Bé bị lạnh tay chân là bệnh gì năm 2024

Tay và chân thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, do đó nhiệt độ thường thấp hơn các bộ phận khác, đây là lý do vì sao trong những lúc thời tiết lạnh lẽo, rất nhiều người bị tay chân lạnh ngay cả khi cơ thể được ủ ấm trong chăn thì vẫn bị lạnh tay chân và phải mang tất rất lâu. Với những người bị tay chân lạnh trong một thời tiết lạnh là một điều bình thường, không có gì đáng ngại, chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản là giữ ấm tay - chân.

Nhiệt độ môi trường thấp khiến mạch máu ngoại biên co nhỏ làm bàn tay tái màu và lạnh ngắt.

Bị chân tay lạnh là biểu hiện bệnh gì? Trong một số trường hợp thì lạnh chân tay là dấu hiệu báo động của một căn bệnh nào đó, thường khi bạn luôn cảm thấy tay chân lạnh thì các bác sĩ phải nghĩ đến những bệnh chứng thường gặp như sau:

Bệnh suy tuyến giáp: Trong trường hợp giảm năng tuyến giáp, tuyến giáp không sản xuất đủ hormon làm cho biến dưỡng cơ thể chậm lại, kém đi, lúc này cơ thể không phát ra đủ nhiệt lượng để điều hòa nhiệt độ cơ thể theo nhu cầu nên ta có triệu chứng tay - chân bị lạnh kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

Hiện tượng Raynaud: Bình thường lúc ở trong môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự điều tiết làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên [tay, chân, đầu ngón tay - chân, mũi, vành tai] để bảo vệ cho phần nhiệt lượng ở trung tâm cơ thể [óc, phổi, bụng], hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong chứng Raynauld, phản xạ tự nhiên này của cơ thể trở nên quá mẫn, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng; đối với những ca nhẹ thì bệnh nhân chỉ cảm thấy lạnh, khám không thấy gì đặc biệt...chỉ cần mang áo ấm, găng tay, vớ. Tuy nhiên, hiện tượng này thường xảy ra ở người trẻ, phụ nữ và có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

Tình trạng mệt mỏi, lo âu quá sức: Lo âu quá mức làm cơ thể chúng ta bị suy nhược, cảm thấy tay - chân và cơ thể bị lạnh như chúng ta thường hay dùng từ “rét”, vì lúc này cơ thể không đủ năng lượng để thực hiện các chu trình chuyển hóa, không tỏa ra nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể. Nguyên nhân gây mệt mỏi có thể là thiếu ngủ, stress...

Nhẹ cân: Người quá gầy dễ bị lạnh vì ít mỡ để che chở, khối cơ bắp là nơi phụ trách phát nhiệt chống lạnh ở người gầy cũng ít hơn.

Biếng ăn: Người kén ăn, ăn quá ít sẽ thiếu những chất cung cấp calori tạo nhiệt lượng như: tinh bột, mỡ... làm cơ thể có cảm giác lạnh.

Thiếu máu: Một số người thiếu máu, thiếu sắt thì cơ thể cũng cảm thấy lạnh, trong trường hợp này cần bổ sung sắt, dùng các loại thực phẩm giàu chất sắt như: cá, thịt đỏ, phô mai, ca cao, gan động vật... Các bác sĩ có thể loại trừ nguyên nhân thiếu máu bằng thử nghiệm máu đơn giản: đo lượng huyết sắc tố.

Rối loạn giấc ngủ: Bệnh rối loạn giấc ngủ làm bệnh nhân buồn ngủ ban ngày và không ngủ được vào ban đêm, thỉnh thoảng đột ngột cơ thể bị mềm nhũn, lăn đùng ra ngủ một giấc... Ở những đối tượng này, họ cũng than phiền về chứng lạnh kinh niên. Các nhà chuyên môn cho là do vùng Thalamus trong não bị rối loạn - Thalamus vừa phụ trách tình trạng thức - ngủ, vừa phụ trách về điều hòa thân nhiệt.

Nhiệt độ môi trường: Khi nhiệt độ môi trường quá thấp, cơ thể tiếp xúc quá lâu trong môi trường lạnh làm cho tay - chân trở nên lạnh cóng. Để hạn chế tình trạng này, cần tăng cường dùng nhiều thực phẩm có chứa sắt... Bên cạnh đó cần bổ sung các loại thực phẩm làm tăng nhiệt lượng như: thịt bò, thịt dê, óc động vật...; cần tăng cường luyện tập thể dục, thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, chống rét tốt hơn.

