Ca sĩ nguyễn kha bao nhiêu tuổi năm 2024

Nguyễn Kha - một gương mặt ca sĩ trẻ đang có sức hút người xem trong các chương trình cải lương, ca nhạc tạp kỹ; từng hát chung với các nữ NS: Cẩm Tiên, Thanh Ngân, Thoại Mỹ,... Nguyễn Nga - một giọng ca hay chịu ảnh hưởng rất lớn nghệ thuật ca của NSƯT Vũ Linh, danh ca Châu Thanh. Kha học cách ca chân phương, truyền cảm, đầy nội tâm của Vũ Linh, học Châu Thanh cách luyến láy tươi trẻ, mới lạ. Với chất giọng êm ngọt, mùi mẫn ca như ru hồn người nghe, trên nền tảng bộ nhịp vững chắc khả năng biểu cảm cao của một quá trình học tập, rèn luyện bài bản từ trướng Nghệ thuật Sân khấu II [nay là trường Sân Khấu - Điện ảnh TPHCM]. Tên thật là Nguyễn Minh Kha, là dân Tây Ninh, nên hàng ngày Kha quen nghe tiếng hòa đờn hòa cùng tiếng tụng kinh cúng Tứ thời ở Thánh Thất Cao Đài. Ở Tây Ninh có phong trào đờn ca tài tử khá phổ biến, đám cưới, tiệc tùng có đờn ca, đêm đêm những người nông dân, lao động nghèo tụ họp lại đờn ca, lại thêm có Linh Vương, Linh Huệ, Châu Thanh, Tuấn An, Cẩm Tiên. . . người Tây Ninh xuống TPHCM hát cải lương thành danh, mỗi lần họ về quê hát, bà con đến coi rần rần, gia đình làng xóm tự hào về họ, mấy anh, mấy chị bắt chước ca cho giống họ, Kha cũng vậy. Khi thi đậu Tú tài, Kha thi vào trường NTSK 2, học khóa 15 khoa cải lương do cô Diệu Đức làm chủ nhiệm. Tốt nghiệp ra trường không theo đoàn cải lương hát tuồng dài, mà theo đoàn ca nhạc tạp kỹ hát nhạc, hát vọng cổ. Đoàn lưu diễn nhiều năm ngoài Bắc, nên tên Minh Kha trở nên xa lạ với khán giả TP. Khi về SG, bạn bè, nhiều đàn em có chỗ đứng vững vàng, Kha chơi vơi chưa biết trụ lại thế nào, nhưng nhờ lưu diễn, Kha có nhiều kinh nghiệm tiếp cận khán giả. Kha quyết định đổi tên từ Minh Kha thành Nguyễn Kha, dùng số tiền tích lũy được thực hiện album, từ những bài ca, trích đoạn nồi tiếng của Châu Thanh, Vũ Linh, mượn đà của đàn anh làm bệ phóng cho mình. Vol 1 ra đời, bán rất chạy, rồi vol 2, vol 3 tiếp nối nhau được khán giả ủng hộ. Lịch biểu diễn bắt đầu dày đặc. Năm 2006, từ một Minh Kha hát lót, với số tiền thù lao ít ỏi, bây giờ anh được hướng cát-sê khá cao. Có tiền mua xe hơi, mua nhà lo mái ấm an cư cho ba má, Kha thoát khỏi cảnh nghèo khó, vô danh. Bây giờ công thành danh toại, theo yêu cầu của fans ái mộ, họ muốn Nguyễn Kha tổ chức một live show tại TPHCM trình làng tại nơi ngày trước Kha xuất phát. Nguyễn Kha đang chuẩn bị để ra mắt chương trình trong năm nay. Sự thành công của Nguyễn Kha một lần nữa khẳng định muốn đến với sân khấu cải lương, trước hết phải có giọng ca hay. Source: Đăng Minh

Nhạc sĩ Nguyên Kha đã được Chúa đón về ở tuổi 77. Tin ông qua đời tại Mỹ ngày 12.7.2018 nhanh chóng xôn xao trong làng nhạc đạo. Nhạc sĩ Thế Thông khi biết Nguyên Kha mất đã không kềm được sự xúc động, chia sẻ cùng nhạc sĩ Lữ Hành trên trang cá nhân:“Anh Nguyên Kha là người anh rất thân thiết với tôi khi còn ở Việt Nam. Mới đây anh có nói sức khỏe kém. Thật bàng hoàng khi nhận được tin anh ra đi về với ca đoàn nơi Thiên Quốc. Xin Chúa nhân lành thương đón nhận anh, bông hoa Đaminh thơm ngát của Chúa”.Sự ra đi của Nguyên Kha có thể nói là mất mát lớn cho nền thánh nhạc Việt Nam.

Cố nhạc sĩ Nguyên Kha tên thật là Đaminh Nguyễn Đình Khả. Với bề dày hơn 40 năm sáng tác, con người đa tài này đã để lại nhiều nhạc phẩm giá trị dùng trong phụng vụ và sinh hoạt Công giáo. Trước năm 1975, ông được các thành phần Dân Chúa đón nhận và hưởng ứng với những tuyển tập thánh ca“Khúc hát trong thánh đài”.Nhạc sĩ viết nhiều và trải dài trên các thể loại. Hơn một nửa trong số đó được cảm hứng bởi thánh vịnh. Với gia sản trên dưới 500 bài thánh nhạc, nhiều ca khúc của ông trànđầy niềm cảm mến, ca ngợi tình yêu Thiên Chúa, có thể kể đến như“Cảm tạ hồng ân”, “Ca khúc ngợi khen”, “Giêsu khoan nhân”…Nguyên Kha còn gởi vào sáng tác của mình những khắc khoải về cuộc đời, tỏ bày lòng ước ao sống trọn vẹn nơi nguồn suối ân sủng, như các ca khúc“Bao giờ con mới được chiêm ngưỡng thánh nhan?”,“Ngày mai sẽ ra sao?”vì chưng“Trọn cuộc đời chỉ là một giấc mơ…”[Như một giấc mơ],nhưng trên tất cả vẫn trung trinh niềm xác tín Thiên Chúa là cha“luôn ủ ấp, luôn phù trì. Cha luôn canh giữ, đỡ nâng con như con ngươi trong mắt cha”[Chúa luôn đỡ nâng].

Theo năm tháng, nhạc Nguyên Kha len lỏi vào đời sống nhà đạo như một món ăn tinh thần bổ ích. Nhiều bài hát của cố nhạc sĩ được sử dụng phổ biến đến nỗi hầu như người Kitô hữu nào cũng nằm lòng, như những câu“Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu. Người đại lượng và chan chứa tình thương. Người không xử với ta như ta đáng tội và không trả cho ta theo lỗi của ta...”được lấy ý từ thánh vịnh 102, thường dùng trong thánh lễ an táng, hoặc các nghi thức cầu hồn. Các ca khúc“Lễ vật giao hòa”, “Cùng tiến dâng”, “Hãy trở về”…từ lâu cũng đã trở nên quen thuộc. Qua âm nhạc, ta còn thấy một Nguyên Kha đầy lòng trắc ẩn. Nhạc sĩ đã không ngừng khẩn thiết“Xin mở rộng tay con”để sống chan hòa, yêu thương hết tất cả và mời gọi mọi người thực thi bác ái, bởi lẽ dù người nghèo đói, không nhà, xác xơ khốn khổ hay người hành khất không nơi nương tựa, lang thang bên lề đường thì với nhạc sĩ:“Họ là con Thiên Chúa. Họ là anh em của ta!”.Với thể loại nhạc dùng cho sinh hoạt thiếu nhi, ông cũng viết tương đối, nổi bật như“Ai cho em trái chín mọng trên cành cây…”hay“Tiến về miền đất phì nhiêu, ta về miền đất hoa màu...”.

Sinh thời, ngoài sáng tác, Nguyên Kha còn tham gia nhiều hoạt động nhà đạo. Ông là ca trưởng từng sinh hoạt tại các ca đoàn giáo xứ và tích cực làm việc thiện nguyện.

Chủ Đề