Bánh tét miền tây bán ở đâu

0 video

0 ảnh

10 ảnh

0 ảnh

0 ảnh

0 ảnh

Bánh tét Trà Cuôn ngon nhất miền Tây
Có thể nói bánh tét lá bồ ngót ở Trà Cuôn là đệ nhất bánh tét miền Tây do một tay chị Hai Lý dựng lên và sáng tạo thành dòng bánh tét xứ này.


Năm 11, 12 tuổi, khi còn học lớp 4, cô bé Mai Hoàng Lý, đã bắt đầu can dự vào nghiệp bánh tét. Hai Lý không phải là người quen líu lo “seven-eleven”, thậm chí ít nói, nhưng không hiểu sao xe khách đậu gần khúc quẹo bên kia đường, khách trên xe cứ gọi bánh tét “Hai Lý”. Người hai đòn, người kia bốn đòn, có người mua xong, xe chạy tuốt, chuyến về mới trả tiền. Bánh tét Trà Cuôn theo xe đò như những đại sứ lưu động đi khắp các nơi. Lúc này, ở Trà Cuôn, có mười mấy nhà làm bánh tét, nhưng chỉ có mỗi nhà cô chọn phân khúc “khách xe đò”.

Khởi nghiệp với bánh tét Khmer

Lớn lên, vào khoảng giữa những năm 1980, bé Lý đã là cô Hai Lý bắt đầu làm bánh và biến tấu dòng bánh Trà Cuôn sau nhiều lần thử và sai, để tạo ra dòng bánh bốn màu ngon nhứt miền Tây như hiện nay. Phiên bản đầu tiên của bánh tét xứ này là của người Khmer: nhưn đậu xanh và mỡ heo. Chất tạo màu xanh lá nhạt cho nếp làm từ lá bồ ngót xay ra, pha nước, lọc xác, trộn với nếp. Lá bồ ngót là thứ rau được chế biến nhiều món trong ẩm thực của người Khmer. Lá bồ ngót mùa mưa mọc hoang, người dân chặt cây làm thuốc nam, còn lá đem bán cho lò bánh Hai Lý. Mùa nắng ở lò tự trồng một phần và mua một phần từ các nơi khác.

Hai Lý lớn lên đã thấy ngoại làm kiểu bánh màu xanh này, cứ thế mà theo. Ngoại của chị là người Kinh lai Hoa. Người Hoa ở đây sống chung đụng với người Khmer nhiều hơn đâu hết.

Bánh tét xứ này hiện nay đặc biệt làm từ các nguồn nếp mới, không ngâm nếp, chỉ gút gạo và đưa vào gói định hình. Hai Lý cho biết, chị xài ba thứ nếp, mùa tết mua nếp địa phương, mùa hè xài nếp An Giang, ba tháng sau xài nếp Tiền Giang. Phải luôn luôn là nếp mới, bánh mới dẻo, nếp cũ dễ lại gạo. Trà Vinh có loại nếp sáp, chính nó làm cho bánh tét Trà Cuôn giữ được tiếng. Một loại nếp mùa, dài ngày dẻo, đều hột, thuần giống, thơm nhẹ. Mấy năm khó khăn, lúa thần nông lấn nếp sáp văng khỏi cơ cấu mùa vụ. Sau này, vùng phèn, mặn của Long An trồng nếp sáp cung cấp cho các lò bánh. Hai Lý là người có công tìm kiếm nguồn nguyên liệu đệ nhất đẳng này cho làng nghề.

Hồi trước Hai Lý có ngâm nếp nhưng khách hàng chê bánh nhão phải sửa lại. Sau khi gói chị luộc đến tám tiếng đồng hồ. Vớt ra, xả nước lạnh. Muốn để đòn tròn, xếp bánh thưa, muốn tạo đòn hơi vuông, đùn chặt các đòn bánh lại, theo lời Hai Lý kể. Nhưng thực ra, khi gói bánh, những người thợ ở đây đã tạo hình bằng dây thun cho đòn bánh khá là vuông rồi.

Lai tạo theo khẩu vị Khmer-Kinh-Hoa

Dần dà, có lẽ là do đòi hỏi từ các cái lưỡi của người Kinh, Hai Lý bắt đầu cho lai bánh tét Khmer với Kinh bằng cách thêm thịt nạc vào nhưn. Thế là phiên bản Mon-Khmer ra đời. Được cái, heo ở đây không bị phù phép như ở Đồng Nai, người dân chỉ nuôi sáu tháng xuất chuồng. Thịt làm nhưn ngon góp phần làm nên cái ngon của bánh tét Trà Cuôn. Dọc theo hành trình sản xuất bánh tét suốt 30 năm ngoài của Hai Lý, có nhiều chuyện đắng cay ngọt bùi không kể xiết.

