Bé bị dập móng chân cái phải làm sao

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Toán - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Ngón tay cho phép cơ thể sờ chạm, cầm nắm cũng như thực hiện các động tác tinh vi để tương tác với môi trường xung quanh. Chính vì vậy, móng tay hay ngón tay rất dễ dàng bị thương và đụng dập. Trên thực tế, móng tay là bộ phận bị chấn thương thường xuyên nhất trên toàn cơ thể nên những hiểu biết về sơ cứu dập móng tay đúng cách là vô cùng cần thiết.

Mặc dù xương ở bàn tay nhỏ, có khả năng cử động vô cùng linh hoạt nhờ vào các tín hiệu thần kinh tinh vi từ não bộ, các ngón tay vẫn rất dễ bị chấn thương. Những chấn thương tại bàn tay hay gặp trong cuộc sống, lao động hằng ngày là dập móng tay.

Hầu hết mọi người từng có ít nhất một lần bị đụng dập móng tay. Hoàn cảnh gây ra chấn thương này thường là khi vô tình đặt ngón tay vào khe cửa, khi dùng búa hay khi kẹt ngón tay bên dưới vật nặng. Thậm chí, trong các chấn thương lớn như té ngã, chơi thể thao, bất cẩn khi làm việc với cưa điện, máy khoan và các công cụ khác có thể khiến không chỉ móng tay bị dập mà có thể còn gây ra gãy, dập nát ngón tay, bàn tay.

Dập móng tay là một tai nạn thường ngày mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải

Các triệu chứng khi bị dập móng tay bao gồm:

  • Sưng và đau tại vị trí bị đụng dập luôn là cảm giác đầu tiên
  • Bầm tím và sưng nề vùng mô quanh móng
  • Nền móng tím và đen thẫm lại
  • Bong tróc móng

Nếu dập móng tay có kèm gãy xương ngón tay thì sẽ mất khả năng di chuyển và bị lệch trục, biến dạng.

Trong khi đang chờ đến khám bác sĩ, người bệnh hay cha mẹ có thể thực hiện sơ cứu cho trẻ bị dập móng tay bằng các biện pháp sau đây để giúp cải thiện phần nào chấn thương này:

  • Cố gắng không di chuyển phần ngón tay bị chấn thương bằng cách băng nó vào ngón tay bên cạnh nhằm hạn chế di lệch nếu dập móng tay đi kèm với gãy xương
  • Nâng tay cao lên để giảm sưng nề
  • Áp một túi nước đá [hoặc một túi đậu Hà Lan đông lạnh để thay thế] bọc trong một chiếc khăn bông trong 15 đến 20 phút mỗi 2 đến 3 giờ để giảm sưng đau
  • Nếu bề mặt ngón tay bị dập có vết cắt và chảy máu, cần cầm máu và che phủ bằng gạc sạch. Nếu dập móng tay mưng mủ thì cần rửa sạch vết thương tại nhà với nước muối sinh lý hay nước sạch sẵn có để trôi chất bẩn trước khi băng bó
  • Uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, nhưng không dùng các loại kháng viêm như ibuprofen cho đến khi bác sĩ xác nhận chỉ là dập móng tay đơn thuần mà không kèm gãy xương ngón tay.
  • Tháo nhẫn ra khỏi ngón tay bị ảnh hưởng nếu dập móng tay đi kèm với chấn thương cả ngón tay, bàn tay

Thuốc paracetamol có tác dụng giảm đau khi bị dập móng tay

Cách điều trị dập móng tay sẽ tùy vào mức độ chấn thương xảy ra và các tổn thương đi kèm.

Khi đến khám, bác sĩ sẽ thăm hỏi hoàn cảnh chấn thương xảy ra và cần kiểm tra nguồn cung cấp máu còn tốt, đảm bảo chấn thương chỉ khu trú là dập móng tay trong khi ngón tay vẫn có thể uốn cong, duỗi thẳng ra. Trong một số trường hợp vùng mô mềm xung quanh móng tay khi đốt xa ngón tay bị phù nề nhiều, một phim X-quang có thể được thực hiện để loại trừ khả năng có bị gãy đầu ngón tay hay không một cách chắc chắn hơn.

Điều trị chấn thương đầu ngón tay chỉ đơn thuần là dập móng tay không đòi hỏi phải can thiệp chuyên sâu. Nếu máu tích tụ dưới móng và sưng mọng, bác sĩ có thể cần tạo một lỗ nhỏ trên móng để máu thoát ra ngoài, giảm phù nề. Song song đó, phần móng cũ bị dập, thâm đen sẽ tự bong tróc ra và thay thế cho giường móng mới chuẩn bị mọc. Nếu giường móng bị tổn thương nhiều, người bệnh có thể cần nẹp hoặc bó bột để cố định, giảm sang chấn. Nếu dập móng tay mưng mủ hay có vết thương chảy máu, người bệnh cần biết cách rửa vết thương tại nhà và thay băng hằng ngày.

