Ví dụ về kính ngữ trong tiếng Nhật

Nước Nhật là một nước coi trọng văn hóa và lễ nghi. Kính ngữ trong tiếng Nhật không chỉ được áp dụng trong giao tiếp lịch sự mà còn được áp dụng ngay trong ngôn ngữ giao tiếp thường. Bạn biết gì về kính ngữ trong tiếng Nhật? Hãy cùng với Dekiru tìm hiểu về nét văn hóa đặc biệt này bạn nhé! 

Cách sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật cơ bản 

Tiếng Nhật cũng có một vài nét tương đồng với tiếng Việt. Đó là mỗi một tình huống giao tiếp khác nhau sẽ có một cách nói chuyện sẽ khác nhau. Vì vậy bạn cần biết rõ ngữ cảnh hiện tại để sử dụng kính ngữ tiếng Nhật sao cho phù hợp.

Sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật là điều bắt buộc

Chúng ta hãy xem ví dụ này nhé: Xin cám ơn anh/chị / Rất vui được gặp bạn

Dịch sang tiếng Nhật sẽ là câu: よろしくお願いします.

Với bạn bè, bạn có thể sử dụng tự nhiên, thoải mái:  よろしく! hay là  よろしくね!

Nếu trong trường hợp giao tiếp xã giao thông thường: よろしくお願いします。/ どうぞよろしくお願いします。

Nếu trong trường hợp giao tiếp với khách hàng, bạn sẽ cần tỏ ra lịch sự hơn: よろしくお願いいたします。

Cuối cùng, với một vài trường hợp đặc biệt, bạn sẽ phải tỏ ra thành kính và trang trọng nhất có thể: どうぞよろしくお願い申し上げます。

Sau khi đọc ví dụ trên, bạn có thể nhận thấy rằng, trong tiếng Nhật nếu câu càng dài thì ý nghĩa của câu càng lịch sự và trang trọng. Tiếng Nhật chia ra thành nhiều mức độ thể hiện mối quan hệ giữa người hai người với nhau. Cụ thể, bạn có thể chia ra làm 3 mức độ cơ bản nhất.

Các mối quan hệ thân thiết 

Bố mẹ - con cái là mối quan hệ thân thiết 

Đầu tiên là mối quan hệ thân thiết, không cần tỏ ra quá lịch sự. Để diễn đạt câu này, bạn có thể dùng câu ngắn, gọn, thân mật. Đầu tiên là người cấp trên nói với người cấp dưới [giáo viên – học sinh, sếp – nhân viên...]. Mối quan hệ tiếp theo là trong gia đình [cha mẹ - con cái, ông bà – bố mẹ , anh chị em nói chuyện với nhau...]. Cuối cùng là các mối quan hệ bạn bè cùng lớp và đồng nghiệp cùng công ty.

Các mối quan hệ thông thường

Các mối quan hệ thông thường thường chiếm đa số các mối quan hệ hiện nay. Trong ngữ cảnh giao tiếp như vậy, bạn nên sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật, tuy nhiên không cần phải sử dụng nhiều. Khi bạn sử dụng quá nhiều thì sẽ tạo ra cảm giác xa cách và không thân thiện

Trường hợp đầu tiên trong ngữ cảnh giao tiếp thông thường là các mối quan hệ với quen. Đây cũng có thể là bạn đã quen họ rồi nhưng không thân thiết hoặc ít khi nói chuyện cùng. Trường hợp này chỉ xét địa vị ngang nhau. 

Xem thêm: 5 hiểu nhầm dễ mắc phải về kính ngữ tiếng Nhật

Sếp - nhân viên là mối quan hệ thông thường

Trong ngữ cảnh lịch sự này, bạn nên sử dụng thể ~masu trong kính ngữ trong tiếng Nhật. Nó còn được gọi là丁寧語. Thể này cũng được áp dụng trong trường hợp bạn muốn hỏi đường, hỏi hàng hóa trong các quán ăn, cửa hàng hay siêu thị...

Một trong những ngữ cảnh cần sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật đó là người dưới nói với người trên trong trường hợp cả hai khá thân thiết. Ví dụ như học sinh với giáo viên chủ nhiệm, hai người bạn thường xuyên nói chuyện với nhau...

