Bệnh teo não giai đoạn cuối sống được bao lâu

Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh Đã trả lời: Ngày 27/05/2021
Nội thần kinh

Chào anh Mạnh,

Teo não là bệnh gây ra bởi sự thoái hóa, chết và gián đoạn các hoạt động giữa các tế bào thần kinh trung ương với nhau. Sự mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa một số tế bào thần kinh trong não khiến não trong hộp sọ bé đi hay còn gọi là teo não.

Người bị teo não thường nhớ nhớ, quên quên ngay cả những việc thông thường nhất như đường đi, lối về, “ăn rồi bảo chưa”, các kỹ năng như đọc, viết, đi vệ sinh, ăn uống gặp khó khăn.

Theo một số nghiên cứu ở người bị teo não có khoảng 30% người bệnh có ảo giác, 30% có hoang tưởng và 40 – 50% có các triệu chứng trầm cảm và lo âu.

Nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp can thiệp, hỗ trợ, người bị teo não có thể chỉ sống được khoảng 8 – 10 năm do suy kiệt hoặc do các bệnh lý khác vì bệnh teo não gây ra như viêm phổi [nằm lâu gây ứ đọng], viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng do loét bởi tỳ đè [với người nằm nhiều] hoặc do bệnh tim mạch…

Theo nghiên cứu, một số nguyên nhân gây bệnh teo não gồm:

– Tuổi cao khiến các tế bào thần kinh bị lão hóa, dần dần não bộ sẽ mất đi chức năng, teo nhỏ hoặc chết, khiến các mô não, kích thước não dần nhỏ lại.

– Do di truyền

– Chế độ dinh dưỡng [thiếu hụt vitamin B12 cũng gây ra bệnh teo não]

– Chế độ sinh hoạt không hợp lý [sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá, thiếu ngủ thường xuyên…]

– Do bệnh lý hệ thống mạch máu nuôi dưỡng não như: hẹp động mạch cảnh, dị dạng mạch máu hay xơ vữa động mạch nhất là các mạch máu nuôi dưỡng não

– Chấn thương sọ não

– Đột quỵ

– Người sử dụng corticoid kéo dài  thường xuyên

– Bệnh Alzheimer, bệnh động kinh,…

Như vậy, yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh teo não. Nếu như gia đình có tiền sử [có người] bị teo não và/hoặc có các biểu hiện như nhớ nhớ, quên quên, trí nhớ giảm sút, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày gặp nhiều khó khăn, anh nên khuyên người bệnh đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

[HNMCT] - Khi tuổi càng cao, con người càng phải đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe. Một căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi đó là bệnh teo não. Khi não bị teo, sự nhận biết và khả năng truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị sai lệch. Từ đó dẫn đến giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, rối loạn cảm xúc, đi lại khó khăn… Tuy nhiên, bệnh teo não hoàn toàn có thể ngăn chặn được nếu biết chủ động dự phòng và chăm sóc não đúng cách.


Những dấu hiệu nhận biết bị teo não Ở người trưởng thành, bộ não có trọng lượng trung bình khoảng 1,3-1,4 kg và chứa hơn 100 tỷ nơron thần kinh. Tuy nhiên, sau tuổi 25, mỗi ngày con người mất khoảng 3.000 tế bào quan trọng này, kéo theo não bộ bị giảm dần kích thước và sự liên kết giữa các tế bào não cũng kém dần đi. Quá trình lão hóa này phát triển nhanh chóng và rầm rộ hơn khi bước vào độ tuổi 60. PGS.TS Bùi Khắc Hậu, nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp [Bệnh viện Đại học Y Hà Nội] cho biết, teo não hay còn gọi là thoái hóa não được xem như một căn bệnh, một hiện tượng tự nhiên của quá trình lão hóa theo thời gian của con người. Đó là quá trình mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất các kết nối giữa tế bào thần kinh trong bộ não, tế bào não chết đi không thể phục hồi. Biểu hiện sớm nhất của bệnh teo não, theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu, đó là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Thậm chí, người bệnh có thể quên cả những hoạt động thường ngày như quên việc ăn uống, rửa mặt, đi vệ sinh, cài cúc áo... Thậm chí, có trường hợp quên cả ngày, tháng, quên tên người thân trong gia đình, khi ra đường quên cả lối về nhà... Nguy hiểm hơn, trong số những bệnh nhân bị teo não, khoảng 30% có ảo giác, khoảng 30% bị hoang tưởng và 40 - 50% có các triệu chứng trầm cảm và lo âu. Hậu quả của bệnh teo não từ lúc xuất hiện những triệu chứng đầu tiên cho đến lúc qua đời có thể kéo dài từ 8 đến10 năm và gây ra nhiều bệnh lý khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu, nhiễm trùng do loét bởi tỳ đè [với người nằm nhiều], bệnh tim mạch...


