Khu tam giác vàng ở đâu

Tam giác Vàng là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới của ba nước Lào, Thái Lan và Myanmar. Vùng đất này đang hồi sinh bằng cách khai thác chính “huyền thoại chết chóc” của mình. Thực hiện một hành trình đến với Tam giác Vàng - vùng đất lẫy lừng trong quá khứ sẽ là một chuyến đi khám phá đầy thú vị, đặc biệt là dành cho những du khách ưa thích sự phiêu lưu và mạo hiểm.

Vùng Tam giác Vàng là biên giới của 3 nước Lào - Thái Lan - Myanmar

Ngày nay, Tam giác Vàng đã trở thành khu du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn. Dù đây là một trong những điểm du lịch có rất nhiều nguy hiểm nhưng vẫn có sức hút kỳ diệu đối với hàng triệu du khách.

Nơi đây ngày càng thu hút du khách đến du lịch khám phá

Du khách đến Tam giác Vàng là đến bên lãnh địa của Thái Lan. Từ trên cao, nhìn khu Tam giác Vàng sẽ thấy Lào bên phải, Myanmar phía trên bên trái và xa xa trên cao là Trung Quốc.

Nằm trên bờ sông Mêkông, thành phố Chiang Rai - một tỉnh biên giới miền Bắc Thái Lan, nơi đây vào những năm 70 đã từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa khét tiếng. Nơi đây thường xuyên xảy ra các cuộc thanh trừng giữa các băng đảng ma túy, các tay buôn bán ma túy luôn có tay súng phục kích ẩn nấp bắn tỉa những mối nghi ngờ để bảo vệ những chuyến hàng.

Thành phố Chiang Rai thuộc khu vực Tam giác Vàng, nơi đây từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa

Tại Chiang Rai, có nhiều khách sạn nhà hàng cao cấp đang được xây dựng trên các khu đồi cao ở Le Meridien Baan Boran, Chiang Sean. Từ đây du khách có thể  chiêm ngưỡng toàn bộ phong cảnh xứ Lào, Myanmardòng sông Mêkông thơ mộng vào bất kì thời điểm nào trong ngày hay chiêm ngưỡng phong cảnh của toàn bộ thành phố.

Nhiều resort cao cấp được xây dựng trên các đồi cao
...giúp du khách quan sát được toàn bộ thành phố Chiang Rai

Bên bờ sông thuộc lãnh thổ Thái Lan, các hoạt động diễn ra hết sức sôi nổi, sầm uất với các dịch vụ du lịch như: thuê xuồng bè, các trang phục đồ dùng cho du khách. Mỗi khách chỉ cần bỏ ra từ 300 đến 800 baht là sẽ được họ phục vụ tận tình và chu đáo với những thứ cần thiết. Đối diện phía bờ bên kia của Myanmar là những khách sạn, tụ điểm vui chơi, giải trí và có cả những sòng bạc hiện đại.

Việc đi lại giữa hai tỉnh Chiang Rai [Thái Lan]tỉnh Mea Sai [Myanmar] được thực hiện nhờ vào cây cầu hữu nghị tại Mea Sai.

Ranh giới giữa Thái Lan và Myanmar là một cây cầu nhỏ bắc ngang qua sông

Chiang Rai còn tạo cho du khách nhiều bất ngờ bởi “Bảo tàng Nha Phiến” độc nhất vô nhị trên thế giới, nằm gần bãi bồi Tam Giác Vàng. Đây là nơi giới thiệu lịch sử phát triển của loài cây anh túc [thuốc phiện], các tác động và cuộc chiến ma túy, nơi sinh sống của nhóm người dân tộc Karen cổ dài...

Làng dân tộc Karen cổ dài

Nếu đến Chiang Rai mà không đến thăm bản Therd Thai thì chưa thể gọi là đi du lịch Tam giác Vàng. Đây là địa danh ở cách tỉnh lị 42 km về phía Bắc, cách đây 17 năm, trùm thuốc phiện Khun Sa và thuộc hạ đã chiếm đóng làm căn cứ để sản xuất và cung ứng thuốc phiện cho thị trường toàn cầu. Con đường dẫn tời sào huyệt của tên tội phạm quốc tế này rất hiểm trở, ngoằn ngoèo dọc theo những sườn đồi, vách đứng.