Các mối quan hệ lịch sự, trang trọng 

Trong các ngữ cảnh lịch sự và cần sự trang trọng nhất định, bạn bắt buộc phải sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật. Nếu những câu bạn nói ra không có kính ngữ, người đối diện bạn sẽ cảm thấy không được tôn trọng.

Đầu tiên, để tỏ vẻ tôn kính, trong câu bạn có thể sử dụng cụm từ sonkeigo [尊敬語] và kenjōgo [謙譲語]. Hai cụm từ này được được gọi là kính ngữ quan trọng nhất. Thể này thường được dùng với các mối quan hệ sau: 

Nhân viên – khách hàng, giám đốc – nhân viên, đối tác làm ăn với nhau.

Người đi phỏng vấn xin việc và người phỏng vấn.

Trong trường hợp bạn muốn tỏ thái độ kính trọng đối với người nghe như đối với ông bà, cha mẹ, người lớn tuổi.
Trong những trường hợp trang trọng như các buổi họp, các buổi lễ phát biểu.

Giáo viên – học sinh, Hiệu trường – học sinh.

Việc sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật không chỉ thể hiện sự trang trọng đơn thuần thôi đâu. Nó còn là cơ sở để người Nhật còn đánh giá trình độ tiếng Nhật của bạn nữa đấy!

Ví dụ, khi bạn giới thiệu tên thì sẽ có những trường hợp sau đây:

Mới học tiếng Nhật: 私はAです。

Đang học Sơ cấp: 私はAでございます。

Học đến Trung cấp: 私はAと申します。

Nhân viên chăm sóc khách hàng cũng cần sử dụng kính ngữ 

Tuy nhiên, người Nhật cũng phân ra thành hai kiểu kính ngữ trong tiếng Nhật hoàn toàn khác nhau. Đó là tôn kính ngữ và khiêm nhường ngữ. Hai kiểu kính ngữ này có đặc điểm và ứng dụng hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Tôn kính ngữ

Loại kính ngữ trong tiếng Nhật đầu tiên đó là tôn kính ngữ. Tôn kính ngữ được dùng khi nói về một hành động hay một trạng thái của người ở trên mình.

Ví dụ, khi bạn muốn nói về một hành động hay một trạng thái của thầy cô giáo thì bạn bắt buộc phải dùng 尊敬語.

Cách sử dụng tôn kính ngữ 

[おVます/ごVN]  になります。

Động từ thể liên dụng “になります” ở đằng sau và  “お” ở đằng trước.

Nếu là danh động từ thì sẽ có “になります” đằng sau và  “ご” ở đằng trước.

Ví dụ:

Hỏi 聞く kiku → お聞きになる

Gửi 送る okuru → お送りになる

Gặp 会う au → お会いになる

Lưu ý: Cách chia này không dùng cho một số động từ đặc biệt có trong bảng chia cố định. Ngoài ra, cách chia này cũng không dùng cho các động từ 1 âm tiết như 寝る、見る...

Trong một số trường hợp đặc biệt, bạn có thể “お” + Danh động từ thay vì sử dụng cấu trúc  “ご” + Danh động từ. Bốn trường hợp đặc biệt hay gặp nhất là 4 động từ食事、洗濯、掃除 và 電話.

Khiêm nhường ngữ

Khiêm nhường ngữ được sử dụng khi bạn muốn nói về hành động của chính mình hay người thân trong gia đình. Có hai loại khiêm nhường ngữ khác nhau. Cả hai loại này đều là kính ngữ trong tiếng Nhật khá phổ biến.

Loại khiêm nhường ngữ đầu tiên sử dụng cho hành động của bản thân hoặc người thân trong gia đình. Tuy nhiên hành động này phải liên quan trực tiếp đến người mà mình “tôn kính”. Ví dụ như bạn có thể sử dụng khi đến thăm nhà của cấp trên bằng cách hạ thấp hành động của mình. Như vậy, bạn đã thể hiện sự tôn trọng của mình đối với cấp trên.

Khiêm nhường ngữ được người Nhật sử dụng mỗi ngày 

Loại II được gọi là đinh trọng ngữ [丁重語]. Nó thường được dùng khi nói về hành động và trạng thái của bản thân khi hành động không có tác động trực tiếp đến người được “tôn kính”.

Cấu trúc của khiêm nhường ngữ như sau:

 [おVます/ごVN]  します。

Bạn có thể thay “します” bằng “いたします” để bày tỏ thái độ nhún nhường với người đối diện.

Ví dụ:

Thông thường: Tôi sẽ hướng dẫn anh về vấn đề này: この問題について案内します。

Khiêm tốn: Xin phép được hướng dẫn anh về vấn đề này: この問題についてご案内します。

Vậy là Dekiru vừa chia sẻ với bạn về những lưu ý sử dụng kính ngữ trong tiếng Nhật hợp ngữ cảnh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công! 
Xem thêm: Thông tin cơ bản về bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới học

Khi đã học tiếng Nhật tới một trình độ nhất định, các bạn sẽ cần phải học tới kính ngữ. Bởi kính ngữ là 1 phần quan trọng trong tiếng Nhật. Kính ngữ được dùng khá nhiều trong các tình huống trang trọng : để viết thư, để giao dịch mua bán hàng [mua hàng online, mua hàng tại cửa hàng]… Trong bài viết này, Tự học online xin giới thiệu với các bạn những kiến thức từ cơ bản tới nâng cao về kính ngữ tiếng Nhật. Các bạn hãy nắm được từ cơ bản tới nâng cao. Hoặc lưu lại để tra cứu khi cần thiết !

Kính ngữ tiếng Nhật là gì ?

Kính ngữ trong tiếng Nhật là 敬語 [keigo]. Kính ngữ là những từ ngữ thể hiện sự kính trọng hoặc tôn trọng đối với người đang giao tiếp với mình hoặc với ai đó được đề cập.

Thông thường khi mới học tiếng Nhật, chúng ta sẽ được làm quen với thể Vます [động từ chia dạng ます, ví dụ いきます : đi]. Vます là thể được dùng được trong khá nhiều tình huống và có thể coi là thể lịch sự [丁寧語 – Teineigo]. Tuy nhiên trong nhiều tình huống giao tiếp như : trao đổi thư từ với đối tác, với khách hàng hoặc với người đáng tôn trọng, chúng ta cần dùng những từ ngữ thể hiện thái độ tôn kính với đối phương. Những từ ngữ hoặc câu trang trọng dùng cho tình huống đó chính là kính ngữ.

Khiêm nhường ngữ là gì?

Trong các tình huống giao tiếp trang trọng ở trên, nếu chúng ta nói về đối tượng, hành động, sự việc… của đối phương, chúng ta sẽ dùng kính ngữ, còn nói về đối tượng, hành động, sự việc… của bản thân, chúng ta cần dùng những từ ngữ thể hiện sự khiêm nhường, hạ bản thân xuống. Những từ ngữ thể hiện sự khiêm nhường, hạ bản thân xuống đó gọi khiêm nhường ngữ . Khiêm nhường ngữ tiếng Nhật là : 謙譲語 – Kenjougo.

Quan hệ giữa 丁寧語, 敬語 và 謙譲語

Cách chia thể kính ngữ trong tiếng Nhật :

Đối với động từ

Có 2 cách chia :

Cách 1 :

Thêm お vào trước động từ thể  ます、sau đó bỏ ます và thêm になる(なります)

Ví dụ: 持つ → お持ちになります。

→ Khi chuyển sang thể sai khiến kính ngữ, chúng ta bỏ になります, và thêm ください vào phía sau động từ.

Ví dụ : 少々お待たせください。Xin hãy đợi một chút ạ.

Với các danh động từ có nguồn gốc Hán Nhật, chúng ta thêm ご vào phía trước động từ. Và thay vì dùng します, chúng ta dùng なさいます [là thể kính ngữ của します]。Ví dụ :

勉強する → ご勉強なさいます。

→ Với các động từ này, khi chuyển sang thể sai khiến, chúng ta chỉ cần bỏ なさいます ở trên và thêm ください vào phía sau. Ví dụ :

ご検討 (けんとう)ください Xin hãy xem xét ạ.

