhau và cho là truyền dẫn số thì nó phải "Chính xác tuyệt đối". Nhưng Audio vì nó là truyền dẫn một chiều - không có sửa lỗi nên nó sẽ khó bảo đảm sự chính xác với những hệ thống truyền dẫn kém chất lượng.

- Clock trong máy tính là cực kỳ chính xác. Tuy nhiên hệ thống đồng bộ trong máy tính nó khác với việc truyền dẫn tín hiệu đồng bộ qua USB. Vì tín hiệu đồng bộ cũng là một dãy xung cao tần. Nó cũng bị suy hao, biến dạng, trễ, bị ảnh hưởng của các nguồn nhiễu, .... vvv... Do đó, việc sử dụng một cái Clock độc lập trong DAC bao giờ cũng chính xác hơn là dùng Clock qua đường USB.

- Việc sử dụng Asyn USB chỉ đảm bảo việc dữ liệu tới DAC "Chính xác" hơn mà thôi. Còn chất lượng âm thanh nó phụ thuộc vào nhiều thứ. Do đó, không thể khẳng định được là âm thanh từ DAC Asyn USB sẽ "HAY" hơn DAC không có Asyn USB. Với một hệ thống máy tính được set up tốt và dây dẫn USB chất lượng cao thì thì sự khác biệt giữa hai chuẩn Asyn USB và Non-Asyn USB (bao gồm cả Syn và adaptive) sẽ là rất nhỏ. Những DAC có chuẩn Asyn USB hiện tại đều rất đắt tiền, khoảng từ 2000$ trở lên, trong khi những DAC không có Asyn thì có mức giá hợp lý hơn nhiều.

Em nghĩ là ở đây không nên đi quá sâu vào kỹ thuật ạ. Vì bác nào quan tâm sâu hơn thì nên tìm hiểu ở những forum khác. Chỉ nên tập trung vào việc phân tích cấu hình sử dụng, chi phí và hiệu quả đem lại là hay nhất ạ.


nhimi

21-10-2013, 08:18 PM

Có lẽ vì đây là diễn đàn không chuyên nên có lẽ việc chia sẻ cởi mở hơn. Cũng thú thực tôi không biết chính xác nên mới nêu ra những băn khoăn của mình. Tôi cho rằng những kiên thức trao đổi ở đây cũng mới chỉ là những thứ rất cơ bản. Và từ đó chúng ta mới có thể hiểu hơn về hệ thống audio.

Em xin bổ sung một vài ý kiến ạ:

- Việc truyền dẫn số và truyền dẫn tín hiệu analog có cái giống, có cái khác ạ. Cơ mà truyền dẫn số vẫn phải dựa trên nền tảng của analog. Tuy nhiên so sánh với việc dò sóng radio thì có vẻ như không phù hợp lắm.

Nhất trí với ý kiến của bác ở chỗ đài phát thanh là tương tự. Không đồng ý ở chỗ về hiệu ứng là giống nhau. Sóng thu không trùng sóng phát (sóng mang) thì không nghe được và không đồng bộ xung nhịp thì sẽ thu sai dữ liệu. Tôi nghĩ rằng đây là ví dụ mà mọi người đều có thể chia sẻ.

Về các điểm còn lại thì tôi thấy thế này:

Phần trình bày cách kết nối máy tính với DAC của bác Apham khá rộng như kết nối qua cáp quang, đồng trục. Điều tôi băn khoăn là ở chỗ kết nối dùng kênh USB. Ít nhất như chúng ta vẫn thường dùng USB thì một khối lượng lớn dữ liệu được copy qua lại (2 chiều) trên kênh USB 2.0 mà vẫn đảm bảo bit-perfect với tốc độ cao khoảng 10-15M byte/s khi dùng ổ cứng ngoài hay thẻ nhớ. Như vậy tại sao khi dùng với thiết bị Audio có tốc độ thấp hơn nhiều lại đặt nặng vấn đề bit-perfect? Với âm thanh độ phân giải cao (24/192KHz/1 kênh) mới chỉ có cỡ 4Mbit/s cho 1 kênh. Tại sao lại không sử dụng cách truyền dữ liệu như vẫn được dùng cho các thiết bị lưu trữ ngoài? Chi phí có là trở ngại quá lớn?

Nếu xem chi tiết hơn về tín hiệu trên kênh USB 2.0 thì sẽ thấy rằng có 2 đôi dây dẫn: 1 đôi nguồn và 1 đôi để truyền dữ liệu. Không có dây nào để truyền xung nhịp cho DAC. Xin nhấn mạnh là xung nhịp dùng để khôi phục chuỗi 1,0 ra âm thanh. Đó là lý do vì sao tôi mới phỏng đoán rằng không thể truyền trực tiếp xung clock dùng để tái tạo âm thanh qua kênh USB.

Những gì bác Apham và bác trình bày về USB DAC đồng bộ và dị bộ tôi không cho là sai nhưng rõ ràng chưa đủ vẫn còn thiếu một cái gì đó. Nếu bỏ USB đi thì tôi thấy dễ hiểu hơn, tức là chỉ có DAC đồng bộ và dị bộ. Như vây tôi sẽ hiểu rằng xung nhịp mà DAC sử dụng cho việc tái tạo âm thanh từ dữ liệu gửi bởi máy tính hoặc là dùng nguồn ngoài từ máy tính (với đồng bộ) hoặc là dùng nguồn riêng (với dị bộ).


Schumacher

22-10-2013, 12:18 PM

Có lẽ vì đây là diễn đàn không chuyên nên có lẽ việc chia sẻ cởi mở hơn. Cũng thú thực tôi không biết chính xác nên mới nêu ra những băn khoăn của mình. Tôi cho rằng những kiên thức trao đổi ở đây cũng mới chỉ là những thứ rất cơ bản. Và từ đó chúng ta mới có thể hiểu hơn về hệ thống audio.

Nhất trí với ý kiến của bác ở chỗ đài phát thanh là tương tự. Không đồng ý ở chỗ về hiệu ứng là giống nhau. Sóng thu không trùng sóng phát (sóng mang) thì không nghe được và không đồng bộ xung nhịp thì sẽ thu sai dữ liệu. Tôi nghĩ rằng đây là ví dụ mà mọi người đều có thể chia sẻ.

Về các điểm còn lại thì tôi thấy thế này:

Phần trình bày cách kết nối máy tính với DAC của bác Apham khá rộng như kết nối qua cáp quang, đồng trục. Điều tôi băn khoăn là ở chỗ kết nối dùng kênh USB. Ít nhất như chúng ta vẫn thường dùng USB thì một khối lượng lớn dữ liệu được copy qua lại (2 chiều) trên kênh USB 2.0 mà vẫn đảm bảo bit-perfect với tốc độ cao khoảng 10-15M byte/s khi dùng ổ cứng ngoài hay thẻ nhớ. Như vậy tại sao khi dùng với thiết bị Audio có tốc độ thấp hơn nhiều lại đặt nặng vấn đề bit-perfect? Với âm thanh độ phân giải cao (24/192KHz/1 kênh) mới chỉ có cỡ 4Mbit/s cho 1 kênh. Tại sao lại không sử dụng cách truyền dữ liệu như vẫn được dùng cho các thiết bị lưu trữ ngoài? Chi phí có là trở ngại quá lớn?