Trên đường đi tới sào huyệt của Khun Sa có những bộ lạc thiểu số với trang phục kì lạ, những bộ đồ ấy làm cho họ toát lên nét đặc thù hết sức độc đáo, lạ mắt và trở thành tiêu điểm cuốn hút khách thập phương. Du khách tới Tam giác Vàng phía Thái Lan cũng được chiêm ngưỡng các mặt hàng thủ công do người dân các dân tộc thiểu số nơi đây tự làm như đồ dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ cho đến các món đồ ăn lạ miệng.

Ngoài Tam giác Vàng, Chiang Rai cũng như mọi miền đất khác trên xứ Thái, đều có những chùa và tháp ấn tượng. Nổi tiếng nhất là Wat Phra That Doi Tung, nằm trên đỉnh núi Doi Tung - ngọn núi cao nhất tỉnh Chiang Rai với độ cao 2.000 mét, nằm gần biên giới Myanmar. Ngôi chùa được xây dựng khoảng thế kỷ X và được vị vua nổi tiếng Mengrai tái thiết vào thế kỷ XIII. Đây là điểm du lịch hành hương quen thuộc của các tín đồ Phật giáo từ cả hai quốc gia lân cận.

Wat Phra That Doi Tung nằm trên đỉnh núi Doi Tung

Du khách cũng có thể đến thăm Wat Phra Kaew, ngôi chùa được chỉ định làm chùa hoàng gia đầu tiên ở Chiang Rai với pho tượng đúc bằng đồng thau và đồng đỏ lớn nhất Thái Lan.

Nếu đến Chiang Mai, bạn nên dành một ngày để đi Chiang Rai thăm White Temple, được xây dựng bằng vôi vữa trắng, sơn trắng. White Temple được thể hiện như con đường đi qua cửa địa ngục để đến Niết bàn, với dòng sông chia cách hai thế giới, con người đang bị đày đọa dưới địa ngục, các vị thần…

Restroom [nhà vệ sinh] hoành tráng và độc nhất vô nhị trên thế giới tại khu White Temple. Tất cả được dát một màu vàng sáng với kiến trúc đặc thù như một đền chùa.

Chợ đêm Night Bazaar rất nổi tiếng tại Chiang Mai, lúc nào cũng tấp nập du khách. Chợ bán đa số là hàng thủ công mỹ nghệ, hàng handmade rất đẹp, giá cả rất rẻ của vùng Chiang Mai và các tỉnh phía bắc Thái Lan.

Chợ đêm ở Chiang Mai

Sưu Tầm

Nhắc đến Tam Giác Vàng, chắc hẳn ai cũng biết đây địa điểm nổi tiếng của Thế Giới trong việc trồng, sản xuất, buôn bán ma túy. Tuy nhiên, Tam Giác Vàng ở đâu, lịch sử ra sao, tại sao nên đến Tam Giác Vàng để tham quan… là những câu hỏi chưa hẳn ai cũng biết. Với kinh nghiệm nhiều năm tổ chức tour du lịch Chiang Mai, Chiang Rai, yellowcabpizza.vn xin gửi tới các bạn thông tin A-Z về vùng đất huyền thoại này


1. Tổng quan về Tam Giác Vàng

Tam Giác Vàng, nhiều người chỉ nghĩ đó là một cồn đất nhỏ hình tam giác, được bồi đắp bởi dòng sông Mekong, đoạn chảy qua Myanmar chuẩn bị vào Thái Lan. Du khách một lần đến thăm đều cố gắng lưu lại cho mình một bức ảnh với cồn cát giữa sông này làm kỷ niệm

Thực tế về mặt diện tích, Tam Giác Vàng thực ra là một vùng đất rộng lớn, có diện tích bằng một nửa so với miền Bắc Việt Nam, trải dài từ tỉnh Mong Hpayak của Myanmar, sang Chiang Rai của Thái LanPhong Sa Lì của Lào. Phần lớn diện tích của Tam Giác Vàng là đồi núi, có độ cao hơn 1000m so với mực nước biển, thời tiết luôn lạnh và ẩm ướt, rất thích hợp trồng cần sa và anh túc.

