Bóc tách túi thai nên nằm như thế nào

Ngày đăng : 26-11-2021 Lượt xem : 220

  6 Tư thế nằm khi bị thai bị bóc tách là những tư thế giúp mẹ bầu thư giãn, thoải mái hơn, cũng như tốt cho thai nhi, hạn chế việc sảy thai. Bên cạnh đó, thai phụ cần hỏi ý kiến bác sĩ về các chế độ chăm sóc khác để đảm bảo  an toàn cho sức khỏe của bé.

THAI BỊ BÓC TÁCH LÀ GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

  Trước khi xác định những tư thế nằm khi thai bị bóc tách thì bạn cần biết được thế nào là bóc tách túi thai, cũng như mức độ nguy hiểm của tình trạng này như thế nào.

  Bóc tách túi thai là tình trạng bị tụ máu ở quanh túi thai. Hiện tượng này có nguy cơ dọa sảy thai trong 3 tháng đầu mang thai. Đối với tình trạng thai bị bóc tách, kích thước của vùng bóc tách túi thai rất quan trọng.

  Nếu diện tích vùng bóc tách chiếm một nửa túi thai thì sẽ được gọi là bóc tách 50%, nếu thai bị bóc tách chỉ một góc thì bác sĩ sẽ đo và báo cụ thể cho thai phụ về tỉ lệ bóc tách là 5%, 10% hay 15%,... Tỷ lệ thai bị bóc tách càng lớn thì phôi thai càng bị đe dọa.

  Thai bị bóc tách là hiện tượng nguy hiểm dẫn tới dọa sảy thai ở những tháng đầu khi mang thai. Nhiều trường hợp bóc tách túi thai còn gây ra xuất huyết nặng, đe dọa tới tính mạng của thai phụ.

Bóc tách thai rất nguy hiểm

  Mối liên hệ giữa mức độ nguy hiểm với tỷ lệ bóc tách thai như sau:

  ➣  Tỷ lệ bóc tách thai 10%: khả năng giữ lại thai rất cao nếu như thai phụ tuân thủ theo đúng những hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ.

  ➣  Tỷ lệ bóc tách túi 20%: khả năng giữ thai lúc này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc tuân thủ các hướng dẫn từ bác sĩ cũng như nguyên nhân nào dọa sảy thai. Nếu như phôi thai vẫn còn và thai vẫn có dấu hiệu phát triển thì thai phụ không cần quá lo lắng, hãy kiêng quan hệ tình dục, chú ý nghỉ ngơi, không đi lại nhiều, ăn uống bồi bổ, tránh stress,... để giữ thai an toàn.

  ➣  Nếu tỷ lệ bóc tách túi thai là 30% trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ động thai, thai lưu, sảy thai có khả năng lên tới 50%.

  ➣  Nếu tỷ lệ bóc tách là 50% thì hiện tượng này hết sức nguy hiểm, rất khó giữ thai, nguy cơ sảy thai lên tới 90%.

  Chính vì vậy mà khi được chẩn đoán thai bị bóc tách, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến việc nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng và uống uống [nếu được bác sĩ kê đơn] đúng cách để đẩy lùi nguy cơ, bảo vệ sự phát triển bào thai an toàn.

TƯ THẾ NẰM KHI BỊ THAI BỊ BÓC TÁCH

  Chọn tư thế nằm phù hợp khi thai bị bóc tách sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thư giãn, thoải mái sau một khoảng thời gian dài đau đớn, mệt mỏi. Nhờ đó mà bào thai bên trong tử cung cũng ổn định ơn, không bị đè ép cũng như không chèn ép lên mẹ nhiều. Vậy tư thế nằm khi bị thai bị bóc tách như thế nào là phù hợp?

  ➥ Nằm thật thoải mái

  Các chuyên gia khuyên mẹ bầu khi bị bóc tách thai có thể lựa chọn nhiều tư thế để nghỉ ngơi, miễn sao cảm thấy thật thoải mái. Bởi vì vào 3 tháng đầu thời kì mang thai, thai nhi vẫn còn nhỏ, bụng chưa nặng và to, chưa gây ra nhiều ảnh hưởng tới tư thế nằm của thai phụ. Thì lúc này, mẹ chỉ cần chọn cho mình tư thế nằm thật thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ mà không cảm thấy khó chịu hay gò bó là được. Nhưng chị em nên tránh tư thế nằm sấp quá nhiều hay quá lâu nhé!

  Nhiều người còn bị đau khi thay đổi tư thế nằm, đau phần bụng trên và cả người mệt mỏi. Nếu vậy, bạn nên chọn tư thế nằm thật dễ chịu rồi cố gắng nằm yên tĩnh, không cử động nhiều và nhanh chóng đi vào giấc ngủ là tốt nhất.

