Đích đến của cuộc đời em là gì

Có bao giờ bạn tự suy nghĩ hạnh phúc là gì mà con người ta tại tất bật ngược xuôi đi tìm kiếm đến vậy? Thực ra không có một khái niệm cụ thể cho việc hạnh phúc là gì. Mỗi người trong sống chung ta đều có thể tự cảm nhận hạnh phúc theo những cách khác nhau, chính điều đó đã khiến cho con người có những định nghĩa khác nhau về hạnh phúc của bản thân.

Hiểu một cách đơn giản, hạnh phúc chính là cảm giác mà chúng ta đạt được khi làm một vấn đề nào đó, khi chúng ta được tự thỏa mãn cảm xúc của bản thân thì có nghĩa là ta đang hạnh phúc. 

Hạnh phúc là lựa chọn, không phải là kết quả

Hạnh phúc có thể được biểu hiện qua sự thành công trong công việc, học tập, tình yêu, gia đình và trong cả cuộc sống thường ngày. Hạnh phúc là mọi điều xung quanh đang đi đúng hướng với những gì mà chúng ta mong muốn. Khi con người hạnh phúc tự khắc sẽ sản sinh ra một loại cảm xúc tích cực, giúp chúng ta thấy vui vẻ và yêu đời hơn.

Hạnh phúc không phải là chuyện nhất thời mà là chuyện kéo dài cả một đời người. Một cuộc sống hạnh phúc không phải chỉ nói xuông 3 từ "Anh yêu em", hạnh phúc là sự bảo vê, chở che, gom góp tất cả tình yêu gửi vào trong đáy lòng, ngày ngày tháng tháng mang ra thưởng thức.

Đó là cảm giác đến từ trái tim của chúng ta chứ không phải là nhận định hay lời nói của một ai khác. Chỉ có bản thân bạn mới thực sự hiểu được hạnh phúc và bi ai thực sự là gì. Thế giới quan của mỗi người đâu có giống nhau, có người nhà lầu xe hơi cũng không thấy hạnh phúc, có người nhà lá đơn sơ cũng cảm thấy bình an. Sống bao nhiêu năm rồi tới cuối cùng mới hiểu ra, hạnh phúc thực ra chỉ là một loại cảm giác, bạn cảm thấy mình có được thì tức là bạn đã có được.

Hạnh phúc là một kiểu so sánh, từng vì đau khổ nên trân trọng niềm vui hơn, từng vì rơi nước mắt nên nụ cười thêm ngọt. Hạnh phúc nào có khó kiếm tìm !

Hạnh phúc là dùng đôi mắt và trái tim của mình nhìn về một thế giới bình lặng. Trên đời này phàm là những thứ có thể mua được bằng tiền đều là những thứ không đáng giá. Hạnh phúc là khi mỗi nguyện vọng của bản thân đều trở thành hiện thực, khi đói được ăn no, khi khát được uống nước, khi mệt mỏi có giường êm chiếm ấm để nằm, muốn yêu được yêu...

Có đôi khi hạnh phúc là một đích đến của cuộc sống, bạn phải bôn ba đường dài mới có thể đến được. Dù là những ngày tháng tuổi trẻ hồn nhiên hay là khi đã về già, chúng ta đều sẽ tự tìm thấy con đường đi đến hạnh phúc của riêng mình.

Sự hữu hạn của hạnh phúc

Cuộc đời thật đẹp, vấn đề là những khoảnh khắc hạnh phúc thường trôi qua rất chóng vánh. Niềm vui nào dù có hào nhoáng đến mấy cũng chỉ có thể khiến bản thân ta vui vẻ trong một khoảng thời gian. 

Hạnh phúc trong cuộc đời tựa như một vở kịch, khi hết giờ là sân khấu sẽ tắt đèn. Lớn lên chúng ta lại càng hiểu được hạnh phúc thì ra cũng có hữu hạn. Con người ta cũng chẳng thể sống hạnh phúc mãi đến cuối đời. Hai từ "viên mãn" có vẻ như là một thứ gì đó quá xa xỉ.

Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc ở ngay trong trái tim bạn

May thay, tạo hóa đã ban phát cho loài người một khá năng thích nghi đến kỳ lạ. Ngay cả khi chúng ta có một cuộc sống thiếu thốn hay trượt dài trong những khó khăn thất bại, chúng ta cũng không tử bỏ. Khát vọng và đam mê về bản chất là muốn con người tận dụng, miễn là không lạm dụng, biến đam mê trở thành dục vọng. Đó chính là lý do tại sao não bộ lại luôn khuyến khích chúng ta phải "cố lên lần nữa" thay vì quay đầu từ bỏ.

Tạo hóa khiến chúng ta nhìn về quá khứ và tương lai với một con mắt đầy định kiến. Làm thế nào mà hạnh phúc ở quá khứ và tương lai luôn tuyệt vời hơn những thứ ở hiện tại. Chúng ta đã mất quá nhiều thời gian cho sự hoài niệm, cũng lại tự vẽ ra một tương lai xán lạn hơn với bao ước mơ trở thành hiện thực.

Đó là vì tạo hóa muốn dùng quá khứ như một minh chứng rằng chúng ta thực sự đã từng rất hạnh phúc. Và không có lý do gì ta lại phải dừng lại ở thực tại. Nếu ta nghi ngờ khả năng có thể đạt được hạnh phúc trong tương lai thì hãy nhìn vào quá khứ để biết rằng việc đạt được hạnh phúc chỉ là mục tiêu trong tầm tay.

Tạo hóa vốn không ủng hộ những thứ gọi là hạnh phúc vĩnh viễn. Hạnh phúc không phải mục đích, nó là một công cụ phục vụ sự sinh tồn cho giống loài. Cũng chính vì hạnh phúc chỉ là công cụ nên trên đời mới có những người coi việc hy sinh cho kẻ khác là một hạnh phúc.

Chính vì thế, theo đuổi hạnh phúc là theo đuổi những mục tiêu hữu hạn, những khoảnh khắc đến đi trong phút chốc. Công cuộc truy tìm hạnh phúc của nhiều người cũng vì thế mà thất bại, như thể đuổi theo cái bóng của chính mình.

Ý nghĩa của hạnh phúc

Trong một nghiên cứu khoa học, người ta đã chỉ ra một cuộc sống hạnh phúc và một cuộc sống ý nghĩ vừa giống lại vừa khác nhau.

Người sống hạnh phúc là những người biết đón nhận, những yếu tố để họ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc đó là tiền bạc, sức khỏe, tình yêu, bạn bè, địa vị xã hội,....

Còn người sống ý nghĩa là những người biết cho đi, cuộc sống của họ có nhiều nỗi lo âu vất vả, thế nhưng họ luôn biết cách biến những bất hạnh trở thành động lực để phấn đấu.

Cỏ lúc nào cũng xanh hơn ở những chỗ bạn tưới nước. Hạnh phúc cũng như vậy thôi, hãy tưới tắm cho nó mỗi ngày để cây hạnh phúc ngày càng lớn bên trong bạn nhé.

Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey từng chia sẻ: "Mục đích cuối cùng của cuộc đời không phải là sự thành công, mà là dùng sự thành công đó để tác động một cách tích cực đến xã hội".

May mắn thay, một cuộc sống vừa hạnh phúc vừa có ý nghĩa là điều hoàn toàn có thể, hỗ trợ nhau giúp cuộc sống của chúng ta tìm về được trạng thái cân bằng.

Trên đường đời, hạnh phúc như những cái cột đèn lướt qua soi sáng mặt đường. Hạnh phúc là những khoảnh khắc thoắt đến thoắt đi, như những trạm xăng tiếp nhiên liệu, cần, nhưng không phải là bến đỗ cuối cùng.

Hạnh phúc không ở cuối con đường, nó chỉ là một phần của con đường. Con đường ấy dẫn về đâu, chúng ta chính là người tự quyết định.

Khổ đau cũng là một phần của hạnh phúc

Về mặt tiến hóa, khổ đau là một trong những cảm xúc tiêu cực, buồn bã. Khổ đau ở một mức độ nào đó là vấp ngã, là thất bại, là sai lầm, là kinh nghiệm và là cơ hội để chúng ta xây dựng lên một hệ thống miễn dịch cho cơ thể, lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Nhưng khổ đau, ngoài vai trò của tiến hóa, còn là phản ứng phụ của một thái độ sống. Ấy là khi chúng ta chọn sống một cuộc đời có ý nghĩa, thì khổ đau lại trở thành điều mà ta sẵn sàng chấp nhận. Điều này có thể thấy rõ nhất ở những người làm cha làm mẹ, làm công tác xã hội hoặc những người chiến sĩ cách mạng. Họ lao động cật lực. Họ vắt kiệt sức mình, họ lo âu và thử thách nhiều hơn an nhiên và vui vẻ.