Nếu xem chi tiết hơn về tín hiệu trên kênh USB 2.0 thì sẽ thấy rằng có 2 đôi dây dẫn: 1 đôi nguồn và 1 đôi để truyền dữ liệu. Không có dây nào để truyền xung nhịp cho DAC. Xin nhấn mạnh là xung nhịp dùng để khôi phục chuỗi 1,0 ra âm thanh. Đó là lý do vì sao tôi mới phỏng đoán rằng không thể truyền trực tiếp xung clock dùng để tái tạo âm thanh qua kênh USB.

Những gì bác Apham và bác trình bày về USB DAC đồng bộ và dị bộ tôi không cho là sai nhưng rõ ràng chưa đủ vẫn còn thiếu một cái gì đó. Nếu bỏ USB đi thì tôi thấy dễ hiểu hơn, tức là chỉ có DAC đồng bộ và dị bộ. Như vây tôi sẽ hiểu rằng xung nhịp mà DAC sử dụng cho việc tái tạo âm thanh từ dữ liệu gửi bởi máy tính hoặc là dùng nguồn ngoài từ máy tính (với đồng bộ) hoặc là dùng nguồn riêng (với dị bộ).

Truyền dẫn tín hiệu số nó không chỉ đơn giản là truyền dẫn các bit 0 và 1 mà vấn đề nó phức tạp hơn nhiều ạ. Những vấn đề như sửa lỗi hay jitter nói thì đơn giản nhưng thực tế nó phức tạp hơn nhiều và mỗi hãng đều có những thuật toán riêng để giải quyết vấn đề này. Và trên thực tế thì vẫn có những sự sai lệch giữa "Bản gốc" và "Bản sao" ạ cho dù hệ thống có tối tân và hiện đại đến mức độ nào đi nữa. Khó mà có hệ thống nào truyền dẫn chính xác 100% đâu ạ.

Trở lại vấn đề DAC thì hiện cũng có những cái "DAC" như bác nhimi đề cập đến là dùng những giao thức truyền file của máy tính để giảm thiểu khả năng sai lệch dữ liệu. Cái đó chính là cái Computer hay laptop trước mặt bác đấy ạ. Và cũng có khá nhiều computer được build riêng cho Audio. Nếu bác có quan tâm và không thích đi theo hướng USB DAC thì có thể ngâm cứu cái này.

Nếu xét theo quan điểm là cái DAC là một cái "Soundcard rời" và người ta có thể sử dụng giao thức truyền dữ liệu như là một cái sound card "On Board" hay không?

Xin thưa với bác là hoàn toàn có thể được ạ.

Nhưng tại sao người ta không làm vậy?

Lý do thì có nhiều, em tạm đưa ra vài lý do theo quan điểm cá nhân của em thôi ạ:

  1. Sự tiện dụng: Nếu làm một cái DAC quá phức tạp về mặt kỹ thuật thì chỉ có những người có hiểu biết kha khá về máy tính mới sử dụng được nên nó sẽ hạn chế về thị trường. Hơn nữa là cái Computer Audio mới phát triển mạnh vài năm gần đây thôi ạ. Hy vọng là trong thời gian tới sẽ có những giao thức truyền file chính xác hơn USB cho DAC.
  2. Các hãng chuyên về Audio nói chung là không thích cái USB DAC này bởi vì nó lại cạnh tranh với chính những sản phẩm truyền thống của họ là CD-SACD. Mặt khác là ra đời những cái DAC kiểu này sẽ phần nào "kích thích" cái việc "Chia sẻ nguồn nhạc giá rẻ, thậm chí là miễn phí". Do đó, hiện tại thì đừng có mong có một cái DAC nào mà NGON-RẺ-BỔ cả đâu ạ.
  3. Công nghệ số trong Audio thì ra đời đã lâu. Nhưng nó vẫn kém phát triển hơn nhiều so với công nghệ số được ứng dụng trong những ngành kỹ thuật khác, như viễn thông chẳng hạn. Và đến hiện nay thì việc truyền dữ liệu trong audio vẫn là truyền dẫn một chiều và cái DAC nó nhận được dữ liệu nào thì nó sẽ phát ra như vậy mà không có cơ chế kiểm soát lỗi.
  4. Muốn ứng dụng công nghệ truyền file trong máy tính chẳng hạn để truyền file vào DAC để tránh việc mất dữ liệu trong khi truyền dẫn thì cái DAC nó phải thêm cái Computer vào trong đó. Cái này nói thì đơn giản, nhưng để thiết kế và sản xuất ra sản phẩm thương mại thì không đơn giản vì nó phải cân đối giữa chi phí và giá bán. Chả ai sản xuất ra một cái DAC rồi lại phải thuê một công ty máy tính đi bảo hành cả. Hơn nữa là dân Audio thì lại khá "Dị ứng" với những loại công nghệ máy tính vì họ cho là nó sẽ làm mất đi cái "Nhạc tính".

....

Mà túm lại là theo em nếu đi quá sâu vào kỹ thuật thì sẽ làm loãng cái topic này. Bác nào muốn tìm hiểu sâu hơn có thể tham khảo ở các forum chuyên về audio hay về kỹ thuật viễn thông. Mà em thành thật khuyên các bác là nếu như chưa bao giờ vào ngâm cứu ở các forum về audio thì đừng nên bao giờ vào vì nó sẽ làm mọi thứ phức tạp hơn mà thôi.


apham

22-10-2013, 03:33 PM

Em tiếp:

C-2: Các cổng input thông dụng trên DAC hiện nay

Do nhận được một số yêu cầu từ PM và điện thoại hỏi thăm về DAC nên em biên tập lại phần này cho đơn giản và dễ hiểu, chỉ tập trung vào nguồn phát là PC.

Hiện nay DAC xử lý tín hiệu nhận từ PC phổ biến nhất là nhận tín hiệu thông qua cổng USB và SPDIF (DAC có ngõ SPDIF và USB in). Phần này em xin quote chia sẻ của bác giahuy mà em thấy rất hay

Chất lượng âm thanh nằm ở chổ này

1. Trực tiếp xuất SPDIF on board -> DAC có SPDIF in Giải pháp 1 là giải pháp cho chất âm tệ nhất vì các lý do: đường SPDIF onboard rất nhiễu và đường Mass chung với Mass máy tính rất nhiễu dù có đầu tư cho DAC thật nhiều tiền cũng không giải quyết được, nếu sử dụng đường Toslink thì giải quyết được phần nhiễu mass vì cách ly tuy nhiên do tốc độ phát nhận của TOSLINK không đủ nhanh, do đó ở đầu tiếp nhận hình dạng sóng SPDIF bị biến dạng nhiều ảnh hưởng chất âm chưa nói tới chất lượng cáp quang.

2. Xuất qua USB-SPDIF converter -> DAC có SPDIF in Giải pháp 2 là giải pháp thông dụng nhất hiện nay tuy nhiên chất lượng sẽ tùy thuộc vào thiết kế bộ USB- SPDIF converter. Trước tiên là giao tiếp USB máy tính - USB trên converter cần biết tín hiệu truyền qua cổng USB là tín hiệu nối tiếp và có kiểm tra tính toàn vẹn của thông tin (bit perfect) do đó nếu chất lượng dây USB kém, chất liệu chế tạo cổng USB kém tín hiệu không bị sai lệch dữ liệu nhưng sẽ bị kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần gây trễ và khi chuyển đổi qua SPDIF sẽ bị Jitter giữa 2 data liên tiếp nhau gây biến dạng âm thanh tái tạo sau này (bác nào sử dụng dây USB nối ổ cứng ngoài thì dễ thấy ổ cứng bị đọc chậm khi dây dài hay dây dỏm mặc dầu vẫn chép file không bị hư). Kế đến là bộ convert từ tín hiệu USB sang SPDIF và chuyển theo dây coaxial đi đến DAC, do tần số tín hiệu SPDIF lên đế hơn 30 MHZ nên dây Coaxial rất chi là quan trọng.

Một số bác có hỏi apham là DAC của mình chỉ có input là coaxial hay optical mà không có USB thì phải dùng thiết bị gì để nối với cổng USB trên máy tính? Các bác xem hình dưới đây (em sưu tầm trên mạng, sau này sẽ có dịp chụp ảnh lại thiết bị cho đúng nguyen tắc của mình về bản quyền) http://www.audiostream.com/images/1210halide.1_0.jpg?1317066580

http://vaiopocket.up.seesaa.net/image/hiface4.jpg

3. Xuất thẳng vào DAC có cổng USB Giải pháp 3 thường các DAC có USB in là DAC chuyên dụng cho âm thanh hi end - tuy nhiên dây dẫn USB cũng quan trong như ở giải pháp 2 ở trên. Giải pháp này là giải pháp mà apham đang sử dụng và thấy rất nhiều phòng nghe tham chiếu cũng dùng cách này.

Ngoài ra theo bác giahuy, loại DAC sẽ cho chất lượng tốt nhất cần có cấu tạo như sau : 1. Có cổng USB và cổng I2S (dành cho các nguồn phát có I2S như transport, card sound có I2S vì đường I2S bảo đảm nghe hay hơn tìn hiệu SPDIF) 2. USB convert trực tiếp ra I2S (hay chuẩn digital khác tương thích với DAC) không qua trung gian tin hiệu SPDIF ( thường sử dụng các loại XMOS , Xylin không sử dụng các con SPDIF-> I2S như CS8414 ...) 3. Có giải pháp cách ly với tín hiệu digital với DAC 4. Sử dụng các con DAC gấu 5. Xuất âm đèn 6. Tụ, trở linh kiện tốt 8. Tần số lấy mẫu chọn lựa được


chipvn

22-10-2013, 06:45 PM

Hôm nay mới biết bác Apham viết luôn đồng thời đề tài này ở bên này! Em xin đính chính lại một điểm khá quan trọng ở phần trước liên quan đến phần mềm phát nhạc đấy là trên nền MAC thì Itunes khi bỏ hết các hiệu ứng cũng như phần chỉnh volume thì hoàn toàn đảm bảo bit perfect mà không cần bất cứ phần mềm hỗ trợ nào khác ạ!

Các phần liên quan nhiều đến kỹ thuật về DAC hay máy tính hay truyền nhận dữ liệu thì em cũng đồng quan điểm với bác Schumacher là ta không nên bàn sâu ở đây ạ!


nhimi

22-10-2013, 11:59 PM

@Schumacher: Tôi cho rằng nếu không có hiểu biết dù là sơ bộ về kỹ thuật thì chúng ta sẽ luôn là người đi sau. Thực sự bác khiến tôi phải tự tìm hiểu. Sơ bộ với cái mà tôi hiểu thêm được cho thấy rằng băn khoăn của tôi là có cơ sở. Có lẽ đây là tài liệu ngắn gọn nhất giải đáp thắc mắc của tôi: http://www.silabs.com/Support%20Documents/TechnicalDocs/usb-audio-simplified.pdf

Nội dung chủ đề mà bác Apham trình bày về việc kết nối nguồn âm thanh máy tính (dạng số) với DAC qua cổng USB. Nói ngắn gọn USB là chuẩn kết nối phổ biến dùng trong máy tính hỗ trợ nhiều chế độ truyền khác nhau (Chế độ thời gian thực mà bác Apham nêu là một chế độ). Các ứng dụng có thể chọn chế độ truyền phù hợp theo yêu cầu của mình. Chuẩn USB đảm bảo dữ liệu có thể trao đổi được cả hai chiều.

Với các ứng dụng (có thể là phần cứng hay phần mềm) âm thanh thì USB không khác gì một dây dẫn thông thường theo nghĩa gửi cái gì ra USB thì nó sẽ gửi chính xác tới bên nhận. USB dùng cho máy tính hay các thiết bị âm thanh cũng cùng là một chuẩn trao đổi dữ liệu. Sự khác biệt nằm ở phần mềm hay ứng dụng dùng kênh USB như thế nào. Nói phức tạp hơn là các ứng dụng khác nhau xây dựng cách thức trao đổi dữ liệu khác nhau trên nền kênh USB. Các chế độ DAC đồng bộ, dị bộ hay thích nghi (adaptive) chỉ diễn ra giữa phần mềm phát âm thanh (chạy trên máy tính) với DAC hay là giữa các thiết bị âm thanh dùng chuẩn USB để kết nối. Các chế độ này không được cung cấp trong chuẩn USB. Vì thế nếu có vấn đề về chất lượng âm thanh thì không chỉ đơn giản quy kết cho USB của máy tính được. Rõ ràng có nắm được kỹ thuật của các chế độ này thì mới có thể đánh giá được chất lượng âm thanh bị cái gì ảnh hưởng.

DAC chỉ là thiết bị chuyển đổi số sang tương tự. Tôi không thấy có gì là đơn giản hay phức tạp ở đây cả. Âm thanh là tín hiệu tương tự nên muốn nghe được âm thanh số thì phải có DAC, có thể là DAC rời hay mạch DAC nhúng trong cạc âm thanh hay CD-Player. Bộ DAC sẽ phức tạp nêu như hỗ trợ nhiều kết nối hay nhiều chuẩn mã hóa âm thanh hay có bộ xử lý bên trong. Cái này hoàn toàn do nhu cầu của người dùng hay chính sách thị trường của nhà sản xuất.


Schumacher

23-10-2013, 09:34 AM

@Schumacher: Tôi cho rằng nếu không có hiểu biết dù là sơ bộ về kỹ thuật thì chúng ta sẽ luôn là người đi sau. Thực sự bác khiến tôi phải tự tìm hiểu. Sơ bộ với cái mà tôi hiểu thêm được cho thấy rằng băn khoăn của tôi là có cơ sở. Có lẽ đây là tài liệu ngắn gọn nhất giải đáp thắc mắc của tôi: http://www.silabs.com/Support%20Documents/TechnicalDocs/usb-audio-simplified.pdf

Nội dung chủ đề mà bác Apham trình bày về việc kết nối nguồn âm thanh máy tính (dạng số) với DAC qua cổng USB. Nói ngắn gọn USB là chuẩn kết nối phổ biến dùng trong máy tính hỗ trợ nhiều chế độ truyền khác nhau (Chế độ thời gian thực mà bác Apham nêu là một chế độ). Các ứng dụng có thể chọn chế độ truyền phù hợp theo yêu cầu của mình. Chuẩn USB đảm bảo dữ liệu có thể trao đổi được cả hai chiều.

