So sánh chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Các khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được quy định rõ ràng, đầy đủ trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Vùng đặc quyền kinh tế

Điều 57 Luật Biển 1982 nêu rõ Vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng đặc thù trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm mục đích kinh tế được Công ước về Luật Biển 1982 quy định:

Đối với các quốc gia ven biển: Quốc gia ven biển có các quyền chủ quyền về việc thăm dò, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên sinh vật hoặc không sinh vật của vùng nước đáy biển, của đáy biển và vùng đất dưới đáy biển cũng như những hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

Các vùng biển của quốc gia theo Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. [Ảnh: tuyengiao.vn]

Đối với các quốc gia khác: Được hưởng quyền tự do hàng hải, hàng không; được tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế. Tuy nhiên, mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế phải có sự xin phép và đồng ý của quốc gia ven biển.

Thềm lục địa

Khoản 1 và khoản 5 Điều 76 của Luật biển năm 1982 có quy định về thềm lục địa, theo đó thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.

Tuy nhiên, bề rộng tối đa của Thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa, không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ Đường cơ sở, hoặc không quá 100 hải lý bên ngoài đường thẳng sâu 2.500m. Như vậy Thềm lục địa cách đường cơ sở từ 200 đến tối đa là 350 hải lý tùy theo nền của lục địa. 

Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên [khoáng sản, tài nguyên không sinh vật như dầu khí, các tài nguyên sinh vật như cá, tôm...] của mình. Vì đây là đặc quyền của quốc gia ven biển nên không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy nếu không có sự thỏa thuận của quốc gia đó. Nghĩa là chỉ quốc gia ven biển mới có quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì. Tuy nhiên, quốc gia ven biển khi thực hiện quyền đối với thềm lục địa không được đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước phía trên, không được gây thiệt hại đến hàng hải hay các quyền tự do của các quốc gia khác.

Khi tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở, quốc gia ven biển phải nộp một khoản đóng góp tiền hay hiện vật theo quy định của công ước. Quốc gia ven biển có quyền tài phán về nghiên cứu khoa học. Mọi nghiên cứu khoa học biển trên thềm lục địa phải có sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tất cả các quốc gia khác đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống dẫn ngầm phải thỏa thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc đường cáp đó.

Như vậy đối với những khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ có Việt Nam mới có quyền thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Mọi hành động thăm dò và khai thác của quốc gia khác mà không được sự đồng ý và thỏa thuận của Việt Nam là xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Mặc dù đã được quy định rõ ràng như vậy nhưng thời gian qua nhiều nước đang phớt lờ, không thực thi Công ước Luật biển năm 1982, vi phạm chủ quyền biển đảo, đe dọa đến chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Đặc biệt, hành vi mới đây của nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông.

Trong tuyên bố đưa ra mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng một lần nữa nhấn mạnh Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển ở biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở biển Đông đều là thành viên.

Do đó, mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam phải tuân thủ các quy định có liên quan của UNCLOS 1982, pháp luật Việt Nam. Mọi hoạt động của nước ngoài trên các vùng biển Việt Nam nếu không được phép của Việt Nam đều vô giá trị, xâm phạm vùng biển Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.

Theo Điều 15 Luật Biển Việt Nam 2012, vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế [Ảnh minh họa]

2. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

Căn cứ Điều 16 Luật Biển Việt Nam 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế, chế độ pháp lý được thực hiện như sau:

- Nhà nước Việt Nam được thực hiện các quyền sau đây:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Chế độ pháp lý đối với các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế:

+ Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam 2012 và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

+ Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định đối với thềm lục địa và chế độ pháp lý của thềm lục địa [Điều 17, 18 Luật Biển Việt Nam 2012].

Như Mai

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Quy định về vùng đặc quyền kinh tế

  • 1. Quy định chung về vùng đặc quyền kinh tế
  • 2. Lịch sử hình thành của vùng đặc quyền kinh tế
  • 3. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế
  • 4. Chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế
  • 4.1 Quyền của quốc gia ven biển
  • 4.2 Quyền của các quốc gia khác

1. Quy định chung về vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Như vậy, chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lí nếu tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế lần đầu được ghi nhận trong Công ước luật biển 1982. Đây là thắng lợi của cuộc đấu tranh của các nước mới giành được độc lập và các nước đang phát triển. Vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả vì theo Điều 86 Công ước luật biển 1982, biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lí các tài nguyên thiên nhiên biển ở vùng nước phía trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cũng như các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. Quốc gia ven biển có một số quyền tài phán nhất định để đảm bảo cho quyền chủ quyền không bị xâm phạm.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, các quốc gia khác đều được hưởng quyển tự do hàng hải, tự do hàng không...

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tuyên bố ngày 12.5.1977 đã xác lập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam rộng 200 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Tại những khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chưa ra tới hết 200 hải lí đã gặp vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia... thì ranh giới phân chia vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam với các nước liên quan được xác định trên cơ sở thoả thuận phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

2. Lịch sử hình thành của vùng đặc quyền kinh tế

Trong luật biển quốc tế truyền thống, biển được chia làm hai phần với quy chế pháp lý khác nhau là lãnh hải và biển cả. Tại lãnh hải, mọi tài nguyên đặt hoàn toàn dưới sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Phía ngoài vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, tài nguyên của biển cả được để mở cho mọi quốc gia theo nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản. Từ nửa cuối thế kỉ XIX, các hoạt động đánh bắt xa bờ bắt đầu phát triển mạnh mẽ, đặc biệt đối với những quốc gia có tiềm năng về tài chính và nền hàng hải mạnh. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cá và lợi ích của ngư dân các nước ven biển trong việc khai thác ở những vùng biển tiếp liền lãnh hải mà còn làm nảy sinh không ít những tranh chấp giữa các quốc gia, chủ yếu liên quan đến vấn đề khai thác và bảo tồn một số loài cá cụ thể bị suy giảm trước các hoạt động khai thác quá mức.1 Ket quả là những yêu sách thiết lập vùng đánh cá bên ngoài giới hạn vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của các nước ven biển đã xuất hiện từ những năm cuối thế kỉ XIX và trở nên phổ biến vào những năm đầu thế kỉ XX với những tuyên bố của Nga, Na Uy, Phần Lan, Ailen, Thụy Sỹ hay Mỹ. Năm 1911, Nga tuyên bố mở rộng vùng đánh cá đặc quyển ở Thái Bình Dương ra 12 hải lý. Na Uy, Phần Lan, Alien, Thụy Sỹ cũng tuyên bố một vùng đánh cá rộng 4 hài lý. Tại Mỹ, yêu cầu về một khu vực đánh cá rất rộng đã được đưa ra khi ngày 03 tháng 5 năm 1938, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật số 3744, trong đó, quy định quyền tài phán của Mỹ đối với các hoạt động đánh cá tại biển Bering ra ngoài bờ biển Alaska đến độ sâu 100m.

Ngày 28 tháng 9 năm 1945, Tổng thống Mỹ Truman đã đưa ra tuyên bố về “Chỉnh sách của Mỹ đổi với các hoạt động đánh cả ven bờ trên một số khu vực xác định của biển cả ” với nội dung thiết lập một khu vực bảo tồn tài nguyên cá trên những khu vực tại biển cả tiếp liền với lãnh hải của Mỹ. Việc khai thác sẽ tuân theo các quy định của pháp luật fylỹ trong những khu vực biển chỉ có ngư dân Mỹ khai thác hoặc tuân theo các điều ước được ký kết giữa Mỹ với các nước khác trong những khu vực biển mà việc khai thác do cả ngư dân Mỹ và ngư dân những nước liên quan tiện hành.1 Tuyên bố Truman đã kéo theo một loạt Tuyên bố của các quốc gia khác ở châu Mỹ, châu Á ngay sau đó về việc mở rộng các vùng biển thuộc quyền tài phán ra phía biển cả. Lần lượt trong các năm 1947, 1950 và 1952, Chile và Peru, Ecuador, Mexico đều khẳng định quyền tài phán đối với một khu vực đánh cá rộng 200 hải lý, tiêp đó là các quốc gia Trung Mỹ khác ở Thái Bỉnh Dương, Đông, Đông Nam, Tây Băc Thái Binh Dương. Con số 200 bắt nguồn từ một hiện tượng tự nhiên là ngoài khơi Chile, Peru, Ecuador, nơi dòng chảy Humboldt cách bờ khoảng 200 hài lý rất giàu hải sản. Tại châu Á, sau khi Hàn Quốc đưa ra Tuyên bố mở rộng quyền tài phán tới các vùng biển tiếp liền lãnh hài năm 1952, một số quốc gia ven biển khác cũng lần lượt đưa ra những yêu cầu tương tự. [Nguồn: v.s. Mani, The modern law of the Sea, Oxford University Press, 1994, fr. 8].

Hai Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất năm 1958 và lần thứ hai năm 1960 đã thất bại khi không giải quyết được những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước ven biển với các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia đánh cá tầm xa [Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất năm 1958 mặc dù đã thông qua Công ước về đánh cá và bảo tồn tài nguyên cá trên biển cả nhưng thực chất, những “quyền lợi đặc biệt” mà Công ước thừa nhận cho quốc gia ven biển gần như chi mang tính hình thức, khi không hề đề cập đến việc xác lập một vùng biên mới mà tại đó thừa nhận những đặc quyền của quốc gia ven biển với loại tài nguyên này. Mặt khác, trong khi các nước thế giới thử ba, nhất là các nước châu Mỹ La tinh chủ trương muốn mở rộng lãnh hải ra đến 200 hài lý thì các cường quốc hàng hải lại muốn hạn chế tối đa sự mở rộng quyền của các quốc gia ven biển ra ngoài biển cả để bảo vệ các quyền tự do biển cả truyền thống] cũng như giữa các cường quốc hàng hải với nhau.1 Kết quả là những tuyên bố đơn phương về quyền tài phán đối với hoạt động đánh cá [Các cường quốc hàng hải một mặt muốn thực hiện quyền tự do đánh cá trên các vùng biển nằm ngoài lãnh hải của quốc gia khác [biển quốc tế] nhung đồng thời lại muốn mở rộng quyền tài phán ra phía các vùng biển nằm ngoài lãnh hải cùa mình và Từ năm 1960 đến 1970, số lượng những yêu cầu về quyền tài phán đối vởi hoạt động đánh cá tăng gần hai lần, từ 22 lên 38, đặc biệt, những tuyên bố thiết lập vùng đánh cá rộng 12 hải lý đã gia tăng từ 6 lên tới 25 quốc gia. [Nguồn: William T. Burke, Clarendon Press, The new international law of fisheries UNCLOS 82 and Beyond, Oxford, 1994, Table: Evolution of territorial sea and fish zone claims, 60 - 71, tr. 17] cũng như những tranh chấp trong việc bảo tồn nguồn tài nguyên đang bị suy giảm nghiêm trọng này tiếp tục gia tăng. Bên cạnh đó, sự ra đời của một loạt các quốc gia mới sau thắng lợi của các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã tất yếu xuất hiện những yêu cầu thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển trong đó có sự tham gia và tính đến lợi ích của những quốc gia này.

Trong bối cảnh đó, sự ra đời của UNCLOS 1982 với việc ghi nhận sự xuất hiện của một vùng biển hoàn toàn mới, vùng đặc quyền kinh tế, đã giải quyết được sự dung hòa về lợi ích giữa các quốc gia khi một mặt ghi nhận những đặc quyền cho quốc gia ven biển trong một số lĩnh vực, mặt khác vẫn đảm bảo một số quyền tự do cho tất cả các quốc gia.

3. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng quy định trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước luật biển 1982, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, các quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Khái niệm và sự hình thành của vùng này trong lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế bắt nguồn từ sự kiện, ngày 28 tháng 9 năm 1945, Tổng thống Mỹ Truman đưa ra một Tuyên bố về nghề cá ven bờ trong một số vùng của biển cả, trong đổ Mỹ đề nghị thiết lập một “vùng bảo tồn một phần nhất định của biển cả tiếp liền với bờ biển nước Mỹ, tại đó các hoạt động nghề cá đã và sẽ phát triển trong tương lai ở mức độ quan trọng” nằm ngoài lãnh hải 3 hải lý. Các nước Mỹ - La tinh như Chilê, Peru và Ecuađo đã mở rộng lãnh hải của mình ra 200 hải lý, dưới tên gọi vùng biển di sản, lãnh hải di sản, loại bỏ quyền tự do hàng hải và các quyền tự do biển cả khác. Một số nước khác cũng yêu sách về một vùng đánh cá đặc quyền. Tình hình này gây ra sự lo ngại và chống đối từ các quốc gia hàng hải lớn. Năm 1971, Kenya và sau đó là các nước Á-Phi đã đưa ra đề nghị dung hoà hai lập trường trên: Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia ven biển có “thẩm quyền đặc biệt nhằm kiểm soát, quy định, khai thác và bảo vệ các tài nguyên sinh vật cũng như không sinh vật cùa vùng và nhằm ngăn ngừa và đấu tranh chống lại ô nhiễm” trong khi các quyền tự do hàng hải, tự do bay, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm được bảo lưu.

Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế nhanh chóng được chấp nhận, khồng gây ra sự phản đối nào. Khái niệm này đã có giá trị tập quán trước khi được ghi nhận trong Công ước luật biển 1982.

Điều 15, Điều 16 Luật biển Việt Nam năm 2012 quy định vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế. Nhà nước Việt Nam có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển.

Như vậy, theo quy định tại Điều 55 và 57 UNCLOS 1982:

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng nằm ở phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyển và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quổc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh... Vùng đặc quyền kỉnh tế có chiều rộng không quả 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Quy định trên đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về vị trí, vùng đặc quyền kinh tế nằm bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển, tiếp liền với lãnh hải, có ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển, ranh giới ngoài là một đường mà mỗi điểm trên đó cách đường cơ sở khoảng cách tối đa không quá 200 hải lý.

Thứ hai, về chiều rộng, vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thứ ba, trong mối quan hệ với vùng tiếp giáp lãnh hải, do vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp đều có ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển mà chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế được xác định không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong khi chiều rộng của vùng tiếp giáp không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở, nên thực chất, vùng đặc quyền kinh tế bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải. Nói cách khác, vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận nằm trong vùng đặc quyền kinh tế. Điều này lý giải vì sạo tại vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển và các quốc gia khác được hưởng đầy đủ các quy chế pháp lý mà UNCLOS 1982 quy định cho vùng đặc quyền kinh tế.

Thứ tư, chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao gồm cả quyền của quốc gia ven biển và quyền của quốc gia khác do Công ước quy định. Đây chính là đặc trưng, tạo nên sự khác biệt trong chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Điều này xuất phát do vị trí của vùng biển này cũng như các vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền quốc gia, mặc dù nằm bên ngoài lành thổ quốc gia ven biển nhưng cũng chưa thuộc vùng lãnh thổ quốc tế nên tại đó vừa ghi nhận quyền của quốc gia ven biển vừa ghi nhận quyền của các quốc gia khác.

4. Chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển đặc thù, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa "các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển" với "các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác".

Theo quy định của Công ước luật biển 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:

- Các quyền thuộc chù quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

- Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bi và công trình, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển cũng như các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.

Tính đặc quyền của quốc gia ven biển thể hiện trong việc quốc gia ven biển có toàn quyền đánh giá nguồn ỉiềm năng đối với các tài nguyên sinh vật, thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý nhằm làm cho việc khai thác, duy trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực, khu vực hay thế giới chỉ có thể tham dự vào việc duy trì các nguồn lợi sinh vật này ở mức độ “hợp tác một cách thích hợp” với quốc gia ven biển. Tuy nhiên, đối với tài nguyên sinh vật, đặc quyền này chấp nhận ngoại lệ nếu tổng khối lượng cho phép đánh bắt lớn hơn khả năng khai thác của quốc gia ven biển, có nghĩa là tổn tại một số dư của khối lượng cho phép đánh bắt thì quốc gia ven biển lại có nghĩa vụ “tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền kinh tế" mà không phương hại đến đặc quyền bảo tồn tài nguyên sinh vật của mình. Quốc gia ven biển cho phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc những thoả thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia không có biển hoặc bất lại về mặt địa lý.

Để thực hiên có hiệu quả quyền chủ quyền của mình đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Quyền tài phán này của quốc gia ven biển không chỉ mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng.

Công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và ờ trên thềm lục địa phải được tiến hành với sự thoả thuận cùa quốc gia ven biển và không được gây trở ngại một cách phi lý cho các hoạt động do quốc gia ven biển tiến hành trong việc thi hành các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán mà Công ước đã trù định.

Công ước luật biển 1982 công nhận cho quốc gia ven biển quyền tài phán về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển chống lạí các ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiên do các quy định thích hợp cùa Công ước luật biển 1982 trù định, đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản:

- Quyền tự do hàng hải;

- Quyền tự do hàng không;

- Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

4.1 Quyền của quốc gia ven biển

Thứ nhất, quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế.

Theo quy định tại Điều 56 UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển.

