Bệnh giãn cơ tim là gì

1. Bệnh cơ tim giãn nở là gì? Bệnh cơ tim giãn là bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đây lại là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh suy tim, và là chẩn đoán phổ biến nhất của các người bệnh cần ghép tim. Bệnh có tỷ lệ mắc khoảng 6-8/100.000 người. Đây là một bệnh nặng, có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong khá cao. Tỷ lệ tử vong của các người bệnh này sau 5 năm là 35% và sau 10 năm lên đến 70%.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cơ tim giãn bao gồm:

– Bệnh động mạch vành nặng. – Nghiện rượu. – Bệnh tuyến giáp. – Bệnh tiểu đường. – Tim nhiễm virus. – Bất thường ở van tim. – Các loại thuốc độc hại cho tim.

– Phụ nữ sau khi sinh con [bệnh cơ tim chu sinh]

2. Các biểu hiện bệnh lý – Triệu chứng của suy tim như: khó thở và mệt mỏi. – Phù ở chi dưới. – Mệt mỏi. – Ngất xỉu do nhịp tim bất thường, phản ứng bất thường của mạch máu khi tập thể dục, hoặc không tìm thấy nguyên nhân. – Đánh trống ngực . – Chóng mặt. – Nếu hình thành cục máu đông trong tâm thất trái giãn ra và cục máu đông này bị vỡ có thể làm gián đoạn lưu lượng máu đến não, gây đột quỵ. Cục máu đông cũng có thể chặn lưu lượng máu đến các cơ quan trong ổ bụng hoặc chân. – Đau ngực hoặc cảm thấy chèn ép ở ngực. – Đột tử

3. Phương pháp chữa trị

Điều trị nội khoa nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng và cải thiện tiên luợng. Để kiểm soát suy tim hầu hết người bệnh được điều trị bằng cách dùng thuốc như thuốc ức chế beta, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, điều trị rối loạn nhịp tim [nếu có]. Thuốc kháng đông được sử dụng để ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông.

4. Làm sao để phòng tránh?

- Nếu người bệnh bị suy tim, nên giảm muối trong chế độ ăn uống. - Không uống rượu bia.

- Không nên gắng sức.

Nguồn: App Tim Khỏe - Tập Đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ

Bệnh có tỷ lệ mắc khoảng 6-8/100.000 người. Đây là một loại bệnh nặng, có tiên lượng xấu, tỷ lệ tử vong khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân này sau 5 năm là 35%, và lên đến 70% sau 10 năm theo dõi.

Hậu quả của bệnh cơ tim giãn

Bệnh cơ tim [cardiomyopathy] được Wallace Brigden mô tả từ năm 1957 để chỉ các bệnh cơ tim không do thiếu máu cục bộ cơ tim. Đến năm 1980, WHO đã sử dụng thuật ngữ này để chỉ các bệnh cơ tim không rõ nguyên nhân. Bệnh cơ tim bao gồm bệnh cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế.

Bệnh cơ tim giãn [dilated cardiomyopathy] là một bệnh lý của cơ tim không rõ nguyên nhân, gặp ở hầu hết các nước trên thế giới. Lứa tuổi thường gặp nhất là trung niên và thanh niên. Hầu hết các bệnh nhân có độ tuổi từ 20-50. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh xuất hiện ở trẻ em và người lớn tuổi. Bệnh gặp nhiều hơn ở nam giới với tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Các bệnh nhân thường tử vong do cơ tim giãn ra và giảm dần chức năng tâm thu và tâm trương dẫn đến suy tim ứ huyết nặng. Tuy nhiên, khoảng 50% bị đột tử do rối loạn nhịp tim. Những phụ nữ bị bệnh cơ tim sau đẻ [bệnh cơ tim chu sản] thì thường có tiên lượng tốt hơn, có thể hồi phục chức năng tim hoàn toàn sau vài năm. Tiên lượng phụ thuộc vào việc phát hiện và điều trị bệnh sớm. Hiện nay ghép tim là một giải pháp khá hiệu quả đối với những bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn có suy tim nặng không đáp ứng với điều trị nội khoa.

Hình ảnh cơ tim giãn trên siêu âm.

