Bệnh học viêm tai giữa mạn tính

Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm tai giữa mạn như:

Viêm tai giữa cấp: Là nguyên nhân thường gặp nhất, xảy ra nhiều ở trẻ em. Sau nhiễm trùng hô hấp trên [cảm cúm, viêm mũi họng…], trẻ bị đau nhức trong tai, sốt, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói... Nếu được chẩn đoán và điều trị đúng, trẻ sẽ khỏi hoàn toàn. Nếu không điều trị hay điều trị sai, vi khuẩn sẽ theo ống thông tai - họng [vòi nhĩ] vào trong tai giữa, gây ứ mủ tai giữa. Viêm nhiễm sẽ phá thủng màng nhĩ, mủ chảy ra ống tai ngoài, có thể thấy khi nhìn vào tai trẻ.
Trong giai đoạn này, dù màng nhĩ đã thủng nhưng nếu điều trị tích cực, có nhiều khả năng màng nhĩ sẽ lành, nếu không được điều trị đúng hoặc lỗ thủng màng nhĩ quá lớn, không thể lành, bệnh sẽ chuyển sang viêm tai giữa mạn thủng nhĩ.

Viêm tai giữa cấp hoại tử: Tương tự như viêm tai giữa cấp nhưng do độc lực của vi khuẩn quá mạnh hoặc tình trạng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên bệnh diễn tiến nhanh, màng nhĩ thủng rộng, không có khả năng tự lành và dẫn đến viêm tai giữa mạn.

Chấn thương: Nguyên nhân chủ yếu thường do dụng cụ móc ráy tai, dụng cụ bị đẩy sâu vào bên trong, xuyên thủng, gây ra thủng nhĩ. Sau chấn thương, nếu lỗ thủng nhỏ, màng nhĩ có thể tự lành; nếu lỗ thủng lớn, màng nhĩ khó có khả năng tự lành, dẫn đến Viêm tai giữa mạn.

Triệu chứng

Khi bị viêm tai giữa mạn, người bệnh có thể có những triệu chứng như:

Nghe kém: nghe kém có đặc điểm ngày càng tăng. Tình trạng này sẽ nặng thêm khi kết hợp các yếu tố sau: lỗ thủng rộng, thời gian bệnh kéo dài, chảy mủ tai tái phát nhiều lần, hư hại chuỗi xương truyền âm thanh trong tai giữa…
Nghe kém là dấu hiệu kín đáo, nếu chỉ viêm tai giữa mạn thủng nhĩ một bên thường sẽ khó phát hiện do người bệnh còn nghe tốt ở tai đối bên. Nghe kém chỉ được phát hiện tình cờ khi nghe điện thoại hay nhờ người thân phát hiện. Hoặc chỉ phát hiện khi đi khám bệnh, đo sức nghe bằng máy.

Chảy dịch tai: Là tình trạng dịch chảy ra ở ống tai. Dịch có đặc điểm sau:

  • Màu sắc: có thể trong, trắng đục, vàng, xanh, đôi khi có ít máu...
  • Sự liên tục: có thể chảy liên tục hay từng đợt.
  • Mùi: có thể không mùi hay có mùi hôi.
  • Số lượng: có thể nhiều hoặc ra ít.
  • Độ nhầy: loãng như nước hoặc nhầy, đôi khi keo đặc.

Cần phân biệt giữa ráy tai ướt và dấu hiệu chảy dịch của tai. Khi ngoáy tai bằng bông gòn, người có ráy tai ướt thường thấy có dịch ướt đầu bông, màu vàng nhạt, có mùi hơi hôi, thỉnh thoảng chảy ra ngoài tai. Khi khám sẽ thấy màng nhĩ nguyên vẹn, sức nghe bình thường.

Một số người bệnh bị viêm tai giữa mạn thủng nhĩ được chăm sóc tốt hoặc sức đề kháng mạnh nên không chảy dịch trong nhiều năm, khiến người bệnh quên tình trạng bệnh của mình. Vì một lý do khác, tình cờ đi khám tai - mũi - họng và được phát hiện viêm tai giữa mạn thủng nhĩ

Các triệu chứng khác

Ù tai, chóng mặt: có thể có một hoặc cả hai dấu hiệu này, do viêm tai giữa mạn ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh hay hệ thống giữ thăng bằng của tai. Ở giai đoạn này, tỷ lệ khỏi hẳn tương đối thấp dù điều trị tích cực, kể cả can thiệp phẫu thuật.

