Ca sĩ thanh hiếu là ai?

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Thanh Hiếu được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Thanh Hiếu không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Thanh Hiếu và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Thanh Hiếu, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Thanh Hiếu hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ["Thanh Hiếu"]

Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:

Tiểu sử Thanh Hiếu, thông tin tiểu sử Thanh Hiếu, profile Thanh Hiếu, lý lịch Thanh Hiếu, ảnh Thanh Hiếu, lí lịch Thanh HiếuTiểu sử ca sĩ Thanh Hiếu, thông tin tiểu sử ban nhạc Thanh Hiếu, profile band Thanh Hiếu, lý lịch ca sĩ Thanh Hiếu, ảnh ban nhạc Thanh Hiếu, lí lịch ca sĩ Thanh HiếuTieu su Thanh Hieu, thong tin tieu su Thanh Hieu, profile Thanh Hieu, ly lich Thanh Hieu, anh Thanh Hieu, li lich Thanh HieuTieu su ca si Thanh Hieu, thong tin tieu su ban nhac Thanh Hieu, profile band Thanh Hieu, ly lich ca si Thanh Hieu, anh ban nhac Thanh Hieu, li lich ca si Thanh Hieu

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Bình, Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: NS Quý Thăng, Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: NS Quý Thăng, Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu, Tiến Thành Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ lời mới 0

Ca sĩ: Thanh Hiếu Thể loại: Quan họ cổ có nhạc đệm 0

Quan họ » Thanh Hiếu

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Chiều qua ra à đứng, ta à lý lý như cổng làng ta à lý lý như cổng làng ì.Đứng...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Giăng thanh ì gió mát i i i giăng í i ì tiếng chim lạc ới à trên í non Chim lạc đàn...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Hát ru [Tay tiên chuốc chén rượu đào_Mời rượu]  Dân ca Quan họ Bắc Ninh_Lời cổ  Tay...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Nhắn ai có về quê em iMiền quê i vừa quen, vừa lạ.Nhớ thương vấn vương trong dạ.Ớ...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Lời để hát:    Đêm i hôm qua mình i tôi nhớ bạn i.   Linh tính a lính tình tinh...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Xe chỉ ố mấy kim em luồn kim, ố mấy kim em luồn kim, ngồi í i rồi. Xe chỉ ố mấy...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Cảng ớ xuân nay những đoàn quân đang ra trận.Đi giữ gìn nơi tiền phươngGửi ớ...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Chiều qua ra à đứng i, ta à lý lý như cổng làng, ta lý lý như cổng làng ì. Trông...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Sưu tầm: Hữu Duy Tay tiên chuốc chén i ì í i  i í rượu í i đào, ố rằng đổ đi...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Đêm i hôm qua a a mình tôi nhờ ơ bạn i lình tinh à lính tình tinh i Này a có à tôi...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu, Tiến Thành

...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Thơ: Nghĩa tình là đất Bắc Ninh Trời soi trăng đậu mái đình cành đa. Vấn vương...

Nghệ sĩ: Thanh Hiếu

Me kể con nghe Từng lời ca quan họ í ơ ớ ơ gửi ra í nơi biên thùy. Quê nhà hằng...

Nỗ lực bám trụ với nghề Khác với nhiều nghệ sĩ Quan họ cùng thời, Thanh Hiếu đến với Quan họ khá muộn, mặc dù chị được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cha của chị là nghệ sĩ violon Nguyễn Việt Yến [từng công tác tại Đoàn Cải lương Hà Nội]. Hồi ấy, chị chưa có khái niệm về Quan họ mà chỉ thích hát những ca khúc mang âm hưởng Quan họ. Lớn lên, chị được vào biên chế của phòng Phân tích hóa, thuộc Ty Nông nghiệp Hà Bắc [cũ]. Công việc của một nghiên cứu viên kéo chị đi với bùn, đất, số liệu, con chữ khô khan. Thế nhưng, cơ duyên đến vào năm 1979, trong một Hội diễn văn nghệ của Bộ Nông nghiệp được tổ chức tại Hữu Lũng [Lạng Sơn], nhạc sĩ Dân Huyền [khi ấy là Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam] và nhạc sĩ, nhà nghiên cứu Quan họ Hồng Thao đã phát hiện ra cô gái xinh xắn, nhỏ nhắn có giọng hát đẹp đến mê lòng người. Nhận thấy khả năng tiến xa của cô học trò, hai nhạc sĩ ra sức khuyên chị đi theo con đường biểu diễn Quan họ chuyên nghiệp.

