Các bài văn lớp 9 gặp gỡ trò chuyện nhân vật

Bài làm

Tôi đã từng đọc câu chuyện “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ và qua câu chuyện đó tôi cứ ước được quay trở lại với quá khứ xa xôi để gặp nàng Vũ Nương. Cuối cùng, ước mơ đó của tôi đa thành hiện thực. Trong một lần ngủ mơ, tôi đã mơ thấy mình được một vị thần đưa về quá khứ đó và gặp nàng dưới biển.

Tôi mơ thấy mình đang đi ở chốn thủy cung thì đột nhiên tôi nhìn thấy một người phụ nữ. Tôi chợt thấy nàng thật giống với người mà Nguyễn Dữ đã từng miêu tả. Tôi vội cất lời:

– Nàng là Vũ Nương phải không?

Người phụ nữ nhìn tôi, gương mặt đầy vẻ buồn bã:

– Phải rồi. Chính là ta đây. Ở dưới đây lâu ngày, ta nhớ con ta quá.

– Thế nàng có thể kể cho ta nghe cuộc đời của nàng được không?

Ánh mắt nàng nhìn xa xăm như để nhớ lại quá khứ. Rồi nàng bắt đầu kể: Hồi ấy, Trương Sinh đem bạc đến nhà nàng làm sính lễ và hai người nên duyên vợ chồng từ đó. Ở với nhau được ít lâu, hai người đã vội chia xa vì chiến tranh xảy đến, Trương Sinh phải đi.

– Trước khi Trương Sinh đi lính, ta đã hẹn cả đời này chỉ chung thủy với chàng…Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, ta vẫn phải để chàng ấy ra đi…

Rồi nàng ấy kể tiếp rằng:

– Trương Sinh đi không được lâu thì ta sinh con. Ta đặt đứa bé đó tên là Đản. Ngày ngày, chăm sóc, dạy dỗ nó. Rồi khi mẹ Trương Sinh mất, ta lo ma chay chu đáo cho bà. Ta toàn tâm, toàn ý thế mà cuộc đời không trao cho ta hạnh phúc….

Rồi nàng bật khóc nức nở. Tôi ngồi lặng im nghe nàng kể chuyện mà cũng thương thay cho nàng.

– Rồi thơi gian đi lính cũng phải hết. Trương Sinh đã đến ngày trở về. Khi chàng trở về, ta cứ ngỡ hạnh phúc rồi đây sẽ mỉm cười với ta nhưng không….

Và nàng kể tiếp rằng, Trương Sinh về đến nhà thấy mẹ đã mất, con thì vừa mới học nói. Chàng ấy liền hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm. Nhưng trẻ con vốn ngây thơ, nó liền hỏi chàng Trương rằng:

– “Ơ thế hóa ra ông cũng là cha tôi à?”. Bé Đản đã hỏi như thế. Sự thực là lúc chàng Trương đi vắng, ta vẫn hay chỉ vào cái bóng của mình mà nói với nó rằng đó là cha Đản. Đứa bé quá ngây thơ đã không hiểu được điều đó. Chồng ta cũng quá hồ đồ, chỉ vì tin lời con trẻ mà nghi ngờ cho ta.

– Thế sao lúc bị Trương Sinh nghi ngờ, nàng không giải thích điều đó.

– Ta đã cố gắng giải thích nhưng chàng ấy lại không hề tin ta. Quá bất lực, ta phải trầm mình xuống dòng sông tự vẫn. Đến khi gặp Phan Lang dưới này, Phan Lang cũng đã kể cho ta biết rằng cuối cùng, Trương Sinh cũng đã biết được sự thật rằng đó chỉ là cái bóng mà thôi và chàng ấy rất ân hận vì đã nghi ngờ ta. Nhưng mọi chuyện đã thành ra thế này rồi…

Nói rồi, nàng ấy ôm mặt khóc. Tôi vội nói:

– Cuộc đời vốn xảy ra nhiều chuyện khiến chúng ta không thể ngờ hết được. Chỉ tại chiến tranh phi nghĩa khiến hạnh phúc gia đình sớm chia lìa, bi kịch của sự không hiểu nhau cũng bắt nguồn từ đó. Nàng ở đây, hãy thật hạnh phúc nhé, đó cũng chính là mong nguyện của cha con Trương Sinh ở thế giới kia.