Khi có dấu hiệu như trên, người bệnh nên đến chuyên khoa Tai Mũi Họng. Bằng các phương tiện hỗ trợ như: đèn soi tai, máy nội soi, máy đo sức nghe... sẽ giúp chẩn đoán xác định viêm tai giữa mạn thủng nhĩ. Ngoài ra, có thể sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh như CT-scan xương thái dương hay MRI sọ xoang khi nghi ngờ có những tổn thương nặng trong tai như gián đoạn chuỗi xương truyền âm thanh, hệ thống giữ thăng bằng, dây thần kinh.

Biến chứng

Viêm tai giữa chảy mủ mạn tính có cholesteatoma: là loại viêm tai giữa nhiễm khuẩn gây tổn thương hệ thống xương trong hòm nhĩ, phá hủy mê nhĩ, có thể gây liệt mặt và các biến chứng sọ não rất nặng như: viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, áp-xe tiểu não...

Viêm tai xương chũm mạn tính hồi viêm: là đợt cấp của viêm tai xương chũm mạn tính. Người bệnh có tiền sử viêm tai xương chũm đã điều trị nhiều lần, tai đã khô và đỡ ù nhưng đột ngột đau tai, ù tai tăng lên, nghe kém, có thể kèm theo chóng mặt, mủ tai chảy nhiều kèm theo sốt cao, ấn rất đau ở vùng xương chũm. Trong đợt hồi viêm rất dễ xảy ra các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, biến chứng sọ não – áp xe ngoài màng cứng…

Điều trị

Điều trị bảo tồn

Áp dụng trong trường hợp viêm tai giữa chảy mủ không kèm viêm xương chũm, không có cholesteatoma, không có biến chứng. Các phương án điều trị bảo tồn bao gồm: điều trị kháng sinh, dẫn lưu để bảo đảm ống tai thoáng sạch, cắt polyp ống tai nếu có, rửa bằng nước muối hoặc oxy già, sau đó dùng thuốc nhỏ tai.

Có thể điều trị bảo tồn trong trường hợp viêm tai giữa chưa có biến chứng

Điều trị phẫu thuật cho viêm tai giữa có chảy mủ tai

Chỉ định phẫu thuật khi viêm tai giữa có kèm theo viêm xương chũm mạn tính, kèm theo cholesteatoma hoặc có biến chứng như thủng màng nhĩ, biến chứng nội sọ... hoặc có viêm tái đi tái lại mà điều trị bảo tồn không hiệu quả. Ngoài ra hiện nay chỉ định phẫu thuật được mở rộng ở trẻ em, cân nhắc phẫu thuật sớm đối với viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em để tránh các biến chứng về sau, bảo tồn thính lực.

Các phương pháp phẫu thuật đang được áp dụng hiện nay là:

  • Mở thượng nhĩ: trong viêm thượng nhĩ đơn thuần hoặc viêm tai mủ kéo dài ở trẻ em

  • Mở sào bào thượng nhĩ: Trong viêm tai giữa có tổn thương sào bào và thượng nhĩ

  • Khoét rỗng đá chũm bán phần hoặc khoét rỗng đá chũm toàn phần: : Khi viêm xương chũm, hay có cholesteatoma ở xương chũm.

  • Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa gồm hai phần: Thứ nhất lấy bỏ xương viêm, lấy sạch cholesteatoma bằng phẫu thuật mở sào bào thượng nhĩ hoặc khoét rỗng đá chũm, Thứ hai tái tạo hệ thống dẫn truyền xương con có lấp hố mổ chũm hoặc không.

