Khi nhiệt độ của vật càng cao thì nhiệt năng của vật như thế nào

Nhiệt độ của vật càng cao thì:

A. Nhiệt năng càng nhỏ.

B. Nhiệt năng không đổi.

C. Nhiệt năng càng lớn.

D. Nhiệt năng lúc lớn lúc nhỏ.

Khi thả một quả bóng xuống đất, mỗi lần quả bóng nảy lên, chúng ta thấy độ cao của quả bóng giảm dần, cuối cùng không nảy lên nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay chuyển thành một dạng năng lượng khác?

Chúng ta cùng tìm hiểu về nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì? cách làm thay đổi nhiệt năng? để có thể giải đáp cho câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

I. Nhiệt năng

Bạn đang xem: Nhiệt năng là gì? Nhiệt lượng là gì? Cách làm thay đổi nhiệt năng – Vật lý 8 bài 21

– Nhiệt năng là gì? Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

– Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

II. Cách làm thay đổi nhiệt năng

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:

• Thực hiện công: Ví dụ như chà xát đồng tiền xu xuống mặt bàn

Truyền nhiệt: Ví dụ như thả đồng tiền xu vào nước nóng

III. Nhiệt lượng

– Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun [J].

IV. Câu hỏi và vận dụng

* Câu C1 trang 74 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để chứng tỏ khi thực hiện công lên miếng đồng, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Lời giải:

– Cọ xát miếng đồng nhiều lần lên nền nhà khi đó miếng đồng sẽ nóng dần lên.

– Dùng búa đập lên miếng đồng nhiều lần, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C2 trang 75 SGK Vật Lý 8: Các em hãy nghĩ ra một thí nghiệm đơn giản để minh họa việc làm tăng nhiệt năng của một vật bằng cách truyền nhiệt.

* Lời giải:

– Đặt miếng đồng lên nắp một nồi nước đang sôi, sau một thời gian, miếng đồng sẽ nóng lên.

* Câu C3 trang 75 SGK Vật Lý 8: Nung nóng một miếng đồng rồi thả vào một cốc nước lạnh. Hỏi nhiệt năng của miếng đồng và của nước thay đổi như thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

* Lời giải:

– Nhiệt năng của miếng đồng sẽ giảm và nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

* Câu C4 trang 75 SGK Vật Lý 8: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt?

* Lời giải:

– Hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công.

* Câu C5 trang 75 SGK Vật Lý 8: Hãy dùng những kiến thức đã học trong bài để giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài.

“Trong thí nghiệm về thả quả bóng rơi [H.21.1], mỗi lần quả bóng nảy lên, độ cao của nó lại giảm dần. Cuối cùng không nảy lên được nữa. Trong hiện tượng này rõ ràng là cơ năng đã giảm dần. Vậy cơ năng đã biến mất hay đã chuyển thành một dạng năng lượng khác?”

* Lời giải:

– Do va chạm với mặt đất [thực hiện công] mà cơ năng đã chuyển hóa thành nhiệt năng làm nóng quả bóng và mặt đất [ở chỗ và va chạm] chứ không mất đi.

Hy vọng qua bài viết về nhiệt năng là gì? nhiệt lượng là gì? cách làm thay đổi nhiệt năng ở trên giúp ích cho các em. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại bình luận dưới bài viết để THPT Sóc Trăngghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo Dục

Khi nhiệt độ tăng hay giảm thì nhiệt năng của vật như thế nào? Vì sao?

Nêu mối liên hệ giữa nhiệt năng của 1 vật với nhiệt độ của vật.

Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Nhiệt năng có thể được trao đổi giữa các vật hay hệ thống do sự khác biệt về nhiệt độ.

Với giải câu hỏi 4 phần Ôn tập trang 101 sgk Vật lí lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Vật lí 8. Mời các bạn đón xem:

Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học – Bài 29: Ôn tập trang 101 SGK Vật lí 8. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

1. Các chất được cấu tạo như thế nào?

Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.

2. Nêu hai đặc điểm của nguyên tử và phân tử cấu tạo nên chất đã học trong chương trình này.

Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng, giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

3. Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có mối quan hệ như thế nào?

Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

4. Nhiệt năng của một vật là gì? Khi nhiệt độ của vật tăng thì nhiệt năng tăng hay giảm? Tại sao?

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

5. Có mấy cách để thay đổi nhiệt năng? Tìm một ví dụ cho mỗi cách.

Có hai cách làm thay đổi nhiệt năng là thực hiện công và truyền nhiệt.

Hs tự tìm ví dụ.

6. Chọn các kí hiệu dưới đây cho vào chỗ trống cho thích hợp.

Chất/

Cách truyền nhiệt

Rắn

Lỏng

Khí

Chân không

Dẫn nhiệt

*

+

+

Đối lưu

*

*

Quảng cáo

Bức xạ nhiệt

+

+

*

7. Nhiệt lượng là gì? Tại sao đơn vị của nhiệt lượng lại là Jun?

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi. Vì là số đo nhiệt năng nên đơn vị của nhiệt lượng cũng là Jun như đơn vị của nhiệt năng.

8. Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K có nghĩa là gì?

Nói nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K, có nghĩa là muốn cho 1 kg nước nóng lên thêm 10C cần 4200J.

9. Viết công thức tính nhiệt lượng và nêu tên đơn vị của các đại lượng có mặt trong công thức này.

Q = m.c.Δt. Trong đó, Q là nhiệt lượng vật thu vào hoặc tỏa ra, đơn vị là J, m là khối lượng của vật, đơn vị là kg, Δt là độ tăng hoặc giảm của nhiệt độ, đơn vị là 0C [hoặc K]

10. Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt. Nội dung nào của nguyên lí này thể hiện sự bảo toàn năng lượng?

Khi có hai vật trao đổi nhiệt với nhau thì:

– Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn cho tới khi nhiệt độ hai vật bằng nhau.

– Nhiệt độ do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.

Nội dung thứ hai thể hiện sự bảo toàn năng lượng.

11. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg có nghĩa là gì?

Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn.

Nói năng suất tỏa nhiệt của than đá là 27.106J/kg, có nghĩa là 1kg than đá khi bị đốt cháy hoàn toàn sẽ tỏa ra một nhiệt lượng bằng  27.106 J.

12. Tìm ví dụ cho mỗi hiện tượng sau đây:

– Truyền cơ năng từ vật này sang vật khác

– Truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác

– Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng

– Nhiệt năng chuyển hóa thành cơ năng

Tùy theo ví dụ của học sinh.

13. Viết công tức tính hiệu suất của động cơ nhiệt.

 H = A/Q. Trong đó A là công có ích mà động cơ thực hiện được, tính ra Jun, Q là nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra, tính ra Jun.

Video liên quan

Chủ Đề