Bồi thường thiệt hại cây trồng thanh hóa năm 2024

Quy định của pháp luật đất đai hiện hành về bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi được quy định cụ thể tại Điều 90 Luật Đất đai năm 2013 như sau:

"1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
  1. Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
  1. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
  1. Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với vật nuôi là thủy sản thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

  1. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì không phải bồi thường;
  1. Đối với vật nuôi là thủy sản mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển được thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức bồi thường cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định".

Do đó việc bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi được xác định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.

Đề nghị ông nghiên cứu quy định của pháp luật nêu trên và liên hệ với cơ quan tài nguyên và môi trường tỉnh Sóc Trăng để được xem xét, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ Điểm đ Khoản 4 Điều 114 Luật Đất đai 2013, tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất được tính theo giá đất cụ thể do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định. So với giá thị trường thì giá đất cụ thể thấp hơn nhiều.

Nắm rõ cách tính tiền bồi thường về nhà ở, cây trồng

Các phương án bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Bồi thường bằng giá trị xây mới nhà cửa, công trình nếu gắn liền với đất phải tháo dỡ toàn bộ.

Bồi thường theo thiệt hại thực tế khi tháo dỡ một phần mà phần còn lại phần còn lại của nhà ở, công trình vẫn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Khi nào bồi thường bằng tiền, khi nào bồi thường bằng đất

Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì phương án bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở. Nếu không có nhu cầu bồi thường bằng đất, hoặc nhà thì có thể nhận tiền.

Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì nếu không có quỹ đất thì bồi thường bằng đất ở hoặc không thì bồi thường bằng tiền.

Bồi thường khi không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

Khoản 1 Điều 13 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định rõ khi Nhà nước thu hồi đất mà người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP mà đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất quy định tại Điều 101 và Điều 102 của Luật Đất đai, các Điều 20, 22, 23, 25, 27 và 28 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thì được bồi thường về đất.

Khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất

Căn cứ Khoản 83 Luật Đất đai 2013, ngoài việc được bồi thường về đất, nhà ở thì người bị thu hồi còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ:

- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất.

- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở.

- Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.

SỬA ĐỔI TÊN GỌI VÀ MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/2020/QĐ-UBND NGÀY 20/3/2020 CỦA UBND TỈNH VÀ QUY ĐỊNH VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 11/2020/QĐ-UBND NGÀY 20/3/2020 CỦA UBND TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;

Căn cứ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 2503/TTr-STC- QLCS.GC ngày 10/5/2021 [kèm theo Báo cáo thẩm định số 249/BCTĐ-STP ngày 07/5/2021 của Sở Tư pháp].

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi tên gọi Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh về việc ban hành đơn giá bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi làm cơ sở xác định giá trị bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quy định việc xác định giá trị bồi thường thành “Quyết định về việc ban hành quy định phương pháp xác định mức bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá".

Điều 2. Sửa đổi tên gọi và một số điều của Quy định về việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi ban hành kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh như sau:

1. Sửa đổi tên gọi Quy định về việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa thành “Quy định phương pháp xác định mức bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi”.

2. Sửa đổi một số điều như sau:

  1. Sửa đổi Khoản 1 Điều 3 như sau:

“1. Đối với cây hàng năm

Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch; giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất [năng suất tính bồi thường do ngành nông nghiệp phối hợp với ngành thống kê xác định].

  1. Sửa đổi Khoản 2 và Khoản 3 Điều 3 như sau:

“2. Đối với cây lâu năm

  1. Trường hợp khi thu hồi đất trồng cây lâu năm đang ở chu kỳ đầu tư hoặc đang ở thời kỳ xây dựng cơ bản, thì giá trị hiện có của vườn cây là toàn bộ chi phí đầu tư ban đầu và chi phí chăm sóc đến thời điểm thu hồi đất tính thành tiền theo thời giá thị trường tại địa phương.
  1. Trường hợp khi thu hồi đất trồng cây lâu năm đã đến thời kỳ thu hoạch, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường giải phóng mặt bằng lập dự toán và xác định giá trị hiện có của vườn cây để làm cơ sở cho việc bồi thường.
  1. Trường hợp khi thu hồi đất trồng cây lâu năm đã đến hạn thanh lý, thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ cho chủ sở hữu vườn cây.

3. Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, trồng lại.”

  1. Sửa đổi Điều 6 như sau:

“1. Các dự án đã thực hiện phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ, tái định cư thì thực hiện theo phương án đã được phê duyệt.

2. Đối với các dự án đã kiểm kê, thẩm định phương án bồi thường mà chưa phê duyệt phương án bồi thường thì thẩm định lại và phê duyệt, thực hiện theo mức bồi thường quy định tại quyết định này.”

Điều 3. Thay thế từ "việc" tại khoản 2, Điều 1 Quyết định số 11/2020/QĐ- UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh thành "phương pháp"; thay thế cụm từ “Bảng giá” tại Điều 1 và Bảng giá ban hành kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh và cụm từ “Đơn giá” tại khoản 5, Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ- UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh thành cụm từ “Mức bồi thường”.

Điều 4. Bãi bỏ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Quy định về việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại về cây trồng, vật nuôi ban hành kèm theo Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/3/2020 của UBND tỉnh.

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/5/2021.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Chủ Đề