Phòng ngừa

Cần tích cực và tuân thủ điều trị các bệnh như: viêm mũi họng, viêm VA... - Khi bị viêm tai giữa cấp, phải được điều trị và theo dõi chu đáo. Cần chẩn đoán sớm nhằm điều trị, theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các biến chứng của viêm tai giữa. Tuyên truyền phòng bệnh viêm tai giữa trong cộng đồng.
Thường xuyên giữ vệ sinh tai đúng cách, tránh bụi, nước bẩn vào tai và vệ sinh mũi họng. 

Tóm lại, viêm tai giữa mạn thủng nhĩ là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Người bệnh nên đi khám đúng chuyên khoa Tai Mũi Họng để được điều trị, có thể cần phẫu thuật thích hợp giúp bảo tồn, cải thiện thính lực cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm.

Cần lưu ý một số thuốc nhỏ tai có thể gây điếc không hồi phục nếu dùng khi màng nhĩ thủng. Ngay cả thói quen sử dụng dung dịch oxy già làm sạch mủ tai cũng cần phải có ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Vì vậy, người bệnh không tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tìm hiểu thêm: Vài điều về cấy ốc tai

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Gặp ở mọi lứa tuổi.

Thời gian chảy mủ tai trên 3 tháng.

Ảnh hưởng nhiều đến sức nghe [điếc dẫn truyền].

Biến chứng nguy hiểm.

Phân loại

Hiện nay chia làm 2 loại:

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy.

Viêm tai giữa mủ mạn tính [viêm tai giữa có tổn thương xương].

Viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy

Nguyên nhân

Viêm tai giữa cấp tính chuyển thành: viêm mũi, họng là nguyên nhân làm cho quá trình viêm tai giữa cấp tính chuyển thành viêm tai giữa mạn tính.

Trẻ em: viêm V.A.

Người lớn: viêm xoang, khối u đè ép vòi nhĩ.

Giải phẫu bệnh lý

Tổn thương niêm mạc: vòi nhĩ, hòm nhĩ, màng nhĩ. Niêm mạc trở nên dày [gấp 5-10 lần bình thường], đặc biệt các tế bào xương chũm làm ngừng trệ sự lưu thông tế bào xương chũm về hang chũm.

Các tuyến nhầy quá phát và tăng tiết. Tạo nên sản phẩm là các chất mủ nhầy không thối.

Triệu chứng

Cơ năng:

Duy nhất có chảy mủ ở tai và chảy tăng lên, mỗi đợt viêm mũi, họng. Mủ đặc trong hoặc vàng kéo dài thành sợi, không tan trong nước, không thối.

Thực thể:

Lau sạch mủ quan sát thấy một lỗ thủng tồn tại 2 dạng hình quả đậu hoặc hình tròn ở màng căng, bờ nhẵn, không sát khung xương. Dùng que đầu tù móc vào không bị mắc vào xương.

Quan sát hòm nhĩ qua lỗ thủng: nhìn thấy màu hồng, đôi khi thấy polyp chui qua lỗ thủng. Dùng que thăm dò qua lỗ thủng không chạm xương [không bao giờ có cholesteatome].

Cận lâm sàng:

Thính lực đồ: điếc dẫn truyền.

X-quang: chụp tư thế Schuller: hình ảnh kém thông bào, không có hình ảnh viêm xương.

Diễn biến

Diễn biến từng đợt kéo dài nhiều năm. Khi nào còn viêm mũi, họng thì còn bị viêm tai giữa, dễ dàng trở thành viêm tai giữa mủ, tiến triển đến xơ nhĩ, viêm ống tai ngoài, viêm vành tai.

Các thể lâm sàng

Viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín.

Xơ nhĩ: không thủng màng nhĩ, không chảy nước tai ra ngoài, viêm mũi họng mạn tính kéo dài, tái diễn, nghiệm pháp Valsalva [-]. Màng nhĩ lõm, cán xương búa nằm ngang, mấu ngắn xương búa nhô ra, tam giác sáng thu hẹp lại.

Điều trị

Tại chỗ.

Lau, rửa sạch mủ.

Rỏ thuốc làm se niêm mạc.

Rỏ vào tai hỗn dịch: Cloramphenicol và hydrocortison.

Hòm nhĩ đóng kín: tiêm vào 0,5 ml Hydrocortison hoặc Alpha-Chymotrypsin.