Có lần, có lẽ theo yêu cầu từ đơn đặt hàng của một nhà buôn nào đó, Hai Lý đã thử cho lai phiên bản Mon-Khmer với Hoa: thêm lạp xưởng vào nhưn. Thế là bánh tét có thêm nhưn lạp xưởng, theo in trí của bà chủ lò bánh lớn nhất Trà Cuôn. Đến khi tới tấp nhận lời khiếu nại, thậm chí có khách hàng còn nhiếc móc nặng nề như là chị lừa đảo họ. Hai Lý mới bật ngửa ra khi biết bánh tét lạp xưởng không có tí lạp xưởng nào trong nhưn cả, vì suốt thời gian nấu bánh tám tiếng lạp xưởng đã chảy ra hết. Chị nói: “Người ta chửi không biết đường đỡ luôn”. Đến năm 2000, nghĩ hột vịt muối cho vào bánh trung thu được chắc là cho vào bánh tét được, thế là Hai Lý bèn thử. Từ đó, cho ra phiên bản bánh tét Mon-Khmer-Sino. Bánh tét Hai Lý có nhiều biến tấu khác nhau tuỳ theo đơn hàng của các khách buôn.

Khách người Hoa ở quận 5 đặt làm thêm trứng và tuyệt đối không chịu cột dây ni lông. Họ có lý của họ. Nhìn màu lá bánh tét Trà Cuôn cột dây lác và màu lá bánh tét Cần Thơ cột dây ni lông đen, người ta nhận ra ngay sự thôi màu của dây ni lông. Mặc dầu bánh của cả hai xứ đều gói lá chuối, nhưng lá chuối bánh tét Cần Thơ sau khi luộc màu sẫm hơn nhiều.

Bánh tét Hai Lý đã chu du nhiều nơi trong nước. “Khách người Bắc đến có khi mua cả một trăm, hai trăm đòn để về làm quà”, chị kể. Có khách hàng còn cho chị hay: bánh tét ra Bắc mùa thu bán chạy, mùa đông không bán được. Điều đáng nói là bánh đi ra Bắc, nhưng chủ chưa ra đó bao giờ. Bánh tét Hai Lý cũng đã sang Pháp, sang châu Âu qua đường khách buôn. Và sang Mỹ qua đường xách tay. Khách hàng Mỹ kể lại cho chị: có khi đi lọt có khi không lọt; gặp Mỹ đen kiểm soát cho qua, gặp Mỹ trắng kiểm soát thì ách lại.

Sản lượng lên, Hai Lý bắt đầu phải thuê kế toán. Cho đến năm 2016, từ mùng 10 đến 29 tháng chạp, chị tiêu thụ đến 9.000 đòn bánh, trong đó lò Hai Lý sản xuất 5.000 và lò của em gái chị, Ba Loan 4.000 đòn. “Bây giờ thì con gái em lo chuyện này”, Hai Lý vui lắm khi nói về truyền nhân được ăn học hơn mình, lo chuyện dài lâu cho bánh tét.

Bánh tét ngon tại TPHCM  Gọi 093 869 1586 

1. 26-28 Hàm Nghi, P.Bến Nghé, Q.1, TPHCM
2. 80- 82 Cao Đức Lân, P.An Phú, Q 2, TPHCM
3. 319 Lý Thường Kiệt, P 15, Quận 11, TPHCM
4. 365 Lê Quang Định P5 Q.Bình Thạnh.
Trụ sở : 1308 Đường 3/2, P.2, Q.11.

Du lịch Cần Thơ, bạn sẽ được thưởng ngoạn nhiều cảnh đẹp, nhiều món ăn ngon. Trong đó, bánh tét Cần Thơ chính là đặc sản không thể bỏ lỡ. Nhân bánh ngậy, bùi thơm, vỏ bánh mềm dẻo làm say lòng du khách, chắc chắn đã thử là ghiền.

1. Tìm hiểu về bánh tét Cần Thơ

Bánh tét - món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Tây, nhất là tại Cần Thơ. Ngồi canh nồi bánh tét trên bếp lửa bập bùng là nét truyền thống văn hóa mỗi dịp Tết đến xuân về. Hiện nay, bánh tét Cần Thơ rất phổ biến, được sử dụng nhiều trong ngày tuần rằm, những dịp cưới hỏi trọng đại của các gia đình.

1.1. Nguồn gốc đặc sản bánh tét Cần Thơ 

Bánh tét được coi là một biến thể của bánh chưng, hình trụ dài, có nguyên liệu và cách chế biến tương đối giống bánh chưng của người miền Bắc. 