Với các ứng dụng (có thể là phần cứng hay phần mềm) âm thanh thì USB không khác gì một dây dẫn thông thường theo nghĩa gửi cái gì ra USB thì nó sẽ gửi chính xác tới bên nhận. USB dùng cho máy tính hay các thiết bị âm thanh cũng cùng là một chuẩn trao đổi dữ liệu. Sự khác biệt nằm ở phần mềm hay ứng dụng dùng kênh USB như thế nào. Nói phức tạp hơn là các ứng dụng khác nhau xây dựng cách thức trao đổi dữ liệu khác nhau trên nền kênh USB. Các chế độ DAC đồng bộ, dị bộ hay thích nghi (adaptive) chỉ diễn ra giữa phần mềm phát âm thanh (chạy trên máy tính) với DAC hay là giữa các thiết bị âm thanh dùng chuẩn USB để kết nối. Các chế độ này không được cung cấp trong chuẩn USB. Vì thế nếu có vấn đề về chất lượng âm thanh thì không chỉ đơn giản quy kết cho USB của máy tính được. Rõ ràng có nắm được kỹ thuật của các chế độ này thì mới có thể đánh giá được chất lượng âm thanh bị cái gì ảnh hưởng.

DAC chỉ là thiết bị chuyển đổi số sang tương tự. Tôi không thấy có gì là đơn giản hay phức tạp ở đây cả. Âm thanh là tín hiệu tương tự nên muốn nghe được âm thanh số thì phải có DAC, có thể là DAC rời hay mạch DAC nhúng trong cạc âm thanh hay CD-Player. Bộ DAC sẽ phức tạp nêu như hỗ trợ nhiều kết nối hay nhiều chuẩn mã hóa âm thanh hay có bộ xử lý bên trong. Cái này hoàn toàn do nhu cầu của người dùng hay chính sách thị trường của nhà sản xuất.

@ bác Nhimi: Nếu bác thích tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này thì bác Apham có một cái thớt tương tự ở một diễn đàn chuyên về audio. Bác có thể vào đó trao đổi chi tiết hơn. Nhưng em không khuyên bác vào đó đâu nhớ, dễ tẩu hỏa nhập ma lắm đấy. Còn nó ở diễn đàn nào thì bác cứ sớt gu gờ vậy, em chả dám đưa link ra đâu ạ.


apham

23-10-2013, 09:57 AM

Có gì mà ko dám đưa link, nó đây nè http://vnav.vn/forum/viewtopic.php?f=104&p=1914235

p1914235


apham

23-10-2013, 12:05 PM

Do nhận được một số yêu cầu từ PM và điện thoại hỏi thăm về DAC nên em biên tập lại phần này cho đơn giản và dễ hiểu, chỉ tập trung vào nguồn phát là PC.

C-2: Các cổng input thông dụng trên DAC hiện nay

Hình minh họa các ngõ tín hiệu trên DAC hỗ trợ cả USB và S/PDIF (coaxial & RCA) http://farm6.staticflickr.com/5489/10152949344_9b7ef2aac0_b.jpg

Hiện nay DAC xử lý tín hiệu nhận từ PC phổ biến nhất là nhận tín hiệu thông qua cổng USB và SPDIF (DAC có ngõ SPDIF và USB in). Phần này em xin quote chia sẻ của bác giahuy mà em thấy rất hay.

Chất lượng âm thanh nằm ở chỗ này:

1. Trực tiếp xuất SPDIF on board trên máy tính -> DAC có SPDIF in Giải pháp 1 là giải pháp cho chất âm tệ nhất vì các lý do: đường SPDIF onboard rất nhiễu và đường Mass chung với Mass máy tính rất nhiễu dù có đầu tư cho DAC thật nhiều tiền cũng không giải quyết được, nếu sử dụng đường Toslink thì giải quyết được phần nhiễu mass vì cách ly tuy nhiên do tốc độ phát nhận của TOSLINK không đủ nhanh, do đó ở đầu tiếp nhận hình dạng sóng SPDIF bị biến dạng nhiều ảnh hưởng chất âm chưa nói tới chất lượng cáp quang.

2. Xuất qua USB-SPDIF converter -> DAC có SPDIF in Giải pháp 2 là giải pháp thông dụng nhất hiện nay tuy nhiên chất lượng sẽ tùy thuộc vào thiết kế bộ USB- SPDIF converter. Trước tiên là giao tiếp USB máy tính - USB trên converter cần biết tín hiệu truyền qua cổng USB là tín hiệu nối tiếp và có kiểm tra tính toàn vẹn của thông tin (bit perfect) do đó nếu chất lượng dây USB kém, chất liệu chế tạo cổng USB kém tín hiệu không bị sai lệch dữ liệu nhưng sẽ bị kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần gây trễ và khi chuyển đổi qua SPDIF sẽ bị Jitter giữa 2 data liên tiếp nhau gây biến dạng âm thanh tái tạo sau này (bác nào sử dụng dây USB nối ổ cứng ngoài thì dễ thấy ổ cứng bị đọc chậm khi dây dài hay dây dỏm mặc dầu vẫn chép file không bị hư). Kế đến là bộ convert từ tín hiệu USB sang SPDIF và chuyển theo dây coaxial đi đến DAC, do tần số tín hiệu SPDIF lên đế hơn 30 MHZ nên dây Coaxial rất chi là quan trọng.

Một số bác có hỏi apham là muốn tận dụng con DAC hiện có của mình (DAC cho CD) mà chỉ có input là coaxial hay optical mà không có USB thì phải dùng thiết bị gì để nối với cổng USB trên máy tính? Các bác xem hình dưới đây sẽ rõ cho thiết bị này mà phần trên bác giahuy có để cập đến (em sưu tầm trên mạng, sau này sẽ có dịp chụp ảnh lại thiết bị cho đúng nguyen tắc của mình về bản quyền) http://www.audiostream.com/images/1210halide.1_0.jpg?1317066580

http://vaiopocket.up.seesaa.net/image/hiface4.jpg

Tuy nhiên đây là giải pháp tạm thời vì nếu các bác đi theo hướng nghe nhạc lossless lâu dài, chơi âm thanh thật hay thì nên đầu tư thẳng vào 1 cái DAC đời mới chuyên dụng vì mua 1 cục chuyển đổi USB- SPDIF converter loại tốt không hề rẻ (trên 200usd mới nghe tầm tầm).

3. Xuất thẳng vào DAC có cổng USB Giải pháp 3 thường các DAC có USB in là DAC chuyên dụng cho âm thanh hi end - tuy nhiên dây dẫn USB cũng quan trong như ở giải pháp 2 ở trên. Giải pháp này là giải pháp mà apham đang sử dụng và thấy rất nhiều phòng nghe tham chiếu cũng dùng cách này.

Ngoài ra theo bác giahuy, loại DAC sẽ cho chất lượng tốt nhất cần có cấu tạo như sau : 1. Có cổng USB và cổng I2S (dành cho các nguồn phát có I2S như transport, card sound có I2S vì đường I2S bảo đảm nghe hay hơn tìn hiệu SPDIF) 2. USB convert trực tiếp ra I2S (hay chuẩn digital khác tương thích với DAC) không qua trung gian tin hiệu SPDIF ( thường sử dụng các loại XMOS , Xylin không sử dụng các con SPDIF-> I2S như CS8414 ...) 3. Có giải pháp cách ly với tín hiệu digital với DAC 4. Sử dụng các con DAC gấu 5. Xuất âm đèn 6. Tụ, trở linh kiện tốt 8. Tần số lấy mẫu chọn lựa được


nhimi

23-10-2013, 01:33 PM

Cảm ơn bác Apham đã đưa link. Tôi rất đồng ý với ý kiến của bác pc_chip trong link bác Apham đưa. Nếu như tôi có được như thông tin của bác pc_chip thì không phải tự mình tìm tòi nữa. Và cũng có thể nói rằng quan điểm của tôi trình bày ở đây không có gì xung đột với bác pc_chip cả.

