Bốn nhiệm vụ cơ bản của nhà quản trị tổ chức bao gồm

Trong doanh nghiệp, mỗi cá nhân lao động đều có vai trò và trách nhiệm riêng. Từ bộ phận lao động trực tiếp là các nhân viên cho tới bộ phận quản lý là các nhà quản trị. Vậy nhà quản trị là gì, vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp ra sao?

Như chúng ta đã biết, bộ phận lao động trong doanh nghiệp được chia thành bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận gián tiếp. Bộ phận lao động trực tiếp chính là các nhân viên, công nhân làm việc trong doanh nghiệp. Còn bộ phận lao động gián tiếp chính là lực lượng quản lý doanh nghiệp.

Nhà quản trị là gì?

Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị được định nghĩa là những người tham gia chỉ huy trong bộ máy điều hành doanh nghiệp.

Đội ngũ nhà quản trị trong doanh nghiệp được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau. Nhưng đứng trên góc độ cấp quản trị doanh nghiệp có thể chia thành 3 nhóm nhà quản trị bao gồm: Nhà quản trị cấp cao, nhà quản trị cấp trung gian và nhà quản trị cấp cơ sở.

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay

Vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp là gì?

Các nhà quản trị ở các cấp có nhiệm vụ, chức năng và quyền hạn tương xứng với vị trí và vai trò của mình tỏng toàn bộ hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.

Nhà quản trị phải thể hiện vai trò của mình trong quá trình quản trị doanh nghiệp. Cụ thể vai trò đó được biểu hiện ở 3 mặt sau:

1. Vai trò quan hệ với con người

Đầu tiên, nhà quản trị phải đóng vai trò đại diện, có tính chất nghi lễ.

Ví dụ: Chủ cửa hàng ăn đứng ở cửa để đón và chào khách.

Nhà quản trị này đang đóng vai trò đại diện cho tổ chức của họ. Xét trong mối tương quan giữa con người ở trong và ngoài doanh nghiệp, vai trò này của nhà quản trị cho chúng ta thấy được hình ảnh của doanh nghiệp mà họ quản trị, và ở một mức độ nhất định, cũng cho ta thấy được những nét cơ bản về doanh nghiệp đó.

Thứ hai, vai trò của người lãnh đạo đòi hỏi người quản trị phải phối hợp kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới. Vai trò này có thể được nhà quản trị thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp.

Việc tuyển dụng và đào tạo cũng có thể là những việc các nhà tuyển dụng phải trực tiếp làm. Ngược lại, khi ấn định các tiêu chuẩn chất lượng của công việc, phân chia trách nhiệm, làm quyết định hay ấn định mốc thời gian để cấp dưới hoàn thành công việc, nhà quản trị đã thực hiện vai trò lãnh đạo một cách gián tiếp đối với nhân viên.

Thứ ba, là vai trò liên lạc.

Nhà quản trị có thể liên hệ với người trong hoặc ngoài doanh nghiệp nhằm hoàn thành công việc được giao.

Ví dụ như quản đốc công xưởng điện thoại yêu cầu phòng vật tư chuẩn bị nguyên liệu kịp thời cho tuần sau.

Xét cho cùng, vai trò liên lạc của nhà quản trị cho phép nhà quản trị phát triển hệ thống thu thập thông tin bên ngoài giúp ích cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Vai trò thông tin

Vai trò thông tin của nhà quản trị chính là thu thập, phổ biến thông tin và thay mặt cho tổ chức, doanh nghiệp đó phát biểu. Vai trò này xuất phát từ vai trò quan hệ với con người ở trên.

Do mối quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên cũng như với cá nhân ngoài doanh nghiệp, nhà quản trị trở thành trung tâm đầu não thông tin của doanh nghiệp họ phụ trách.

Với chức năng đó, nhà quản trị thu thập và tiếp nhận, chuyển giao những thông tin liên quan đến hoạt động của các thành viên trong đơn vị.

Vai trò thu thập thông tin bằng cách thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh đơn vị để có thể nắm được những tin tức, hoạt động và các sự kiện có thể đem lại cơ hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của đơn vị. Công việc này được thực hiện qua việc đọc các loại báo, văn bản và qua trao đổi, tiếp xúc với mọi người.

Vai trò phổ biến thông tin đến những người liên quan, có thể là nhân viên, đồng cấp hoặc thượng cấp.

Tóm lại, vai trò thông tin của nhà quản trị đảm nhiệm chính là thay mặt đơn vị để cung cấp thông tin trong cùng một đơn vị hoặc các cơ quan bên ngoài. Mục tiêu của sự thay mặt phát biểu này có thể là để giải thích, báo vệ hoặc tranh tủ sự ủng hộ cho đơn vị.