Tôi vừa dứt lời thì giấc mơ cũng vội kết thúc. Không hiểu sao những giọt nước mắt lại cứ lăn dài trên má. Tôi thương cho số phận Vũ Nương nói riêng và những người phụ nữ sống trong chế độ phong kiến xưa biết bao…

Hãy tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí của tác giả Chính Hữu. Đây là đề bài của lớp 9 thuộc dạng khó các em cần nắm rõ cách làm, để tránh viết sai hướng.

Hãy tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí

Dàn ý bài viết “Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí”

Mở bài

  • Dẫn dắt [giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm] [có thể bỏ qua bước này]
  • Tưởng tượng và giới thiệu hoàn cảnh em gặp được người lính như thế nào?

Thân bài

Nói rõ chi tiết hoàn cảnh gặp được hình ảnh người lính cụ Hồ

Ấn tượng em gặp người lính đó như thế nào, ra sao?

Chẳng hạn

  • Lắng nghe những câu chuyện của người đồng chí [tình đồng chí]:Những người lính có tính cách hiền lành, thật thà, họ lớn lên ở vùng nông thôn nghèo khó chân chất. Các chàng trai xa lạ họ gặp được nhau, là những con người có cùng chung mục đích, lý tưởng sống, xem nhau như anh em ruột thịt, yêu thương và quý mến lẫn nhau. Giặc ngoại xâm đến họ nắm tay nhau, chung một nhịp đập yêu nước, chiến đấu hết mình với nghịch cảnh, vượt qua phong ba, khó khăn. Tình đồng chí cao cả vô cùng, từ đây sự đoàn kết ngày càng được gắn chặt hơn.
  • Tình đồng chí được thể hiện rõ nét qua từng chi tiết như họ đều có xuất thân là những người nông dân sống quen thuộc với ruộng quê. Họ từ bỏ quê hương, mẹ già nơi quê nhà để cùng chung một tình yêu nước xông pha đi đánh giặc. Trên con đường hành quân dẫu có khó khăn, vất vả, đói khổ, trên đôi môi của những người lính vẫn toát lên sự lạc quan, vui vẻ. Họ san sẻ với nhau từng bữa ăn, từng miếng bánh mì ít ỏi. Dẫu cho thời tiết có khắc nghiệt gái lạnh, bệnh tật nhưng với tình yêu thương và đoàn kết, những người lính luôn ân cần quan tâm nhau, san sẻ mọi khó khăn để cùng nhau vượt qua.

Cảm nhận về tình đồng chí qua câu chuyện kể trên.

  • Họ là nhũng người đồng lính với ý chí mạnh mẽ, kiên quyết và đáng tự hào. Những người lính chẳng ngại hiểm nguy để đánh giặc cứu nước.
  • Tình anh em, đồng chí quả thật rất thiêng liêng và tươi đẹp thể hiện qua từng hành động. Dù hoàn cảnh có khó khăn như thế nào họ vẫn cùng chung một niềm tin yêu với Đảng, với Tổ quốc mà tiếp tục chiến đấu. Thể hiện sự lạc quan và yêu đời, tin vào một ngày đất nước được độc lập, đánh tan quân xâm lược.
  • Cảm thấy biết ơn và vô cùng ngưỡng mộ trước sự can đảm, hi sinh vì đất nước của các anh bộ đội cụ Hồ.

Kết bài

  • Nêu lên suy nghĩ của bản thân khi được gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng chí.
  • Cảm nhận của bản thân về cuộc sống ở thời bình.
  • Nêu ra những động lực phấn đấu, xây dựng quê hương đất nước của bản thân

Bài văn mẫu “Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí”

Trong thời điểm thực dân Pháp xâm lược nước nhà, với một niềm tin yêu mãnh liệt tôi quyết tâm lên đường nhập ngũ chiến đấu bảo vệ đất nước. Tôi được điều về Trung đoàn thủ đô để thực hiện nhiệm vụ.

Trong năm 1947, tôi và đồng đội của mình  tham gia vào chiến dịch Việt Bắc. Nhiệm vụ của tôi là cùng với đồng chí An là chiến đấu và báo cáo về tình hình hiện tại để cấp trên xử lý và đưa ra hướng giải quyết. Vào ban ngày chúng tôi phải miệt mài chống dịch, chiến đấu kiên cường. Còn ban đêm, chúng tôi nghỉ ngơi nhưng vẫn không quên nhiệm vụ chiến đấu của mình, để không bị sơ hở địch tấn công bất ngờ. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, tất cả mọi người cũng luôn đề phòng cảnh giác trước kẻ địch.