Dù sao thì cũng đã tìm hiểu nên muốn trình bày thêm. Hy vọng sẽ nhận được thêm kiến thức từ mọi người. Cũng nói thêm một chút hiện tôi nghe nhạc trên máy tính bằng USB X-Fi HD của Creative. Việc mua cái USB cũng là đầu tư cho tương lai để sau này có điều kiện đầu tư được bộ loa và khuếch đại thì có thể nối vào qua cái USB này.

Trong phần này tôi sẽ thử đưa ra giải thích 2 vấn đề: vì sao dị bộ lại tốt hơn đồng bộ và ảnh hưởng chất lượng của dây dẫn USB. Phần giải thích dựa trên nguyên lý làm việc chung của DAC.

Như bác Apham đã nêu DAC dị bộ sử dụng nguồn clock riêng nên cho chất lượng âm thanh tốt hơn so với DAC đồng bộ dùng nguồn clock của máy tính nên tái tạo âm thanh kém hơn. Tôi khẳng định rằng nguồn clock ở đây chính là nguồn xung nhịp dùng để tái tạo lại âm thanh từ chuỗi số. Clock này không phải là xung clock dùng để truyền dữ liệu trên kênh USB.

Để đơn giản chúng ta xét DAC cho 1 kênh âm thanh 16 bít/ tấn số lấy mẫu 44KHz. Với DAC dị bộ thì dữ liệu âm thanh số được gửi tới bộ DAC (hoàn toàn không có lỗi bit- perfect nếu dùng cách truyền có sửa lỗi). Tiếp theo chuỗi bít dưới dạng từng cụm 16 bít được đưa tới mạch DAC để tái tạo lại âm thanh tương tự theo tốc độ là 1/44K giây một mẫu. Như vậy dữ liệu gửi từ máy tính qua kênh USB và quá trình tái tạo âm thanh hoàn toàn tách biệt. Nói cách khác máy tính (đầu phát) gửi xong dữ liệu là hết vai trò. Chất lượng âm thanh khi này phụ thuộc vào độ chuẩn xác của tín hiệu clock 44KHz. Tất nhiên chất lượng âm thanh còn phụ thuộc vào phương pháp tái tạo âm thanh của DAC, nhưng vấn đề đấy tôi nghĩ không cần bàn ở đây. Chúng ta cứ tạm tin nhà sản xuất về mạch DAC của họ.

Có thể thấy với DAC dị bộ vai trò của dây dẫn USB được giảm nhẹ. Khi này chỉ có hai khả năng với dữ liệu âm thanh số hoặc là nhận tốt hoặc là rác. Nếu bác Apham dùng DAC dị bộ thì nhận xét về ảnh hưởng của dây dẫn USB một cách hợp lý sẽ là: dây USB "dỏm" nghe tiếng được tiếng mất, còn dây xịn thì âm thanh đầy đủ và mượt. Việc sửa lỗi trên kênh USB làm chậm tốc độ truyền dẫn nên dây dẫn đắt tiền vẫn phát huy giá trị của mình nếu như chúng ta cần tốc độ cao như nghe âm thanh nhiều kênh 5.1, 7.1 hay 7.2. Tuy nhiên những ứng dụng này đa phần là phim ảnh. Thực sự tôi chưa tìm thấy đĩa DVD-audio nào dùng công nghệ 5.1 để ghi âm cả.

Về DAC đồng bộ thì trên bộ DAC không có mạch sinh tín hiệu clock 44KHz nên bộ DAC phải lấy xung nhịp trên kênh USB để làm xung 44KHz tái tạo âm thanh. Cách này có thể là một giải pháp thông minh nhưng có rất nhiều vấn đề về chất lượng. Để truyền được tín hiệu số 0,1 người ta phải biến đối các tín hiệu này thành chuỗi xung xoay chiều. Nôm na (không chính xác) là biến chuỗi 1,0 thành 10101010 thì ta có chuỗi xung xoay chiều. Như vậy đầu thu sẽ dễ dàng bám theo chuỗi xung xoay chiều này. Với USB tốc độ thấp xung nhịp dữ liệu trên kênh USB khoảng 12MHz. Để có xung nhịp 44KHz thì bộ DAC phải bám theo chuỗi xung dữ liệu trên kênh USB để có tần số này sau đó chia ra thành 44KHz.

Rõ ràng chất lượng của xung nhip 44KHz này có chất lượng không ổn định. Lý do chính là chỉ khi nào trên kênh USB có dữ liệu thì mới bắt được xung nhịp 12MHz hết dữ liệu là hết. Vậy nên mạch DAC phải thực hiện việc chuyển đổi từ số sang tương tự trong khoảng thời gian thu nhận được dữ liệu. Thêm vào đó giữa hai bó dữ liệu gửi từ máy tính thì xác suất xung 44KHz bị sai lệch là rất cao. Nói cách khác hiệu ứng lệch xung nhịp (jitter) rất dễ xảy ra. Để duy trì được xung nhịp 44KHz được ổn định thì máy tính (đầu phát) cần duy trì tốc độ phát dữ liệu liên tục một cách hợp lý. Việc này không đơn giản khi máy tính phải chạy nhiều ứng dụng và kênh USB bị chia sẻ với thiết bị khác.

Theo tôi chính vì đầu phát và đầu thu phải làm việc nhịp nhàng với nhau nên phương pháp này được gọi là DAC đồng bộ. Khi này chất lượng dây dẫn USB rất quan trọng và nhận xét : "dây dỏm cho âm thanh không trong trẻo bằng dây xịn" hoàn toàn hợp lý. Nói cách khác đầu tư vào dây USB đắt tiền trong trường hợp này hoàn toàn xứng đáng.

Cũng từ đây tôi thấy rằng nếu quan tâm về mặt kỹ thuật của DAC thì khi lựa chọn DAC cần chú ý thêm các điểm sau: - DAC hỗ trợ (giải mã được) các định dạng âm thanh số nào. Trong ví dụ trên chỉ đề cập đến âm thanh số chưa nén. - Phương pháp chuyển đổi số sang tương tự dùng trong DAC -Số các vi mạch DAC dùng để chuyển đổi từ số sang tương tự. Tốt nhất là với mỗi kênh âm thanh có một mạch DAC chuyên trách. - DAC dị bộ :)


apham

23-10-2013, 01:49 PM

Cám ơn bác nhimi.

Em vừa viết vừa học và vừa nghĩ, mới chợt nghĩ đến các phần sau, ghi xuống đây cho khỏi quên:

C-3: Kiểm tra DAC trong hệ thống âm thanh

C-4: Các thiết bị phụ trợ cho DAC

C-5: Trải nghiệm thực tế trên một số DAC


apham

24-10-2013, 09:38 AM

Em tiếp:

C-3: Kiểm định hệ thống nghe nhạc lossless

Xin sử dụng lại sơ đồ đầu tiên, giả sử chúng ta đã có một vài album nhạc lossless tốt 24 bits/ 192KHz, máy tính + phần mềm playback và DAC. Bây giờ chúng ta sẽ tiến hành nghe thử để kiểm định hệ thống nghe nhạc lossless một cách đơn giản và trực quan nhất. Phần này nếu có bác nào có ý kiến bổ sung xin cứ góp ý nha.