3. Vai trò quyết định

Nhà quản trị đóng vai trò quyết định

Vai trò cuối cùng của nhà quản trị được Mungsterberg trình bày tập trung xung quanh sự chọn lựa bao gồm 4 vai trò: Vai trò doanh nhân, vai trò người giải quyết xáo trộn, vai trò người phân phối tài nguyên và vai trò nhà thương thuyết.

Vai trò doanh nhân xuất hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của đơn vị. Việc này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng một kỹ thuật mới vào một tình huống cụ thể, hoặc nâng cấp điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

Vai trò người giải quyết xáo trộn giúp nhà quản trị kịp thời đối phó với những biến cố bất ngờ nhằm đưa doanh nghiệp sớm trở lại ổn định.

Vai trò phân phối tài nguyên đặt nhà quản trị trong tình huống phải quyết định phân phối tài nguyên cho ai và với số lượng như thế nào. Tài nguyên đó có thể là tiền bạc, thời gian, quyền hành, trang bị hoặc con người.

Thông thường, khi tài nguyên dồi dào, nhà quản trị thể thực hiện vai trò này một cách dễ dàng. Nhưng khi tài nguyên khan hiếm, quyết định của nhà quản trị trong vấn đề này có thẻ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một bộ phận hoặc có thể ảnh hưởng tới toàn doanh nghiệp.

Vai trò nhà thương thuyết của nhà quản trị chỉ có thể sử dụng khi trong tay nhà quản trị có tài nguyên có thể mang ra trao đổi hoặc chuyển nhượng. Chính vì vậy, trong các hệ thống cấp bậc nhà quản trị, họ càng đứng ở vị trí cao thì càng đóng vai trò thương thuyết nhiều.

Không có ranh giới tuyệt đối giữa công việc của các nhà quản trị ở cả 3 cấp. Trong thực tế, công việc của nhà quản trị cấp cao có thể lấn xuống công việc của nhà quản trị trung gian và ngược lại, công việc của nhà quản trị trung gian cũng có thể lấn sang công việc của nhà quản trị cấp cơ sở và ngược lại.

Tuy nhiên sẽ không có chuyện công việc của nhà quản trị cấp cao và công việc của nhà quản trị cấp cơ sở lấn sang nhau. Cần quan tâm tới những công việc trùng lặp nhau để tránh việc giẫm chân lên nhau như có nhiều người cùng làm một công việc hoặc có việc không có người phụ trách.

Hi vọng qua bài viết sau bạn sẽ nắm được thông tin nhà quản trị là gì và vai trò của nhà quản trị trong doanh nghiệp hiện nay.

20/02/2021 0 Quản trị

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua thuật ngữ nhà quản trị. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu rõ về bản chất nhà quản trị là gì? Vai trò của nhà quản trị ra sao và các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị. Để tìm hiểu thông tin chi tiết hơn về vấn đề này hãy cùng Khóa Luận Tốt Nghiệp theo dõi bài viết sau.

1. Khái niệm nhà quản trị là gì?

Nhà quản trị là những người có khả năng và nhiệm vụ điều khiển công việc của người khác. Họ là người tổ chức và thực hiện mọi hoạt động của quản trị. Các nhà quản trị sẽ tiến hành lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo cũng như giám sát về sự phân bổ nguồn lực từ phía con người và tài chính để có thể đạt được các mục tiêu mà tổ chức đề ra.

Vị trí của nhà quản trị trong doanh nghiệp tương đối là đa dạng và nó phụ thuộc vào phạm vi và từng trách nhiệm phụ trách trong công việc. Nhà quản trị có thể là tổng giám đốc điều hành, trưởng các phòng ban, quản đốc…

2. Các cấp bậc của nhà quản trị

Khi đã tìm hiểu được về nhà quản trị là gì phần nào cũng sẽ giúp các bạn biết được các cấp bậc của nhà quản trị. Trong tổ chức, doanh nghiệp, nhà quản trị bao gồm 3 cấp bậc khác nhau. Đó chính là quản trị viên cấp cơ sở, quản trị viên cấp trung gian và quản trị viên cấp cao. 

Đây chính là các nhà quản trị nắm nhiều quyền lực và thuộc vào cấp bậc cao nhất trong các nhà quản trị. Quản trị viên cấp cao sẽ là người chịu hoàn toàn trách nhiệm có liên quan tới các thành quả cuối cùng trong tổ chức.

Quản trị viên cấp cao thường là chủ tịch hội đồng quản trị, phó chủ tịch hội đồng quản trị, ủy viên của ban hội đồng quản trị, tổng giám đốc hay giám đốc, phó giám đốc trong một tổ chức.

Nhiệm vụ của các nhà quản trị này đó chính là hoạch định, lên kế hoạch tổ chức và thực hiện lãnh đạo nhân viên của mình. Họ sẽ là người tạo ra các mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động và các chiến lược cụ thể cho tổ chức.

  • Quản trị viên cấp trung gian

Quản trị viên cấp trung gian thường là các quản đốc, trưởng phòng,… Họ sẽ là người nhận nhiệm vụ từ phía quản trị viên cấp cao cấp và sẽ trực tiếp đứng ra chỉ huy những quản trị viên cấp cơ sở.

Công việc của quản trị viên cấp trung gian là tiếp nhận những chiến lược hay kế hoạch đến từ quản trị viên cấp cao và triển khai chúng thành những mục tiêu để cho quản trị viên cấp cơ sở thực hiện.

Đối với các nhà quản trị này cần phải xác định được rõ ràng về những loại hàng hóa, dịch vụ cần phải được sản xuất và tìm cách để đưa sản phẩm, dịch vụ tới tay người tiêu dùng. Đồng thời họ cũng cần biết cách phân bổ các nguồn lực sao cho hợp lý nhất nhằm giúp cho tổ chức tiết kiệm được về nguồn lực và đạt được hiệu quả cao.

Đây là cấp bậc thấp nhất của các nhà quản trị. Những nhà quản trị viên cấp cơ sở sẽ có nhiệm vụ làm việc trực tiếp đối với những loại hàng hóa hay dịch vụ của công ty. Họ sẽ tiếp nhận chiến lược, kế hoạch từ quản trị viên cấp trung gian và sẽ hướng dẫn, đốc thúc nhân viên của một tổ chức hoàn thành về mục tiêu đã được đề ra.

Vị trí của quản trị viên cấp cơ sở thường thấy đó chính là tổ trưởng, trưởng các bộ phận, dây chuyền, đốc công…

3. Các kỹ năng cần thiết của nhà quản trị

Để trở thành một nhà quản trị tài ba thì cần phải có các yếu tố và kỹ năng nhất định. Dưới đây là 7 kỹ năng của nhà quản trị mà bạn cần chú ý.

  • Có tầm nhìn xa sâu rộng và dám làm điều khác biệt

Bất kỳ nhà quản trị nào cũng cần phải có một tầm nhìn sâu xa và cần phải suy nghĩ được những gì mà người khác chưa nghĩ tới. Nếu một nhà quản trị không có các ý tưởng mới hay không có khả năng dự đoán những vấn đề xảy ra xung quanh mình thì khó có thể trở thành một nhà quản trị giỏi.

Bên cạnh khả năng nhìn xa trông rộng, các nhà quản trị cũng phải có một tình thần quả quyết. Bạn nên đưa ra những quyết định mà thông thường người khác sẽ cảm thấy lo lắng và không dám tiếp cận. Đôi khi, các nhà quản trị cũng phải có chút gì đó cứng rắn, độc đoán thì mới có thể mang về lợi ích tốt cho tổ chức.

  • Biết phát triển các kế hoạch

Các nhà quản trị giỏi luôn tiến hành giải quyết vấn đề theo đúng trình tự và quy định. Đó là việc nhận diện các vấn đề, tìm nguyên nhân của vấn đề, phân loại từng vấn đề khác nhau và sau cùng mới đưa ra những giải pháp giải quyết để mang về hiệu quả tốt nhất.

  • Biết tập trung tới các cơ hội và sẵn sàng chấp nhận sự thất bại

Để trở thành một nhà quản trị giỏi bạn cần phải biết nắm bắt và thay đổi, đồng thời dám đối mặt với sự thất bại. Cần phải biết cách tận dụng về những cơ hội một cách tốt nhất và bỏ qua mọi sự lo lắng, rụt rè sợ sẽ thất bại.

Sẵn sàng chấp nhận thất bại là một đức tính mà mỗi nhà quản trị nên có. Trong hoạt động kinh doanh không thể tránh được sự thất bại. Họ chấp nhận thất bại đó là đã biết sự thất bại có thể khiến cho họ có thể phát triển và tiến xa hơn.

  • Biết cách điều hành một cuộc họp đạt hiệu quả

Nhà quản trị cần phải điều hành một cuộc họp hiệu quả thông qua việc chấm dứt về các vấn đề và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất. Tránh để cho mọi chuyện dây dưa và không tìm ra được hướng giải quyết nhanh chóng và cụ thể.

  • Tôn trọng vị thế của cả tập thể

Công việc quan trọng của các nhà quản trị đó chính là chia sẻ hay trao quyền cho mọi người xung quanh. Nếu như bạn là người độc chiếm quyền lợi và chỉ biết quan tâm tới bản thân mình thì rất ít khi nhận được sự yêu mến từ bạn bè, đồng nghiệp và điều này sẽ khiến hiệu quả công việc không được cao.

Vì vậy để phát triển, nhà quản trị cần phải nghĩ tới quyền lợi của cả tập thể và phải biết cách đầu tư vào đội ngũ nhân viên của mình để cùng nhau phát triển.

  • Phải có đầu óc kinh doanh giỏi

Cách để xây dựng nên một nhà quản trị đó là dựa vào đầu óc kinh doanh của họ. Do đó các nhà quản trị cần phải nắm được quy tắc kinh doanh và đặt ra câu hỏi điều gì sẽ tốt cho doanh nghiệp của mình.

Mỗi khi bạn đã nghĩ tới quyền lợi của doanh nghiệp thì sẽ không bị sai sót và có thể đưa ra được các quyết định đúng đắn nhất.

  • Phải biết chịu trách nhiệm với những quyết định của bản thân

Xem xét lại những quyết định mà mình đã đưa ra trước đó là rất cần thiết. Nó sẽ giúp cho nhà quản trị biết được điểm mạnh và điểm yếu của mình. Từ đó có thể đẩy mạnh và phát huy về ưu điểm và biết cách cải thiện khuyết điểm.

4. Vai trò của nhà quản trị

Nhà quản trị giữ vai trò tương đối quan trọng trong tổ chức. Dưới đây là một số vai trò cơ bản nhất của các nhà quản trị.

Vai trò trong quan hệ với con người

  • Nhà quản trị là những người đại diện cho tổ chức. Họ sẽ có nhiệm vụ ngoại giao đối với những tổ chức khác và chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động.
  • Nhà quản trị sẽ có vai trò của một nhà lãnh đạo. Họ sẽ đưa ra những phương hướng, kế hoạch cho nhân viên và giám sát, đánh giá hoạt động của nhân viên.
  • Nhà quản trị giữ vai trò liên lạc, giúp liên lạc với các tổ chức hay cá nhân ở bên ngoài doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng là sợi dây giúp kết nối các thành viên trong tổ chức với nhau.

Vai trò thông tin

  • Nhà quản trị tiếp nhận và thu thập toàn bộ thông tin có liên quan tới các tổ chức. Từ đó để có thể tìm kiếm được về các rủi ro và mối đe dọa tới tổ chức để giải quyết  nhanh chóng.
  • Họ sẽ giúp phổ biến về các thông tin quan trọng và cần thiết tới toàn bộ thành viên trong tổ chức để giúp hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
  • Ngoài ra nhà quản trị còn cung cấp thông tin ra bên ngoài tổ chức. Họ sẽ cung cấp, giải thích và bảo vệ cho tổ chức mình trước một số tổ chức khác.

Vai trò quyết định

  • Nhà quản trị sẽ là người đưa ra một số giải pháp giúp cho tổ chức có thể tiến bộ hơn.
  • Họ sẽ giải quyết những xáo trộn và rủi ro trong tổ chức để tổ chức luôn hoạt động ổn định.
  • Nhà quản trị cũng có vai trò phân bổ nguồn lực đảm bảo tối ưu nhất.

Bài viết trên là một số thông tin có liên quan tới khái niệm nhà quản trị là gì? Hy vọng qua đây sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để áp dụng thực tế vào công việc của mình. Để biết thêm thông tin chi tiết hãy truy cập vào website của Khóa Luận Tốt Nghiệp bạn nhé. 

Nguồn: Khoaluantotnghiep.com

Tôi là Nguyễn Thủy Tiên, tôi theo học chuyên ngành kinh tế nhưng lại rất yêu thích viết lách. Đến nay, tôi đã có hơn 5 năm kinh nghiệm viết bài cũng như trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện tại tôi là người đảm nhiệm vị trí Content Leader tại Khóa Luận Tốt Nghiệp, tất cả nội dung trên website đều được tôi lên kế hoạch và kiểm duyệt.

Hy vọng với vốn kiến thức và chuyên môn của mình, tôi có thể giúp các bạn tiếp cận thêm được thật nhiều những kiến thức bổ ích nhất!

Video liên quan

Chủ Đề