Belting trong thanh nhạc là gì

Tùng Dương, chúng ta học được sự chuẩn mực về việc belt nốt cao giọng pha [mixed voice].

Passagio [chuyển giọng hát pha] là kĩ thuật quan trọng cần có với giọng nam, đặc biệt là những nam cao muốn hát tone cao. Tuy nhiên, nhiều ca sĩ nam ngày nay thường quá ham nốt cao mà quên đi việc chăm sóc giọng hát, rèn luyện kĩ thuật trước khi mở quãng. Họ thường cố vươn đến những nốt cao vút ngoài tessitura [quãng thuận lợi] mà quên đi việc chăm sóc quãng trung, rèn luyện các nốt trong tessitura rồi mới được phép mở quãng. Hậu quả là dẫn đến những nốt cao the thé, mỏng lét, khàn, strain, kém vang. Điển hình như Bùi Anh Tuấn, Hồng Dương.

Với Tùng Dương, một giọng nam cao được đào tạo thanh nhạc bài bản, chúng ta có thể học được nhiều điều để hát nốt cao chuẩn xác.

2

Nếu ai tiếp xúc với Tùng Dương sẽ thấy giọng bẩm sinh của anh không to mà thuộc type nhỏ, mềm, ấm. Thế nhưng, khi vươn lên nốt cao, Tùng Dương có thể đạt mức âm lượng lớn và cộng hưởng vang dội, nổi trên dàn nhạc và các ca sĩ khác. Hãy nghe cách Tùng Dương dùng mixed voice để hát thoải mái, đầy chắc chắn với chuỗi âm lượng lớn [crescendo] trên G4 từ 5:02 clip sau.

Nốt G4 thậm chí được thực hiện trên nguyên âm đóng đây, nhưng vẫn đầy đủ vibrato, sự rền, chắc nịch, không gắng sức mà độ vang vẫn dàn trải. Nếu ở cùng nốt đó thì Tùng Dương đạt độ đanh, dày hơn Bằng Kiều. Để một giọng nhỏ, mềm bẩm sinh đẩy lên âm lượng lớn và chắc như vậy cần đến breath support [hỗ trợ hơi thở] rất lớn cũng như vị trí cộng hưởng chính xác.

Cách support của Tùng Dương là lấy hơi từ đan điền, tập trung thật nhiều phần tử khí vào cơ hoành để phóng lên xoang mặt, cộng hưởng âm thanh tại vùng mặt nạ [mask], nói ngắn gọn là vang mặt [mask resonance]. Nghe thì đơn giản, nhưng để có được cơ hoành chắc khỏe và đẩy được vị trí âm thanh chính xác cần mất khá nhiều năm.

Không những vậy, dù là giọng tenor 1, bị hạn chế về quãng cao hơn tenor 2 [như Thanh Bùi, Bằng Kiều, Bùi Anh Tuấn...], Tùng Dương vẫn có thể phrase trên quãng treo liên tục như cách anh làm để nhả A4 ở các âm tiết đóng em, hôn, chia trong 1:42 clip sau. Đặc biệt, âm em dù được nhả rất nhanh nhưng vẫn kèm được vibrato tần số cao, đóng mà vẫn cộng hưởng. Điều đáng nói là dù nhả chữ nhanh liên tục trên quãng treo, nhưng Tùng Dương hát rất chính xác, không bị cao thanh quản, dính cổ hay nasal [giọng mũi], strain [căng thẳng], vẫn khá open throat và vang dội. Điều này cho thấy kĩ thuật nền của anh phải rất vững chắc, vững từ quãng trung rồi mới đẩy lên cao.

Nói cách khác, Tùng Dương ban đầu mất khoảng vài năm để thuẩn thục quãng trung, trong tessitura, rồi mới mở rộng dần quãng giọng. Và mỗi lần đẩy lên một nốt cũng mất thêm vài năm nữa. Anh chọn con đường lâu mà chắc, giống kim đồng hồ từ từ dịch chuyển lên. Điều đó làm cho quãng giọng của bạn tuy không rộng nhưng đẹp và chắc chắn.

Trong khi đó, nhiều nam ca sĩ ngày nay có thể hét phát lên D5, E5, F5 mà ít trải qua rèn luyện, chăm sóc quãng trung. Điều này khiến giọng họ mỏng, chói và strain liên tục.

Video liên quan

Chủ Đề