Sau tất cả các phần ở trên, apham xin tóm tắt lại một số cách thức cơ bản cho giải pháp chơi nhạc số từ nguồn phát PC. Sơ đồ này chỉ để minh họa từng phần cụ thể còn thực tế tùy theo nhu cầu của các bạn: A + B có thể là 1 (nguồn nhạc số chứa trong HDD của máy tính) và C có thể là 1 hệ thống 2-trong-1 (ví dụ CD, Receiver có DAC bên trong, v.v...)

http://farm8.staticflickr.com/7455/10470014653_fe5c9ae2ec_c.jpg

1. Kiểm tra độ ổn định của hệ thống bằng cách nghe thử liên tục 1 album nhạc: nếu hệ thống phát nhạc trơn tru, không bị vấp, không có tạp âm bing bing, keng keng của các ứng dụng chạy chế độ nền (background) phát ra cảnh báo là ổn.

Những lỗi sau thường gây ra bởi máy tính: - Âm thanh đứt quãng - Tạp âm ù ù, rè rè

2. Kiểm tra chất âm của DAC: nếu được tốt nhất là dùng 1 CD player và chọn CD nhạc tương tự album lossless mà chúng ta đang sử dụng trên máy tính, cho chạy đồng thời để đối chiếu. Các bạn chuyển đổi qua lại giữa 2 thiết bị để nghe thử (dây dẫn tín hiệu/ dây nguồn cũng có thể góp phần tạo sự chênh lệch và âm thanh nên các bạn lưu ý 1 chút về điều này).

Một số hiện tượng âm thanh do DAC phát ra mà tiếng không bình thường, tai nghe khó chịu -> chất lượng tốt hay xấu của DAC - Âm thanh quá sáng, chói, gắt. Dải cao giống như kim loại cọ vào nhau khi nghe tiếng violon kéo, tiếng gẩy đàn guitar... - Tiếng ồm ồm, bị vỡ, lệch âm

3. Hài lòng với hệ thống Sau khi nghe đối chiếu giữa CD và DAC chơi cùng album nhạc ở 2 phần trên, nếu các bác không cảm thấy khác biệt nhiều lắm thì có thể hài lòng về hệ thống này ở mức độ tương đối, miễn là mình nghe thấy thích, nghe liên tục không bị mệt là được.

Tại sao cần phải đối chiếu với nguồn phát CD: vì ở phần mở đầu chúng ta đã đề cập, đó là cùng một số tiền đầu tư thiết bị thì CD Player hiện nay vẫn nghe hay hơn DAC. Vì vậy dùng CD đối chiếu là cách dễ làm nhất.


apham

27-10-2013, 10:10 PM

Em tiếp

C-4: Các thiết bị phụ trợ cho DAC

DAC là một thiết bị nhạy cảm trong hệ thống âm thanh, tuy không bằng các bộ phận cơ như CD Player hay LP Player nhưng hãy coi nó nhạy cảm ngang với PRE-AMP nên các tác tác động lên nó như nguồn điện sạch cung cấp, rung chấn đều nên để ý. Do đó apham viết phần này dành cho bác nào "cầu kỳ" để hướng đến 1 hệ thống chơi nhạc tốt nhất.

Sau khi có 1 hệ thống nghe nhạc lossless vừa ý, các bác có thể nâng cấp nó hơn 1 chút với các thiết bị phụ trợ sau: - Dây nguồn - Biến áp cách ly - Lọc nguồn điện - Chân chén chống rung

Minh họa 1 hệ thống chơi nhạc lossless tại Audio Visual Show có xử lý nguồn điện cấp http://farm8.staticflickr.com/7411/10472752466_6d8799f6cf_b.jpg


Schumacher

28-10-2013, 04:07 PM

Em tiếp

C-4: Các thiết bị phụ trợ cho DAC

DAC là một thiết bị nhạy cảm trong hệ thống âm thanh, tuy không bằng các bộ phận cơ như CD Player hay LP Player nhưng hãy coi nó nhạy cảm ngang với PRE-AMP nên các tác tác động lên nó như nguồn điện sạch cung cấp, rung chấn đều nên để ý. Do đó apham viết phần này dành cho bác nào "cầu kỳ" để hướng đến 1 hệ thống chơi nhạc tốt nhất.

Sau khi có 1 hệ thống nghe nhạc lossless vừa ý, các bác có thể nâng cấp nó hơn 1 chút với các thiết bị phụ trợ sau: - Dây nguồn - Biến áp cách ly - Lọc nguồn điện - Chân chén chống rung

Em nghĩ là bác Apham hơi "Tham" khi đề cập đến nhiều vấn đề như vậy ạ. Những thứ mà bác đề cập đến thì cũng đã có nhiều cuộc tranh luận trường kỳ và nảy lửa rồi. Mà sa đà vào những thứ đó mà chưa có "bản lĩnh" thì dễ tẩu lắm vì hệ thống phụ trợ của người này có khi bằng cả gia tài (bao gồm cả nhà cửa xe cộ đấy nhớ) của người khác. Thế nên em nghĩ là nên tránh những đề tài nhạy cảm này ạ.

Đến với Computer audio thì phải xác định nguyên tắc đầu tiên là hiệu quả đâu tư, nghĩa là làm sao có được một hệ thống âm thanh với chất lượng chấp nhận được với một chi phí thấp. Và nguyên tắc thứ hai là sự tiện dụng. Và điều trên hết là đừng quá "Cầu kỳ" về âm thanh. Tất nhiên là có rất nhiều người có hệ thống CD hay LP khủng rồi nhưng họ vẫn chơi computer audio. Những người đó thì không xét vì trải nghiệm của họ và hơn nữa là điều kiện kinh tế của họ hơn rất nhiều người khác. Audio thì cũng như máy ảnh thôi, chả ai dám nói là cái máy crop lại hơn cái FF cả. Nói chung là tiền nào của nấy. Tuy nhiên, nếu không xác định rõ mục đích từ đầu thì dễ dẫn đến việc bỏ ra rất nhiều tiền mà hiệu quả đem lại chả được bao nhiêu. Computer audio phát triển rất nhanh vài năm gần đây. Tuy nhiên, cá nhân em thì thấy là ngay cả cái DCS Debussy cũng chưa thể sánh ngang với một hệ thống LP bằng nửa giá tiền. Do đó, nếu đầu tư nhiều tiền vào hệ thống computer audio để kỳ vọng nó có chất lượng như những bộ dàn "tham chiếu" ở đâu đó thì em nghĩ là rất dễ thất vọng. Do đó, với hệ thống computer audio thì chả cần quan tâm nhiều đến những thứ phụ kiện linh tinh làm gì. Dây nguồn xác định là dưới 1 triệu thì mới nên xem xét, trên giá đó thì tránh xa cho lành. Lọc nguồn thì có thể tự DIY bằng cái Noise filter giá khoảng 100K. Hệ thống điện thì tránh xa những nguồn gây nhiễu như tủ lạnh, lò vi sóng,.. là được rồi ạ. Chổng rung thì kiếm mấy miếng cao su kê xuống dưới. Thích xịn nữa thì ra chợ giời kiếm mấy cái chân cao xu chống rung giá vài chục ngàn/chiếc lắp vào là ngon.


nhimi

31-10-2013, 09:10 AM

Sau một thời gian tìm hiểu về việc dùng máy tính làm nguồn phát âm thanh, tôi thấy nội dung trang web sau khá phù hợp cho người mới bắt đầu.

http://thewelltemperedcomputer.com

Trang web này, bằng tiếng anh với cách viết tương đối đơn giản, giới thiệu khá đầy đủ các khái niệm và kỹ thuật căn bản về phần cứng, phần mềm, vấn đề chất lượng âm thanh với nguồn phát là máy tính. Ngoài ra trang web cũng cung cấp tài liệu tham khảo cho mọi người muốn tìm hiểu thêm.