Các động từ bất quy tắc :

です → でございます

行く/来る → いらっしゃる

話す→おっしゃる

Một số động từ bất quy tắc khác, không theo các quy tắc phía trên, các bạn xem tại bảng liệt kê phía dưới bài viết.

Cách 2 : Chia động từ ở thể bị động

Với cách này, chúng ta chỉ cần chia động từ cần chia sang thể bị động là đã thành dạng kính ngữ.

Ví dụ: 待つ → 待たれる

高野先生、ベトナムへ行かれましたか。

Thầy Takano đã đi Việt Nam chưa ạ?

Tuy nhiên cách chia theo dạng bị động này ít phổ biến hơn so với cách chia phía trên.

Đối với danh từ :

Thông thường khi sử dụng danh từ để nói về sự vật, sự việc thuộc đối tượng cần sử dụng kính ngữ, chúng ta chỉ cần thêm お vào phía trước những danh từ thuần Nhật. Ví dụ : なまえ → お名前、みず → お水.

Với những danh từ Hán Nhật, vay mượn từ tiếng Hán, thường dùng thuần âm ôn, chúng ta thêm ご vào phía trước danh từ. Ví dụ : 検討 → ご検討 [go tenkotu : xem xét].

 Đối với tính từ :

Tính từ ít được chia sang thể kính ngữ. Thông thường chúng ta chỉ cần chia danh từ và động từ là đủ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu cần chuyển sang dạng kính ngữ, các bạn hãy thêm お/ご vào trước tính từ. Ví dụ : 上手→お上手. Ví dụ : お口がお上手ですね. Ngài quả là khéo ăn khéo nói.

Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật :

Cách sử dụng khiêm nhường ngữ

Khiêm nhường ngữ là những từ ngữ được dùng để nói về đối tượng, hành động, sự việc… của bản thân trong mối liên quan tới người cần coi trọng. Mục đích là thể hiện sự khiêm nhường, hạ bản thân xuống nâng đối phương lên. Trong các tình huống sử dụng kính ngữ thì khiêm nhường ngữ thường được sử dụng song song.

Hiệu quả của việc sử dụng Khiêm nhường ngữ

Lưu ý

là khiêm nhường ngữ chỉ dùng khi sự việc, hành động có mối liên hệ với đối phương cần coi trọng, chứ không phải trong khi giao tiếp trang trọng, cứ nói về bản thân là ta dùng khiêm nhường ngữ.

Ví dụ :

Khi nói : Tôi đã bắt anh phải đợi lâu – お待たせしました。 Thì hành động bắt đối phương phải đợi là hành động của bản thân mình, hành động này có liên quan tới đối phương, do vậy chúng ta dùng khiêm nhường ngữ.

Tuy nhiên cũng trong câu chuyện giữa 2 người đó, nếu ta kể về việc của ta, không liên quan tới đối phương, ví dụ : Tôi đã học tiếng Nhật ở Việt Nam, thì hành động học không có liên quan gì tới đối phương. Do vậy dù tình huống nói chuyện là trang trọng, chúng ta cũng chỉ dùng thể lịch sự là ます trong câu này :

私はベトナムで日本語を勉強しました。

Cách chia Khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật :

Về cơ bản khiêm nhường ngữ trong tiếng Nhật được chia bằng cách thêm お vào phía trước động từ, và cộng với します. Ví dụ :

持つ:お持ちします。 Tôi xin giữ, cầm [hộ anh chị]

待つ:お待ちします。 Tôi sẽ đợi [anh chị].

Một hình thức khiêm nhường hơn là thay vì sử dụng します, chúng ta dùng いたします.

Ví dụ : お待ちいたします [omachi itashimasu] : tôi cầm [giúp đồ cho anh chị]. お持ちいたします [omachi itashimasu] : tôi sẽ đợi.

Có một hình thức khiêm nhường ngữ khác cũng rất hay được sử dụng, nhất là với những danh động từ có nguồn gốc Hán Nhật. Đó là chuyển động từ về thể sai khiến và sau cùng thêm 頂きます(itadakimasu : nhận lấy] để bao hàm ý xin phép, mong được sự chấp nhận,

Ví dụ : ご紹介させていただきます [goshoukai sasete itadakimasu] : Tôi xin được phép giới thiệu.