Người miền Tây cho rằng, bánh tét có nguồn gốc từ nhà họ Huỳnh ở Cần Thơ do bà Huỳnh Thị Trọng [Sáu Trọng] phát minh. Về sau, bánh được phổ biến ở Cần Thơ rồi lan khắp các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Đây được coi là ẩm thực Cần Thơ, hội tụ đầy đủ các loại nguyên liệu truyền thống như: gạo nếp, đậu xanh, cốt dừa, thịt heo, lòng đỏ hột vịt muối,…

Muốn bánh tét ngon, khâu lựa chọn nguyên liệu vô cùng quan trọng. Gạo nếp phải được chọn lọc kỹ lưỡng từ loại nếp rặt, dẻo ngon; thịt lợn phải tươi, mỡ mềm; nhân đậu xanh tròn mẩy, bóng mịn,… Khi cắt khoanh bánh, ngoài mùi thơm đặc trưng của gạo, của thịt, bạn sẽ cảm nhận được cả hương vị của lá bánh. Bánh đạt tiêu chuẩn trong thơm ngoài mềm, ăn hoài mà không biết chán. 

1.2. Bánh tét Cần Thơ có những loại nào?

món ngon Cần Thơ được nhiều người yêu thích, bánh tét được biến tấu thành nhiều loại. Thông thường, người ta sẽ dựa vào nhân bánh để phân loại bánh tét thành:

  • Bánh tét nhân thập cẩm: được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, lạp xưởng, trứng muối,…
  • Bánh tét nhân mỡ: được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ,…
  • Bánh tét nhân đậu: được làm từ gạo nếp, đậu xanh, đường,…
  • Bánh tét nhân chuối: được làm từ gạo nếp, đậu xanh, chuối,…

Mỗi loại bánh tét Cần Thơ đều mang những đặc trưng riêng, hương vị riêng. Như bánh tét lá cẩm Ninh Kiều Cần Thơ có màu sắc bắt mắt, bánh tét chuối ngọt thơm, bánh tét đậu dẻo bùi,… Tùy theo khẩu vị, bạn có thể lựa chọn cho mình những loại bánh thích hợp nhất. 

2. Tổng hợp 12 địa chỉ mua bánh tét ngon ở Cần Thơ 

Bánh tét là đặc sản Cần Thơ nổi tiếng được nhiều người yêu thích. Du lịch nơi đây, du khách có thể thưởng thức, mua về làm quà cho bạn bè, người thân. 

Bánh tét Cần Thơ ở đâu ngon? Dưới đây là một số địa chỉ nổi tiếng với món bánh thơm ngon, hấp dẫn, giá thành phải chăng.

2.1. Bánh tét Tư Đẹp Cần Thơ 

  • Địa chỉ: số 102 Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 6:30 – 21:00

2.2. Bánh tét Năm Hòa Cần Thơ

  • Địa chỉ: 150 đường Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00

>>> Tham khảo top 5 quán lẩu mắm Cần Thơ ngon nức tiếng, nước lẩu thơm mùi mắm cá linh, ăn cùng hải sản và nhiều loại rau theo mùa.

2.3. Bánh tét Ba Châu Cần Thơ

  • Địa chỉ: 158 Rạch Ông Kinh, Long Tuyền, Bình Thuỷ, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 21:00

2.4. Bánh tét Chín Cẩm Cần Thơ

  • Địa chỉ: 14 đường Phan Đình Phùng, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 6:00 – 21:30

2.5. Bánh tét bà Huỳnh Thị Trọng Cần Thơ

  • Địa chỉ: 56 Thái Thị Nhàn, An Thới, Bình Thủy, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 6:30 – 19:30

2.6. Cửa hàng đặc sản Cần Thơ

  • Địa chỉ: 176H Nguyễn Thị Minh Khai, Ninh Kiều, Cần Thơ.
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 22:00

>>> Khám phá 5 quán lẩu cá kèo Cần Thơ luôn đông nghịt khách.

2.7. Mua bánh tét tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ

  • Địa chỉ: Các quán tại chợ nổi Cái Răng, gần cầu Cái Răng
  • Giờ mở cửa: 4:00 – 9:00

2.8. Mua bánh tét tại chợ An Bình Cần Thơ 

  • Địa chỉ: chợ An Bình, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 7:00 – 19:00

2.9. Mua bánh tét tại chợ Tân An Cần Thơ 

  • Địa chỉ: chợ tân An, Hai Bà Trưng, Tân An, Ninh Kiều
  • Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00

>>> Xem thêm: Cần Thơ ăn gì ngon? Gợi ý các địa điểm ăn uống Cần Thơ ngon - bổ - rẻ

2.10. Mua bánh tét tại chợ An Lạc Cần Thơ 

  • Địa chỉ: chợ An Lạc, Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 5:00 – 19:00

2.11. Mua bánh tét tại chợ Xuân Khánh Cần Thơ 

  • Địa chỉ: chợ Xuân Khánh, đường 30/4, Xuân Khánh, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 5:00 – 21:00

>>> Bỏ túi công thức chế biến món cá lóc nướng Cần Thơ, món ăn dân dã có hương vị thơm ngon đặc trưng, đậm đà.