Tôi nghĩ rằng đây là nguồn tham khảo tốt bổ sung cho bài viết của bác Apham.


apham

01-11-2013, 10:30 PM

Em tiếp

C-5: Tham khảo

Các thiết bị mà apham sử dụng để thử nghiệm và minh họa cho bài viết này, khi so sánh nhạc từ CD phát ra với nhạc số từ nguồn PC qua DAC thì mình không cảm thấy có nhiều khác biệt cho lắm, nếu không muốn nói là gần như nhau.

Associated Equipment * Speakers – Tannoy Turnberry SE * Integrated amplifier – Audio Analog Maestro Settana * DAC – Thivan Tube Music Processor * CD Player – Cary 303/200 HDCD 24/96 * PC Source – Lenovo Thinkpad X1 Carbon running on Foobar 2000 * Speaker cables – Kimber Kable 8TC * USB Interconnects - HP Printer USB 1.5m, Nordost Blue Heaven LS 2m * RCA Interconnects - NBS Monitor IV, Nordost Heimdall * Power cables – Pangea 14SE, Audio Arts Classic

https://fbcdn-sphotos-c-a.akamaihd.net/hphotos-ak-ash3/943558_10151575945837357_1571624004_n.jpg

Apham cũng nhận được 1 số câu hỏi băn khoăn của các bạn khi đầu tư vào giải pháp này. So sánh mức đầu tư của 2 hệ thống CD hay DAC như thế nào?

Giả sử bỏ qua phần cảm nhận về chất âm của giải pháp nghe nhạc từ CD và nghe nhạc lossless bằng máy tính. Các bạn có thể làm 1 bài toán cơ bản như sau cho 1 hệ thống theo apham là nghe "được" với 1 người chơi "khá khá" nếu tính đến khả năng họ mua đĩa CD xịn trong vòng 2 năm:

1. Nghe nhạc từ CD - Tiền mua CD Player: 20 triệu - Tiền mua 200 album CD nhạc (100 đĩa CD thường và 100 đĩa SACD): 50 triệu + Tổng cộng: 70 triệu

2. Nghe nhạc từ nguồn máy tính - Tiền mua máy tính: 15 triệu - Tiền mua DAC: 15 triệu - Nguồn nhạc cỡ 2000 album (gấp 10 lần ở trên): đi xin cóp free + Tổng cộng: 30 triệu

Quan điểm nghe nhạc Phần này apham xin trích dẫn ý kiến của Todd Garfinkle, người sáng lập ra hãng thu âm MA Recordings nổi tiếng với nhiều album để đời như MA on SA, La Segunda, Arabesque... Khi được hỏi nhạc CD hay nhạc số cái nào hay hơn, ông cho rằng: - Tôi không dùng chuẩn FLAC hay AIFF mà dùng chuẩn WAV không nén để nghe nhạc số - Chuẩn WAV không nén có chât lượng âm thanh tốt hơn nhiều so với CD chuẩn Redbook chỉ đạt 16 bits/ 44.1kHz vì WAV có thể cho chất lượng 24 bits/ 176.4kHz - Tôi cho rằng CD vẫn chưa mất ưu thế so với nhạc số bởi vì bản thân CD là một tác phẩm âm thanh, audiophile có thể cầm trên tay, thưởng thức bìa ảnh và đọc list nhạc... khác với file nhạc lossless chỉ nằm đâu đó trong ổ cứng.

Và điều trên rất giống với những gì mà apham đã chia sẻ trong phần mở đầu của bài viết này. Còn tất nhiên về tranh luận thì nó sẽ kéo dài giống như nhiều lĩnh vực khác như chụp ảnh số hay film, đọc báo giấy hay báo mạng, v.v... Và xu hướng thế nào thì các bạn có thể tự rút ra kết luận cho mình.

Xin hẹn các bạn ở phần sau sẽ rất mở đó là "Trải nghiệm trên từng hệ thống DAC khác nhau" trong quá trình mà apham có dịp dùng thử thiết bị.