Trong câu trên thì させて chính là thể sai khiến của します. Sau させて chúng ta thêm 頂きます(itadakimasu] để ngầm thể hiện ý xin phép được ご紹介 [goshoukai : giới thiệu].

Lưu ý :

Chắc hẳn sẽ có bạn thắc mắc 紹介 [shoukai : giới thiệu] là hành động của bản thân, như vậy thêm ご vào là sai ngữ pháp. Thực chất thì câu này có thể nói 紹介させて頂きます [shoukai sasete itadakimasu] cũng OK. Tuy nhiên ご紹介 trong tình huống này mang sắc thái ngôn ngữ lịch sự hay mỹ từ, do vậy trong câu này vẫn có thể chấp nhận được. Thực tế người Nhật cũng thường xuyên nói : ご紹介させていただきます

Động từ bất quy tắc

Trong khi sử dụng kính ngữ tiếng Nhật, ngoài cách chia ở trên thì có một số động từ không theo quy tắc nào cả. Những động từ này đòi hỏi chúng ta phải học thuộc :

言う Nói

Chuyển đổi sang kính ngữ : おっしゃる、言われる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 申(も)し上(あ)げる、申(もう)す

思う nghĩ

Chuyển đổi sang kính ngữ : 思われる、おぼしめす、お思いになる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 存(ぞん)ずる、存(ぞん)じ上(あ)げる

書く viết

Chuyển đổi sang kính ngữ : お書きになる、書かれる、お記になる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 書(か)く、記(しる)す、したためる、書かせていただく

考える suy nghĩ

Chuyển đổi sang kính ngữ : お考えになる、ご高察(こうさつ)くださる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 拝察(はいさつ)する、愚考(ぐこう)する

見る nhìn

Chuyển đổi sang kính ngữ : ご覧(らん)になる、見られる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 拝見(はいけん)する、見せていただく

聞く nghe

Chuyển đổi sang kính ngữ : お聞きになる、聞かれる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 拝聴(はいちょう)する、うかがう、承る(うけたまわる)

会う gặp

Chuyển đổi sang kính ngữ : お会いになる、会われる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : お会いする、お目にかかる、拝顔(はいがん)する

行く đi

Chuyển đổi sang kính ngữ : 行かれる、いらっしゃる、おいでになる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 伺(うかが)う、参(まい)る、上がる

来る tới

Chuyển đổi sang kính ngữ : おいでになる、来られる、いらっしゃる、お見えになる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 伺(うかが)う、参(まい)る、上がる

尋(たず)ねる hỏi thăm

Chuyển đổi sang kính ngữ : お尋ねになる、尋ねられる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 伺(うかが)う、お尋ねする、お伺いする

いる có, ở

Chuyển đổi sang kính ngữ : いらっしゃる、おいでになる、おられる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : おる

する làm

Chuyển đổi sang kính ngữ : される、なさる、あそばす

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : いたす、させていただく

与える đưa cho, tặng…

Chuyển đổi sang kính ngữ : お与えになる、賜(たまわ)る、くださる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 差(さ)し上(あ)げる、奉(たてまつ)る

もらう nhận

Chuyển đổi sang kính ngữ : お受けになる、お納(おさ)めになる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : いただく、頂戴(ちょうだい)する、拝受(はいじゅ)する、賜(たまわ)る

知る biết

Chuyển đổi sang kính ngữ : お知りになる、ご存じになる、知られる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 存ずる、存じ上げる、承(うけたまわ)る

食べる ăn

Chuyển đổi sang kính ngữ : お食べになる、食べられる、上がる、召し上がる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : いただく、頂戴(ちょうだい)する、賞味(しょうみ)する、口にする

着る mặc

Chuyển đổi sang kính ngữ : 着られる、召される、お召しになる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 身につける、着させていただく

読む đọc

Chuyển đổi sang kính ngữ : お読みになる、読まれる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : 拝読(はいどく)する

送る/贈る gửi, tặng

Chuyển đổi sang kính ngữ : お送り(お贈り)になる、お送り(お贈り)くださる、ご恵送 (けいそう)(ご恵贈)くださる

Chuyển sang khiêm nhường ngữ : お送り(お贈り)する、送らせて(贈らせて)いただく、送付する

Chuyển đổi danh từ bất quy tắc

Ngoài những động từ bất quy tắc trên, khi chuyển sang kính ngữ chúng ta cũng sẽ gặp rất nhiều danh từ không theo quy tắc thêm お/ご vào trước danh từ như đã được đề cập. Những danh từ này đòi hỏi chúng ta phải học thuộc để có thể chuyển đổi khi cần.

Bảng chuyển đổi danh từ kính ngữ

普段 – Thông thường  敬語 – Kính ngữ 
僕・わたし Tôi わたくし
今 Bây giờ ただ今
今度 Lần này この度 [kono tabi]
このあいだ Dạo này 先日 [senjitsu]
きのう Hôm qua さくじつ (昨日)
きょう Hôm nay 本日 [honjitsu]
あした Ngày mai 明日(みょうにち)
さっき Lúc trước, lúc nãy さきほど
あとで Sau đây のちほど
こっち Phía này, phía chúng tôi こちら
そっち Phía các vị, phía kia そちら
あっち Phía đó あちら
どっち Phía nào, bên nào どちら
だれ Ai どなた
どこ Ở đâu どちら
どう Như thế nào いかが
本当に Thật sự là [hontou ni] 誠に [makoto ni]
すごく Rất 大変 [taihen]
ちょっと Một chút, chút xíu 少々 [shoushou]
いくら Bao nhiêu いかほど
もらう Nhận 頂く[itadaku]

Một số lỗi hay gặp khi dùng kính ngữ tiếng Nhật

Dùng khiêm nhường ngữ với việc không liên quan tới đối phương

[X] 大学で勉強いたしました。

[O] 大学で勉強しました。

Việc tôi học ở trường đại học không có liên quan gì tới người nghe, do vậy không cần phải dùng khiêm nhường ngữ.

Dùng kính ngữ hay lịch sự ngữ cho phe ta

[X] 山田部長は只今いらっしゃいません

[O] 山田は只今おりません。

Trong tình huống này 山田 là trưởng phòng của chúng ta. Trong nội bộ thì chúng ta dùng kính ngữ. Nhưng với người ngoài thì anh ta thuộc phe ta. Chúng ta không dùng kính ngữ hoặc lịch sự ngữ khi nói với người ngoài.

Dùng quá nhiều kính ngữ

[X] お素敵なおかばんでいらっしゃいますね

[O] 素敵なおかばんですね

Anh có chiếc cặp đẹp thật đấy !

Trong câu thứ nhất, kính ngữ được dùng tới 3 lần : với tính từ お素敵, với danh từ おかばん và với động từ ですね. Chúng ta không cần dùng quá nhiều kính ngữ trong câu như vậy. Thêm nữa, でいらっしゃる thường không dùng với danh từ chỉ vật hay sự việc. いらっしゃいますね thường dùng để chỉ sự tồn tại của người cần kính trọng.

Dùng lẫn lộn kính ngữ

Khi chào cấp trên trong công ty :

[X] ご苦労様です。[go kurou sama desu] : Anh vất vả quá

Đây là câu chào của cấp trên với cấp dưới. Khi chào cấp trên, chúng ta phải dùng お疲れ様です [otsukare sama desu].

Bạn muốn biết thêm các lỗi khác để tránh? Hãy tham khảo thêm bài viết : Những lỗi kính ngữ hay gặp trong kinh doanh

Một số câu kính ngữ thường dùng trong kinh doanh

お世話になります。osewa ni narimasu. Rất mong anh giúp đỡ.

Câu này thường được dùng khi lần đầu gặp nhau trong kinh doanh. Hoặc viết mail liên lạc lần đầu.

お世話になっております。osewa ni natte orimasu. Cảm ơn các anh đã luôn giúp đỡ !

Câu này được dùng khi chào nhau giữa  hai đối tác đã có quan hệ qua lại. Khi viết thư cảm ơn, chúng ta cũng hay dùng cụm từ này.

いかがでしょうか。Câu này thường dùng để hỏi ý kiến cấp trên xem phương án của mình đưa ra có được không. Hoặc :

よろしかったでしょうか  trong câu : 商品はこちらでよろしかったでしょうか. Câu này dùng để hỏi ý kiến của khách hàng về sản phẩm của chúng ta. Xem họ dùng và thấy sản phẩm có tốt không.

承知致しました shouchi itashimashita. Tôi đã hiểu rồi ạ. Câu này dùng để thông báo với đối phương rằng mình đã hiểu mệnh lệnh mà đối phương đưa ra.

Xem thêm : một số câu kính ngữ nhất định gặp trong kinh doanh

Xưng hô trong kính ngữ và khiêm nhường ngữ

Một mảng nữa cần lưu ý khi sử dụng kính ngữ và khiêm nhường ngữ, đó là vấn đề cách xưng hô. Các bạn hãy tham khảo bảng cách xưng hô trong kính ngữ [khi nói về đối phương và người của đối phương], khiêm nhường ngữ [khi nói về bản thân hoặc người thuộc phe bản thân]. ở phía dưới

Những cặp từ xưng hô cơ bản, thông dụng :

Thông thường Kính ngữ Khiêm nhường ngữ
自分/相手 [tên gọi] 様
夫[chồng] ご主人様 [chồng], (名 tên gọi + sama)
妻 [vợ] 奥様
父 [bố] お母様
母 [mẹ] お母様
子供 [con] お子様 子供
会社 [công ty] 貴社 当社、弊社
上司 [cấp trên] ご上司 上司

Danh sách chi tiết :

自分 [jibun] / 相手 [aite] : bản thân/đối phương

Kính ngữ : あなた -> 貴方 [kihou] 、あなた様、貴兄 [kike] : quý anh、貴殿 [kiden]、貴君 [kikun]、○○ [tên gọi] 様

Kiêm nhường ngữ : 私 ->私ども、小生(shousei. Dùng cho nam giới)、僕(boku, dùng cho nam giới)、当方 [touhou]

夫 [otto : chồng]

Kính ngữ : ご主人様 [go shuujin sama : chồng, 旦那様 [danna sama] : chồng、ご夫君 [go fukun] : ngài phu quân、○○様(名 tên gọi + sama)

Kiêm nhường ngữ : 夫 [otto], 主人 [shuujin], 宅 [taku], gọi trực tiếp tên

妻 [vợ]

Kính ngữ : 奥様、御奥様、奥方様、ご令室様、令夫人

Kiêm nhường ngữ : 妻、家内、女房、愚妻

父 [bố]

Kính ngữ : お父様、ご尊父様、父上様、お父上、お父君

Kiêm nhường ngữ : 父、老父、おやじ(男性)

母 [mẹ]

Kính ngữ : お母様、ご尊母様、母上様、お母上、お母君

Kiêm nhường ngữ : 母、老母

両親 [bố mẹ]

Kính ngữ : ご両親様、お父様お母様、お二方様

Kiêm nhường ngữ : 両親、父母、老父母、二親

祖父 [ông]

Kính ngữ : おじい様、ご祖父様、ご隠居様、祖父君

Kiêm nhường ngữ : 祖父

祖母 [bà]

Kính ngữ : おばあ様、ご祖母様、ご隠居様、祖母君

Kiêm nhường ngữ : 祖母

子供 [con]

Kính ngữ : お子様(方)、お子さん、○○様

Kiêm nhường ngữ : 子供(達)、○○(名前)

息子 [con trai]

Kính ngữ : ご令息様、ご子息様、ご長男様、ご次男様、○○様(さん、ちゃん)

Kiêm nhường ngữ : 息子、せがれ、長男、次男、○○(名前)

娘 [con gái]

Kính ngữ : ご令嬢様、お嬢様、ご息女様、○○様(さん、ちゃん)

Kiêm nhường ngữ : 娘、長女、次女、○○(名前)

兄 [anh trai]

Kính ngữ : お兄様、兄上様、兄君、ご令兄様

Kiêm nhường ngữ : 兄、長兄、次兄

姉 [chị gái]

Kính ngữ : お姉様、姉上様、姉君、ご令姉様

Kiêm nhường ngữ : 姉、長姉、次姉

弟 [em trai]

Kính ngữ : 弟様、弟君、ご令弟様、弟さん

Kiêm nhường ngữ : 弟、○○(名前)

妹 [em gái]

Kính ngữ : 妹様、妹君、ご令妹様、妹さん

Kiêm nhường ngữ : 妹、○○(名前)

伯父(叔父)chú, bác

Kính ngữ : 伯父(叔父)様、伯父(叔父)上様

Kiêm nhường ngữ : 伯父(叔父)

伯母(叔母)cô, gì

Kính ngữ : 伯母(叔母)様、伯母(叔母)上様

Kiêm nhường ngữ : 伯母(叔母)

甥 [oi – cháu trai]

Kính ngữ : 甥御様、ご令甥様、○○様(名前)

Kiêm nhường ngữ : 甥、○○(名前)

姪 [mei- cháu gái]

Kính ngữ : 姪御様、ご令姪様、○○様(名前)

Kiêm nhường ngữ : 姪、○○(名前)

親族/家族 [gia đình]

Kính ngữ : ご親族様、ご家族様、ご一族様、ご一統様

Kiêm nhường ngữ : 親族、一家、一族、一統、

友人 [bạn bè]

Kính ngữ : ご友人、ご親友、お友達、ご学友

Kiêm nhường ngữ : 友人、友達、親友、学友、旧友

先生 [giáo viên]

Kính ngữ : 先生、お師匠様、ご恩師様、○○先生

Kiêm nhường ngữ : 先生、師匠、恩師、尊師

会社 [công ty]

Kính ngữ : 貴社、御社

Kiêm nhường ngữ : 当社、弊社、小社

上司 [cấp trên]

Kính ngữ : ご上司、ご上役、貴社長、貴部長、貴課長

Kiêm nhường ngữ : 上司、社長、部長、課長

贈り物 [đồ biếu]

Kính ngữ : ご配慮、ご高配、ご厚志、ご芳志、お心づくしの品、結構なお品、佳品

Kiêm nhường ngữ : 粗品、心ばかりの品、ささやかな品、寸志

手紙 [thư]

Kính ngữ : お手紙、お便り、ご面書、ご書簡、ご書状、貴書

Kiêm nhường ngữ : 手紙、書面、書状、書中、寸書

名前 [tên gọi]

Kính ngữ : お名前、ご芳名、ご尊名

Kiêm nhường ngữ : 名前

住所/住居 [địa chỉ]

Kính ngữ : ご住所、御地、貴地、貴家、貴邸、貴宅

Kiêm nhường ngữ : 住所、当地、当方、こちら、我が家、小宅、拙宅

考え/意見 [suy nghĩ, ý kiến]

Kính ngữ : お考え、ご意見、ご高見、ご趣旨

Kiêm nhường ngữ : 私見、愚考、思案、所見

安否 [an nguy]

Kính ngữ : ご清祥、ご清栄、ご健勝、ご多幸、お変わりなく、ご無事

Kiêm nhường ngữ : 無事、相変わらず、変わりなく

返事 [trả lời]

Kính ngữ : ご返事(お返事)、ご返答、ご返信、ご回答

Kiêm nhường ngữ : 返事、返答、返信、回答

Trên đây là nội dung tổng hợp kiến thức cần thiết về kính ngữ tiếng Nhật. Nếu bạn sử dụng tiếng Nhật trong công việc, nhất định những kiến thức về kính ngữ này sẽ được sử dụng. Để luyện tập thêm các bạn có thể tham khảo chuyên mục : mẫu thư tiếng Nhật để có thể biết cách sử dụng kính ngữ, cũng như biết cách viết thư bằng tiếng Nhật.

Nguồn tham khảo : wiki

Mời các bạn cùng tham khảo các bài viết khác trong chuyên mục : tiếng Nhật giao tiếp

We on social : Facebook - Youtube - Pinterest

Video liên quan

Chủ Đề