2.12. Mua bánh tét tại chợ Trần Phú Cần Thơ 

  • Địa chỉ: Trần Phú, Cái Khế, Ninh Kiều, Cần Thơ
  • Giờ mở cửa: 6:00 – 21:00

>>> Xem thêm: Tổng hợp từ A - Z các quán ăn Cần Thơ ngon nổi tiếng

Nhìn chung, giá bánh tét Cần Thơ không quá đắt, dao động khoảng 40.000 – 100.000 VNĐ/chiếc. 

  • Bánh tét lá cẩm đặc biệt nhân hột vịt muối, tôm khô trọng lượng 800 – 900g có giá dao động khoảng 90.000 – 100.000 VNĐ/chiếc.
  • Bánh tét lá cẩm nhân hột vịt muối trọng lượng 600 – 700g có giá khoảng 70.000 – 80.000 VNĐ/chiếc. 
  • Bánh tét nhân chuối, nhân đậu chay trọng lượng 500 – 600g có giá khoảng 40.000 – 50.000 VNĐ/chiếc. 

Ngoài ra, giá thành cũng có sự chênh lệch vào từng thời điểm, từng khu vực. Khách hàng có thể tùy chọn nhân bánh, kích thước bánh với mức tiền phù hợp với từng gia đình.

>>> Bỏ túi công thức làm bánh xèo miền Tây thơm ngon, giòn rụm vô cùng đơn giản và nhanh chóng.

3. Cách bảo quản bánh tét Cần Thơ tại nhà

Bánh tét Cần Thơ có thể bảo quản được từ 3 – 4 ngày. Để bánh giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên, bạn cần lưu ý:

  • Dùng đến đâu cắt bánh đến đó
  • Dao cắt bánh phải đảm bảo thật sạch
  • Bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh. Nếu để tại ngăn đông, trước khi ăn cần giã đông hoặc hấp cách thủy. 

Ngoài bánh tét, Cần Thơ còn có rất nhiều món ăn ngon như: vịt nấu chao, lẩu mắm, lẩu cá kèo, cá lóc nướng, bánh xèo,… Đừng quên lên lịch du lịch miền Tây, ghé Cần Thơ để thỏa sức khám phá phong cảnh thiên nhiên cũng như ẩm thực nơi đây. 

Để thuận tiện di chuyển, du khách nên chọn những khách sạn cao cấp, có vị trí trung tâm như Vinpearl Hotel Cần Thơ

  • Địa chỉ: số 209, đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
  • Số điện thoại: 84-292 376 1888
  • Email: [email protected]

Vinpearl Hotel Cần Thơ là khách sạn cao nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tầm nhìn hướng thành phố và sông Cần Thơ. Khách sạn có hệ thống phòng ốc hiện đại, đa dạng các tiện ích như: bơi ngoài trời, quầy bar, nhà hàng, trung tâm thương mại…  

>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Cần Thơ để có những trải nghiệm hấp dẫn

Đặc biệt Vinpearl đang áp dụng chương trình MIỄN PHÍ đăng ký thẻ hội viên Pearl Club với các đặc quyền ưu đãi vô cùng hấp dẫn:

  • Giảm thêm 5% trên giá phòng tốt nhất
  • Giảm 5% dịch vụ ẩm thực tại Almaz Hà Nội, Vinpearl
  • Tích lũy nâng hạng và hàng loạt các ưu đãi khác

>>> Đăng ký hội viên Pearl Club MIỄN PHÍ ngay hôm nay để tận hưởng các đặc quyền ưu đãi tại hệ sinh thái Vinpearl.

Nếu đã có dịp đặt chân đến mảnh đất miền Tây, chắc chắn bánh tét Cần Thơ sẽ là món ăn du khách không nên bỏ lỡ. Thưởng thức miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm dẻo của gạo nếp, béo bùi của đậu xanh hòa quyện cùng thứ nhân thượng hạng. 

>>> Đặt phòng Vinpearl Hotel Cần Thơ để có cơ hội thỏa sức khám phá khung cảnh thiên nhiên, nếm đủ đặc sản miền miền Tây sông nước!

Xem thêm:

Video liên quan

Chủ Đề