Bệnh trào ngượcdạ dày thực quản là gì năm 2024

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản [GERD], còn được gọi là trào ngược axít hoặc ợ nóng, là bệnh tiêu hóa mạn tính. Bệnh xảy ra khi axít trong dạ dày tràn ngược [trào ngược] lên thực quản [ống dẫn thức ăn]. Tình trạng trào ngược axít này gây kích ứng và đôi khi có thể làm tổn thương lớp niêm mạc thực quản. Axít dạ dày cũng có thể tiếp xúc với dây thanh hoặc thậm chí tràn ngược vào phổi.

Trong quá trình tiêu hóa bình thường, van cơ giữa dạ dày và thực quản, gọi là cơ thắt thực quản dưới, mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày và đóng lại để ngăn thức ăn và dịch axít dạ dày tràn ngược vào thực quản. GERD thường xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới bị suy yếu hoặc khiếm khuyết. Tình trạng này khiến cho axít dạ dày tràn ngược vào thực quản.

Thỉnh thoảng bị trào ngược axít là bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra trên hai lần một tuần trong vài tuần, đó có thể là dấu hiệu của GERD.

Các triệu chứng của GERD là gì?

Triệu chứng thường gặp nhất của GERD là ợ nóng, là cảm giác nóng rát ở ngực lan từ dạ dày đến cổ họng. Các triệu chứng khác có thể xảy ra của GERD bao gồm:

  • Ợ hơi
  • Chướng bụng đầy hơi
  • Khàn tiếng
  • Cảm giác vướng nghẹn ở họng
  • Vị đắng trong miệng [chứng trào ngược axít]
  • Đau hoặc khó chịu ở ngực
  • Đau và khó nuốt
  • Đau họng kéo dài
  • Ho kéo dài

Nguyên nhân gây ra GERD là gì?

Không có nguyên nhân duy nhất nào được xác định là gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản. GERD thường xảy ra khi van cơ giữa dạ dày và thực quản bị suy yếu hoặc khiếm khuyết. Tình trạng này khiến cho axít dạ dày tràn ngược vào thực quản.

Những yếu tố nào gây nguy cơ GERD?

Các yếu tố sau có thể dẫn đến khởi phát GERD hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược axít:

  • Một số bệnh lý nhất định, như hội chứng Zollinger-Ellison hoặc xơ cứng bì.
  • Tăng áp lực vùng bụng do béo phì hoặc mang thai.
  • Tăng sản xuất gastrin, loại hoóc-môn có chức năng điều hòa quá trình tiết axít dạ dày.
  • Thoát vị khe thực quản, tình trạng xảy ra khi phần trên của dạ dày thoát vị lên lồng ngực thông qua khe hở ở cơ hoành. Tình trạng này làm giảm áp lực trong cơ thắt thực quản.
  • Một số loại thuốc, bao gồm thuốc hen suyễn, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc kháng histamine, thuốc giảm đau, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm.
  • Một số loại thực phẩm và đồ uống, như đồ chiên, đồ cay hoặc giàu chất béo, sô-cô-la, bạc hà, cà phê hoặc đồ uống có cồn.
  • Hút thuốc hoặc hít khói thuốc thụ động.

Biến chứng và các bệnh liên quan của GERD là gì?

Đôi khi, GERD có thể dẫn đến các biến chứng sau:

  • Sưng dây thanh, hay còn gọi là viêm thanh quản trào ngược
  • Hẹp [tắc nghẽn] thực quản gây ra bởi các mô sẹo hình thành do loét tái phát nhiều lần
  • Bệnh Barrett thực quản, tình trạng thay đổi ở mô thực quản do GERD kéo dài gây ra, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản
  • Tổn thương phổi, có thể bao gồm xơ hóa phổi và giãn phế quản
  • Loét thực quản, gây ra bởi tình trạng nóng rát do axít dạ dày

Làm thế nào để phòng tránh GERD?

Có thể thực hiện một vài thay đổi trong lối sống và dùng một số loại thuốc không kê đơn để kiểm soát bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Những biện pháp này còn có thể giúp ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ bệnh chuyển thành bệnh mạn tính.

Theo thống kê, 10-20% người lớn từng bị trào ngược dạ dày thực quản ít nhất một lần trong đời. Đặc biệt, mỗi khi thời tiết thay đổi chuyển lạnh vào mùa đông thì trào ngược dạ dày lại tái phát và trở nặng.

1.Thế nào là bệnh trào ngược dạ dày?

Trào ngược dạ dày- thực quản còn được gọi là trào ngược axit dạ dày, là tình trạng trào ngược từng lúc hay thường xuyên của dịch dạ dày lên thực quản. Trào ngược dạ dày thực quản có thể sinh lý, chức năng [không ảnh hưởng sinh hoạt và phát triển thể chất của cơ thể] hoặc bệnh lý có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác.

2. Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản

Có các nguyên nhân từ thực quản, từ dạ dày và các ảnh hưởng từ cơ quan khác trong cơ thể

Nguyên nhân do thực quản bao gồm: Suy cơ thắt dưới thực quản, thoát vị hoành.

Nguyên nhân tại dạ dày: Ứ đọng lại thức ăn tại dạ dày, áp lực ổ bụng tăng đột ngột.

Một số nguyên nhân khác như: Stress làm tăng tiết cortisol, thói quen ăn uống không lành mạnh, những yếu tố bẩm sinh, béo phì..

3. Biểu hiện của trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản thường có các biểu hiện như: Ợ hơi, ợ nóng, ợ chua; Buồn nôn, nôn; Đau, tức ngực; Khó nuốt; Khản giọng và ho; Miệng tiết ra nhiều nước bọt; Đắng miệng. Ngoài ra người bệnh có thể chán ăn, sụt cân, bị thiếu máu, hoặc chảy máu ở đường tiêu hóa

4. Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?