- Đối với tài nguyên sinh vật, quyền chủ quyền của quốc gia ven biển được thể hiện qua các nội dung:

+ Trong việc thăm dò, khai thác, quốc gia ven biển có quyền tiến hành những hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác tối ưu các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến hoạt động bảo tồn [khoản 1 Điều 62]; Tự mình định ra khối lượng tài nguyên sinh vật có thể đánh bắt được [khoản 1 Điều 61], tự mình xác định khả năng khai thác, trên cơ sở đó, xác định lượng cá dư trong vùng đặc quyền kinh tế [khoản 2 Điều 62]. Ngoài ra, trong trường hợp quốc gia ven biển không khai thác hết lượng cá có thể đánh bắt, quốc gia ven biển có quyền cho phép các quốc gia khác được tham gia khai thác lượng cá dư thừa tại vùng đặc quyền kinh tế thông qua các điều ước hoặc các thoả thuận khác [khoản 2 Điều 62], đồng thời quy định những vấn đề điều chỉnh hoạt động khai thác của nước ngoài trong trường hợp này. Tuy nhiên, việc cho các quốc gia khác tham gia khai thác lượng cá dư thừa sẽ không được đặt ra trong trường hợp quốc gỉa ven biển có nền kinh tế lệ thuộc rất nặng nề vào việc khai thác tài nguyên sĩnh vật ở vùng đặc quyền kinh tế.

+ Theo quy định tại Điều 73, quốc gia ven biển có quyền thi hành mọi-biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tổ tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định trong vấn đề thăm dò, khai thác, bảo tồn cũng như quản lý tài nguyên sinh vật mà mình đã ban hành. Ngoài việc không được áp dụng hình phạt tù giam hay một hình phạt thân thể [trừ khi các bên có thỏa thuận khác], quốc gia vén biển không bị giới hạn nào khác trong việc áp dụng các ché tài đối với hành vi vi phạm các quy định của mình về khai thác, quản lý tài nguyên sinh vật.

- Đối với tài nguyên phi sinh vật, tương tự như với tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển cũng có quyền chủ quyền trong việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý những tài nguyên này trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tài nguyên phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế bao gồm tài nguyên nước biển phục vụ cho kinh tế vận tải biển hoặc các ngành công nghiệp khác, gió biển, cảnh quan thiên nhiên... phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học, khai thác du lịch... Riêng với tài nguyên khoáng sản và tài nguyên phi sinh vật khác bên trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế sẽ có quy chế pháp lý của thềm lục địa, đó là tính chất “đặc quyền” của quốc gia ven biển.

Thứ hai, quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các lĩnh vực:

- Lắp đặt, sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình khác trong vùng đặc quyền kinh tế kể cả về mặt các luật và quy định hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh hoặc nhập cư.

Theo quy định tại Điều 60 UNCLOS 1982, quốc gia ven biển có đặc quyền đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế trên các phương diện xây dựng, cho phép xây dựng và quy định về việc xây dựng, khai thác, sử dụng. Tính đặc quyền được thể hiện ở'chỗ: [i] chỉ quốc gia ven biển mới được quyền xây dựng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, các quốc gia khác muốn xây dựng, lắp đặt đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng đặc quyền kinh tế phải xin phép và được sự cho phép của quốc gia ven biển; [ii] trong trường hợp cho phép quốc gia khác xây dựng đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trong vùng biển của mình, quốc gia ven biển có toàn quyền đưa ra các quy định, luật lệ điều chính việc xây dựng, khai thác, sử dụng những công trình, thiết bị này. Ngoài ra, quốc gia ven biển có quyền thiết lập khu vực an toàn với kých thước, chiều rộng hợp lý. Trong các khu vực đó, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình đó và các quốc gia khác có nghĩa vụ tôn trọng các khu vực an toàn này. Quốc gia ven biển có quyền xử lý đối với những hành vi vi phạm các quy định mà mình đã ban hành như đình chỉ các hoạt động lắp đặt, yêu cầu tháo dỡ các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình... Đặc biệt, ngay cả khi không có sự vi phạm các quy định của quốc gia ven biển nhưng bất kì hoạt động nào tác động đến các đảo nhân tạo, công trình, thiết bị của quốc gia khác đặt trong vùng đặc quyền kinh tế vẫn thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển. Chẳng hạn khi thiết bị, công trình của một quốc gia đặt trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển bị tàu thuyền của một quốc gia khác đâm va làm hư hỏng thì thẩm quyền tài phán trong trường hợp này vẫn thuộc về quốc gia ven biển và quốc gia ven biển có quyền áp dụng các quy định của mình để giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ đâm va và hậu quả của vụ đâm va. Bên cạnh đó, thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển không chỉ bị giới hạn ở những vấn đề liên quan trực tiếp đến quá trình lắp đặt, sử dụng các công trình, thiết bị mà còn được UNCLOS 1982 ghi nhận ở những lĩnh vực về hải quan, thuế khóa, y tế, an ninh hoặc nhập cư liên quan đến các thiết bị, công trình này.

