Báo cáo công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong trường Tiểu học

Thông báo

Cập nhật lúc : 09:42 02/12/2020

Giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh năm học 2020 - 2021
[Tải file kèm]

Căn cứ Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo [GDĐT] về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của
ngành Giáo dục; Công văn số 3431/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 07/9/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và
công tác học sinh, sinh viên năm học 2020 - 2021; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày
05/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh; Công văn hướng dẫn số 2714/SGDĐT-CTTT-HSSV ngày 19/11/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh năm học 2020 2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch hướng dẫn các trường thực hiện như sau:

A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, lịch sử,
truyền thống văn hóa Huế, giáo dục kỹ năng sống, phong trào học tập, rèn luyện
và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, học viên [sau đây gọi chung là học
sinh]. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực.

3. Triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử, văn hóa ứng xử, giáo dục giá
trị sống, chuẩn mực đạo đức, ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng,
chống bạo lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình
- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

4. Giáo dục thực hiện thường xuyên 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi
đồng gắn với các hoạt động học tập, giáo dục, rèn luyện, các hoạt động Đoàn,
Hội, Đội trong trường học bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

5. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ học sinh trong học tập và rèn
luyện. Triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lí, công tác xã hội, hướng
nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh khởi nghiệp.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, tuyên dương, vinh danh các
tấm gương học sinh tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, các hành động cao đẹp,
gương người tốt, việc tốt, tấm gương nghị lực, vượt khó trong học sinh.

7. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và
công tác học sinh.

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc bồi dưỡng chính trị cho cán
bộ, giáo viên và sinh hoạt tập thể đầu năm học cho học sinh theo kế hoạch của
Ban Tuyên giáo và nhiệm vụ năm học của Ngành.

2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức lí luận, tư tưởng, pháp luật, lịch sử văn hóa
cho cán bộ quản lí, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, giáo viên làm
công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học
nhằm thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập sinh hoạt chính
trị, dạy học môn giáo dục công dân, các nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch
sử cách mạng và văn hóa trong trường học. Tăng cường chỉ đạo, quản lí công tác
giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các
trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.

3. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày
16/3/2017 của Bộ GDĐT về triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của
Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 08/09/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong ngành Giáo dục. Quán triệt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 về Tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và học sinh tích cực tham gia
Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh năm 2020 [Trang web Cuộc thi //hocvalamtheobac.vn/]; khen
thưởng những tập thể, cá nhân tích cực tham gia Cuộc thi đạt chất lượng, hiệu quả;
tiếp tục sử dụng hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy, học và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí
Minh [//www.hochiminh.vn/] tới đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, người học
để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo Bác.

Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tuyên dương, vinh danh cán bộ, giáo viên, học sinh, các tấm gương tiêu biểu trong
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương người tốt,
việc tốt trong học sinh.

4. Thường xuyên quan tâm thực hiện công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng
nhận thức về Đảng trong học sinh theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày
30/5/1998 của Bộ Chính trị [Khoá VIII] về "Tăng cường công tác chính trị tư
tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng
viên trong các trường học:

5. Tăng cường quản lí, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên
môi trường mạng theo Quyết định số 3296/QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; tổ chức tuyên truyền, thông tin đến cán bộ, giáo viên, nhân
viên học sinh về Luật An ninh mạng để nghiêm chỉnh chấp hành; hướng dẫn kĩ
năng sử dụng mạng an toàn dành cho học sinh phổ thông, phù hợp điều kiện nhà
trường, trình độ hiểu biết của học sinh, tránh tình trạng thiếu hiểu biết về Luật An
ninh mạng dẫn đến sai phạm Luật.

6. Thường xuyên quan tâm giáo dục chủ quyền, biển đảo Việt Nam trong
tổ chức dạy học tích hợp chính khóa, hoạt động ngoại khóa gắn liền với giáo dục
lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh; có định hướng đúng về lập trường,
tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh liên quan vấn đề Biển
Đông; có giải pháp phòng ngừa không để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh bị các thế lực thù địch lợi dụng những sự kiện nóng về Biển Đông để
xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, kích động
tâm lí chống đối, kêu gọi quần chúng tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự.

7. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong đội
ngũ giáo viên, học sinh. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà
trường, cán bộ, nhà giáo với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lí
kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh. Chủ động phát hiện,
phối hợp với Công an, chính quyền địa phương xử lí các vấn đề phức tạp về
chính trị, tư tưởng liên quan đến an ninh chính trị xảy ra trong đơn vị; không để
học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động
trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an
ninh, trật tự an toàn xã hội.

8. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp,
giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lí
tham gia các đợt tập huấn do Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

9. Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường học
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong
trường học theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/05/2019 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trong ngành Giáo dục; triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở; chú trọng xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần đảm bảo môi trường văn hóa trong nhà trường. Nghiên cứu đưa vào sử dụng trong nhà trường tài liệu về Văn hóa học đường dành cho học sinh phổ thông.

- Mỗi nhà trường cần xây dựng các hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi là
chuẩn mực để cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

- Tổ chức triển khai dạy học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học tại di sản nhằm vun đắp, củng cố
nền tảng, bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, sức
mạnh dân tộc, khơi dậy lòng tự hào quê hương đất nước, có khát vọng cống hiến
cho học sinh; tại các Lễ chào cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, toàn thể cán bộ,
giáo viên, học sinh, học viên hát Quốc ca [không mở nhạc có lời]; đối với bậc
học mầm non, tạo điều kiện cho trẻ được nghe Quốc ca thường xuyên.

- Tăng cường tổ chức tham quan học tập tại di tích lịch sử, di tích văn hóa
Huế; tổ chức các hội thi tìm hiểu với các hình thức phong phú đa dạng như rung
chuông vàng, hội thi trực tuyến, thi giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh Thừa Thiên Huế bằng Tiếng Việt và các ngoại ngữ
thông dụng khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học theo yêu cầu Kế hoạch số 870/KH-SGDĐT ngày 12/4/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo; rà soát các nhiệm vụ để có biện pháp đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường.

- Giáo dục, hình thành cho học sinh các đức tính Nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín, giúp học sinh thực hiện tốt việc Học ăn, học nói, học gói, học mở và văn
hóa giao tiếp với 4 xin [xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép]; phát huy triết
lí Tôn sư trọng đạo trong toàn Ngành, tạo nên nét đẹp của Ngành Giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ngày 16/01/2013 về việc
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở Trường phổ thông, Trung tâm GDTX.
Tổ chức tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa. Tham gia các hoạt động
xã hội tình nguyện nhân đạo, hỗ trợ, giao lưu với các các trường học thuộc địa
bàn 2 huyện miền núi và các địa bàn vùng sâu vùng xa, các trường học chịu tác
động, ảnh hưởng nặng do thiên tai, bão lụt gây nên.

- Tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp số 577/CTr-SVHTT-SGDĐT ngày 12/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh giai đoạn 2019 2020 và xây dựng chương trình phối hợp thực hiện giai đoạn 2021 2025.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các trường học; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh trong các cơ sở giáo dục; tổ chức giải bơi học sinh phổ thông, giải bóng đá học sinh phổ thông, chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho học sinh góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thịhiếu âm nhạc, thẩm mỹ giúp học sinh hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

- Duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các
ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có
hoặc biên soạn mới, tổ chức các tiết mục nhãy dân vũ, chachacha, múa hát sân
trường, nhảy múa tập thể phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong trường học, tăng cường tổ chức
các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học, ... để định hướng, tạo điều
kiện cho học sinh say mê đọc sách; có kế hoạch thúc đẩy hoạt động đọc tại thư
viện, trường học.

- Các nhà trường đẩy mạnh việc thành lập thành lập các câu lạc bộ sở
thích, tài năng, võ thuật cổ truyền, câu lạc bộ sử dụng Tiếng Anh trong trường
học, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích học sinh tham gia nhằm
phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống.

- Tiếp tục triển khai thường xuyên, có hiệu quả Đề án Ngày Chủ nhật xanh
Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng, phong trào Nói
không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; các nội dung, giải pháp của Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường.

- Tổ chức tham gia có hiệu quả Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm tại di sản, các hội thi tìm
hiểu về Bác Hồ, về di tích, lịch sử, văn hóa, truyền thống quê hương, đất nước.

10. Tổ chức, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác học sinh, giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội, giáo viên kiêm nhiệm
công tác tư vấn tâm lí, công tác xã hội... tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường
xuyên do các cấp quản lí tổ chức. Kiện toàn nhân sự công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, công tác học sinh thuộc sở theo Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014; bổ
sung các nguồn lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo và quản lí công tác giáo
dục chính trị tư tưởng trong trường học thuộc phạm vi quản lí.

11. Kịp thời tiếp nhận, cập nhật, khai thác thông tin công tác giáo dục chính
trị và công tác học sinh trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ
[//www.moet.gov.vn], tài khoản Facebook của Vụ Giáo dục Chính trị và Công
tác học sinh, sinh viên [//www.facebook.com/vugdcthssv.], Trang Fanpages
Học sinh, Sinh viên Việt Nam [//www.facebook.com/cthssvvn/]; tăng cường
các bài viết tuyên truyền, phản ảnh thông tin, hoạt động, nhân rộng mô hình, điển
hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt, gương sáng trong học tập, rèn luyện, ...
trên các trang thông tin của nhà trường và Website Sở Giáo dục và Đào tạo.

II. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống

1. Tăng cường giải pháp, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg
ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày
28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường giáo dục lí tưởngcách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015- 2020 và Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh; nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Công văn số
2033/SGDĐT-CTTT-HSSV ngày 06/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc
tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh; chú trọng đưa nội
dung giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống lịch sử, văn hóa Huế cho học sinh
vào chủ đề trọng tâm phù hợp với từng cấp bậc học và tập trung đẩy mạnh trong
năm học 2020 - 2021; tăng cường kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học,
tạo môi trường để học sinh tự rèn luyện, phấn đấu.

- Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông thường xuyên
giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; ở tất cả các
phòng học đều có 5 Điều Bác Hồ dạy đặt ở vị trí trang trọng để nhắc nhở học
sinh ghi nhớ và làm theo.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh [nhân lực, cơ sở vật chất, tài liệu thực hành giáo dục
đạo đức, lối sống, ...].

- Hướng dẫn học sinh tham gia chuyên mục Giáo dục lí tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa trên Hệ Tri thức Việt số hóa tại địa chỉ
//itrithuc.vn/; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh xây dựng các bài
giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng
cấp bậc học.

2. Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện Chương
trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn
2020-2025.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.
Tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và Tỉnh Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh về công tác Đoàn Đội trong trường học giai đoạn 2020-2025
và Chương trình phối hợp năm học 2020-2021 đảm bảo hoạt động Đoàn - Đội đạt
chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tạo sự lan toả rộng rãi trong học sinh. Các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam theo Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày
06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo
viên Tổng phụ trách Đội theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009
của Bộ GDĐT ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông,
Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 của Bộ GDĐT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các văn bản liên quan khác.

- Phối hợp chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức Đoàn, Đội tại các cơ sở giáo dục. Rà soát, quản lí chặt chẽ về
nội dung, hình thức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh.
Không tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi [trên môi trường mạng hoặc
tương tác trực tiếp] có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp
với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Các đơn vị triển khai thực hiện chương hình phối hợp hoạt động Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh năm học 2020-2021; các Phòng
GD&ĐT ký chương hình phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp; phân công đội ngũ
kiêm nhiệm triển khai công tác thanh niên và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ.

3. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho
học sinh.

- Các cơ sở giáo dục tăng cường quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống, giá trị sống cho học sinh theo nội dung hướng dẫn công tác giáo dục kĩ
năng sống của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt
động giáo dục ngoài giờ chính khóa; nghiên cứu lựa chọn, đưa vào sử dụng các tài
liệu giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh.

- Các trường học bố trí sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình học 2 buổi/ngày
một cách có hiệu quả, hợp lí; khuyến khích việc phối hợp các tổ chức tăng cường
tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với
những nơi có điều kiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh.

- Tiếp tục thành lập tổ chức hiệu quả sinh hoạt các câu lạc bộ sở thích, tài
năng, câu lạc bộ tiếng Anh; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích học
sinh tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống và tạo môi trường tốt cho học sinh nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

4. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, trong đó xác
định rõ nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức liên quan trên địa bàn để tổ chức triển
khai các nhiệm vụ theo nội dung của Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày
23/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyệt đối đảm bảo trẻ em, học sinh
không bị lạm dụng, bạo hành, xâm hại.

5. Chú trọng giáo dục thông qua làm gương của người lớn; giáo dục thông
qua thái độ, nhân cách, đạo đức và tình thương yêu của thầy, cô giáo để hình
thành phẩm chất nhận thức và hành động cao đẹp cũng như những chuẩn mực
ứng xử văn hóa cho học sinh.

6. Tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng Trường học thân thiện - Học
sinh tích cực thiết thực, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường, triển khai bộ tài liệu về giáo dục bảo tồn động vật hoang dã đe dọa
bị tuyệt chủng cho học sinh tiểu học. Đẩy mạnh việc chăm sóc, làm sạch đẹp
nghĩa trang liệt sĩ/đài tưởng niệm liệt sĩ tại đơn vị trường học đóng và chăm sóc
người có công [theo Chương trình 652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 25/07/2012
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội].

7. Tiếp tục phát động, khảo sát, đánh giá và triển khai hiệu quả phong trào
học và sử dụng Tiếng Anh trong học sinh ở các nhà trường trong toàn tỉnh; phân
công lãnh đạo trường, giáo viên Tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn/Hội/Đội trong nhà trường xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh ở các cấp học gắn với đẩy mạnh sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh trong trường học. Khuyến khích tổ chức các hoạt động ưu tiên sử dụng Tiếng Anh như ngày hội giao tiếp bằng Tiếng Anh, em là hướng dẫn viên du lịch, hùng biện bằng Tiếng Anh, dạy và học các môn học bằng Tiếng Anh,

8. Thường xuyên thông tin, truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng, chống thiên tai trong trường học theo nội dung Quyết định số 329/QĐ-
BGDĐT ngày 25/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. Công tác học sinh

1. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác xây dựng, đảm bảo môi trường
trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, đưa vào nội dung dạy học chính khóa, ngoại
khóa triển khai hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại Nghị định số 80/NĐ-CP ngày
17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Kế hoạch phối hợp số 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 19/12/2019 giữa Bộ GDĐT với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025; các nội dung xây dựng trường học thân thiện, an toàn, không bạo lực của Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường. Các trường học đăng kí, nghiên cứu đưa vào sử dụng hiệu quả sổ tay an ninh trật tự, an toàn trường học và tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

- Triển khai thực hiện bộ tài liệu Hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong các hoạt
động ở trường học; thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, không để
xảy ra tình trạng lạm dụng, xâm hại, bạo hành trẻ, bạo lực học đường diễn ra
trong trường học; phân công, tăng cường công tác trực bảo vệ trường học trong
suốt thời gian sinh hoạt, học tập của học sinh tại trường.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực,
xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 theo
Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT; Kế hoạch số 444/KH-BGDĐT ngày 19/6/2020
của Bộ GDĐT triển khai công tác bảo đảm an toàn trường học năm 2020.

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày
20/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo].

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn
giao thông

- Tiếp tục phối hợp các ban, ngành liên quan ở địa phương tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật
Giao thông, Luật phòng, chống tham nhũng, Quyền con người, Chỉ thị số 18/CTTTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong đơn vị gắn liền các hoạt động của học
sinh để định hướng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, xây dựng
trường học an toàn.

- Quan tâm thực hiện thường xuyên tuyên truyền pháp luật về giao thông
và thực hiện văn hóa giao thông cho học sinh. Chú trọng công tác đảm bảo an
toàn giao thông cho học sinh trong trường học, khu vực cổng trường, giáo dục,
tập huấn kĩ năng đi đường an toàn cho trẻ; thực hiện nghiêm quy định đội mũ
bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp
điện. Đối với các trường học có hợp đồng xe đưa đón học sinh, cần tuân thủ
nghiêm các quy định quản lí, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, đơn vị phối
hợp, đồng thời phân công trách nhiệm lực lượng kiểm soát, nắm tình hình thông
tin nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, học sinh tham gia học tập.

- Tiếp tục phát huy mô hình cổng trường an toàn và nhân rộng mô hình
xếp hàng đón con tại các trường học.

- Các trường học tăng cường chỉ đạo tổ chức học sinh tích cực tham gia
hiệu quả các Cuộc thi Giao thông học đường, An toàn giao thông cho nụ
cười ngày mai do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức.

- Triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường theo
Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án
"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"
đến năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh
thông qua dạy học chính khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3. Phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền
phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, đặc biệt là thời gian vào đầu năm học,
sau kỳ nghỉ tết và các hoạt động cao điểm hưởng ứng Ngày toàn dân phòng
chống ma túy ngày 26/6, thực hiện các biện pháp hiệu quả ngăn ngừa, phòng
chống tệ nạn ma túy trong các cơ sở giáo dục.

- Phối hợp giữa nhà trường và Công an địa phương trong công tác bảo
đảm an ninh, trật tự trường học theo quy định tại Kế hoạch liên ngành số
6864/KHLN-CAT-ĐHH-SGDĐT ngày 01/12/2016 của Công an tỉnh, Đại học
Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Sơ kết kế hoạch Liên ngành; Kế
hoạch liên ngành số 1576/KH-SLĐTBXH-SGDĐT-CAT-ĐHH ngày 16/7/2019
của Công an, Đại học Huế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục
và Đào tạo về công tác dự phòng, cai nghiện ma túy đối với học sinh, sinh viên đến
năm 2020; chú trọng hiệu quả công tác giáo dục thực hiện văn hóa, chấp hành pháp
luật về an toàn giao thông năm 2019 với chủ đề An toàn giao thông cho hành
khách và người đi môtô, xe máy; tập trung giáo dục tuyên truyền đầu năm học,
các dịp nghỉ lễ, Tết, phối hợp xử lí nghiêm đối với các học sinh vi phạm khi tham
gia giao thông,...

- Trang bị những hiểu biết cần thiết để phát huy hiệu quả tích cực và hạn chế
những mặt trái khi sử dụng Internet, mạng online; tăng cường tuyên truyền nâng
cao kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng Internet nhằm thực hiện biện
pháp phòng ngừa, giúp học sinh có thêm kiến thức khi sử dụng thông tin trên môi
trường mạng; thực hiện các giải pháp nhằm giúp cán bộ, giáo viên, học sinh tăng
cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động tín dụng đen theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng
chính phủ.

4. Tổ chức thực hiện công tác xã hội trong trường học theo quy định tại
Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
hướng dẫn công tác xã hội trong trường học; rà soát, tổng hợp các học sinh cần hỗ
trợ; xây dựng kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với việc phòng chống tội phạm, vi
phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong trường học; hoàn thiện quy trình trao đổi
thông tin các vụ việc của học sinh đối với các nguồn lực ngoài nhà trường hỗ trợ
học sinh yếu thế.

5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan
đến học sinh

- Tổ chức giới thiệu, lồng ghép các biện pháp cung cấp đầy đủ thông tin liên
quan đến chương trình tín dụng cho HSSV theo Quyết định số 1656/QĐ-
TTg ngày 19/11/2019 về điều chỉnh mức vay đối với học sinh tại khoản 1 Điều 5
Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh và trường
phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ; các chế độ khuyến học khuyến tài, phát triển tài năng và
vượt khó.

6. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện việc tổ chức mặc đồng phục của học sinh theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và Công văn số 5453/BGDĐT- VP ngày 02/10/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong
các cơ sở giáo dục về tổ chức mặc đồng phục của học sinh, sinh viên. Sở sẽ có hình thức xử lí nghiêm, kịp thời đối với cơ sở giáo dục để xảy ra tiêu cực trong việc may [mua] quần áo đồng phục, lễ phục trái quy định.

7. Tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định
số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05/05/2016 về việc
hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
phối hợp tổ chức sơ, tổng kết thực hiện Chương trình và triển khai kí kết thực hiện
chương trình giai đoạn 2021 2025.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện, Sở Giáo dục & Đào tạo để hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc tổ chức triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác học sinh năm học 2020-2021 tại các trường trực thuộc. Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện theo quy định.

2. Các đơn vị trực thuộc căn cứ Hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

D. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác học sinh gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo qua email: : Học kỳ I trước ngày 05/01/2021; Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 trước ngày 5/6/2021 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Trong quá trình triển khai nếu có nội dung nào chưa rõ liên hệ số điện thoại 0985654056 để được trao đổi./.

Tải file 1

Số lượt xem : 4390

Các tin khác

Lịch công tác tuần

Thông báo

Lao động vệ sinh phong quang 28/01

Công tác tuần 3

Tiếp tục quán triệt tinh thần dạy và học, hoạt động trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid - 19

Thông báo điều chỉnh hoạt động, thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay

QUY ĐỊNH VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Liên kết ngoài

  • UBND huyện Phú Lộc
  • UBND xã Vinh Hưng
  • Phòng GD và ĐT Phú Lộc
  • Báo Vietnamnet
  • Báo Thanh niên
  • Báo Dân trí
  • VnExpress.net

Lượt truy cập : 3813763

Trực tuyến : 239

Thông báo

Cập nhật lúc : 09:42 02/12/2020

Giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh năm học 2020 - 2021
[Tải file kèm]

Căn cứ Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo [GDĐT] về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020-2021 của
ngành Giáo dục; Công văn số 3431/BGDĐT-GDCTHSSV ngày 07/9/2020 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và
công tác học sinh, sinh viên năm học 2020 - 2021; Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày
05/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc triển khai thực
hiện nhiệm vụ năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh; Công văn hướng dẫn số 2714/SGDĐT-CTTT-HSSV ngày 19/11/2020 của Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và công tác học sinh năm học 2020 2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch hướng dẫn các trường thực hiện như sau:

A. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của
Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Tăng cường nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa, lịch sử,
truyền thống văn hóa Huế, giáo dục kỹ năng sống, phong trào học tập, rèn luyện
và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh, học viên [sau đây gọi chung là học
sinh]. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi
trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực.

3. Triển khai thực hiện bộ quy tắc ứng xử, văn hóa ứng xử, giáo dục giá
trị sống, chuẩn mực đạo đức, ứng xử trong trường học, các giải pháp phòng,
chống bạo lực học đường; xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường - gia đình
- xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

4. Giáo dục thực hiện thường xuyên 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên và nhi
đồng gắn với các hoạt động học tập, giáo dục, rèn luyện, các hoạt động Đoàn,
Hội, Đội trong trường học bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

5. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ học sinh trong học tập và rèn
luyện. Triển khai có hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lí, công tác xã hội, hướng
nghiệp, việc làm và hỗ trợ học sinh khởi nghiệp.

6. Đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục, tuyên dương, vinh danh các
tấm gương học sinh tiêu biểu trong học tập và rèn luyện, các hành động cao đẹp,
gương người tốt, việc tốt, tấm gương nghị lực, vượt khó trong học sinh.

7. Tăng cường công tác kiểm tra thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và
công tác học sinh.

B. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỤ THỂ

I. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, văn hóa

1. Tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc bồi dưỡng chính trị cho cán
bộ, giáo viên và sinh hoạt tập thể đầu năm học cho học sinh theo kế hoạch của
Ban Tuyên giáo và nhiệm vụ năm học của Ngành.

2. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức lí luận, tư tưởng, pháp luật, lịch sử văn hóa
cho cán bộ quản lí, giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân, giáo viên làm
công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học
nhằm thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập sinh hoạt chính
trị, dạy học môn giáo dục công dân, các nội dung về giáo dục lịch sử dân tộc, lịch
sử cách mạng và văn hóa trong trường học. Tăng cường chỉ đạo, quản lí công tác
giáo dục chính trị tư tưởng trong các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, các
trường tư thục, các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.

3. Tiếp tục tổ chức thực hiện Kế hoạch số 178/KH-BGDĐT ngày
16/3/2017 của Bộ GDĐT về triển khai Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của
Bộ Chính trị khóa XII và Chỉ thị 27/CT-TTg ngày 08/09/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh trong ngành Giáo dục. Quán triệt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 về Tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và học sinh tích cực tham gia
Cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh năm 2020 [Trang web Cuộc thi //hocvalamtheobac.vn/]; khen
thưởng những tập thể, cá nhân tích cực tham gia Cuộc thi đạt chất lượng, hiệu quả;
tiếp tục sử dụng hiệu quả bộ tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối
sống dành cho học sinh phổ thông trong các hoạt động dạy, học và hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp. Giới thiệu rộng rãi trang thông tin về Chủ tịch Hồ Chí
Minh [//www.hochiminh.vn/] tới đội ngũ cán bộ quản lí, nhà giáo, người học
để nghiên cứu, tham khảo học tập và làm theo Bác.

Tăng cường giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
Tuyên dương, vinh danh cán bộ, giáo viên, học sinh, các tấm gương tiêu biểu trong
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gương người tốt,
việc tốt trong học sinh.

4. Thường xuyên quan tâm thực hiện công tác phát triển Đảng và bồi dưỡng
nhận thức về Đảng trong học sinh theo tinh thần Chỉ thị số 34-CT/TW ngày
30/5/1998 của Bộ Chính trị [Khoá VIII] về "Tăng cường công tác chính trị tư
tưởng; củng cố tổ chức đảng, đoàn thể quần chúng và công tác phát triển đảng
viên trong các trường học:

5. Tăng cường quản lí, giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên
môi trường mạng theo Quyết định số 3296/QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2019 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; tổ chức tuyên truyền, thông tin đến cán bộ, giáo viên, nhân
viên học sinh về Luật An ninh mạng để nghiêm chỉnh chấp hành; hướng dẫn kĩ
năng sử dụng mạng an toàn dành cho học sinh phổ thông, phù hợp điều kiện nhà
trường, trình độ hiểu biết của học sinh, tránh tình trạng thiếu hiểu biết về Luật An
ninh mạng dẫn đến sai phạm Luật.

6. Thường xuyên quan tâm giáo dục chủ quyền, biển đảo Việt Nam trong
tổ chức dạy học tích hợp chính khóa, hoạt động ngoại khóa gắn liền với giáo dục
lòng yêu quê hương, đất nước cho học sinh; có định hướng đúng về lập trường,
tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh liên quan vấn đề Biển
Đông; có giải pháp phòng ngừa không để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh bị các thế lực thù địch lợi dụng những sự kiện nóng về Biển Đông để
xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta, kích động
tâm lí chống đối, kêu gọi quần chúng tụ tập đông người gây rối an ninh trật tự.

7. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình chính trị, tư tưởng trong đội
ngũ giáo viên, học sinh. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo nhà
trường, cán bộ, nhà giáo với học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xử lí
kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong học sinh. Chủ động phát hiện,
phối hợp với Công an, chính quyền địa phương xử lí các vấn đề phức tạp về
chính trị, tư tưởng liên quan đến an ninh chính trị xảy ra trong đơn vị; không để
học sinh bị dụ dỗ, lôi kéo tham gia các hội, nhóm, tổ chức tôn giáo hoạt động
trái pháp luật và các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tụ tập gây rối an
ninh, trật tự an toàn xã hội.

8. Tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp,
giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên kiêm nhiệm tư vấn tâm lí
tham gia các đợt tập huấn do Bộ và Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

9. Đẩy mạnh xây dựng, tổ chức các hoạt động văn hóa trong trường học
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong
trường học theo Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 03/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/05/2019 ban hành kế hoạch thực hiện Đề án trong ngành Giáo dục; triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên theo quy định tại Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở; chú trọng xây dựng trường học đạt tiêu chuẩn xanh, sạch, đẹp, an toàn, lành mạnh, thân thiện, góp phần đảm bảo môi trường văn hóa trong nhà trường. Nghiên cứu đưa vào sử dụng trong nhà trường tài liệu về Văn hóa học đường dành cho học sinh phổ thông.

- Mỗi nhà trường cần xây dựng các hệ giá trị văn hóa, đạo đức cốt lõi là
chuẩn mực để cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh lấy đó làm mục tiêu phấn đấu.

- Tổ chức triển khai dạy học chính khóa và hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp, dạy học trải nghiệm sáng tạo, dạy học tại di sản nhằm vun đắp, củng cố
nền tảng, bản sắc văn hóa, truyền thống văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế, sức
mạnh dân tộc, khơi dậy lòng tự hào quê hương đất nước, có khát vọng cống hiến
cho học sinh; tại các Lễ chào cờ Tổ quốc ở các cơ sở giáo dục, toàn thể cán bộ,
giáo viên, học sinh, học viên hát Quốc ca [không mở nhạc có lời]; đối với bậc
học mầm non, tạo điều kiện cho trẻ được nghe Quốc ca thường xuyên.

- Tăng cường tổ chức tham quan học tập tại di tích lịch sử, di tích văn hóa
Huế; tổ chức các hội thi tìm hiểu với các hình thức phong phú đa dạng như rung
chuông vàng, hội thi trực tuyến, thi giới thiệu, quảng bá về di tích lịch sử, văn
hóa, danh lam thắng cảnh Thừa Thiên Huế bằng Tiếng Việt và các ngoại ngữ
thông dụng khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng môi trường văn hóa trong trường học theo yêu cầu Kế hoạch số 870/KH-SGDĐT ngày 12/4/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo; rà soát các nhiệm vụ để có biện pháp đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường.

- Giáo dục, hình thành cho học sinh các đức tính Nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín, giúp học sinh thực hiện tốt việc Học ăn, học nói, học gói, học mở và văn
hóa giao tiếp với 4 xin [xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép]; phát huy triết
lí Tôn sư trọng đạo trong toàn Ngành, tạo nên nét đẹp của Ngành Giáo dục.

- Tiếp tục thực hiện Hướng dẫn số 73/HD-BGDĐT-BVHTTDL của Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch ngày 16/01/2013 về việc
sử dụng di sản văn hóa trong dạy học ở Trường phổ thông, Trung tâm GDTX.
Tổ chức tham quan các di tích lịch sử, di tích văn hóa. Tham gia các hoạt động
xã hội tình nguyện nhân đạo, hỗ trợ, giao lưu với các các trường học thuộc địa
bàn 2 huyện miền núi và các địa bàn vùng sâu vùng xa, các trường học chịu tác
động, ảnh hưởng nặng do thiên tai, bão lụt gây nên.

- Tổ chức tổng kết thực hiện Chương trình phối hợp số 577/CTr-SVHTT-SGDĐT ngày 12/4/2019 của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho học sinh giai đoạn 2019 2020 và xây dựng chương trình phối hợp thực hiện giai đoạn 2021 2025.

- Tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ trong các trường học; khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật, văn hóa quần chúng; triển khai thực hiện có hiệu quả Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh trong các cơ sở giáo dục; tổ chức giải bơi học sinh phổ thông, giải bóng đá học sinh phổ thông, chú trọng nâng cao hiệu quả tổ chức các hội thi, liên hoan văn nghệ cho học sinh góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và định hướng thịhiếu âm nhạc, thẩm mỹ giúp học sinh hướng tới các giá trị Chân - Thiện - Mỹ.

- Duy trì nền nếp tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ vào tất cả các
ngày học chính khóa; sử dụng các bài tập thể dục buổi sáng và giữa giờ hiện có
hoặc biên soạn mới, tổ chức các tiết mục nhãy dân vũ, chachacha, múa hát sân
trường, nhảy múa tập thể phù hợp với lứa tuổi học sinh.

- Đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong trường học, tăng cường tổ chức
các phòng đọc, tủ sách phụ huynh, tủ sách lớp học, ... để định hướng, tạo điều
kiện cho học sinh say mê đọc sách; có kế hoạch thúc đẩy hoạt động đọc tại thư
viện, trường học.

- Các nhà trường đẩy mạnh việc thành lập thành lập các câu lạc bộ sở
thích, tài năng, võ thuật cổ truyền, câu lạc bộ sử dụng Tiếng Anh trong trường
học, tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích học sinh tham gia nhằm
phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống.

- Tiếp tục triển khai thường xuyên, có hiệu quả Đề án Ngày Chủ nhật xanh
Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng, phong trào Nói
không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; các nội dung, giải pháp của Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường.

- Tổ chức tham gia có hiệu quả Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 50.

- Tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm tại di sản, các hội thi tìm
hiểu về Bác Hồ, về di tích, lịch sử, văn hóa, truyền thống quê hương, đất nước.

10. Tổ chức, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục
chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, lối sống và công tác học sinh, giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Hội, Đội, giáo viên kiêm nhiệm
công tác tư vấn tâm lí, công tác xã hội... tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường
xuyên do các cấp quản lí tổ chức. Kiện toàn nhân sự công tác giáo dục chính trị tư
tưởng, công tác học sinh thuộc sở theo Kết luận số 94-KL/TW ngày 28/3/2014; bổ
sung các nguồn lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo và quản lí công tác giáo
dục chính trị tư tưởng trong trường học thuộc phạm vi quản lí.

11. Kịp thời tiếp nhận, cập nhật, khai thác thông tin công tác giáo dục chính
trị và công tác học sinh trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ
[//www.moet.gov.vn], tài khoản Facebook của Vụ Giáo dục Chính trị và Công
tác học sinh, sinh viên [//www.facebook.com/vugdcthssv.], Trang Fanpages
Học sinh, Sinh viên Việt Nam [//www.facebook.com/cthssvvn/]; tăng cường
các bài viết tuyên truyền, phản ảnh thông tin, hoạt động, nhân rộng mô hình, điển
hình tiên tiến, nêu gương người tốt việc tốt, gương sáng trong học tập, rèn luyện, ...
trên các trang thông tin của nhà trường và Website Sở Giáo dục và Đào tạo.

II. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống

1. Tăng cường giải pháp, hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh

- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 31/CT-TTg
ngày 04/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

- Tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày
28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường giáo dục lí tưởngcách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015- 2020 và Quyết định số 1105/QĐ-UBND ngày 26/5/2017 của UBND tỉnh về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án Giáo dục lí tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh; nhân rộng mô hình tốt, điển hình tiêu biểu về giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh và định hướng nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2021-2025.

- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung Công văn số
2033/SGDĐT-CTTT-HSSV ngày 06/9/2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc
tập trung nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh; chú trọng đưa nội
dung giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống lịch sử, văn hóa Huế cho học sinh
vào chủ đề trọng tâm phù hợp với từng cấp bậc học và tập trung đẩy mạnh trong
năm học 2020 - 2021; tăng cường kỷ cương, nền nếp, dân chủ trong trường học,
tạo môi trường để học sinh tự rèn luyện, phấn đấu.

- Các cơ sở giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông thường xuyên
giáo dục học sinh thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; ở tất cả các
phòng học đều có 5 Điều Bác Hồ dạy đặt ở vị trí trang trọng để nhắc nhở học
sinh ghi nhớ và làm theo.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo thực hiện tốt công tác giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh [nhân lực, cơ sở vật chất, tài liệu thực hành giáo dục
đạo đức, lối sống, ...].

- Hướng dẫn học sinh tham gia chuyên mục Giáo dục lí tưởng cách mạng,
đạo đức, lối sống văn hóa trên Hệ Tri thức Việt số hóa tại địa chỉ
//itrithuc.vn/; khuyến khích cán bộ, nhà giáo, học sinh xây dựng các bài
giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo đức, lối sống phù hợp với từng
cấp bậc học.

2. Tiếp tục xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức thực hiện Chương
trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giai đoạn
2020-2025.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động Đoàn, Hội, Đội trong trường học.
Tổ chức ký kết Chương trình phối hợp giữa ngành Giáo dục và Tỉnh Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh về công tác Đoàn Đội trong trường học giai đoạn 2020-2025
và Chương trình phối hợp năm học 2020-2021 đảm bảo hoạt động Đoàn - Đội đạt
chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tạo sự lan toả rộng rãi trong học sinh. Các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam theo Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày
06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Thực hiện chế độ, chính sách đối với giáo
viên Tổng phụ trách Đội theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009
của Bộ GDĐT ban hành Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông,
Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập; Thông tư số 27/2017/TT-BGDĐT ngày 08/11/2017 của Bộ GDĐT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn và cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các văn bản liên quan khác.

- Phối hợp chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức Đoàn, Đội tại các cơ sở giáo dục. Rà soát, quản lí chặt chẽ về
nội dung, hình thức các trò chơi, hoạt động ngoại khóa dành cho học sinh.
Không tổ chức cho học sinh tham gia các trò chơi [trên môi trường mạng hoặc
tương tác trực tiếp] có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp
với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.

- Các đơn vị triển khai thực hiện chương hình phối hợp hoạt động Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh năm học 2020-2021; các Phòng
GD&ĐT ký chương hình phối hợp với tổ chức Đoàn cùng cấp; phân công đội ngũ
kiêm nhiệm triển khai công tác thanh niên và thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ.

3. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống cho
học sinh.

- Các cơ sở giáo dục tăng cường quản lí, tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ
năng sống, giá trị sống cho học sinh theo nội dung hướng dẫn công tác giáo dục kĩ
năng sống của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014
của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quản lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt
động giáo dục ngoài giờ chính khóa; nghiên cứu lựa chọn, đưa vào sử dụng các tài
liệu giáo dục kỹ năng sống phù hợp với học sinh.

- Các trường học bố trí sắp xếp thời gian tổ chức các hoạt động ngoại khóa,
trải nghiệm sáng tạo, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình học 2 buổi/ngày
một cách có hiệu quả, hợp lí; khuyến khích việc phối hợp các tổ chức tăng cường
tổ chức có hiệu quả các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đối với
những nơi có điều kiện trên tinh thần tự nguyện của học sinh và phụ huynh.

- Tiếp tục thành lập tổ chức hiệu quả sinh hoạt các câu lạc bộ sở thích, tài
năng, câu lạc bộ tiếng Anh; tổ chức các diễn đàn, tọa đàm và khuyến khích học
sinh tham gia nhằm phát triển năng lực, phẩm chất, kỹ năng sống và tạo môi trường tốt cho học sinh nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.

4. Các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ em, học sinh, trong đó xác
định rõ nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức liên quan trên địa bàn để tổ chức triển
khai các nhiệm vụ theo nội dung của Chỉ thị 71/2008/CT-BGDĐT ngày
23/12/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuyệt đối đảm bảo trẻ em, học sinh
không bị lạm dụng, bạo hành, xâm hại.

5. Chú trọng giáo dục thông qua làm gương của người lớn; giáo dục thông
qua thái độ, nhân cách, đạo đức và tình thương yêu của thầy, cô giáo để hình
thành phẩm chất nhận thức và hành động cao đẹp cũng như những chuẩn mực
ứng xử văn hóa cho học sinh.

6. Tiếp tục thực hiện các nội dung xây dựng Trường học thân thiện - Học
sinh tích cực thiết thực, chất lượng, hiệu quả. Tổ chức các hoạt động giáo dục bảo
vệ môi trường, triển khai bộ tài liệu về giáo dục bảo tồn động vật hoang dã đe dọa
bị tuyệt chủng cho học sinh tiểu học. Đẩy mạnh việc chăm sóc, làm sạch đẹp
nghĩa trang liệt sĩ/đài tưởng niệm liệt sĩ tại đơn vị trường học đóng và chăm sóc
người có công [theo Chương trình 652/CTr-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 25/07/2012
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội].

7. Tiếp tục phát động, khảo sát, đánh giá và triển khai hiệu quả phong trào
học và sử dụng Tiếng Anh trong học sinh ở các nhà trường trong toàn tỉnh; phân
công lãnh đạo trường, giáo viên Tiếng Anh, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn/Hội/Đội trong nhà trường xây dựng và phát triển môi trường học và sử dụng tiếng Anh ở các cấp học gắn với đẩy mạnh sinh hoạt câu lạc bộ Tiếng Anh trong trường học. Khuyến khích tổ chức các hoạt động ưu tiên sử dụng Tiếng Anh như ngày hội giao tiếp bằng Tiếng Anh, em là hướng dẫn viên du lịch, hùng biện bằng Tiếng Anh, dạy và học các môn học bằng Tiếng Anh,

8. Thường xuyên thông tin, truyền thông về ứng phó với biến đổi khí hậu và
phòng, chống thiên tai trong trường học theo nội dung Quyết định số 329/QĐ-
BGDĐT ngày 25/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

III. Công tác học sinh

1. Tiếp tục triển khai hiệu quả công tác xây dựng, đảm bảo môi trường
trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện, không bạo lực

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, đưa vào nội dung dạy học chính khóa, ngoại
khóa triển khai hiệu quả các nội dung chỉ đạo tại Nghị định số 80/NĐ-CP ngày
17/7/2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Chương trình hành động phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021; Chỉ thị số 933/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường các giải pháp phòng chống bạo lực học đường; Kế hoạch phối hợp số 5533/KH-BLĐTBXH-BGDĐT ngày 19/12/2019 giữa Bộ GDĐT với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đến năm 2025; các nội dung xây dựng trường học thân thiện, an toàn, không bạo lực của Phong trào thi đua Nét đẹp văn hóa học đường. Các trường học đăng kí, nghiên cứu đưa vào sử dụng hiệu quả sổ tay an ninh trật tự, an toàn trường học và tài liệu về phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt.

- Triển khai thực hiện bộ tài liệu Hướng dẫn bảo vệ trẻ em trong các hoạt
động ở trường học; thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ, không để
xảy ra tình trạng lạm dụng, xâm hại, bạo hành trẻ, bạo lực học đường diễn ra
trong trường học; phân công, tăng cường công tác trực bảo vệ trường học trong
suốt thời gian sinh hoạt, học tập của học sinh tại trường.

- Triển khai hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực,
xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025 theo
Quyết định số 987/QĐ-BGDĐT; Kế hoạch số 444/KH-BGDĐT ngày 19/6/2020
của Bộ GDĐT triển khai công tác bảo đảm an toàn trường học năm 2020.

- Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày
20/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo].

2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và đảm bảo trật tự an toàn
giao thông

- Tiếp tục phối hợp các ban, ngành liên quan ở địa phương tăng cường công
tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Trẻ em, Luật
Giao thông, Luật phòng, chống tham nhũng, Quyền con người, Chỉ thị số 18/CTTTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp
phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trong đơn vị gắn liền các hoạt động của học
sinh để định hướng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của học sinh, xây dựng
trường học an toàn.

- Quan tâm thực hiện thường xuyên tuyên truyền pháp luật về giao thông
và thực hiện văn hóa giao thông cho học sinh. Chú trọng công tác đảm bảo an
toàn giao thông cho học sinh trong trường học, khu vực cổng trường, giáo dục,
tập huấn kĩ năng đi đường an toàn cho trẻ; thực hiện nghiêm quy định đội mũ
bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp
điện. Đối với các trường học có hợp đồng xe đưa đón học sinh, cần tuân thủ
nghiêm các quy định quản lí, phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh, đơn vị phối
hợp, đồng thời phân công trách nhiệm lực lượng kiểm soát, nắm tình hình thông
tin nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ em, học sinh tham gia học tập.

- Tiếp tục phát huy mô hình cổng trường an toàn và nhân rộng mô hình
xếp hàng đón con tại các trường học.

- Các trường học tăng cường chỉ đạo tổ chức học sinh tích cực tham gia
hiệu quả các Cuộc thi Giao thông học đường, An toàn giao thông cho nụ
cười ngày mai do Bộ GD&ĐT phối hợp tổ chức.

- Triển khai có hiệu quả các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa trong nhà trường theo
Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ và Đề án
"Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường"
đến năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Các cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh
thông qua dạy học chính khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp.

3. Phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục pháp luật, tuyên truyền
phòng, chống tội phạm, tệ nạn ma túy, đặc biệt là thời gian vào đầu năm học,
sau kỳ nghỉ tết và các hoạt động cao điểm hưởng ứng Ngày toàn dân phòng
chống ma túy ngày 26/6, thực hiện các biện pháp hiệu quả ngăn ngừa, phòng
chống tệ nạn ma túy trong các cơ sở giáo dục.

- Phối hợp giữa nhà trường và Công an địa phương trong công tác bảo
đảm an ninh, trật tự trường học theo quy định tại Kế hoạch liên ngành số
6864/KHLN-CAT-ĐHH-SGDĐT ngày 01/12/2016 của Công an tỉnh, Đại học
Huế và Sở Giáo dục và Đào tạo và tổ chức Sơ kết kế hoạch Liên ngành; Kế
hoạch liên ngành số 1576/KH-SLĐTBXH-SGDĐT-CAT-ĐHH ngày 16/7/2019
của Công an, Đại học Huế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục
và Đào tạo về công tác dự phòng, cai nghiện ma túy đối với học sinh, sinh viên đến
năm 2020; chú trọng hiệu quả công tác giáo dục thực hiện văn hóa, chấp hành pháp
luật về an toàn giao thông năm 2019 với chủ đề An toàn giao thông cho hành
khách và người đi môtô, xe máy; tập trung giáo dục tuyên truyền đầu năm học,
các dịp nghỉ lễ, Tết, phối hợp xử lí nghiêm đối với các học sinh vi phạm khi tham
gia giao thông,...

- Trang bị những hiểu biết cần thiết để phát huy hiệu quả tích cực và hạn chế
những mặt trái khi sử dụng Internet, mạng online; tăng cường tuyên truyền nâng
cao kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin khi sử dụng Internet nhằm thực hiện biện
pháp phòng ngừa, giúp học sinh có thêm kiến thức khi sử dụng thông tin trên môi
trường mạng; thực hiện các giải pháp nhằm giúp cán bộ, giáo viên, học sinh tăng
cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động tín dụng đen theo Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25/4/2019 của Thủ tướng
chính phủ.

4. Tổ chức thực hiện công tác xã hội trong trường học theo quy định tại
Thông tư số 33/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
hướng dẫn công tác xã hội trong trường học; rà soát, tổng hợp các học sinh cần hỗ
trợ; xây dựng kế hoạch phòng ngừa hiệu quả đối với việc phòng chống tội phạm, vi
phạm pháp luật và tệ nạn xã hội trong trường học; hoàn thiện quy trình trao đổi
thông tin các vụ việc của học sinh đối với các nguồn lực ngoài nhà trường hỗ trợ
học sinh yếu thế.

5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan
đến học sinh

- Tổ chức giới thiệu, lồng ghép các biện pháp cung cấp đầy đủ thông tin liên
quan đến chương trình tín dụng cho HSSV theo Quyết định số 1656/QĐ-
TTg ngày 19/11/2019 về điều chỉnh mức vay đối với học sinh tại khoản 1 Điều 5
Quyết định số 157/QĐ-TTg ngày 27/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ học sinh và trường
phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày
18/7/2016 của Chính phủ; các chế độ khuyến học khuyến tài, phát triển tài năng và
vượt khó.

6. Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức kiểm tra các cơ sở giáo dục thực hiện việc tổ chức mặc đồng phục của học sinh theo Thông tư số 26/2009/TT-BGDĐT ngày 30/9/2009 và các văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 1537/CT-BGDĐT ngày 05/5/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho học sinh sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và Công văn số 5453/BGDĐT- VP ngày 02/10/2014 Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong
các cơ sở giáo dục về tổ chức mặc đồng phục của học sinh, sinh viên. Sở sẽ có hình thức xử lí nghiêm, kịp thời đối với cơ sở giáo dục để xảy ra tiêu cực trong việc may [mua] quần áo đồng phục, lễ phục trái quy định.

7. Tiếp tục phối hợp tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định
số 1270/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BGDĐT-BVHTTDL-BLĐTBXH-BCA ngày 05/05/2016 về việc
hướng dẫn thực hiện giáo dục chuyển đổi hành vi về xây dựng gia đình và phòng,
chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
phối hợp tổ chức sơ, tổng kết thực hiện Chương trình và triển khai kí kết thực hiện
chương trình giai đoạn 2021 2025.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các phòng, ban liên quan của huyện, Sở Giáo dục & Đào tạo để hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc tổ chức triển khai nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác học sinh năm học 2020-2021 tại các trường trực thuộc. Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo cho Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện theo quy định.

2. Các đơn vị trực thuộc căn cứ Hướng dẫn của Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng Kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị đồng thời chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện.

D. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác học sinh gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo qua email: : Học kỳ I trước ngày 05/01/2021; Báo cáo tổng kết năm học 2020-2021 trước ngày 5/6/2021 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu. Trong quá trình triển khai nếu có nội dung nào chưa rõ liên hệ số điện thoại 0985654056 để được trao đổi./.

Tải file 1

Số lượt xem : 4390

Các tin khác

Video liên quan

Chủ Đề