Phát hiện bệnh sớm sẽ mang lại hy vọng cho người bệnh

Các tổn thương cơ tim này do nhiều nguyên nhân không rõ ràng như yếu tố gia đình, yếu tố miễn dịch hay do virut. Những thay đổi về cấu trúc của cơ tim đã đưa đến những rối loạn huyết động như suy giảm nặng nề chức năng tâm thu và giãn tâm thất. Giảm cung lượng tim và thể tích nhát bóp. Giảm khả năng đáp ứng với gắng sức. Hở van hai lá và ba lá do giãn các buồng tâm thất.

Trong giai đoạn đầu, việc giảm thể tích nhát bóp có thể được bù bằng cơ chế tăng nhịp tim để đảm bảo cung lượng. Tuy nhiên cung lượng tim không tăng khi gắng sức và gây ra triệu chứng khó thở. Có thể trong một thời gian dài các tâm thất bị giãn ra nhưng bệnh nhân không cảm thấy khó chịu gì. Đến giai đoạn sau cả cung lượng tim và thể tích nhát bóp đều giảm. Thể tích tâm thu và tâm trương của tâm thất tăng lên, giảm độ bão hòa ôxy máu tĩnh mạch và kết quả là làm tăng chênh lệch về ôxy giữa máu động mạch và máu tĩnh mạch. Tăng áp lực động mạch phổi và sức cản động mạch phổi từ từ do suy tim trái; giảm cung cấp máu thận, tăng tiết catecholamin và kích thích hệ thống renin-angiotensin-aldosterone do cung lượng tim thấp, do đó làm tăng sức cản ngoại biên lại càng làm cho cung lượng tim bị giảm đi nhiều hơn.

Các bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn thường có triệu chứng như khó thở, ho khan, đau ngực, phù chân, tiểu ít... các bệnh nhân thường có triệu chứng suy tim nặng giai đoạn 3-4. Tuy nhiên khoảng 10% các trường hợp phát hiện ra bệnh là do tình cờ chụp Xquang tim phổi thấy bóng tim to hơn bình thường. Khám bệnh nhân thấy có các triệu chứng ứ trệ tuần hoàn ngoại biên như gan to, tĩnh mạch cổ nổi, phù chân hay toàn thân. Các triệu chứng suy tim trái như có ran ẩm ở phổi, huyết áp hạ...

Điều trị bệnh cơ tim giãn cũng tương tự như các bệnh nhân bị suy tim do nguyên nhân khác. Cụ thể là ăn nhạt, dùng thuốc trợ tim, thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, các thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng tắc mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy một số dụng cụ có hiệu quả trong điều trị bệnh cơ tim giãn như máy tạo nhịp phá rung tự động có thể cấy được vào trong cơ thể, tạo nhịp ba buồng tim...

Phòng bệnh cơ tim giãn cũng như nhiều bệnh lý tim mạch khác là cần phải có một chế độ làm việc, dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý. Điều quan trọng là luôn kiểm soát được trọng lượng cơ thể, kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường máu và có một tinh thần thoải mái, tránh bị stress.


Có nhiều bệnh lý ảnh hưởng tới cơ tim. Trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ đề cập đến bệnh cơ tim giãn nở. Đây là bệnh lý tiên phát của cơ tim [không do các bệnh khác gây nên]. Bệnh làm buồng tim giãn lớn làm ảnh hưởng tới chức năng co bóp của tim. Cần phát hiện kịp thời và điều trị đúng đắn để tránh diễn tiến xấu của bệnh.