Nội soi chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản tại Bệnh viện Bãi Cháy.

Việc chẩn đoán trào ngược dạ dày thông thường không dựa trên các thăm dò hay xét nghiệm nào, mà dựa chủ yếu trên các triệu chứng của người bệnh trên cơ sở đã loại trừ các triệu chứng đau ngực nguy hiểm hay các bệnh lý khác của đường tiêu hóa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện một số thăm do hay xét nghiệm giúp chẩn đoán trào ngượcdạ dày thực quản.

Các xét nghiệm chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

- Nội soi dạ dày thực quản

- Kỹ thuật đo pH - trở kháng thực quản 24 giờ

- Đo áp lực và nhu động thực quản

- Làm xét nghiệm Peptest

Tuy nhiên không phải ai cũng cần đến thực hiện các phương pháp này.

5. Cách chữa trào ngược dạ dày thực quản

Khi được chẩn đoán trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các biện pháp điều trị trào ngược dạ dày thực quản bao gồm: Thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

BN đến khám bệnh vì bệnh trào ngược dạ dày thực quản tại phòng khám yêu cầu Bệnh viện Bãi Cháy.

6. Tại sao trào ngược dạ dày thực quản dễ tái phát vào mùa lạnh?

Khi thời tiết chuyển lạnh làm giảm độ dày của lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc nên dạ dày dễ bị tác động và tổn thương hơn. Thêm nữa không khí lạnh kích thích hàm lượng histamin trong máu tăng, dịch acid dạ dày tăng tiết nhiều hơn làm cho dạ dày co bóp mạnh.

Nhiều người có chế độ ăn uống và ủ ấm cơ thể chưa khoa học, trong đó có thói quen uống rượu hoặc hút thuốc lá vì nghĩ có thể giúp làm ấm cơ thể. Tuy nhiên đây là những chất kích thích có hại đến đường tiêu hóa.

Thêm nữa thời tiết chuyển lạnh, nhiều người lại có xu hướng ăn thức ăn có nhiều gia vị, cay nóng, lượng thực phẩm ăn cũng nhiều hơn và vô tình tạo gánh nặng cho dạ dày… đây là những yếu tố dẫn đến trào ngược dạ dày dễ tái phát vào mùa lạnh.

Ngoài ra, giai đoạn chuyển mùa lạnh lại là thời điểm sức đề kháng cơ thể cũng bị giảm càng dễ phát sinh và tái phát bệnh trào ngược dạ dày.

7. Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây biến chứng nguy hiểm

Trào ngược dạ dày thực quản dễ xảy ra các biến chứng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Viêm họng mạn tính: Khi lượng dịch vị acid trào ngược lên vùng hầu họng dễ gây viêm nhiễm với các triệu chứng: ho, vướng đờm ở cổ. Nếu không giữ ấm vùng cổ khi ra ngoài đường tình trạng bệnh sẽ nặng thêm.

Nhiều người chỉ uống thuốc trị viêm họng bằng kháng sinh thông thường mà không chú ý đến trào ngược dạ dày thì hiệu quả điều trị cũng không đạt kết quả cao.

Viêm thanh quản, phế quản: Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học, kèm theo acid dạ dày trào lên dẫn đến người bệnh trào ngược dạ dày dễ bị viêm thanh quản. Bệnh gây rát họng, mất tiếng, khàn tiếng… do khi ngủ là thời điểm acid tiết ra nhiều gây trào ngược ảnh hưởng đến dây thanh quản.

Bệnh nếu không được kiểm soát tốt thì viêm thanh quản, phế quản dễ bị tái phát thành mạn tính.

Những biến chứng khác: Trào ngược dạ dày thực quản tái phát và biến chứng nặng hơn với các triệu chứng: đầy bụng, mất cảm giác thèm ăn, nuốt vướng, nghẹn cổ... Đây là biểu hiện của biến chứng loét thực quản, hẹp thực quản.

8. Phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản

Dạ dày dễ bị ảnh hưởng khi thời tiết thay đổi và chuyển lạnh. Vì vậy, bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản cần sử dụng thuốc điều trị phù hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý góp phần giúp giảm tối đa trào ngược dạ dày thực quản tái phát:

- Nên ăn uống điều độ, khoa học, chia nhỏ bữa ăn và ăn đa dạng có nhiều chất xơ. Tránh ăn quá no hay để dạ dày quá đói. Không nên ăn đồ ăn chua, cay…

- Nghỉ ngơi hợp lý và hạn chế thức khuya.

- Tránh xa khói thuốc lá vì nó chứa rất nhiều độc tố đối với cơ thể như nicotin, hắc ín, formaldehyde, cyanid… làm ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch, hệ tiêu hóa và hô hấp.

Trào ngược dạ dày thực quản điều trị bao lâu?

Bệnh nhân có thể phải điều trị 8 tuần hoặc 12 tuần, thậm chí là suốt đời. Đây là câu trả lời của các chuyên gia đầu ngành Tiêu hóa tại hội thảo “Tuân thủ điều trị trào ngược dạ dày thực quản từ căn bản đến chuyên sâu”, do Liên chi hội Khoa học tiêu hóa TP. HCM tổ chức sáng nay [20/3].

Trào ngược dạ dày thực quản do Á là gì?

Viêm thực quản trào ngược độ A là tình trạng thành niêm mạc bị tổn thương tương đối nhẹ, với các vết viêm, xước

Chủ Đề