Trong khi đó, nếu dập móng tay có đi kèm với chấn thương nghiêm trọng cả phần xương của ngón tay, người bệnh có thể cần phải nẹp cố định bên ngoài, nẹp chân kim loại bên trong hay cả phẫu thuật cắt lọc, cắt cụt ngón tay nhằm đảm bảo an toàn. Sau đó, khi đánh giá ngón tay có thể phục hồi, người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hiện các bài tập phục hồi chức năng đơn giản mỗi ngày sẽ giúp giảm cứng và sưng ngón tay, mau chóng trở về với các hoạt động thông thường.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh cần bó bột nhằm giảm sang chấn

Thời gian cho phép hồi phục gãy ngón tay, ngay cả đối với ngón tay cái bị gãy, thường lành trong vòng 2 đến 8 tuần. Đối với trẻ nhỏ, thời gian này có thể ngắn hơn nhưng ở người lớn tuổi thì có thể mất nhiều thời gian hơn. Cho đến khi sau khoảng 3 đến 4 tháng, sức mạnh toàn bộ bàn tay, bao gồm cả ngón tay bị chấn thương mới có thể hồi phục hoàn toàn. Trong khi đó, nếu chỉ đơn thuần là dập móng tay, chức năng của ngón tay đó sẽ không còn bị ảnh hưởng đáng kể nhiều sau 2 đến 3 ngày, khi đầu ngón đã bớt phù nề. Tuy nhiên, móng tay bị dập sẽ chuyển màu thâm đen, kém thẩm mỹ và sẽ mất đến 3 tuần để thay thế bởi một móng tay mới đang dần mọc ra.

Tóm lại, bị dập móng tay không phải là chấn thương hiếm gặp trong sinh hoạt và lao động hằng ngày. Trong rất nhiều trường hợp, móng tay bị dập mức độ nhẹ có thể phục hồi một cách tự nhiên mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, với những hiểu biết trên đây, người bệnh cần được thăm khám thận trọng, tránh bỏ sót các chấn thương tiềm ẩn gây mất chức năng hay biến dạng ngón về sau.

Nếu trong trường hợp dập ngón tay mà các biện pháp sơ cứu trên không đem lại kết quả tốt thì bệnh nhân cần đến các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị, cấp cứu nhiều ca chấn thương bệnh nặng. Với cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ giàu chuyên môn, kinh nghiệm, có nhiều năm công tác trong nghề sẽ đem lại kết quả điều trị tốt nhất cho Quý khách hàng.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Xin bác sĩ tư vấn giúp, phụ huynh cần làm gì khi con bị tai nạn này. [Ngô Lan Anh, 32 tuổi, ngụ Long An]

Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ [Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP.HCM]: Trẻ nhỏ rất hiếu động, lại là lứa tuổi thích tò mò khám phá mọi thứ nhưng lại không thể nhận biết được nguy hiểm. Vì vậy, các tai nạn sinh hoạt rất thường gặp ở trẻ em. Trong đó, có tai nạn bị kẹt ngón tay, chân hay có khi là cả bàn tay, chân, cánh tay vào các vật dụng là tai nạn thường xảy ra với trẻ nhỏ. Các bé cũng rất hay bị kẹt, dập tay, chân vào cánh cửa khi đóng cửa. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra sự cố, tai nạn khi nghe các bé khóc thét lên.

Khi con bị tai nạn, trước khi đưa bé đi khám bác sĩ, phụ huynh có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả sau.

1. Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề

Đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập kẹt ngón, bàn, cánh tay/chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé.

Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.

2. Chườm đá

Dùng túi nylon đựng đá lạnh [hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá] chườm lên vùng tổn thương.

Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng.

Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút.

Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1 - 2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3 - 4 lần trong ngày thứ hai.

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay, bàn chân bé vào ngâm.

Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

3. Giảm đau

Dập kẹt tứ chi khiến trẻ hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ.

Cho bé uống thuốc giảm đau [paracetamol, ibuprofen] theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích trên đường chuyển đi cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Tin liên quan

Trẻ nhỏ thường hiếu động và nghịch ngợm nên rất hay gặp phải các sự cố như: ngã, chấn thương chân, tay, đặc biệt dập ngón chân, ngón tay. Dập ngón chân, tay là do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn... rơi xuống bàn chân, tay. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra sự cố khi nghe bé khóc thét lên. Với trường hợp nhẹ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả sau:

 Dùng đá chườm vùng mu tay bị dập.

Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề: đây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay/ngón chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé.

 Chườm đá: dùng túi nilon đựng đá lạnh [hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá] chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ hai.

Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.

 Giảm đau: dập ngón tay/ngón chân khiến trẻ rất đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau [paracetamol, ibuprofen] theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.

Có thể cho trẻ nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.

Kiểm tra dấu hiệu gãy xương và thương tổn trên móng: móng tay, chân có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không bị bong tróc tiếp ra.

Trong vài ngày đầu khi sử dụng bàn tay, chân bị thương có thể bé sẽ rón rén, thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Khi thấy vết bầm nghiêm trọng, chảy máu, móng bị đẩy ra ngoài hoặc có biểu hiện của gãy ngón [tay hoặc chân bị sưng to, biến dạng làm trẻ đau đớn] cần hạn chế cử động và đưa trẻ đến khám cấp cứu ngay. 

 BS. Ngọc Khuê


Video liên quan

Chủ Đề