Chị Toan [Cầu Giấy, Hà Nội] cho biết: “Mấy hôm nay trời thường rất lạnh vào lúc sáng sớm và xẩm tối cho đến đêm nên mình mặc cho con rất cẩn thận. Nào áo len, áo khoác kín cổ, đội mũ che tai rồi đi tất, đi giầy đầy đủ mà thằng bé vẫn bị lạnh tay chân, dù lưng và bụng thì lại ấm. Không biết con mình có bị bệnh gì không, mình thấy lo quá!”.

“Con bé Mun nhà tớ mỗi khi trời trở lạnh là biết tay nhau ngay, xụt xịt, ho hắng là chuyện bình thường. Cho nên tớ đặc biệt chú ý đến nàng khi phải cho nàng ra phố vào những ngày lạnh, quần áo, khăn, tất, mũ, găng tay… đủ cả. Vẫn chạy nhảy, nô đùa như bình thường, thậm chí có lúc kêu nóng nhưng lạ một điều là bàn tay, bàn chân của bé mình sờ vào vẫn thấy lạnh giá” là băn khoăn của chị Ninh [Thanh Trì, Hà Nội].

Mùa đông, dù được mặc rất ấm nhưng tay chân của nhiều bé vẫn bị lạnh. [Ảnh minh họa]

Chị Vân, đồng nghiệp của chị Ninh cũng cùng cảnh ngộ: “Mình thì gửi con cho bà ngoại trông, sáng đưa đi chiều đón về. Nhiều hôm đi làm về nhà thấy con gái chạy ra đón, nắm tay con thì thấy lạnh lạnh là, mình trách bà chăm cháu không cẩn thận, để cháu mặc không đủ ấm làm bà ngoại tự ái mất mấy hôm. Nhưng hôm chủ nhật vừa rồi ở nhà, bàn tay bàn chân con gái vẫn lạnh như thế dù mình đã mặc rất ấm cho con. Mình cho con mặc thêm quần áo thì con bé la toáng lên không chịu, còn nói “nóng, nóng” và bắt cởi bớt đồ ra. Quả thật là lưng con bé thì ra mồ hôi nhưng tay chân vẫn bị lạnh. Thế là như thế nào nhỉ?”.

Giải thích về hiện tượng này, bác sĩ Vũ Văn Lực [Viện Bảo hộ lao động] cho biết: “Mặc dù bé bị lạnh chân tay không phải là bệnh lý nhưng cha mẹ không nên bỏ qua mà cần chú ý chăm sóc con hơn. Bởi theo một số nghiên cứu trên thế giới, trẻ bị lạnh chân tay vào mùa đông dù đã mặc quần áo ấm thường có sức đề kháng kém và có thể dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi… và các bệnh truyền nhiễm”.

Bác sĩ Lực còn cho biết thêm, đối với trẻ nhỏ, tay chân lạnh thường do sức đề kháng yếu hoặc thiếu máu thường xuyên. Thêm vào đó, ngón chân, đầu gối, vai, ngón tay lại là những bộ phận thường xuyên vận động nhiều nên có ít chất béo, không giữ được nhiệt lâu. Các mạch máu càng ít chất béo hơn nên càng dễ bị lạnh. Ngoài ra, hạ đường huyết và huyết áp thấp cũng rất dễ khiến chân tay bị ngấm lạnh.

Nguyên nhân của việc lạnh tay chân trong mùa đông có thể là do thiếu máu. [Ảnh minh họa]

Bởi vậy, muốn giữ ấm cơ thể trong mùa đông, bên cạnh việc cho bé mặc đủ quần áo và giữ nhiệt độ phòng ở mức ổn định, các mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn uống thường xuyên được bổ sung thực phẩm giàu chất sắt.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng sắt tương đối phong phú như: lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt cừu, cá, gan động vật, tiết, đậu nành, rau chân vịt, nấm… Ngoài ra, cũng nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu như: hạt mè, rau chân vịt, hạt lạc, đậu phụ, tỏi, hẹ tây, hạt tiêu… đồng thời ăn trái cây tươi để ngăn chặn tình trạng thiếu vitamin.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách, các mẹ có thể cho bé uống nước thường xuyên, tăng cường vận động cơ thể và có thể sử dụng phòng tắm xông hơi để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu ở chân tay. Duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày cũng là một phương pháp tốt để tăng cường sức đề kháng và cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể bé trong mùa đông.

Chủ Đề