Nguy cơ “bệnh chồng bệnh”

Theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa trung ương, hay quên, nhầm lẫn, gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày... là biểu hiện thường thấy ở người cao tuổi khi não bị teo. Khi ở giai đoạn nặng, bệnh nhân mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Bệnh nhân ăn uống khó khăn, không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà. Chính vì mất các khả năng kiểm soát càng khiến người bệnh dễ mắc thêm các bệnh khác. Chẳng hạn như khi bệnh nhân khó nuốt thức ăn và đồ uống dễ khiến các chất này bị hít vào phổi gây ra viêm phổi. Ngoài ra, khi bệnh nhân đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân. Thậm chí, bệnh nhân bị teo não thường mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường gây chấn thương nặng vùng đầu như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, loét da do tư thế nằm nhiều... PGS.TS Bùi Khắc Hậu cho rằng, bệnh teo não ở người cao tuổi là bệnh lý rất khó chữa khỏi nên chủ yếu là bổ sung các loại dược phẩm vitamin, nhất là vitamin B12, các loại đa sinh tố nhằm làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh, nhất là các trường hợp teo não do thiếu hụt vitamin B12. Bên cạnh đó, nên tìm các giải pháp kích thích nhận thức [tâm lý trị liệu], cho người bệnh tham gia các hoạt động văn hóa [đọc sách, báo, xem vô tuyến...], các hoạt động thể dục thể thao, giúp người bệnh dần dần nhớ lại. Điều quan trọng nhất là chế độ chăm sóc trong sinh hoạt hằng ngày như đi lại, vệ sinh cá nhân, chế độ ăn uống hợp lý, không để người bệnh bỏ bữa, uống đủ lượng nước cần thiết, kết hợp uống thêm nước ép trái cây, nước cam chanh tươi, nước ép dưa hấu...

Cần chăm sóc não đúng cách

Để phòng ngừa bệnh teo não, PGS.TS Bùi Khắc Hậu khuyến cáo, cần phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid máu, béo phì... Bởi vì đây là các bệnh góp phần thúc đẩy tình trạng thiếu máu não cục bộ dẫn đến teo não. Bên cạnh đó, mỗi người cần tạo ra cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, hạn chế hút thuốc lá, bia, rượu, nước uống có gas. Đặc biệt, cần có chế độ chăm sóc não đúng cách. Chẳng hạn như việc lao động trí não thường xuyên dưới những hình thức học tập như học ngoại ngữ hay nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, cây cảnh non bộ... Đây là những hình thức rất tốt giúp não được hoạt động thường xuyên, làm chậm quá trình teo não. Mặt khác, luôn tạo cho mình một không khí vui tươi, bằng lòng với cuộc sống, giảm stress. Bởi vì nếu đầu óc luôn căng thẳng, áp lực quá nhiều và liên tục sẽ khiến não trở nên rối loạn làm cho trí nhớ suy giảm.

Còn theo bác sĩ Nguyễn Trung Anh, thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao như chạy bộ, đi bộ, leo cầu thang, đạp xe đạp, dưỡng sinh hay yoga phù hợp với lứa tuổi, giúp lưu thông máu, các dưỡng chất tới não một cách tốt hơn, giúp mô não khỏe mạnh tăng cường khả năng chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tăng cường thể lực, sức đề kháng của cơ thể; hạn chế thực phẩm quá nhiều dầu mỡ; tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin như ngũ cốc, các loại hạt, các loại rau xanh, trứng, thịt gà...; thực phẩm giàu canxi như hải sản, đậu nành, súp lơ, cá biển, hạnh nhân...

Teo não là hiện tượng kích thước não bộ bị suy giảm do quá trình lão hóa. Số lượng tế bào giảm khiến bộ não mất dần các chức năng điều khiển. Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhân teo não là suy giảm trí nhớ, thay đổi tính cách. Ngoài ra, để hiểu rõ hơn về căn bệnh teo não này. Mời các bạn tham khảo thêm tại: dấu hiệu mắc bệnh teo não.

Bệnh nhân teo não gặp khó khăn khi phát âm, nói không trôi chảy và dần không thể nói nữa. Các cơ yếu hay bị chuột rút, run rẩy ngăn cản bệnh nhân thực hiện các công việc ăn uống hay vệ sinh cá nhân. Bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc của gia đình. Teo não khiến người bệnh mất đi khả năng ngôn ngữ, phối hợp động tác và dần tử vong.

Mắc bệnh teo não có thể sống được bao lâu?

Bệnh teo não phát triển rất nhanh. Thể tích não suy giảm làm khả năng kết nối giữa các tế bào khó thực hiện hoặc không thực hiện được. Sự truyền dẫn thông tin chậm và sai lệch gây rối loạn chức năng hoạt động của toàn cơ thể. Bệnh nhân teo não thường chỉ sống khoảng 5 – 10 năm sau những biểu hiện bệnh đầu tiên.

Nguyên nhân trực tiếp khiến bệnh nhân tử vong là các căn bệnh phát triển từ teo não như viêm phổi, viêm loét dạ dày hay viêm đường tiết niệu…

Bệnh teo não có thể chữa được không?

Teo não là quá trình tất yếu trong sự lão hóa. Hiện nay, y học vẫn chưa có phương pháp nào đảo ngược hay chữa trị được chứng teo não. Các phương pháp điều trị teo não đều chỉ góp phần làm chậm quá trình phát triển bệnh. Thông qua thuốc hoặc biện pháp tâm lý, sự tổn thương, thoái biến tế bào não được hạn chế. Từ đó, khả năng nhận thức và trí nhớ của bệnh nhân teo não cải thiện dần lên.

Bệnh teo não không điều trị dứt điểm được, do đó, chúng ta cần nâng cao cảnh giác trước căn bệnh này. Hãy thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện được bệnh. Và đặc biệt, chúng ta không nên chủ quan trước biểu hiện suy giảm trí nhớ tuổi già. Đây là dấu hiệu quan trọng để nhận biết và điều trị sớm bệnh teo não.

Teo não được phát hiện sớm sẽ giúp phát triển được phương án điều trị phù hợp trước khi teo não ảnh hưởng đến sức khỏe và sự minh mẫn của người bệnh.

Nếu được chăm sóc hợp lý và điều trị kịp thời, bệnh nhân teo não có thể sống lâu hơn

Cần chú ý gì khi chăm sóc bệnh nhân teo não?

Bệnh nhân teo não không thể tự sinh hoạt nên luôn cần sự chăm sóc trực tiếp từ người thân. Khi chăm sóc cho bệnh nhân teo não, người nhà cần chú ý những điều sau:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh. Đặc biệt, tăng cường lượng vitamin và canxi trong chế độ ăn. Người nhà nhớ nhắc nhở bệnh nhân ăn uống đúng giờ. Ở teo não giai đoạn cuối, bệnh nhân không thể nuốt được thức ăn thì cần thực hiện tiêm truyền.
  • Thường xuyên xoa bóp chân tay cho người bệnh hàng ngày. Đảm bảo các chi không bị ứ huyết do nằm nhiều dẫn đến nhiễm trùng, viêm da.
  • Chú ý vệ sinh cơ thể người bệnh. Lau sạch đờm dãi nếu có để không gây cản trở hô hấp. Đảm bảo vô trùng các ống dẫn tiểu nếu phải đặt ống dẫn tiểu cho người bệnh.
  • Thực hiện các liệu pháp kích thích nhận thức cho người bệnh: trò chuyện với người bệnh, kể về các kỉ niệm trong gia đình hay cùng người bệnh xem ti vi, đọc sách báo.

 >> 4 nhóm nguyên nhân gây ra bệnh tràn dịch màng phổi

Được tổng hợp bởi angitoinay.net

Video liên quan

Chủ Đề