Các câu hỏi so sánh trong luật hình sự

Trangtinphapluat.com trân trọng giới thiệu tới bạn đọc bài viết so sánh Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung BLHS 2015 [Gọi tắt là Bộ luật Hình sự 2015] và Bộ luật Hình sự 1999.

Tiếp theo phần 1, phần  2, hôm nay chúng tôi so sánh những nội dung mới ở phần những quy định chung của Bộ luật Hình sự.

Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung thêm “bia” cho phù hợp với thực tiễn và quy định rõ việc sử dụng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình mà phội tội thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Say rượu, bia phạm tội vẫn chịu trách nhiệm hình sự

2. Về chuẩn bị phạm tội [ĐIều 14]

Bộ luật Hình sự 2015 bổ sung khái niệm chuẩn bị phạm tội, ngoài việc tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực tội phạm, còn bổ sung trường hợp “hoặc thành lập, tham gia nhóm tộ phạm, trừ trường hợp thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm quy định tại Điều 109, Điểm a Khoản 2 Điều 113 hoặc Điểm a Khoản 2 Điều 299 của BLHS.

BLHS 1999  quy định chỉ người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Quy định như vậy không loại trừ bất kỳ tội phạm nào, miễn là thuộc trường hợp rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.

BLHS 2015 thu hẹp đáng kể phạm vi xử lý đối với hành vi này, chủ yếu tập trung vào một số tội danh cần thiết phải có biện pháp ngăn chặn sớm như: một số tội xâm phạm an ninh quốc gia; giết người, cướp tài sản,bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…

Bổ sung quy định đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội ở tội cướp tài sản, tội giết người.

3. Về đồng phạm [Điều 17]

So sánh Bộ luật HÌnh sự 2015 với Bộ luật Hình sự 1999

BLHS 2015 bổ sung quy định” người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” QUy định này phù hợp với thực tiễn, bởi nhiều trường hợp những người đồng phạm trước khi thực hiện hành vi phạm tội bàn bạc chỉ phạm tội ở mức độ A nhưng trong quá trình thực hiện thì có đồng phạm phạm tội ở mức độ B – nặng hơn, trong khi những người đồng phạm còn lại không biết mà buộc họ phải cùng chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm là không hợp lý.

4. Về che giấu tội phạm [Điều 18]

BLHS 2015 bổ sung quy định “người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 BLHS.

Quy định này phù hợp với thực tế, bởi việc những người thân trong gia đình che giấu hành vi phạm tội của người thân mình như vợ, chồng, bố, mẹ, con, cháu của mình là điều dễ hiểu. Điều này là do tâm lý, đạo đức trong mối quan hệ ruột thịt và đây cũng là một phần của đạo lý truyền thống của người Việt Nam.

5. Về không tố giác tội phạm [Điều 19]

BLHS 2015 bổ sung quy định “người không tố giác là người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi không tố giác tội phạm, trừ trường hợp không tố giác tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do chính người mà mình bào chữa đang chuẩn bị, đang thực hiện hoặc đã thực hiện mà người bào chữa biết rõ khi thực hiện việc bào chữa”.

BLHS 2015 bổ sung quy định này vì  đặc trưng của nghề bào chữa là không được tiết lộ thông tin trong quá trình bào chữa cho thân chủ của mình.

Phần tiếp theo sẽ được đăng tải vào ngày 6/4/2018, mời bạn đọc theo dõi.

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 2]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 3]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 4]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 5]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 6]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 7]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 8]

So sánh Bộ luật hình sự 2015 và Bộ luật hình sự 1999 [phần 9]

Rubi

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

Sách Hỏi đáp Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 do TS Nguyễn Trường Giang làm chủ biên.

Tập thể tác giả:

  1. TS. Nguyễn Trường Giang
  2. TS. Nguyễn Thị Hải Yến
  3. TS. Chu Thị Tú
  4. TS. Nguyễn Thị Nga
  5. TS. Đinh Thị Sáu
  6. ThS. Nguyễn Văn Thuyết
  7. ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
  8. ThS. Nguyễn Văn Hiếu
  9. ThS. Đỗ Lường Thiện
  10. ThS. Lê Xuân Sang
  11. ThS. Lê Trọng An
  12. ThS. Đoàn Đắc Chinh
  13. ThS. Cao An Khang
  14. ThS. Nguyễn Văn Tùng
  15. CN. Nguyễn Văn Hạnh
  16. CN. Trần Thị Kim Huyền

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Hỏi đáp Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Tác giả: Nguyễn Trường Giang

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Bộ luật hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2016. Tuy nhiên do phát hiện có nhiều nội dung cần sửa đổi nên ngày 29/06/2016, Quốc hội đã bạn hành nghị quyết số 144/2016/QH13 về việc lùi hiệu lực thi hành của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13. Sau khi Luật số 12/2017/QH14 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 được thông qua trong đó được quy định cụ thể ở điều 3: “Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018”.

Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 đã có kế thừa và phát triển các quy định còn chưa phù hợp của BLHS năm 1999, thể hiện thể chế hóa toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, đổi mới quan niệm về tội phạm và hình phạt, về cơ sở của chính sách, về chủ thể của tội pham, về chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm. Đặc biệt nội luật hóa các điều ước quốc tế mà VIệt Nam đã tham gia ký kết, đưa vào trong Bộ luật hình sự năm 2015 làm vơ sở cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm có tính chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có yếu tố nước ngoài, phù hợp với tình hình chung của thế giới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam; đồng thời giải quyết được những vấn đề vướng mắc, bất cập trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay.Vì vậy, Bộ luật này có vị trí, vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

Để đáp ứng nhu cầu bạn đọc, góp phần vào việc tìm heieur các quy định mới trong Bộ luật hình sự năm 2015, nhằm cung cấp một cái nhìn tổng quan khoa học về những nội dung mới của Bộ luật này, phục vụ cho hoạt động học tập nghiên cứu và áp dụng pháp luật vào thực tiễn công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm. Nhóm tác giả là các giảng viên chính, giảng viên có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực tư pháp hình sự đã dày công biên soạn cuốn “Hỏi – đáp Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017”.

Nội dung cuốn sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất: Câu hỏi trắc nghiệm bán tự luận

Khẳng định ssau đây đúng hay sai? Giải thích?

Câu 1. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được quy định tại khoản 1 Điều 8 của Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 2. Tất cả các hành vi nguy hiểm cho xã hội đều bị coi là tội phạm khi hành vi đó gây ra những thiệt hại đáng kể?

Câu 3. Trong mọi trường hợp người không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi vủa mình gây ra thì không phải chịu trách nhiệm hình sự?

Câu 4. Hình thức lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp chỉ có ý nghĩa đối với việc quyết định hình phạt mà không có ý nghĩa đối với việc định tội?

Câu 5. Căn cứ phân loại tội phạm theo khoản 1 Điều 9 Bộ luật hình sự năm 2015 là căn cứ vào mức hình phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội?

Câu 6. Trong một tội danh luôn phải có ba loại cấu thành tội phạm đó là: cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ?

Câu 7. Tất cả các tội phạm có cấu thành vật chất đều chia thành các giai đoạn: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành?

Câu 8. Đối tượng tác động của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị hành vi phạm tội xâm hại?

Câu 9. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức hình phạt Tòa án đã tuyên đến 7 năm tù?

Câu 10. Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện xong hành vi cần thiết để đạt được mục đích của mình?

[Gồm 55 câu hỏi đáp]

Chọn phương án đúng và giải thích

Câu 1. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định có bao nhiêu loại người trong đồng phạm?

Câu 2. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Chương XVIII: Các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế gồm bao nhiêu tội danh?

Câu 3. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Chương XIX: Các tội phạm về môi trường gồm bao nhiêu tội danh?

Câu 4. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại trong Chương XXI: Các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng gồm bao nhiêu tội danh?

Câu 5. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự với bao nhiêu tội danh được quy định ở Chương XIV: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người trong Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 6. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự với bao nhiêu tội danh được quy định ở chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu trong Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 7. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự với bao nhiêu tội danh được quy định ở chương XX: Các tội phạm về ma túy trong Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 8. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm hình sự với bao nhiêu tội đanh được quy định ở chương XXI: các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong Bộ luật hình sự năm 2015?

Câu 9. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định có bao nhiêu loại lỗi?

Câu 10. Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nào sau đây?

[Gồm 40 câu hỏi đáp]

Phần thứ hai: Câu hỏi tự luận

Câu 1. Trình bày đặc điểm của Luật hình sự Việt Nam?

Câu 2. Trình bày hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 theo không gian?

Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 6. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam hoặc pháp nhân thương mại Việt Nam có hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà Bộ luật này quy định là tội phạm, thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo quy định của Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam.

2. Người nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp hành vi phạm tội xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam hoặc xâm hại lợi ích của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển không mang quốc tịch Việt Nam đang ở tại biển cả hoặc tại giới hạn vùng trời nằm ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định.

Câu 3. Trình bày hiệu lực của Bộ luật hình sự năm 2015 theo thời gian?

Điều 7. Hiệu lực của Bộ luật hình sự về thời gian

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án tích và quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xóa bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, tha tù trước thời hạn có điều kiện, xóa án tích và quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Câu 4. Hiệu lực hồi tố của Bộ luật hình sự năm 2015 được quy định như thế nào?

[Gồm 175 câu hỏi tự luận]

4. Đánh giá bạn đọc

Đã có rất nhiều cuốn sách được biên soạn với mục đích phục vụ nhu cầu tìm hiểu quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. Song đây là cuốn sách được bạn đọc đánh giá là hữu ích nhất. Các tác giả đã xây dựng toàn bộ nội dung các quy định dưới dạng hỏi đáp bán tự luận và tự luận, cách thức trình bày này giúp người đọc dễ dàng tiếp cận và hiểu nhanh hơn.

5. Kết luận

Cuốn sách không chỉ có ý nghĩa lý luận, ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa chính trị, pháp lý và thực tiễn bổ ích giúp bạn đọc và những người quan tâm nghiên cứu luật như giảng viên, học viên, sinh viên … các bậc học thuộc các cơ sở đào tạo luật, cán bộ, đội ngũ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm, luật sư và những người tham gia tố tụng có cách nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về áp dụng luật hình sự trong xử lý tội phạm đảm bảo không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề