Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024

Bệnh tiểu đường đang có xu hướng gia tăng chóng mặt. Vậy nên nhiều người thắc mắc liệu tiểu đường có lây không khi họ phải sống chung hoặc tiếp xúc với người bị tiểu đường. Mời độc giả cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường, là bệnh rối loạn chuyển hoá không đồng nhất, có biểu hiện đặc trưng là lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Tình trạng tăng glucose huyết do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin, về tác động của insulin hoặc cả 2, khiến chuyển hóa đường, đạm, mỡ và chất khoáng bị rối loạn nghiêm trọng. Nếu tăng glucose trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều biến chứng khác như: rối loạn chuyển hóa lipid, protide, carbohydrate, tổn thương ở tim, mạch máu, thần kinh, mắt và thận. Gồm có 3 loại tiểu đường: Tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường cần theo dõi glucose thường xuyên

Dấu hiệu bị tiểu đường

Dấu hiệu cảnh báo bệnh đường thay đổi theo loại, có nhiều triệu chứng nhẹ làm người bệnh khó phát hiện. Khi có biến chứng rõ ràng người bệnh bắt đầu đi khám và điều trị. Biểu hiện của tiểu đường tuýp 1: Hầu như các triệu chứng điển hình này diễn tiến nhanh trong vài ngày, vài tuần:

  • Cảm thấy cơ thể mệt mỏi, nhanh đói: Khi cơ thể không tạo ra đủ lượng insulin hoặc các tế bào trong cơ thể kháng lại insulin làm glucose trong máu không thể hấp thu và lấy năng lượng. Vì thế người mắc tiểu đường sẽ thấy mệt mỏi, đói hơn.
  • Uống nhiều nước vẫn khát và đi tiểu nhiều: Người bình thường sẽ đi tiểu 4-7 lần/24 giờ, nhưng với người tiểu đường type 2 sẽ đi tiểu nhiều hơn. Lý do là lượng glucose trong máu lên quá cao khiến thận không thể hấp thu lại được, từ đó glucose sẽ được thải qua đường tiểu. Chính vì thế mà bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn, khiến cơ thể mất nước và thấy khát.

Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024
Uống nhiều nước hơn bình thường có thể là dấu hiệu bị tiểu đường

  • Sụt cân bất thường: Sau vài ngày đến vài tuần mất nước, người bệnh sẽ thấy tình trạng ăn nhiều mà vẫn sụt cân.
  • Da bị khô ngứa và khô miệng: Nguyên nhân là do cơ thể mất nước nên miệng và da bị khô, da khô nên người bệnh thấy ngứa.

Một số biểu hiện lâm sàng của tiểu đường type 2 phát triển âm thầm trong nhiều năm, do các triệu chứng không rõ như thể tiểu đường type 1. Nếu gặp những dấu hiệu nghi ngờ sau, người bệnh nên đi khám sớm nhất có thể:

  • Vết thương lâu lành: Do glucose trong máu quá cao làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu khiến cho các vết thương chậm lành hơn bình thường. Bên cạnh đó, hệ thần kinh cũng bị tổn thương dẫn đến tình trạng bệnh nhân tê chân
  • Nhiễm trùng ở nếp gấp ẩm của da: Hay còn gọi là nhiễm trùng nấm men. Ở những vùng da ẩm như kẽ ngón chân, tay, vùng dưới ngực, cơ quan sinh dục bị nhiễm trùng do nấm men ăn glucose, khi glucose tập trung nhiều một chỗ sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường sẽ xuất hiện một số biểu hiện như khát nước, đi tiểu nhiều. Nhờ thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose ở tuần thai thứ 24-28, bệnh thường được chẩn đoán ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.

Giải đáp: Tiểu đường có lây không?

Nhiều người mắc bệnh đái tháo đường thường lo lắng tiểu đường có lây không và tiểu đường lây qua đường nào? Tiểu đường là bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hoá nội tiết, không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó, câu trả lời chắc chắn là tiểu đường không lây nhiễm từ người này cho người khác.

Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024
Bệnh tiểu đường không lây qua bất cứ đường nào

Tuy nhiên, tiểu đường có thể di truyền. Một số trường hợp khi trong gia đình tiền sử bị bệnh đái tháo đường, thì bạn có nguy cơ cao sẽ bị bệnh này, theo nghiên cứu, nguy cơ con cái bị tiểu đường type 1 lên đến 10% (nếu bố bị bệnh) và 4% (đối với mẹ). Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường cũng chịu ảnh hưởng bởi lối sống sinh hoạt hàng ngày, nhất là thực đơn ăn uống giống nhau, khiến nhiều người lầm tưởng tiểu đường lây qua đường ăn uống. Những người trong cùng một gia đình thường có một thói quen không tốt giống nhau, nên tăng nguy cơ cùng mắc tiểu đường.

Một số câu hỏi liên quan

Bên cạnh "tiểu đường có lây không" thì người bệnh cũng thắc mắc rất nhiều vấn đề khác, cụ thể như: Tiểu đường có ảnh đến chuyện vợ chồng, hiến máu, dùng chung máy glucose,...Thông tin dưới đây sẽ trả lời cho bạn.

Bị tiểu đường ảnh hưởng gì đến chuyện chăn gối?

Bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường sinh dục nhưng lại có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh lý và tâm lý người bệnh. Đối với phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng cao sẽ mắc các bệnh lý khác như viêm nhiễm đường sinh dục. Tình trạng này khiến phụ nữ mất tự tin và cảm thấy đau rát khi quan hệ. Còn đối với nam, khi bị đái tháo đường, dây thần kinh ở bộ phận sinh dục bị tổn thương, khiến dương vật chỉ cương cứng một trong thời gian ngắn hoặc có thể không thể cương cứng. Nếu nặng hơn, bệnh đái tháo đường còn khiến đàn ông liệt dương. Theo thống kê, cứ 3 người bị tiểu đường thì có 1 người bị liệt dương.