Ai cũng muốn hạnh phúc, không ai muốn nỗi đau, nhưng cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa. Thứ gì cũng có giá của nó, hạnh phúc cũng không ngoại lệ. Chút khó khăn, thử thách, là gia vị của hạnh phúc khi chiến thắng.

Có đôi khi, chết đi đó cũng là hạnh phúc, bởi bạn đã vượt qua trần thế rối răm, trở về với tự nhiên.

Cô độc, đó cũng là hạnh phúc, bởi bạn được hưởng thụ sự yên lặng và thanh lọc tâm hồn. Chỉ khi ở một mình, bạn mới có thể hiểu được chính bạn.

Gặp phải nghịch cảnh, đó cũng là hạnh phúc, bởi giữa mồ hôi rơi, bạn cảm nhận được sự cố gắng của bản thân, kiên trì nỗ lực để có được hạnh phúc.

Nghèo khó, đó cũng là hạnh phúc, nó giúp bạn hiểu được tiền không phải là tất cả, bạn còn sở hữu rất nhiều thứ đáng quý khác.

Sống bình thường, đó cũng là hạnh phúc, sống một cuộc đời bình lặng, kiên định, hưởng thụ mỗi một sớm bình minh, một chiều hoàng hôn, an nhiên, tự do tự tại.

Tuổi già, đó cũng là hạnh phúc, có những trải đời phong phú cùng những kỉ niệm để nhớ lại.

Chia ly, đó cũng là hạnh phúc, những đớn đau, nhớ nhung khi xa cách sẽ tôi luyện cho tình cảm của cả hai.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn tìm lời giải đáp cho câu hỏi hạnh phúc là gì? Nhiều người bỏ lỡ hạnh phúc của họ, không phải vì không tìm thấy, mà là vì chẳng chịu dừng lại để tận hưởng. Thế nên đừng mải kiếm tìm hạnh phúc ở nơi nào đó xa xôi, hạnh phúc ở ngay trong trái tim của bạn mà thôi!

Là mục tiêu tối thượng của một đời người, vậy nhưng làm sao để hạnh phúc, yếu tố gì dẫn đến một gia đình hạnh phúc vẫn luôn là một câu hỏi mà nhân loại đang miệt mài tìm kiếm câu trả lời.

Nhà tâm lý học Robert Waldinger.

Nhà tâm lý học Robert Waldinger, giám đốc chương trình Phát triển người trưởng thành của Đại học Harvard, một trong những chương trình lâu đời, dài hơi nhất về nghiên cứu cuộc sống con người từng được ngôi trường danh giá này thực hiện. Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu, cuối cùng Waldinger cũng tìm ra yếu tố mạnh nhất để đạt được hạnh phúc, và anh quyết định chia sẻ thông tin này với tất cả mọi người qua buổi trò chuyện TEDx.

Waldinger đã tìm được câu trả lời. Yếu tố quan trọng nhất để có được hạnh phúc, không gì khác chính là những mối quan hệ tốt đẹp. Và đây, những bí quyết về các mối quan hệ để được sống hạnh phúc:

1. Hãy có những mối quan hệ gần gũi thân thiết

Gia đình là chốn bình yên nhất cho tâm hồn, là nơi mà người ta khao khát được trở về mỗi khi trong đời có biến cố gì đó. Có một mối quan hệ thật thân thiết với người thân có phải tốt hay không. Để mỗi khi trở về là một lần cõi lòng được trút bớt gánh nặng, để được cảm thấy tình yêu vô điều kiện dành cho mình. Cũng từ mối quan hệ gia đình khăng khít ấy, người ta sẽ cảm thấy yêu đời hơn.

Nếu giả như có một mối quan hệ không được tốt đẹp với người thân, có lẽ đó sẽ là một sự bất hạnh. Sau cùng, chẳng ai có thể sẵn sàng bên ta trong lúc khốn cùng nhất, chẳng đòi hỏi tư lợi cá nhân ngoài gia đình mình.

2. Trọng chất, đừng trọng lượng

Đừng vội suy từ ý trên, rằng bạn phải có một bộ sưu tập những mối quan hệ mà cái nào cái nấy lỏng lẻo chẳng có điểm kết nối vững vàng. Thà có ít mối quan hệ thôi, nhưng đủ thân thiết tin cậy, còn hơn là nhiều bè mà chẳng tìm được một mống bạn thân.

Các cặp đôi đã kết hôn, nếu thường xuyên cãi cọ, không tìm được điểm chung trong tư tưởng cũng như tầm ảnh hưởng đến một nửa của mình thật sự cũng không có một cuộc sống hạnh phúc nổi. Lâu dần, chán chường, mệt mỏi xảy đến như là một kết quả đã được báo trước. Cuộc sống theo đó cũng tệ đi nhiều.

Ở tuổi đôi mươi, cái tuổi thanh niên nông nổi, chúng ta cần nhiều thật nhiều những mối quan hệ, để ta cảm thấy thoả mãn cái tôi của bản thân, để được là người quan trọng, hay để được nhờ vả. Một mạng lưới quan hệ rộng lớn sẽ giúp ích rất nhiều trong bước đầu sự nghiệp nữa mà.

Điều này ngược lại khi bắt đầu tới ngưỡng cửa 30 tuổi, tuổi này con người trưởng thành hơn nhiều rồi. Tạm biệt những mối quan hệ dừng lại ở mức xã giao cả năm nói chuyện được vài ba chữ, tận lực đầu tư tình cảm cho những mối quan hệ thật sự thân thiết. Ít mà tốt, thế cũng được.

3. Hôn nhân ổn định, bền vững

Để có một trí nhớ tốt hơn, tốt nhất đừng vướng bận chuyện buồn. Mọi chuyện đã qua, cho qua đi. Xung đột trong hôn nhân là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu một bên cương, bên kia cũng cương thì đúng là mọi chuyện chẳng đi đến đâu. Vì vậy, thay vì cứng đầu, nhường nhịn nhau một chút, cả hai sẽ cùng được vui. Thay vì để đầu óc rối bời vì những chuyện không đâu, sao không quên bớt đi và nghĩ thoáng về nhau hơn?

Truyền thuyết kể là, vợ chồng nhà nào tới năm 50 tuổi không xảy ra tranh cãi hay xảy ra những vấn đề nghiêm trọng trong hôn nhân, cặp đó sẽ được hưởng hạnh phúc cả về tinh thần và thể chất.

Vậy có nghĩa là, yêu lâu, yêu chất lượng, yêu hết mình và chọn đúng người để yêu, để đồng hành suốt cuộc đời sẽ giúp bạn không chỉ có một cuộc sống hạnh phúc viên mãn, mà còn có sức khoẻ tốt, trí tuệ minh mẫn thông tuệ.

Đấy, sống tốt với người ta, rồi sẽ được hạnh phúc thôi.

Nghiên cứu của Robert Waldinger có sự tham gia của hai nhóm đàn ông trưởng thành, kéo dài trong 75 năm từ năm 1938 đến nay.

Nhóm đầu tiên bao gồm 238 sinh viên năm thứ 2 Đại học. Nhóm này do Tiến sỹ tâm lý George Vailant phụ trách.

Nhóm thứ hai gồm 452 thanh thiếu niên trẻ, tuổi từ 12-16 sinh sống và lớn lên tại thành phố Boston tham gia. Nhóm này được Giáo sư ngành Luật Sheldon Glueck đảm nhiệm nghiên cứu.

Các nghiên cứu xoay xung quanh các yếu tố cuộc sống của nam giới như sự thoả mãn trong cuộc sống hôn nhân, vấn đề việc làm cùng các hoạt động xã hội. Những ứng viên tham gia cứ mỗi 2 năm lại được lấy ý kiến về sự thay đổi các khía cạnh cuộc sống ấy, đồng thời kiểm tra tình trạng sức khoẻ như chụp X-Quang ngực, thử máu, thử nước tiểu và điện tâm đồ. Tất cả nhằm tìm ra các nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hạnh phúc trong cuộc sống của các ứng viên.

Video liên quan

Chủ Đề