Muốn thế, trước hết phải được đào tạo một cách bài bản, Thanh Hiếu đã theo học khoa Thanh nhạc tại Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Bắc. Nhạc sĩ Hồng Thao cũng bỏ công sức giảng dạy để chị thấy cái hay, cái đẹp, cái giá trị trong nghệ thuật diễn xướng, âm nhạc và hình thức sinh hoạt của quan họ. Đồng thời, ông dạy chị hát những bài hát mà ông nhiều năm sưu tầm, chỉnh lý, ký xướng âm. “Nếu như bố mẹ sinh ra tôi thì nhạc sĩ Hồng Thao là người đã sinh ra tôi lần thứ hai. Vốn là người không quen với “í a, í ơi” nhưng nhạc sĩ Hồng Thao bằng tình yêu và lòng nhiệt huyết đã trao truyền hết cho tôi những gì được coi là vốn liếng của mình”, nữ nghệ sĩ nhớ lại.

 Nghệ sĩ Thanh Hiếu hồi trẻ.

Quan họ vốn xuất xứ trong dân gian, vì thế chị không ngần ngại đến các làng Quan họ để theo các nghệ nhân học hát, học cách ăn, ở sinh hoạt. Xuống các làng Quan họ học tập trong điều kiện vất vả vô cùng nhưng chị đã đem hết tâm huyết lăn vào nấu nướng, băm bèo, làm đồng cùng các nghệ nhân. Bởi chị quan niệm, muốn khai thác được những làn điệu cổ thì phải cùng ăn, cùng làm, thậm chí cùng ngủ với các nghệ nhân. Nhớ nhất là những hôm được dự canh hát của các nghệ nhân, chị đã cùng các cụ thức từ lúc bắt đầu hát đến tàn canh, từ chặng đầu tiên đến giọng vặt, lề lối. Hồi ấy thiết bị thu thanh vẫn còn thô sơ, chị thường phải nghe và nhớ thật kỹ. Nhiều nghệ nhân hát theo cảm tính, lúc hát giọng này, lúc hát tông kia nhưng rất may là qua mấy năm được học thanh nhạc, chị đã định hình về thẩm âm để có thể xử lý tốt khi hát. Từ một nghiên cứu viên, Thanh Hiếu về công tác tại Đài Phát thanh Hà Bắc với nhiệm vụ chính là biên tập các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền. Với giọng hát đã được khẳng định, chị được Ty Văn hóa Hà Bắc điều động sang Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc giảng dạy. Người đã “chắp cánh” cho giọng hát Thanh Hiếu bay cao, bay xa là nhạc sĩ Dân Huyền. Nhạc sĩ xứ Nghệ đã đưa tiếng hát của chị đến với đông đảo công chúng xa gần qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Chị đã thu những bài đầu tiên như: “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Người ở đừng về”, “Xe chỉ luồn kim”… trong thời kỳ bao cấp đầy gian nan, chật vật. “Khi ấy, mỗi lần đi thu thanh ở 58 Quán Sứ, tôi thường đạp chiếc xe Thống Nhất cọc cạch đến mấy chục kilomet từ thị xã Bắc Giang. Có những hôm mưa gió bão bùng, đi qua cầu Long Biên, tưởng như cả bầu trời chuẩn bị đổ đến trước mặt nhưng tôi vẫn quyết tâm, bởi khi ấy tôi chỉ nghĩ làm sao được lan tỏa tiếng hát đến với nhiều người”, nghệ sĩ Thanh Hiếu kể lại.

Sáng tạo trong hát Quan họ

Gần nửa thế kỷ trôi qua nhưng giọng hát của cặp đôi Thanh Hiếu, Xuân Trường vẫn được khán, thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam nhắc nhớ, yêu mến, thậm chí nhiều người còn nhận xét, khi chị cất lên tiếng hát thì người nghe như thấy hiện lên cả một vùng quê Kinh Bắc trù phú, đậm đà bản sắc. Giọng hát của nghệ sĩ Thanh Hiếu luôn được giới chuyên môn đánh giá cao bởi vừa mang được các yếu tố vang, rền, nền, nảy của Quan họ cộng thêm kỹ thuật thanh nhạc, làm cho tiếng hát ấy cao vút, bay bổng, trong sáng. Có lẽ cũng chính nhờ giọng hát này cùng một số tiếng hát của các nghệ sĩ khác mà giới chuyên môn gọi vui là “Quan họ Đài”. Là người cùng thời với Thanh Hiếu, NSƯT Quý Tráng [nguyên Giám đốc Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh] đánh giá cùng với cố nghệ sĩ Xuân Trường thì Thanh Hiếu là người tiên phong đưa kỹ thuật thanh nhạc vào hát dân ca Quan họ một cách hiệu quả. Còn với “con mắt xanh” của người làm công tác biên soạn các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền hiện nay, soạn giả Mai Văn Lạng [Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam] khẳng định: “Thanh Hiếu không chỉ hát Quan họ theo phong cách “làng” mà còn lồng thêm kỹ thuật thanh nhạc nên vừa có chất quê kiểng vừa có nét mới. Đặc biệt, chị là một trong số ít các nghệ sĩ Quan họ biết “bẻ làn, nắn điệu” để hát Quan họ lời mới cũng mượt mà, tha thiết như Quan họ cổ”. Học trò của nghệ sĩ Thanh Hiếu, NSƯT Trung Kiên [Phó Giám đốc Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh] cho biết: “Bản thân tôi và vợ [cũng là diễn viên Nhà hát] đều qua bàn tay chỉ bảo, dạy dỗ ân cần, tận tình của nghệ sĩ Thanh Hiếu. Cô là người thầy đầu tiên, có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp ca hát của tôi. Nhiều lúc tôi có cảm tưởng cô đã truyền hết những gì tinh túy nhất của mình dành cho lứa học trò chúng tôi. Đã mấy chục năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in những bài giảng của cô và quả thực trong giọng hát của tôi hiện có đến 70% là được học từ cô. Nhiều nghệ sĩ ở Nhà hát nhận xét giọng hát của tôi có gì đó rất đặc biệt, là bởi tôi được học kỹ thuật thanh nhạc vào quan họ của cô. Phải nói thêm rằng đưa kỹ thuật thanh nhạc vào hát Quan họ là điều rất khó và cho đến nay chưa ai vượt được cặp đôi nghệ sĩ Thanh Hiếu, Xuân Trường”.

Đưa Quan họ vang xa

Là một nghệ sĩ Quan họ, Thanh Hiếu hiểu hơn ai hết và luôn ý thức việc phải truyền được tình yêu và lòng say mê Quan họ cho thế hệ trẻ, bởi chính họ sẽ là người tiếp nối mạch nguồn để Quan họ như một dòng chảy không ngừng. Vì thế, từ khi ở Hà Bắc cho đến nay, khi đã sống giữa Thủ đô hơn 20 năm, chị vẫn luôn khắc ghi lời dạy của thầy Hồng Thao là phải đem Quan họ lan tỏa muôn nơi. Trong thời gian là giảng viên Nhạc viện Hà Nội [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam], trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, chị đã cùng một số nghệ sĩ đem Quan họ cùng nhiều loại hình âm nhạc dân tộc khác đến với nhiều nước trên thế giới, như: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Nhật, Singapore…. “Những lần đi biểu diễn ở nước ngoài, tôi thấy bạn bè quốc tế rất hào hứng với quan họ. Sau những buổi biểu diễn, họ còn xin trò chuyện với các nghệ sĩ để hiểu thêm về văn hóa Quan họ, mặc dù giữa chúng tôi bất đồng ngôn ngữ, cách trở về văn hóa và khoảng cách địa lý. Nhiều người đã mua đĩa Quan họ, thậm chí còn “gạ” mua bộ đồ Quan họ của chúng tôi”, nữ nghệ sĩ nhớ lại. Hiện nay, nghệ sĩ Thanh Hiếu vẫn chưa hết bận với Quan họ, chị vẫn tích cực tham gia giảng dạy cho 9 CLB trên địa bàn Hà Nội như: Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam, Còn duyên, Hương Sen, Ba tầm, Vinhomes Riverside, Royal City, Munberi… Đó là những học viên không chuyên, đến từ nhiều miền quê và đủ các ngành nghề khác nhau nhưng họ đã “gặp nhau” ở lòng say mê với Quan họ. Chị đã dạy họ giọng vặt, lề lối theo đúng hệ thống của Quan họ, học cách hát nảy hột, hát làm sao thật nền nã, điềm đạm và đem lại sự rung cảm nhất cho khán, thính giả. Cùng với đó, chị còn dạy những nhóm học sinh [mỗi nhóm khoảng 2, 3 người] cho sinh viên các trường nghệ thuật về kỹ thuật luyện thanh, phong cách hát dân gian và người không chuyên có nhu cầu học tại nhà.

Nghệ sĩ Thanh Hiếu từng trải lòng: “Nhiều học sinh của tôi chỉ là những người công nhân với đồng lương ít ỏi nhưng họ vẫn yêu Quan họ. Họ cũng từng bảo với tôi rằng, nhờ có Quan họ mà họ cảm thấy cuộc đời vui tươi, ý nghĩa hơn. Thử hỏi như vậy thì sao tôi có thể dừng lại?”. Khẩu khí đó của nghệ sĩ Thanh Hiếu khiến tôi tin rằng, ai đã trót yêu Quan họ thì sẽ vương vấn, lưu luyến mãi không thôi và nghệ sĩ hát Quan họ sẽ không có tuổi nghỉ hưu.

Ngô Khiêm

Video liên quan

Chủ Đề