Bệnh nhân đái tháo đường có thể hiến máu không?

Bệnh đái tháo đường liên quan đến máu nên nhiều người thắc mắc qua đường máu bệnh tiểu đường có lây không. Trên thực tế, bệnh đái tháo đường không lây qua đường máu, nên người bị tiểu đường hoàn toàn có thể hiến máu hoặc nhận máu của người bệnh tiểu đường mà không bị mắc bệnh này.

Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024
Bệnh tiểu đường vẫn có thể đi hiến máu bình thường

Giảm cân có thể khỏi bệnh tiểu đường không?

Giảm cân không phải là phương pháp điều trị hết bệnh đái tháo đường, bởi đây là bệnh mạn tính và cần được phát hiện, điều trị sớm nhất có thể. Tuy nhiên, giảm cân đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ và phòng chống bệnh. Do đó người mắc bệnh tiểu đường cần chú ý theo dõi và kiểm soát cân nặng.

Những người bị đái tháo đường có thể dùng chung máy đo glucose không?

Bệnh đái tháo đường không có khả năng lây nhiễm theo đường máu hay bất cứ đường nào. Tuy nhiên khi dùng máy đo glucose, người bệnh cần được thực hiện đúng quy trình và không dùng chung kim và que thử với người khác để tránh nhiễm trùng.

Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường nếu không theo dõi và điều trị sớm sẽ gây nên những biến chứng nghiêm trọng, vì vậy cần chủ động phòng ngừa từ sớm. Để phòng bệnh tiểu đường, bạn cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh cùng kết hợp tập luyện và tầm soát tiểu đường định kỳ. Bạn có thể tham khảo một số biện pháp hữu ích để phòng ngừa mắc và biến chứng tiểu đường như sau:

  • Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát bệnh tiểu đường. Người bệnh cần áp dụng nguyên tắc cơ bản trong ăn uống đó là cung cấp đủ dinh dưỡng để đường huyết không tăng sau ăn và hạ đường huyết khi đói. Bữa ăn cần được kiểm soát lượng đường, mỡ và cân bằng tỷ lệ protein, carbohydrate và chất béo và theo dõi đường huyết sau bữa ăn. Những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần bổ sung như: rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... Hạn chế dùng những loại nước ngọt có ga, rượu bia, thuốc lá, bánh kẹo ngọt, tinh bột,...

Bệnh tiểu đường lây truyền như thế nào năm 2024
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa tiểu đường

  • Rèn luyện sức khỏe, duy trì tập thể thao đều đặn hàng ngày: Vận động không chỉ giúp bạn làm đẹp chỉ số đường huyết mà còn tốt cho tim mạch. Nên áp dụng chế độ tập thường xuyên, không nghỉ quá 2 ngày trong 1 tuần. Bệnh nhân tiểu đường có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để tập luyện cho phù hợp với tình trạng bệnh. Với người làm văn phòng hay phải ngồi nhiều, mỗi tiếng nên đứng lên đi lại nhẹ nhàng để làm tăng sự nhạy cảm insulin.
  • Bên cạnh đó, uống đủ nước và kiểm soát cân nặng, stress cũng rất tốt trong phòng ngừa bị tiểu đường.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi “tiểu đường có lây không” và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Bệnh viện Đa khoa Phương Đông được đầu tư cơ sở hạ tầng khang trang, hệ thống máy móc xét nghiệm hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ là chuyên gia đầu ngành về nội tiết, cam kết mang lại dịch vụ tư vấn, chẩn đoán và điều trị bệnh tiểu đường đạt hiệu quả cao. Quý khách cần giải đáp thắc mắc hay đăng ký dịch vụ, liên hệ ngay Tổng đài 19001806.

Bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào?

Nếu bạn chưa biết người bị tiểu đường nên ăn gì, hãy tham khảo các thực phẩm sau nhé:.

Trứng. Nếu nói về thực đơn cho người tiểu đường thì không thể thiếu trứng. ... .

Rau xanh. Những loại rau xanh như rau cải xanh, cải xoăn, cải bó xôi,… ... .

Quế ... .

Hạt chia. ... .

Quả hạch. ... .

Dầu ô liu nguyên chất. ... .

Gạo trắng. ... .

Trái cây sấy khô.

Bệnh tiểu đường di truyền bao nhiêu phần trăm?

Theo các nghiên cứu về di truyền trong bệnh đái tháo đường cho thấy khả năng con cái bị bệnh đái tháo đường từ cha mẹ là rất cao, có thể lên đến 75 % nếu cả cha và mẹ đều mắc phải bệnh này.

Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Dấu hiệu phát hiện sớm bệnh Đái tháo đường.

Khát nước và uống nước nhiều..

Cơ thể yếu kém, mệt mỏi thường xuyên..

Ăn nhiều nhưng sụt cân..

Đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu tăng cao..

Tầm nhìn giảm sút..

Xuất hiện nhiều vết thâm nám..

Viêm nướu..

Vết thương lâu lành..

Bệnh tiểu đường có thể sống được bao nhiêu năm?

Vậy, bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm? Câu trả lời là 60 - 70 năm. Thậm chí thời gian có thể lâu hơn nếu như bệnh nhân kiểm soát được tình trạng sức khỏe và những yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ. Ngoài ra, giữa bệnh tiểu đường type 1 và type 2 sẽ có thời gian tuổi thọ khác nhau.