Có thể nhỏ bằng chất đắng: Becberin, bạch hoa xà...

Phẫu thuật mở thượng nhĩ dẫn lưu.

Điều trị mũi họng.

Nạo V.A

Cắt amiđan

Giải quyết u xơ vòm mũi họng.

Viêm tai giữa mủ mạn tính

Đặc điểm

Hay gặp biến chứng vì có tổn thương xương.

Hay có cholesteatome.

Giải phẫu bệnh lý

Tổn thương niêm mạc ở hang chũm và thượng nhĩ là chủ yếu:

Niêm mạc sần sùi nhiều nụ hạt thoái hoá thành polyp.

Lớp biểu mô ngoài bị mất.

Dưới lớp niêm mạc sùi là xương viêm, xương viêm ở hòm nhĩ có thể lên trần thượng nhĩ, mê nhĩ.

Cholesteatome: là khối mầu trắng giống như bã đậu, gồm nhiều tế bào biểu mô, lẫn các chất mỡ và cholesterin. Lớp màng bao phủ lên bề ngoài là lớp biểu mô lát dính sát vào tổ chức liên kết mỏng có chứa men collagenase. Nó có khả năng tiêu xương rất mạch. Khối cholesteatome phát triển đến đâu phá huỷ xương đến đó. Có 2 loại khô và ướt [loại ướt thối].

Triệu chứng

Cơ năng:

Chảy mủ tai, mủ đặc, loãng, vón cục màu vàng hoặc xanh đôi khi lẫn máu. Mùi thối khẳn, cấy có nhiều vi khuẩn [yếm khí] vi khuẩn từ ngoài vào qua lỗ thủng màng nhĩ.

Nghe kém: điếc dẫn truyền tiến triển nặng dẫn đến điếc hỗn hợp.

Ù tai: như tiếng xay lúa, tiếng trầm.

Đau tai, đau tăng mỗi đợt hồi viêm

Thực thể:

Mủ: thối, tan trong nước, nổi váng khi có cholesteatome, màu vàng xanh.

Quan sát lỗ thủng: thường ở góc sau trên, nhỏ, thường ăn sát khung xương. Có trường hợp thủng toàn bộ màng nhĩ, cũng sát khung xương. Bờ lỗ thủng xù xì, nham nhở, đáy lỗ thủng gồ ghề, quá phát.

X-quang:

Phim tư thế Schuller: hình ảnh kém thông bào, xương chũm không bị tổn thương, hình ảnh cholesteatome [nếu có].

Diễn biến

Tự khỏi: nhưng rất hiếm.

Bệnh kéo dài, dai dẳng đến hết cuộc đời không gây biến chứng.

Bệnh gây nên biến chứng sau các đợt hồi viêm.

Xơ nhĩ, cứng các khớp tiểu cốt.

Để lại lỗ thủng màng nhĩ không liền.

Các thể lâm sàng

Thủng màng chùng: lỗ thủng nhỏ ngay trên mấu ngắn xương búa, thính lực giảm nhẹ.

Thủng ở trước trên: viêm khoang trước của thượng nhĩ gây viêm đầu xương búa.

Thủng ở sau trên: giảm thính lực nhiều vì tổn thương hệ thống xương con.

Điều trị

Điều trị triệt để viêm mũi họng.

Lau, rửa sạch mủ bằng oxy già.

Rỏ thuốc làm se niêm mạc.

Rỏ vào tai hỗn dịch: Cloramphenicol và hydrocortison.

Điều trị phẫu thuật: dẫn lưu, lấy bệnh tích, phục hồi chức năng.

Các phương pháp phẫu thuật dẫn lưu, lấy bệnh tích:

Mở hang chũm-thượng nhĩ.

Dẫn lưu thượng nhĩ.

Tiệt căn xương chũm.

Nguyên tắc phẫu thuật phục hồi thính lực:

Vá màng nhĩ đơn thuần.

Phẫu thuật hang chũm- thượng nhĩ, vá nhĩ

Phẫu thuật hang chũm- thượng nhĩ, vá nhĩ, chỉnh hình chuỗi xương con.

Video liên quan

Chủ Đề