- Nghiên cứu khoa học biển [khoản 1 Điều 56]: Quốc gia ven biển có toàn quyền cho phép nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Nói cách khác, các quốc gia muốn nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế phải xin phép và được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Bên cạnh đó, quốc gia ven biển có quyền xây dựng và ban hành các quy định, luật lệ điều chỉnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, đồng thời có quyền áp dụng các biện pháp thích hợp để xử lý trong trường hợp quốc gia khác vi phạm các quy định mà mình đã ban hành.

- Bảo vệ và gìn giữ môi trường biển [khoản 1 Điều 56]: Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định, luật lệ để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm đối với môi trường biển phảt sinh từ hoạt động của tàu thuyền, từ các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình cũng như bất kì hoạt động nào liên quan đến đáy biển, vùng lòng đất dưới đáy biển thuộc quyền chủ quyền của mình. Cùng với việc ban hành pháp luật để điều chỉnh, quốc gia ven biển có quyền thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo cho các luật lệ của mình được tuân thủ đầy đủ cũng như thực hiện mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển. Tàu thuyền nước ngoài khi có hành vi vi phạm hay gây thiệt hại trong lĩnh vực này đều thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển. Mặc dù trong các quy định của vùng đặc quyền kinh tế không ghi nhận cụ thể về chế tài đối với tàu thuyền nước ngoài nhưng áp dụng tương tự Điều 73 cũng như các quy định tại Phần XII của UNCLOS 1982 về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển, trong trường hợp vi phạm các luật lệ, quy định quốc gia hay các quy tắc và quy phạm quốc tế về ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển cũng như có thiệt hại xảy ra do hành vi gây ô nhiễm môi trường biển, quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, khởi tố, xét xử và áp dụng hình phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm cũng như áp dụng trách nhiệm dân sự đổi với tổ chức, cá nhân liên quan như trách nhiệm khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại...

4.2 Quyền của các quốc gia khác

Theo quy định tại Điều 58 UNCLOS 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, đều được hưởng ba quyền tự do sau:

- Tự do hàng hải: Trong vùng đặc quyền kinh tế, tàu thuyền của mọi quốc gia được tự do đi lại mà không xin phép quốc gia ven biển. Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ, trừ hai trường hợp: [i] những vi phạm liên quan đến các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền và [ii] các lĩnh vực thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển. Hành vi vi phạm của tàu thuyền nước ngoài'trong hai trường hợp trên sẽ thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.

- Tự do hàng không: Do vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế là vùng trời quốc tế nên phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng không mà không phải xin phép quốc gia ven biển, đồng thời thẩm quyền tài phán đối với phương tiện bay thuộc về quốc gia mà phương tiện bay đăng ký quốc tịch. Tuy nhiên, trong thời gian bay, phương tiện bay nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định về an ninh hàng không cũng như an toàn bay được quy định trong các điều ước quốc tế và các văn bản do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế [ICAO] ban hành.

- Tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm: Mọi quốc gia có quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế mà không phải xin phép quốc gia ven biển, có quyền sửa chữa các dây cáp, ống dẫn ngầm hiện có mà không bị quốc gia ven biển cản trở hay gây trở ngại. Ngoài ra, thẩm quyền tài phán đối với các dây cáp, ống dẫn ngầm thuộc về quốc gia đặt dây cáp, ổng dẫn ngầm này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyền này, các quốc gia khác không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển, đặc biệt, phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Ngoài các quyền tự do trên, các quốc gia khác có thể tham gia khai thác lượng cá dư thừa trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển khi quốc gia này công bố có lượng cá dư thừa trên cơ sở các thỏa thuận với quốc gia ven biển và tuân theo cầc the thức do quốc gia ven biến quy định.

Luật Minh Khuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề