Bch đoàn cơ sở đc bầu bao nhiêu ủy viên

Trước khi tiến hành bầu cử, đại hội chia tổ thảo luận về Đề án nhân sự Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII chuẩn bị.

Sau khi thảo luận tại tổ, đại hội đã nghe Đoàn Chủ tịch Đại hội thông qua Đề án nhân sự, tiến hành biểu quyết.

100% đại biểu đã nhất trí với Đề án nhân sự Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028 do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XII chuẩn bị.

Tôi đang làm việc tại TPHCM, đơn vị tôi có 55 công đoàn viên thì Ban chấp hành công đoàn gồm mấy người? Xin tư vấn giúp tôi.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam năm 2013 thì:

"3. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

  1. Khi khuyết Ủy viên Ban Chấp hành ở cấp nào, thì Hội nghị đại biểu, Hội nghị toàn thể hoặc Ban Chấp hành cấp đó bầu bổ sung. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành bầu bổ sung trong nhiệm kỳ Đại hội đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần ba [1/3] và Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn không vượt quá một phần hai [1/2] số lượng Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội quyết định."

Tại Điểm 9.2 Hướng dẫn 238/HD-TLĐ năm 2014 thì:

9.2. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn mỗi cấp do đại hội công đoàn cấp đó quyết định, theo quy định sau:

- Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

- Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên: Từ 03 đến 15 ủy viên. Công đoàn cơ sở có từ 3.000 đoàn viên trở lên không quá 19 ủy viên.

- Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở: Không quá 27 ủy viên. Riêng ban chấp hành công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 35 ủy viên.

- Ban chấp hành công đoàn ngành trung ương và tương đương, ban chấp hành LĐLĐ tỉnh, thành phố trực thuộc Tổng Liên đoàn không quá 39 ủy viên; Trường hợp công đoàn ngành trung ương, LĐLĐ tỉnh, thành phố có từ 100.000 đoàn viên trở lên ban chấp hành không quá 49 ủy viên. Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Mình không quá 55 ủy viên.

Trường hợp cần phải tăng thêm số lượng ban chấp hành vượt quá quy định phải được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý. số lượng ban chấp hành tăng thêm không vượt quá 10% so với quy định trên.

Như vậy, Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành cấp nào do Đại hội Công đoàn cấp đó quyết định và không vượt quá số lượng quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ban chấp hành công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận: Từ 03 đến 07 ủy viên.

[Thanhuytphcm.vn] - Chiều 2/12, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động [LĐLĐ] Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023-2028.

Trước đó, đại hội đã giới thiệu đề án nhân sự Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; thảo luận tại tổ và tại các đoàn đại biểu về tiêu chuẩn nhân sự; biểu quyết danh sách nhân sự giới thiệu bầu Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII.

Theo đó, 100% đại biểu nhất trí với đề án nhân sự của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, do Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XII giới thiệu, gồm 185 đồng chí. Tại đại hội, không có đại biểu ứng cử.

Từ danh sách 185 đồng chí được giới thiệu, bầu ra số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII gồm 177 đồng chí. Tuy nhiên tại đại hội, đại hội chỉ bầu 168 ủy viên, khuyết 9 ủy viên để kiện toàn, bổ sung sau đại hội.

Sau khi công bố kết quả bầu cử, Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII đã tiến hành hội nghị lần thứ nhất. Ngày 3/12, đại hội sẽ nghe báo cáo kết quả phiên họp thứ nhất Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII, ra mắt Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII; đồng thời trình bày và biểu quyết thông qua nghị quyết của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam.

Cũng trong chiều 2/12, đại hội tiến hành thảo luận các nội dung trong báo cáo trình tại đại hội.

Cũng tại đại hội, trình bày tham luận, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An Kha Văn Tám đã kiến nghị 4 giải pháp nhằm đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, người lao động góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh. Trong đó, đại biểu Kha Văn Tám cho rằng công đoàn phải nắm chắc tình hình, sâu sát với công nhân lao động; dự báo đúng, kịp thời tình hình đoàn viên, người lao động theo hướng đa chiều, có sự tương tác nhiều hơn, thường xuyên hơn giữa tổ chức công đoàn với đoàn viên, công nhân lao động. Tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng, lôi kéo, kích động công nhân, người lao động ngừng việc tập thể, đình công trái pháp luật, gây rối, làm mất an ninh, trật tự. Công đoàn cần phối hợp tốt hơn nữa với các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong việc tham mưu, đề xuất cơ chế, chính sách tốt hơn cho người lao động về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các phong trào, mô hình hoạt động như phong trào “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”, “Thi thợ giỏi”; chương trình học tập “Nâng cao hiểu biết chính trị - pháp luật”...

Các đại biểu thảo luận tại tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận về nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Bình Dương Nguyễn Kim Loan [nơi có số lượng đoàn viên đứng thứ 2 cả nước, với 820.000 đoàn viên và hơn 4.200 công đoàn cơ sở] đề xuất công đoàn cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động, chủ động đề xuất, phối hợp với người sử dụng lao động kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến tình hình quan hệ lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp.

Chủ tịch Công đoàn Vietcombank Hồng Quang chia sẻ về vai trò của tổ chức công đoàn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp, vì hiện nay, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa quan tâm đến xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Tổng LĐLĐ Việt Nam cần xem xét ban hành Nghị quyết chuyên đề về khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy vai trò của công đoàn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong tình hình mới. Xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh và môi trường làm việc có chỉ số hạnh phúc ngày càng cao với các chế độ chính sách ưu việt đối với đoàn viên, người lao động…

Chủ Đề