Chúng tôi là những người xa lạ, không hề quen biết nhau, cùng chung một tình yêu đất nước, rời xa quê hương để đến đây để bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng các đồng chí rất thân thiện và hòa đồng, nên mọi việc đối với tôi cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong lúc trò chuyện với các chiến sĩ, tôi có bắt chuyện với đồng chí quê ở Hà Nội:

Anh chiến sĩ: Cậu có nhớ gia đình nhiều không, có quen với nếp sống ở đây chưa?

Tôi: Không hôm nào em thôi nghĩ về mẹ ở quê, không biết mẹ đang làm gì, sống như thế nào. Em cũng đang tập thích nghi với nơi ở mới, nhưng cũng cảm thấy tốt anh ạ.

Tôi: Thế còn anh thì sao?

Anh chiến sĩ: Nhớ thì ai chẳng nhớ, nhưng anh cũng phải tạm gác sang một bên để tập trung chiến đấu hết mình. Mong cho đất nước sớm độc lập còn trở về với gia đình. [Nói xong anh nở nụ cười tươi để xua đi nỗi buồn]

Tôi: Anh gia nhập quân đội lâu chưa?

Anh chiến sĩ đáp:Anh vào trễ hơn em tận 2 tháng. Vũ khí ở đây anh sử dụng vẫn chưa được thành thạo như các đồng chí khác nên phải tập luyện nhiều.

Anh ấy là một người rất vui vẻ và chăm chỉ, tôi và anh ấy thân nhau hơn trong quá trình tôi hướng dẫn anh ấy cách sử dụng vũ khí.

Chúng tôi chiến đấu và hành quân trong điều kiện khí hậu vô cùng khắc nghiệt và khó khăn. Lượng thực không đủ nhiều, nên chúng tôi thường san sẻ với nhau qua từng bữa cơm ít ỏi. Ngay cả đồ giữ ấm cũng không đủ, tôi và anh phải đắp chung chăn. Tuy có vất vả và thiếu thốn về vật chất, nhưng lại giúp chúng tôi thân thiết hơn, đoàn kết hơn bao giờ.

Một trong những nỗi sợ không chỉ về cơm áo, thuốc men.. mà còn là căn bệnh sốt rét. Chúng tôi chiến đấu trong rừng, nên có rất nhiều muỗi, vì vậy mà có rất nhiều đồng chí bị bệnh. Anh bạn chiến sĩ của tôi có triệu chứng sốt rất cao,người toàn là mồ hôi. Tôi có chạy lại và hỏi thăm tình hình của anh ấy:

Tôi:Anh cảm thấy thế nào rồi?

Anh chiến sĩ: Tôi không sao, nhưng cảm thấy rất lạnh, lạnh lắm.

Căn bệnh sốt rét hành hạ anh bạn trong cái lạnh thấu trời, tôi nhường hẳn chiếc chăn của mình cho anh, nhưng vẫn không đỡ hơn. May thay y tá đem đến thuốc trị sốt rét kịp thời nên khoảng hơn 1 tuần sau, anh bạn chiến sĩ đã hoàn toàn bình phục. Cũng chính từ đây mà cả hai người tôi thân thiết hơn và xem nhau như anh em trong gia đình vậy.

Những lúc cùng nhau canh gác, chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện lúc nhỏ, chuyện gia đình. Anh cảm thấy rất nhớ quê hương, mẹ già, vợ dại con thơ nơi quê nhà. Nhưng vì Tổ quốc kêu gọi anh sẵn sàng từ bỏ để một lòng chiến đấu vì nước nhà.

Tôi cũng vậy, hoàn cảnh cũng không khác gì anh là mấy. Từ những con người xa lạ nhưng lại cùng chung một mục tiêu, một lý tưởng, chúng tôi yêu quý nhau và thân thiết với nhau. Ở phía xa kia, vầng trăng khuya thật sáng, như đang treo lơ lửng trên đầu súng. Ngay lúc đó, chúng tôi im lặng cùng ngắm nhìn vầng trăng như đang đồng cảm với chúng tôi vậy.

Qua bài viết “Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với người lính trong bài thơ Đồng Chí” trong câu chuyện của anh đồng chí tôi như được tiếp thêm sức mạnh, tình đồng chí cũng như tình yêu quê hương đất nước. Tôi cảm thấy biết ơn khi được sống trong thời bình ngày hôm nay. Tôi sẽ cố gắng học tập và trở thành một công dân tốt.

  • Xem thêm: Đóng vai anh thanh niên kể lại truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Văn Học Lớp 9 -

Video liên quan

Chủ Đề