  Nếu như cảm thấy khó chịu và muốn xoay người thì bạn hãy xoay thật nhẹ nhàng và từ từ. Mẹ bầu cũng có thể đề nhiều gối bên cạnh để ôm và làm điểm tựa, hoặc chèn dưới chân nếu thích.

  ➥ Tư thế nằm nghiêng bên trái, chân phải gấp, chân trái duỗi

  Đây là tư thế nằm khi bị thai bị bóc tách giúp dưỡng thai và an thai được các chuyên gia khuyến khích. Khi bạn nằm về bên trái, hoạt động của tim sẽ tốt hơn, giúp máu dễ dàng lưu thông hơn và chuyển máu tới dạ con, thận, bào thai cũng như đưa máu từ tĩnh mạch về tim.

Tư thế nằm khi bị thai bị bóc tách

  Ở tư thế này, thai nhi cũng sẽ thấy thoải mái và an toàn hơn. Tạo điều kiện cho các dưỡng chất và thuốc làm tốt nhiệm vụ của mình, chữa lành vết thai bị bóc tách, tiến vào bào thai nuôi dưỡng thai phát triển khỏe mạnh.

  Tuy nhiên, khi nằm nghiêng như vậy sẽ dễ có cảm giác hụt và bị căng cơ ở phía sau lưng. Nên thai phụ có thể nằm nghiêng một góc 30 đô so với phương nằm, và đặt một cái gối kê dưới lưng là được.

  Ngoài ra, nếu bạn thích gác chân thì có thể để một cái gối giữa hai chân để tạo khoảng cách và đồng thời làm giảm áp lực lên khớp xương chậu.

  ➥ Nằm treo chân

  Phần lớn những tình trạng bị thai bị bóc tách nhẹ không cần phải nhập viện, bác sĩ sẽ cho thai phụ về nằm nghỉ ngơi tại nhà thì có thể nằm tư thế nào, miễn cảm thấy thoải mái và không tác động quá nhiều đến thai nhi là được.

  Nhưng nếu bị bóc tách thai nặng, trên 25%, dọa sảy thai thì cần phải nhập viện để điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm nội tiết, uống thuốc giảm co và yêu cầu treo chân để giữ thai.

  Khi chân bị treo dốc ngược 90 độ sẽ làm cho lưng cực kỳ đau nhức, triền miên qua nhiều ngày khiến mẹ bầu đau đớn. Nhưng vì con đang gặp nguy hiểm nên thời gian này rất cần sự quan tâm và động viên từ phía người thân, đặc biệt là người chồng.

  Trên đây là một số tư thế nằm khi bị thai bị bóc tách các mẹ bầu có thể tham khảo. Việc thụ thai thành công đã không dễ dàng, đến khi giữ thai lại còn khó hơn. Vì vậy, chị em nên chú ý từ những chi tiết nhỏ nhất như ngồi, nằm, đi đứng, hoạt động, ăn uống,... để bảo vệ con khỏe mạnh trong thời kì động thại nguy hiểm này nhé!

  Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác, bạn hãy nhấn vào KHUNG TƯ VẤN dưới đây hoặc gọi đến HOTLINE để được các chuyên gia tư vấn kĩ lưỡng.

  Chúc bạn vui khỏe!

Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:

Bật mí bài thuốc đông y gia truyền chữa bóc tách túi thai

Hết bóc tách túi thai chỉ với 10 ngày thuốc

Nhiều thai phụ mang thai ở 3 tháng đầu của thai kỳ thấy hoang mang, lo lắng vì hiện tượng thai bóc tách. Tuy nhiên các mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng. Trường hợp thai bóc tách dưới 50%, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng phác đồ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý thì sẽ hết bóc tách, và em bé phát triển bình thường.

          Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên điều trị các trường hợp như: động thai, dọa sảy thai, tụ dịch màng nuôi, bóc tách túi thai, nhau bám thấp, hở eo tử cung, cổ tử cung ngắn,... Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn xin đưa ra một số lời khuyên về chế độ ăn uống, sinh hoạt cho các thai phụ bị bóc tách túi thai như sau:

Về chế độ sinh hoạt khi bị bóc tách túi thai

Thai phụ bị bóc tách túi thai cần hạn chế đi lại, vận động mạnh, tránh mang, vác nặng, không nên leo cầu thang. Trường hợp thai bóc tách trên 30% nên nằm trên giường, gác cao chân.

Kiêng quan hệ vợ chồng trong thời gian này.

Không vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến tử cung co bóp có thể khiến tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn.

Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng quá mức sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.

Nên ăn uống, nghỉ ngơi đúng giờ.

Khám thai định kỳ để theo dõi những biến chuyển kịp thời.

Uống thuốc bổ an thai theo hướng dẫn của thầy thuốc

Về chế độ ăn uống khi bị bóc tách túi thai

Thai phụ nên ăn uống đa dạng các loại thực phẩm. Nên cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể người mẹ cũng như thai nhi. Nên ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu sắt và acid folic, và các loại vitamin như: rau bina, rau cải kale, bưởi, cam, quýt, trứng, sữa, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt,...

Nên uống đủ nước từ 2lit đến 2.5lit nước/ mỗi ngày.

Thai phụ nên ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, mềm nhưng dễ tiêu.

Trường hợp thai phụ có tiền sử bị táo bón cần lưu ý: nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ, dễ đi đại tiện, tuyệt đối tránh bị táo bón trong giai đoạn này, bởi nếu thai phụ bị táo bón, phải rặn mạnh khi đi đại tiện có thể ảnh hưởng tới cơ tử cung, làm tăng nặng tình trạng thai bóc tách.

Trong thời gian thai bóc tách thai phụ không nên ăn các thực phẩm có tính hàn mạnh như: bột sắn dây sống có thể gây tiêu chảy.

Không nên ăn các thực phẩm có thể khiến tử cung co bóp nhiều như: đu đủ xanh, rau ngót.

Kiêng các thực phẩm cay, nóng như: ớt, hạt tiêu có thể gây kích thích đường tiêu hóa, ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng bệnh.

Nếu người mẹ nghén nhiều, nôn nhiều cần hạn chế các thực phẩm có nhiều mùi, dễ gây nôn.

Lưu ý: Khi bị bóc tách túi thai, ngoài chế độ ăn uống, sinh hoạt như lời khuyên trên thì thai phụ nên dùng thuốc theo chỉ định của thầy thuốc. Hiện phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn có bài thuốc điều trị bóc tách túi thai rất hiệu quả. 90% bệnh nhân chỉ cần dùng 1 liệu trình thuốc là hết bóc tách, mẹ khỏe con khỏe, yên tâm chờ đến ngày sinh. Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với số Hotline 18006834 [Miễn phí cước gọi] để được các thầy thuốc chuyên khoa về sinh sản tư vấn cho bạn.

Tham khảo một số món ăn bài thuốc tốt cho trường hợp bóc tách túi thai.

Cháo gà, gạo nếp an thai, bổ dưỡng, điều trị bóc tách túi thai.

Chuẩn bị: Gạo nếp, gạo tẻ lượng vừa đủ, gà ác 1 con, hạt sen, tía tô.

Chế biến: Các nguyên liệu rửa sạch, cho lên bếp đun nhừ. Khi chín thái thêm lá tía tô cho vào bát ăn khi còn ấm.

Cháo cá chép tác dụng an thai, tốt cho trường hợp bóc tách túi thai

Chuẩn bị: Cá chép 1 con [khoảng 500g], gạo nếp 100g, hành hoa, gừng, các loại gia vị.

Chế biến: Cá chép bỏ sạch ruột, đánh vẩy rửa sạch và đem ướp với gừng, mắm, muối khoảng 20 phút. Cho cá chép, gạo nếp vào nồi thêm 500ml nước, ninh đến khi nhừ gạo nếp. Nêm nếm gia vị vừa miệng, và cho thêm hành ăn sẽ ngon hơn.

Nên ăn: ngày 1 lần, cần ăn liền 10 ngày.

Cháo hạt sen giàu dinh dưỡng, tốt cho trường hợp bóc tách túi thai

Chuẩn bị: Hạt sen 50g, gạo nếp 100g, đường trắng 20g.

Chế biến: Hạt sen bỏ vỏ, bỏ tâm, cùng gạo nếp xay thành bột. Cho vào nồi thêm vừa nước rồi đun sôi kỹ, quấy đều tay khi cháo chín thì cho đường, cháo sôi lại là được.

Cháo bí ngô an thai, hỗ trợ điều trị bóc tách túi thai.

Chuẩn bị: Gạo 50g, bí ngô 30g, đường mạch nha 20g.

Chế biến: Bí ngô rửa sạch thái hạt lựu. Sau đó nấu chung với 50g gạo. Nếu mẹ thích ăn ngọt hãy cho thêm 1 chút xíu đường mạch nha. Ngày mẹ ăn 1 lần có tác dụng an thai rất tốt.

Theo thaythuoccuaban.com

Video liên quan

Chủ Đề