1. Bệnh cơ tim giãn nở là gì?

Bệnh cơ tim giãn nở
  • Trái tim có vai trò bơm máu đi khắp cơ thể để nuôi các cơ quan. Để đảm nhiệm được chức năng này, tim được cấu tạo bởi mô cơ có tính chất đặc biệt. Cơ tim khác biệt hoàn toàn những nhóm cơ khác trong cơ thể về cơ học và điện học. Để bơm được máu một cách khỏe mạnh, cần có sự hài hòa khi co và giãn của tim.
  • Bệnh cơ tim giãn nở là một trong ba bệnh cơ tim tiên phát. Bao gồm bệnh cơ tim giãn nở, bệnh cơ tim phì đại và bệnh cơ tim hạn chế. Trong đó cơ tim căng, mỏng và giãn hơn sức chịu đựng của nó. Tim có hình cầu căng tròn thay vì hình nón vốn có. Thành tim mỏng hơn và yếu nên không thể co bóp bình thường. Bệnh làm tim bóp kém hiệu quả gây ra tình trạng suy tim.
  • Lưu ý một số bệnh lý có thể làm giãn cơ tim thứ phát không thuộc nhóm bệnh này:
    • Động mạch vành: động mạch nuôi tim
    • Van tim
    • Màng ngoài tim

>> Xem thêm: Hẹp van động mạch chủ: Tất tần tật những điều cần biết

2. Nguyên nhân của bệnh cơ tim giãn nở là gì?

Bệnh cơ tim giãn nở tiên phát đa phần không có nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên có ba nhóm yếu tố chính là bệnh viêm cơ tim trước đó, tự miễn và di truyền.

2.1. Di truyền

  • Khoảng 30% bệnh cơ tim giãn nở có nguyên nhân di truyền do bất thường gen. Tức là nó có sẵn trong gen của mỗi người và không thay đổi được. Hiện nay người ta tìm được khoảng 100 gen liên quan tới bệnh cơ tim giãn nở. Tuy nhiên bệnh có thể không biểu hiện sớm. Bất thường gen có thể được biểu hiện khi nhiễm siêu vi, mang thai, mắc các bệnh hệ thống…Ngoài ra bệnh cơ tim giãn cũng có thể xuất hiện cùng một số dị tật bẩm sinh khác.
  • Gen bất thường gây bệnh cơ tim giãn nở di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Có nghĩa là cha hoặc mẹ bị bệnh có 50% cơ hội di truyền gen đột biến cho con cái. Do đó, khi phát hiện người bệnh mang gen bất thường cần tầm soát người thân trực hệ. Tầm soát cho người thân của người bệnh cơ tim giãn nở bao gồm:
    • Khám lâm sàng
    • Đo điện tâm đồ
    • Siêu âm tim

2.2. Tự miễn

Theo nghiên cứu ước tính có khoảng 40% bệnh cơ tim giãn nở có nguyên nhân tự miễn. Tức là cơ thể người bệnh có cơ địa đặc biệt, có tự kháng thể kháng lại bản thân. Quá trình miễn dịch này có thể được kích hoạt sau nhiễm siêu vi, viêm cơ tim trước đó. Đặc biệt do có tính hệ thống, quá trình tự miễn dịch có thể ảnh hưởng nhiều cơ quan khác.

2.3. Viêm cơ tim do virus

  • Viêm cơ tim do virus chiếm 25- 30% nguyên nhân gây bệnh cơ tim giãn nở. Thường gặp nhất là nhóm Enterovirus mà đặc biệt là Coxsackie nhóm B. Những nghiên cứu mới đây còn cho thấy nhiều loại virus khác cũng gây viêm cơ tim. Điều khó khăn là cơ chế chính xác gây tổn hại tế bào cơ tim vẫn chưa được sàng tỏ. Tìm thấy virus cũng chưa chắc chắn nó là nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên viêm cơ tim do virus lại là nguy cơ kích hoạt các bất thường gen hay tự miễn.

2.4. Một số nguyên nhân khác

  • Lạm dụng rượu, cocain, thuốc kích thích được chứng minh là nguy cơ gây bệnh cơ tim giãn nở.
  • Nhiễm một số chất độc hại như: chì,thủy ngân, coban..
  • Một nguyên nhân nổi lên gần đây gây bệnh cơ tim giãn là sử dụng ma túy. Ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, gây tổn thương cơ tim rất nhanh chóng. Bệnh nhân thường vào với triệu chứng suy tim nặng, chất lượng sống giảm đáng kể.
  • Mang thai: bệnh cơ tim chu sinh. Bệnh có thể xảy ra ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc vài tuần hoặc vài tháng sau sinh.
Ma túy tổng hợp

3. Những người nào dễ mắc bệnh cơ tim giãn nở?

Bệnh cơ tim giãn nở có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên độ tuổi có nguy cơ cao nhất là trung niên và thanh niên từ 20 đến 50 tuổi. Độ tuổi này có khả năng phản ứng miễn dịch mạnh đối với các yếu tố bên ngoài. Do dó dễ xảy ra quá trình tự miễn sau nhiễm siêu vi hay nhiễm chất độc, … Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cơ tim giãn cao là những người thuộc các nhóm sau:

  • Có tiền sử gia đình về bệnh cơ tim giãn.
  • Người sử dụng chất ma túy
  • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại lâu ngày
  • Có các bệnh hệ thống như: đái tháo đường, bệnh thận, lupus, v.v
  • Bệnh nhân nữ có bệnh tim mạch, hệ thống và đang mang thai
  • Trẻ em có các di tật bẩm sinh hay di truyền khác, đặc biệt dị tật tim.

4. Những hậu quả của bệnh cơ tim giãn nở là gì?

  • Suy tim: diễn tiến thường gặp nhất của bệnh là suy tim. Cơ tim mỏng và giãn làm giảm sức co bóp từ đó gây nên tình trạng suy tim. Quá trình này thường diễn ra từ từ khiến bệnh nhân khó nhận biết. Một khi có triệu chứng suy tim thì bệnh đã tới giai đoạn trễ. Tuy nhiên bệnh cũng có thể diễn tiến nhanh trong một số trường hợp: mang thai, lạm dụng ma túy…

>> Xem thêm: Bỏ túi những điều cần chuẩn bị trước khi đi khám vì Suy tim

Triệu chứng suy tim
  • Đột tử: bệnh cơ tim giãn nở có thể gây đột tử. Thường vào viện trong tình trạng suy tim nặng hoặc do rối loạn nhịp nguy hiểm.
  • Rối loạn nhịp tim: cơ tim giãn, xơ hóa gây tốn thương hệ thống dẫn truyền trong tim. Thường gặp là rung nhĩ. Thậm chí có thể bị các rối loạn nhịp nguy hiểm tính mạng như rung thất, nhanh thất.
  • Tắc mạch: buồng tim giãn làm dòng máu lưu thông không liên tục, hài hòa. Xuất hiện các dòng máu xoáy và chậm trong tim. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho cục máu đông hình thành. Cục máu này được tim bóp ra các động mạch và có thể chèn ép gây tắc mạch máu. Có thể mạch máu não [đột quị não], phổi, tay chân và các cơ quan khác.

5. Các biểu hiện của bệnh cơ tim giãn nở như thế nào?

Bệnh cơ tim giãn khởi phát một cách âm thầm. Ban đầu có thể không có các triệu chứng đủ lớn để tác động đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bị bệnh cơ tim giãn thường có triệu chứng của suy tim hoặc loạn nhịp. Các biểu hiện và dấu hiệu bao gồm:

  • Khó thở: khó thở khi nằm, khó thở về đêm, khó thở khi gắng sức.
  • Giảm khả năng hoạt dòng thể lực và gắng sức.
  • Phù: phù tay chân, mặt
  • Bụng to lên do tích tụ dịch
  • Đau thắt ngực 
  • Hồi hộp, cảm giác tim đập không đều
  • Suy kiệt: mặc dù phù, tăng cân do ứ dịch nhưng cơ teo, cơ thể gầy
  • Đột ngột ngất không rõ nguyên nhân

>> Xem thêm: Đau thắt ngực: Những điều cần chuẩn bị trước khi khám

6. Chẩn đoán bệnh cơ tim giãn nở như thế nào?

Bệnh cơ tim giãn nở được chẩn đoán dựa vào các yếu tố sau:

  • Hỏi bệnh sử: tiền căn gia đình, nhiễm siêu vi. Triệu chứng suy tim, rối loạn nhịp của bệnh nhân.
  • Thăm khám lâm sàng: phát hiện các triệu chứng suy tim.
  • Xét nghiệm:
    • X quang ngực: phát hiện dịch trong phổi, tim to…
    • Điện tâm đồ: quan sát được hoạt động điện của tim và rối loạn nhịp tim.
    • Điện tâm đồ liên tục 24 giờ: giúp phát hiện rối loạn nhịp.
    • Siêu âm tim: quan sát cấu trúc tim.
    • Cộng hưởng từ tim: quan sát rõ cấu trúc tim và các phần sợi xơ hóa.
    • Điện sinh lý tim: giúp phát hiện vị trí gây loạn nhịp trong tim.
    • Chụp động mạch vành: phát hiện tình trạng động mạch vành có tắc nghẽn không?
  • Như đã nói, khó khăn trong điều trị bệnh cơ tim giãn nở là chẩn đoán nguyên nhân bệnh. Tùy tình trạng của bệnh nhân, yếu tố nguy cơ mà bác sĩ sẽ cho các xét nghiệm phù hợp. Điều cần thiết là phải loại trừ các bệnh gây giãn cơ tim thứ phát như đã nêu trên.

7. Điều trị bệnh cơ tim giãn nở như thế nào?

Dựa vào nhiều yếu tố như tuổi tác, tình trạng bệnh, xét nghiệm,v.v mà bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:

Điều trị suy tim nói chung mà bệnh cơ tim giãn nói riêng có rất nhiều loại thuốc. Việc phối hợp thuốc tùy theo tình trạng bệnh nhân và nhận định của bác sĩ. Điều trị bằng thuốc có thể làm chậm tiến triển, cải thiện tiên lượng sống cho bệnh nhân. Việc bệnh nhân nên làm là tuân thủ điều trị và không tự ý bỏ thuốc.

Ghép tim: Ở những bệnh nhân có bệnh tiến triển, bác sĩ có thể cân nhắc cấy ghép tim. Tuy nhiên tiêu chuẩn sức khỏe để được ghép tim cũng rất nghiêm ngặt và được bác sĩ quyết định. Nếu ghép tim thành công, tỉ lệ sống cùng chất lượng sống được cải thiện rất tốt. Ghép tim là phương thức điều trị tốt nhất cho bệnh cơ tim giãn kháng trị nội khoa.

Phẫu thuật ghép tim

Phẫu thuật tạm thời: hiệu quả cải thiện triệu chứng, tuy nhiên không thay đổi tiên lượng của bệnh.

Đặt máy tạo nhịp: là phương pháp cần thiết với những người có rối loạn nhịp nguy hiểm.

Nếu được điều trị kịp thời và đúng đắn, sẽ làm chậm diễn tiến bệnh, bảo tồn chức năng bơm máu của tim. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân.

8. Theo dõi bệnh nhân bị bệnh cơ tim giãn nở như thế nào?

  • Bệnh cơ tim giãn nở khi đã có triệu chứng thường suy tim nặng. Cần theo dõi sát các triệu chứng của bệnh nhân để điều trị các kịp thời.
  • Tuân thủ y lệnh của bác sĩ, không được bỏ thuốc. Thuốc giúp bệnh chậm tiến triển và cải thiện triệu chứng cho bệnh nhân.
  • Tầm soát bệnh ở người thân của người có yếu tố gen bất thường và trẻ em có hội chứng bẩm sinh.

9. Cải thiện lối sống ở người bệnh cơ giãn nở

Bên cạnh các thuốc hay giải pháp hỗ trợ điều trị, chế độ ăn uống sinh hoạt có vai trò quyết định đến hiệu quả điều trị. Do đó bệnh nhân cần lưu ý:

  • Ăn nhạt, ăn giảm muối để tránh tăng gánh nặng cho tim
  • Không dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng, ngủ đủ giấc.
  • Tránh mang thai. Nếu có thai cần được theo dõi sát bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch.
  • Hạn chế gắng sức nặng, tập thể dục bằng các môn VỪA SỨC.

Nói chung, bệnh cơ tim giãn nở là bệnh âm thầm, nguy hiểm và có nguyên nhân chưa rõ ràng. Nó có thể diễn tiến nặng với biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân cần duy trì lối sống lành mạnh và tuân thủ điều trị của bác sĩ. Phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng đắn giúp cải thiện triệu chứng, tiên lượng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Video liên quan

Chủ Đề