rotdalat

23-07-2014, 03:22 PM

kính thưa các bác,hôm nay ngày ko biết có lành ko sáng ngủ dậy thấy trời mưa,mưa hoài tới giờ chưa chịu hết.Em lần mò vào forum đọc linh tinh thì lọt lại vào cái topic này.em quyết định đào mộ nó vì một số lý do,mà một trong những lý do căn bản nhất là : tự sướng. ở bài viết này,em sẽ dựa trên kiến thức bá vơ lủng củng chắp vá của mình,nêu ra 1 số vấn đề khá thực tế,chắc chắn diễn ra từ tận cùng nguồn gốc của tất cả các băng,đĩa,file nhạc mà các bác và em đang nghe: quá trình sản xuất sản phẩm âm nhạc,nên em nghĩ là nó sẽ chừng mực nào đó sẽ có ích cho tất cả các bác đã,đang,sẽ đầu tư vào việc thưởng thức âm nhạc nói chung nếu các bác chưa biết đến những điều e sẽ viết ra sau đây. em xin bắt đầu bằng câu kết luận của nhạc sỹ Đắc Tâm - người duy nhất em nghĩ tại Việt Nam có đủ kiến thức từ âm thanh cơ bản cho đến kiến thức và kinh nghiệp thực tế sản xuất sản phẩm âm nhạc cao cấp theo đúng nghĩa : chúng ta bị nhà sản xuất lừa. Từ từ,các bác nghe nhạc đừng vội chửi em,đợi đọc xong những gì em viết ra đây rồi các bác chửi cũng ko vội: chắc ai cũng biết cái chữ stereo đúng ko ạ?chắc chắn là đa phần mọi người đều biết,nhưng có 1 điểm một số bác ko để ý,và em cũng nhân tiện xin nhắc lại để cho lỡ bác nào bắt đầu để ý đến việc nghe nhạc một cách tàm tạm vào đọc: âm thanh stereo được tạo ra với mục đích tái tạo không gian chơi nhạc thật ,ví dụ ngồi nghe bản nhạc với vị trí ngồi đúng mình sẽ cảm nhận được ca sĩ đứng giữa,guitar bên trái phía sau 1 chút,trống phía sau chút nữa.... không gian này ko thể nghe ra được nếu bác nghe bằng tai nghe,nên việc đầu tiên nên làm nếu muốn nghe " cho đáng công nhà sản xuất " là bỏ tai nghe ra và nghe với hệ thống 2 loa ngoài.Xin nói thêm là đặc tính không gian này ko nghe ra được bằng headphone nhưng thậm chí loa laptop nghe cũng ra đặc tính này,nên các bác đi hỏi ông nào tự nhận là "dân chơi âm thanh" mà ông ấy bảo ông ấy chỉ nghe nhạc qua headphone, hoặc là đưa cho ông ấy nghe bản "you must love me " của madona mà ông ấy không phán được bản nhạc chơi trong căn phòng đại loại như thế nào,hay tệ nhất là ông ấy phán "anh hầu như chỉ nghe nhạc Việt,anh thích chất Việt hơn" thì bác bảo ông ấy cắm mie đầu vào loa đi cho đỡ nhục .Vì thứ 1 là nguồn gốc cái phát minh của bộ dàn stereo người ta làm ra cho mình nghe được cái tính không gian mà mình nghe ko ra thì em éo hiểu là "rân chơi" với "tai nghe nhạc" ở chỗ nào,thứ 2 là nhạc Việt thì ko có tính ko gian ngay từ khâu sản xuất vì người sản xuất éo tạo ra được nên các bác tìm cái tính này trong nhạc Việt chỉ là phí công tưởng tượng.Xin bổ sung "tính không gian" em nói đến là "cảm giác không gian thật" nghĩa là ngồi nghe nhạc giữa 2 loa mình có thể cảm thấy khá rõ sự tái tạo âm thanh theo môi trường thật mà người sản xuất muốn mình nghe ra .Ví dụ là dàn nhạc thính phòng chơi trong 1 hội trường rộng nhưng tường lát gỗ,sàn trải thảm thì khác với dàn nhạc nhà thờ chơi trong hội trường cao,tường xi măng hoặc lát đá dù có thể sử dụng nhạc cụ,âm điệu tương tự.Ví dụ cụ thể cho ai chưa bít : vào thẳng youtube.com "trang web nghe nhạc đúng nghĩa cho người chơi âm thanh" (em đùa đấy) bấm tìm "blue blue sky" của alan parson(part 2) >>>> vầng,chả cần CD hay file nhạc lossless ếch nào cả vẫn nghe rõ 2 loại không gian được tái tạo rất rõ trong bản nhạc này ,nếu ko nghe ra được dù là "tai nghe nhạc đã lâu năm" thì nên bán dàn stereo đi hoặc là.... nghe nhạc Việt thì thế nào? Vầng, nhạc Việt thì rất là có chất riêng về mặt không gian đến mức siêu thực,em xin liệt kê các kiểu tiêu biểu (kể cả nhạc Việt hải ngoại) : kiểu 1:trống ,guitar ,organ được chơi bởi cùng 1 nhạc công siêu hạng cùng 1 lúc ,hoặc là bằng cách nào đó anh chơi trống có thể vừa đánh trống vừa tránh chỗ cho anh guitar và anh organ ở cùng 1 chỗ đó nên âm thanh nhạc nền cho cảm giác chúng được chơi ở cùng 1 chỗ,hỗn độn với nhau,vầng chúng ta cũng ko thể quên vị trí của ca sỹ,hình như ca sỹ không thích em cho lắm nên ca sỹ coi em như cái micro,ca sỹ hét thẳng vào mặt em>>>làm em nghe nhạc mà cứ sợ sẽ dính nước bọt vào người>>hình như vì lo sợ như thế nên em éo thể mường tượng ra nổi ca sỹ đang hát ở đâu,phòng trà hay sân khấu ngoài trời kiểu 2: ca sỹ ít ghét em hơn tí nên kéo cả trống cả đàn đập vào mặt em,có khi ca sỹ sợ em trả thù nên nhường luôn cho anh trống ngồi trước ban nhạc>>em tìm mãi chưa thấy dàn nhạc nào người ta làm thế kiểu 3: đây là mô hình theo em là nên tích cực quảng bá cho thế giới học hỏi : dàn nhạc gom chung 1 chỗ đặt ở đâu đó trên mặt đất,ca sỹ thì treo cổ đâu đó tít trên cao và hát >>thật sáng tạo vô cùng người duy nhất tái tạo và làm chủ được tính không gian theo em tại Việt Nam là nhạc sỹ Đắc Tâm thì em không thích tác phẩm của ông . có một số lý do có thể giải thích tại sao người Việt ko tái hiện được đặc tính cơ bản của âm thanh stereo nhưng để tránh làm loãng quá cũng như e nghĩ cũng ko mấy ai quan tâm đến cái này nên e bỏ qua,chúng ta tạm thời chỉ quan tâm đến kết quả là sản phẩm chúng ta nghe. đi vào vấn đề kỹ thuật của đặc tính không gian này 1 tí : não người phân biệt độ rộng không gian dựa trên những tín hiệu hồi âm đầu tiên( âm vang),sau đó độ dài của đuôi vang,sự khác nhau độ dài đuôi vang của các dải tần sẽ cung cấp thông tin về chất liệu căn phòng,các đặc tính âm thanh khác.... nhưng dù là vang kiểu gì thì âm thanh đầu vào của tất cả các phòng thu âm dù là đẳng cấp cao nhất TG cũng là mono và không vang,việc thu cả âm thanh và tiếng vang cùng lúc thật có lẽ chỉ còn tồn tại vào thời The Beatles khi nền tảng kỹ thuật tạo vang còn hạn chế.Con người đạt trình độ thu và cân chỉnh âm thanh cao nhất trong âm nhạc vào khoảng những năm 80 và đầu 90 nhưng đó là yếu tố con người chứ ko phải là analog hay digital nên các bác chơi analog đừng lên mặt vội.Dù thế nào thì trong thời kỳ đó người ta đã tạo toàn bộ tiếng vang bằng máy rồi nên hiệu ứng không gian các bác nghe được đã là "ảo" rồi,là biến không thành có chính từ cái tín hiệu "khô" ban đầu đấy nên ko bàn cãi chuyện "thật" nữa nhé.Nhưng,lại nhưng zồi,việc tạo ra,kiểm soát tiếng vang để cung cấp cho các bác ấn tượng về không gian trình diễn nhạc xứng đáng là 1 nghệ thuật nên nó đáng để thưởng thức.Và theo em là thứ đầu tiên nên thưởng thức,phải thưởng thức được nếu muốn xem mình là "người nghe âm thanh". tai nghe vứt đi à? không không,thỉnh thoảng với 1 số bài nhạc,với tai nghe tầm bèo bọt chỉ khoảng vài trăm ngàn hiệu maxell (có vẻ nổi tiếng hơn với việc sản xuất pin các bác nhỉ) các bác có thể nghe được vài âm thanh rất nhỏ nhưng có thật trong bản nhạc,ví dụ tiếng leng keng rất nhỏ của 1 nhạc cụ trong bộ gõ ở 1 bản nhạc của ban nhạc The Cranberies mà em có dịp nghe thử ở vài bộ dàn khá đắt tiền (tương đối thôi) mà éo bộ nào cho ra được>>thế là e có dịp lên mặt chém gió loạn xạ với ông sở hữu dàn âm thanh tự cho là "dàn của anh tái hiện đầy đủ âm thanh".

em xin tạm dừng,mời các bác ném gạch em xin bổ sung thêm tí: tính không gian cũng là đặc tính hàng đầu để bản nhạc nghe "dễ chịu" và "đầy,hay" được ghi dấu vào tận ...em ứ nhớ bao năm tiến hóa của não người,cụ thể tí thì có bác nào trải qua cảm giác chui vào toilet mà ngân nga lúc nào cũng thấy giọng mình ấm,đầy,hay hẳn so với chỗ khác ko?đấy đấy ,âm vang và không gian đơn giản là thế nên nếu bác ra đường gặp chuyên gia nào đấy mà suốt ngày "dòng này tiếng bass thế này,tiếng treble thế kia" mà không gian bản nhạc ko nghe ra thì các bác đã có chiêu dư sức mà chém lại rồi nha.Nhưng đừng mách là em chỉ nhé


khang.nguyen

31-07-2014, 11:33 AM

Các bác thử dùng Audiophile Linux xem thế nào. Máy đang dùng windows thì thử làm Ap-linux chạy trên usb.