Đến giữa thế kỷ 20, việc trồng và sản xuất thuốc phiện ở Tam Giác Vàng bùng nổ trên quy mô lớn, cao điểm chiếm tới ¾ sản lượng thuốc phiện trên toàn cầu. Cùng với đó, Tam Giác Vàng cũng trở thành vùng đất vô cùng nguy hiểm với những cuộc tranh chấp bằng súng giữa quân đội chính phủ và tội phạm, giữa tội phạm với tội phạm, khiến không biết bao nhiêu người đã bỏ mình nơi đây.

Cần phải nói thêm, vì lý do nằm tại khu vực giao thoa giữa ba quốc gia: Myanmar, Lào và Thái Lan, sử dụng đơn vị tiền tệ khác nhau, nên toàn bộ giao dịch mua/ bán ma túy xảy ra trên vùng đất này phải được sử dụng bằng vàng, đó là lý do tại sao nơi đây được gọi với cái tên mỹ miều: Tam Giác Vàng.

Bạn đang xem: Tam giác vàng ở đâu

Qua thời gian, nhờ có sự đấu tranh quyết liệt của quân đội các nước, những hoạt động buôn bán, trồng cây thuốc phiện cũng dần bị xóa bỏ, thay vào đó khu vực Tam Giác Vàng trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng, những cánh đồng anh túc năm xưa được thay bằng những thửa ruộng hoa màu, cây trái quanh năm xanh tốt.

2. Câu truyện về những ông trùm nổi tiếng của Tam Giác Vàng

Nổi tiếng nhất của vùng đất này có lẽ là ông trùm Khun Sa, nhưng không phải ai cũng biết, ông tổ của nghề trồng và sản xuất thuốc phiện tại Tam Giác Vàng là một quân nhân, một cựu tướng lĩnh của Quốc Dân Đảng [Trung Quốc]- Lý Di

2.1 Ông Tổ Nghề Trồng Cây Thuốc Phiện Tại Tam Giác Vàng: Lý Di

Lý Di sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vân Nam, ông đi theo đường quân ngũ, tham gia cuộc chiến tranh Bắc Phạt. Sau khi nội chiến Trung Quốc nổ ra, Lý Di đứng về phía Quốc Dân Đảng, tích cực chống lại Đảng Cộng Sản. Cuộc đời Lý Di trải qua vô vàn trận chiến lớn nhỏ, lập rất nhiều chiến công và được Tưởng Giới Thạch phong hàm tướng vào năm 1945.

Tháng 10 Năm 1949, phe Quốc Dân Đảng thất bại, Tưởng Giới Thạch cùng bộ máy chính quyền phải lưu vong sang Đài Loan, riêng Lý Di rút quân về phía nam, vượt biên giới Thái Lan, đồn trú cùng với người đồng bào dân tộc Shan ở phía Bắc Myanmar [ Dân tộc Shan có nguồn gốc từ Vân Nam sang Myanmar, tuy sinh sống trên vùng lãnh thổ Myanmar nhưng lại không phục tùng sự quản lý của chính phủ]

Tại đây, Lý Di tự thành lập một nhà nước của người Shan, tìm cách gây dựng lực lượng hòng chiếm lại Vân Nam. Tuy nhiên, vì không có sự viện trợ, Lý Di đã chỉ đạo cho quân đội của mình trồng cây thuốc phiện, tích lũy tài sản, mua vũ khí và huấn luyện binh lính.

Cuối năm 1953, với sự can thiệp của Mỹ, 7000 quân đội bao gồm cả Lý Di buộc phải rời Tam Giác Vàng, di chuyển theo đường hàng không về Đài Loan. Tuy nhiên,7000 binh lính còn lại dưới sự chỉ đạo của thủ lĩnh mới: La Tinh Hán không tuân lệnh, vẫn kiên trì bám trụ, tổ chức trồng và sản xuất thuốc phiện với quy mô lớn hơn, mua bán vũ khí, nuôi dưỡng hy vọng về một vùng đất tự trị. Cho đến năm 1967, tàn quân của Quốc Dân Đảng đã phải đụng độ với một thế lực mới trong vùng: Khun Sa

2.2 Huyền Thoại Vùng Tam Giác Vàng: Khun Sa

Khun Sa, sinh năm 1933, là người gốc Trung Quốc [ Bố là người Trung Quốc, mẹ là người dân tộc Shan], sinh ra tại Tam Giác Vàng, thuộc lãnh thổ Myanmar. Khun Sa được ăn học đàng hoàng, thậm chí là được học rất nhiều về văn hóa Trung Hoa. Tuy nhiên, lớn lên tại vùng đất của cái chết trắng, Khun Sa hiểu rõ giá trị của loài cây ma quỷ này, nên hắn chỉ học vừa đủ, chỉ chuyên tâm nghiên cứu về cách trồng và chế biến thuốc phiện

Kế thừa địa vị của cha anh, cùng với kiến thức có được, năm 18 tuổi, Khun Sa đã rất có tiếng nói, được tôn làm người đứng đầu một nhánh của người Shan. Bắt đầu từ thời gian này, hắn tự mình xây dựng lực lượng, huấn luyện binh lính, lần lượt đánh bật nhiều thế lực ra khỏi Tam Giác Vàng. Đến năm 1967, xung đột về lợi ích giữa người bản địa dân tộc Shan và tàn quân Quốc Dân Đảng xảy ra, dẫn đến cuộc đụng độ đẫm mãu giữa Khun Sa và La Tinh Hán, những cuộc chiến dài ngày có cả sự tham ra của không quân Thái Lan và Lào. Kết quả: Khun Sa bại trận, bị tống vào nhà lao

Hai năm sau, được sự giúp đỡ của đàn em, Khun Sa trốn ra ngoài. Bài học cay đắng sau thất bại khiến hắn tinh vi hơn, tổ chức trồng, sản xuất, xuất khẩu thuốc phiện vô vùng bài bản, và có vẻ hạn chế hơn trong những tranh chấp địa bản, chủ yếu dùng đối thoại thay vì vũ khí, quan hệ nhiều hơn với chính quyền. Khun Sa chỉ đạo đồng bào người Shan trồng cây anh túc trong những vùng núi cao của Lào, nhưng khi thu hoạch thì đem chế biến tại Myanmar, nhưng khi xuất khẩu sang toàn thế giới lại từ Thái Lan. Lượng thuốc phiện đạt đỉnh điểm vào những năm 80, khi mà 60% lượng heroin tuồn vào Mỹ và ¾ lượng ma túy trên thế giới được Khun Sa cung cấp. Người ta gọi Khun Sa là Hoàng Tử của cái chết. Sự tinh vi và nghiêm khắc của Khun Sa còn nằm ở chỗ, binh lính của Khun Sa không được phép nghiện, ma túy dùng để bán chứ không phải dùng để hút.

Từ những năm 1980, chính phủ Myanmar ngày càng ra nhiều biện pháp để đối phó với vấn đề ma túy tại Tam Giác Vàng. Nhưng với Khun Sa, chính phủ chỉ có một cách duy nhất là thuyết phục, khoan hồng song song với việc chèn ép bằng cách tiếp sức cho đối thủ của Khun Sa là bấy giờ là Ngụy Học Khang [tử tù gốc Hoa trốn đến, gây dựng sự nghiệp tại Tam Giác Vàng]

Cuối cùng vào năm 1996, Khun Sa đầu thú, chấp nhận chính sách khoan hồng của chính phủ Myanmar, sống dưới sự theo dõi đặc biệt trong một khu biệt thự tại Yangon, và mất đi lúc tuổi già vào năm 2007.

Xem thêm: Bút Chì Tiếng Anh Là Gì ? Cách Gọi Tên Các Loại Bút Trong Tiếng Anh

Trùm ma túy Khun Sa- Chụp cùng nhà báo người Úc- Stephen Rice năm 1988

Sau khi loại bỏ được trùm ma túy Khun Sa, chính phủ các nước không còn nhiều vướng bận, đã trực tiếp dùng vũ trang để lần lượt giải quyết những ông trùm khác, vận động người dân bỏ cây thuốc phiện trồng cây hoa màu, để vùng đất Tam Giác Vàng trở thành khu du lịch, vùng đất xanh và an toàn được nhiều du khách đến thăm.

Ngày nay, trong tour du lịch Chiang Mai, miền Bắc Thái Lan, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, phong tục, tập quán và chiêm bái những ngôi chùa tại Chiang Mai, Chiang Rai, mà còn được đặt chân đến vùng Tam Giác Vàng, chứng kiến đồi chè, cây ăn trái và cà phê bạt ngàn.

Chi tiết tour du lịch Chiang Mai 4 ngày 3 đêm TẠI ĐÂY

3. Nên Đến Thăm Những Địa Điểm Nào Thuộc Tam Giác Vàng

Tam Giác Vàng ngày nay đang từng ngày được thay da đổi thịt, không ngừng phát triển trước cơn lốc du lịch toàn cầu. Du khách đến thăm Tam Giác Vàng phần lớn đều xuất phát từ sự tò mò về vùng đất tự trị, buôn bán ma túy để trang bị vũ trang. Đây là một vùng rộng lớn, vì thế, theo kinh nghiệm du lịch Chiang Mai của yellowcabpizza.vn, bạn nên đến những điểm tham quan như dưới đây: 

3.1 Bản Therd Thai- mọt trong những đại bản doanh của trùm ma túy Khun Sa

Nằm cách Chiang Rai chừng 42km, bản Therd Thai từng là đại bản doanh của trùm thuốc phiện Khun Sa, là căn cứ để thực hiện công đoạn cung ứng ma túy ra thị trường toàn cầu. Con đường đến bản Therd Thai ngoằn ngoèo, uốn lượn, hiểm trở học theo sườn đồi, nhiều đoạn đường vách đứng cheo leo. Địa thế hiểm trở là lý do khiến ông trùm có thể kê cao gối ngủ trước những đợt truy bắt gắt gao của cảnh sát Thái Lan. Trên đường đi, du khách có thể dễ dàng bắt gặp những bộ tộc thiểu số với trang phúc độc đáo, là tiêu điểm hấp dẫn du khách. Ngoài ra, du khách cũng được chứng kiến những lán trại cũ còn sót lại, hoang tàn với mái tôn rỉ sét, nơi được dùng để tàng trữ ma túy trước khi xuất khẩu

3.2 Nhà Thuốc Phiện

Nhà thuốc phiện- tên tiếng anh: “The House of Opium”, nằm tại thị trấn Sop Ruak, Chiang Rai, Chiang Mai, Thái Lan. Thực tế đây được coi là bảo tàng, thuộc sở hữu tư nhân bởi một người phụ nữ có tên Patcharee Srimatyakul, người có nhiều nghiên cứu về cây thuốc phiện. Tại đây, du khách có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về cây anh túc như:

Công cụ và đồ vật để trồng, thu hoạchCông cụ để buôn bán thuốc phiện như ống, cânTiêu bản cây anh túc khôCông cụ để sử dụng thuốc phiện

Ngoài ra, nơi đây cũng có nhiều tài liệu mô tả về đời sống, tinh thần, văn hóa của những người bộ tộc từng tham gia vào hoạt động trồng thuốc phiện với mục đích xóa bỏ đói nghèo

3.3 Bảo Tàng Thuốc Phiện

Với quy mô to lớn hơn rất nhiều Nhà Thuốc Phiện, Bảo Tàng Thuốc Phiện [ Tiếng Anh là The Hall of Opium] là nơi trưng bày, trình bày rất nhiều về cây thuốc phiện nhằm mục đích giáo dục con người tránh xa khỏi cái chết trắng

Cánh đồng hoa anh túc [ Nhân tạo]- tìm hiểu nhiều loại anh túc khác nhauMô hình quán trà- Nơi mọi người đến uống trà và hút thuốc phiệnKhu vực trình bày những tác động của thuốc phiện- Nơi cho thấy những ảnh hưởng xấu của ma túy đến cá nhân và xã hộiKhu vực cung cấp thông tin lịch sử: nguồn gốc thuốc phiện, chiến tranh thuốc phiện, trùm thuốc phiện, buôn lậu ma túy

3.4 Wat Pu Kao- Chụp ảnh lưu niệm với Tam Giác Vàng

Một lần đến thăm vùng đất của thuốc phiện, chắc hẳn ai cũng muốn tìm một địa điểm thích hợp để có những bức ảnh để đời. Và Wat Pu Kao là một lựa chọn lý tưởng nhất. Đây thực chất là một ngôi đền, nhưng lại nổi tiếng bởi có tầm nhìn bao quát tới cả ba quốc gia: Thái Lan, Lào, Myanmar. Nơi có cồn đất nhỏ nằm giữa dòng sông Mekong- có thể coi là biểu tượng của khu vực Tam Giác Vàng.

Xem thêm: Tư Vấn Mua Tư Vấn Cyradar Là Gì, Cyradar Internet Shield

Nếu muốn, du khách cũng có thể bỏ ra một chút tiền, thuê thuyền máy đi dọc sông Mekong, vòng quanh cồn đất này, để cảm thụ rõ nét hơn về vùng đất này

4. Thông Tin Hữu Ích Khác Liên Quan Đến Tam Giác Vàng

Một lần du lịch đến miền Bắc Thái Lan, Chiang Mai, hãy dành thời gian từ một đến hai ngày để tham quan Tam Giác Vàng. Dưới đây là một số thông tin hữu ích

4.1 Làm cách nào để đến Tam Giác Vàng

Có rất nhiều cách để đến Tam Giác Vàng, trong đó có hai cách phổ biến nhất mà yellowcabpizza.vn vẫn giới thiệu với khách du lịch:

Bằng xe máy: Tại Chiang Mai, rất dễ dàng để thuê một chiếc xe máy với giá 400baht/ngày, sử dụng google map và thẳng tiến tới Tam Giác Vàng. Mặc dù thuộc tỉnh vùng núi phía Bắc xa xôi, nhưng đường xá nơi đây rất đẹp, các phương tiện di chuyển đúng luật, từ tốn nên rất an toàn. Tuy nhiên, lưu ý rằng Thái Lan đi bên trái đường. Đi bằng xe riêng: Với mức giá khoảng 4000baht, bạn có thể thuê một xe riêng từ Chiang Mai đến Tam Giác Vàng và quay về, xuất phát sáng sớm, kết thúc tối muộn. Tài xế sẽ đưa bạn đi hầu hết các điểm tham quan theo ý muốnXe bus: Di chuyển bằng xe bus sẽ phức tạp hơn, và phải ngủ đêm tại Tam Giác Vàng, vì chỉ có một chuyến đi và về duy nhất trong ngày. Từ Chiang Mai, bạn có thể ra bến xe Chang Puak, mua vé với mức giá 155Baht, thời gian xuất phát lúc 12h15, thời gian trên xe khoảng 3 giờ đồng hồ

4.2 Thời gian tốt nhất để thăm Tam Giác Vàng

Nếu muốn một lần nghỉ dưỡng tại Tam Giác Vàng, thì bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây:

Giống như Việt Nam, người dân nơi đây sẽ đốt rơm/rạ để bón cho ruộng, sẽ gây hiện tượng nhiều khói khắp vùng, thời gian này vào tháng 2,3 hàng nămĐỉnh điểm nắng nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8Thời gian mưa bão xảy ra, có thể dẫn đến hiện tượng lũ quét và sụp đổ đất, diễn ra từ tháng 8 đến tháng 10

Vì vậy, theo kinh nghiệm của yellowcabpizza.vn, một chuyến du lịch nghỉ dưỡng kết hợp khám phá tìm hiểu văn hóa, lịch sử tại Tam Giác Vàng sẽ thích hợp nhất từ tháng 11 đến tháng 1, thời tiết mát mẻ cả ngày, kết hợp với những làn gió mát từ dòng sông Mekong, sẽ khiến chuyến đi của bạn càng thêm hoàn hảo

Các bạn đang xem bài viết Tam Giác Vàng- Từ Điểm Nóng Ma Túy Đến Khu Du Lịch Nổi Tiếng Thái LanVui lòng ghi nguồn //yellowcabpizza.vn khi đăng tải lại bài viết này.

Video liên quan

Chủ Đề