Các chính sách khuyến khích xuất khẩu của Việt Nam

Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn

Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội Tel: 0246.2938632/ 0243.9725154 Fax: 0243.9726949

Email:

©2009 Trung tâm Thông tin PTNNNT. Giấy phép số 287/GP-BC do Cục báo chí - Bộ văn hoá cấp ngày 05-07-2007

Khuyến khích xuất khẩu [tiếng Anh: Export Incentives] là chính sách liên quan đến luật, tiền tệ hoặc thuế được thiết kế để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ.

[Ảnh minh họa: Taxscan]

Khái niệm

Khuyến khích xuất khẩu trong tiếng Anh Export Incentives.

Khuyến khích xuất khẩu là chính sách liên quan đến luật, tiền tệ hoặc thuế được thiết kế để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ.

- Xuất khẩu là hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia và sau đó được vận chuyển đến một quốc gia khác để bán hoặc trao đổi.

- Xuất khẩu là một phần quan trọng trong nền kinh tế của nước xuất khẩu, đóng góp vào tổng sản lượng của quốc gia GNP.

- Xuất khẩu làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho một công ty nếu hàng hóa xuất khẩu có được chỗ đứng trên thị trường mới hoặc mở rộng thị trường và cũng có thể tạo cơ hội để - chiếm thị phần toàn cầu.

- Xuất khẩu cũng hỗ trợ tạo công ăn việc làm khi các công ty mở rộng và phát triển lực lượng lao động.

Đặc điểm của Khuyến khích xuất khẩu

Khuyến khích xuất khẩu là một hình thức hỗ trợ kinh tế của chính phủ cung cấp cho các công ty hoặc ngành công nghiệp trong nền kinh tế quốc gia, nhằm giúp họ đạt được thị trường nước ngoài.

Chính phủ đề ra các khuyến khích xuất khẩu để giữ cho các sản phẩm trong nước cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Các loại khuyến khích xuất khẩu bao gồm:

1. Trợ cấp xuất khẩu [Export subsidies]

2. Thanh toán trực tiếp [Direct payment]

3. Khoản vay với chi phí thấp [Low-cost loan]

4. Miễn thuế [tax exemption] đối với lợi nhuận kiếm được từ xuất khẩu và quảng cáo quốc tế do chính phủ tài trợ

Mặc dù ít liên quan hơn các biện pháp bảo vệ nhập khẩu như thuế quan, các khuyến khích xuất khẩu vẫn không được khuyến khích, bởi các nhà kinh tế cho rằng chúng tạo ra rào cản thương mại tự do và có thể dẫn đến bất ổn thị trường.

Khuyến khích xuất khẩu như thế nào?

Khuyến khích xuất khẩu làm cho xuất khẩu trong nước mang tính cạnh tranh hơn bằng cách cung cấp một dạng như tiền đút lót [Kickback] cho nhà xuất khẩu.

Chính phủ thu thuế ít hơn để giảm giá hàng hóa xuất khẩu, do đó khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường toàn cầu tăng lên đảm bảo rằng hàng hóa trong nước có phạm vi thị trường rộng hơn. Nghĩa là, người tiêu dùng trong nước trả nhiều hơn người tiêu dùng nước ngoài.

Đôi khi, chính phủ sẽ khuyến khích xuất khẩu khi giá bên trong đã được hỗ trợ [các biện pháp được sử dụng để giữ giá hàng hóa cao hơn mức giá cân bằng], tạo ra sản lượng thặng dư. Thay vì lãng phí hàng hóa, chính phủ thường sẽ đưa ra các khuyến khích xuất khẩu.

Khuyến khích xuất khẩu và Tổ chức Thương mại Thế giới WTO

Khuyến khích xuất khẩu và mức độ tham gia của chính phủ tham gia vào có thể dẫn đến các tranh chấp quốc tế, được giải quyết bởi Tổ chức Thương mại Thế giới [WTO].

Chính sách do WTO ban hành, cấm hầu hết các khoản trợ cấp xuất khẩu của các quốc gia, ngoại trừ các nước kém phát triển [LDC].

Ý tưởng là bảo vệ xuất khẩu tạo ra thị trường kém hiệu quả, nhưng các nước đang phát triển có thể cần khuyến khích xuất khẩu để bảo vệ một số ngành công nghiệp chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng quốc gia.

[Theo Investopedia]

Minh Hằng

Thực tiễn của thương mại quốc tế trong những năm qua đã khẳng định xuất khẩu là hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển các hạ tầng là một mục tiêu quan trọng nhất của chính sách thương mại. Nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm và tăng thu ngoại tệ cho đất nước.

Các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu có thể chia thành ba nhóm:

Thứ nhất: Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Mặc dù có chính sách đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, nghĩa là một nước không chỉ chuyên vào xuất khẩu một vài sản phẩm, nhưng các quốc gia đều có chính sách xây dựng những mặt hàng chủ lực - những con chủ bài - của nền ngoại thương.

Thứ hai: Gia công xuất khẩu

Gia công xuất khẩu là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng, giao nguyên vật liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia công, để sản xuất ra một mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Sau khi sản xuất xong, bên đặt hàng nhận hàng hoá đó từ bên nhận gia công và trả tiền công cho bên làm hàng gọi là hoạt động gia công. Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia thì gọi là gia công xuất khẩu.

Thứ ba: Đầu tư cho xuất khẩu

Đầu tư vốn là biện pháp cần được ưu tiên để gia tăng xuất khẩu. Nhà nước áp dụng các biện pháp khuyến khích đầu tư sau đây nhằm hướng vào xuất khẩu:

+ Khuyến khích đầu tư trong nước. Đầu tư cho phát triển sản xuất hàng xuất khẩu phải được coi là ưu tiên số một. Các hình thức ưu đãi cao nhất được giành cho sản xuất hàng xuất khẩu:

- Khuyến khích đầu tư qua thuế. Các biện pháp trên đây mới chỉ khuyến khích được sản xuất hàng xuất khẩu về lượng, chưa thể hiện rõ sự khuyến khích đối với các thay đổi về chất, tức là đối với đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển từ sơ chế sang chế biến thành sản phẩm hoàn chỉnh.

- Khuyến khích đầu tư bằng chính sách tạo nguồn vốn, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 462/TTg ngày 09/7/1996 về việc thành lập "Quỹ hộ trợ đầu tư quốc gia" để cung cấp tín dụng chung và dài hạn cho các dự án đầu tư, trong đó có đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư.

- Khuyến khích đầu tư qua chính sách tín dụng, ngoài việc quy định mức lãi suất ưu đãi cho đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu, Ngân hàng Nhà nước nên có biện pháp buộc các ngân hàng thương mại phải đạt một tỷ trọng vốn vay dài hạn và trung hạn nào đó trên tổng dư nợ, thí dụ 10 hay 20%, không "khuyến khích tăng tỷ trọng tín dụng dài hạn và trung hạn" một cách chung chung như hiện nay.

- Khuyến khích đầu tư qua khu công nghệ cao và khu chế xuất: Việc phát triển các khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung có ý nghĩa hết sức quan trọng trong hoàn cảnh cụ thể của nước ta hiện nay. 

Nguồn: TS. Hà Văn Hội [Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa]

Bao gồm [i] Các biện pháp tín dụng; [ii] Biện pháp trợ cấp xuất khẩu; [iii] Bán phá giá hàng hóa; [iv] Bán phá giá hối đoái; [v] Hiệp định thương mại; và [vi] Mở rộng nhập khẩu tự nguyện.

1. Các biện pháp tín dụng.

Được chia ra làm 3 nhóm:

[i] Tín dụng xuất khẩu: Nhà nước hoặc tư nhân cấp cho nhà nhập khẩu nước ngoài một khoản tín dụng khi mua hàng của nước mình. Cấp tín dụng cho người mua. Người cấp: – Do chính các doanh nghiệp xuất khẩu cấp; – Do các cơ quan tín dụng của nước xuất khẩu cấp; – Do Chính phủ của nước xuất khẩu cấp.

Nước điển hình về áp dụng Tín dụng dụng xuất khẩu là Mỹ [đây thực chất là hình thức bán chịu hàng hóa do vậy phải là nước mạnh, có tiềm lực tài chính lớn – Bộ nông nghiệp Mỹ có chương trình bảo lãnh xuất khẩu đối với những mặt hàng nông sản; Việt Nam Airline đã mua máy bay Boing của Mỹ và VN đã có được nguồn tín dụng lớn từ những cơ quan tín dụng của nước xuất khẩu của Mỹ như Ngân hàng xuất khẩu của Mỹ – Teximbank – là ngân hàng chuyên cấp tín dụng xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới – VN mua 4 chiếc Boing với tổng trị giá là 700 triệu USD thì Texim Bank đứng ra bảo lãnh cho khoản tiền này và được cấp qua hai ngân hàng là City Bank và Ambro Bank; tương tự khi VN mua máy bay Airbus của Châu Âu, các ngân hàng Châu Âu cũng đứng ra hỗ trợ. Hiện nay VN [trong đề án phát triển xuất khẩu 2006-2010] Bộ thương mại cũng bắt đầu quan tâm tới việc cấp tín dụng cho người mua [cụ thể là một số doanh nghiệp ở Châu Phi đối với mặt hàng xe đạp].

[ii] Nhà nước đảm bảo tín dụng xuất khẩu: Nhà nước lập các quỹ bảo hiểm xuất khẩu để bảo hiểm cho các rủi ro tổn thất đối với khoản tín dụng mà nhà xuất khẩu nước mình dành cho người mua nước ngoài. Đảm bảo tín dụng thì đối tượng là người bán, bảo hiểm cho những rủi ro tổn thất mà người xuất khẩu phải chịu khi bán hàng hóa sang thị trường nước ngoài [như Châu Phi, Trung Đông] là nơi có mức độ rủi ro cao thì nhà nước sẽ đứng ra bảo đảm những rủi ro khi DN của mình bán chịu hàng hóa cho DN các nước đó.

Mức đền bù: Nhà nước không bao giờ đảm bảo 100% đối với khoản tín dụng đó vì nếu như Nhà nước đảm bảo 100% thì nhà xuất khẩu không còn động lực gì để theo đuổi đòi tiền nhà nhập khẩu nữa và cũng không quan tâm tới tính chất của rủi ro nữa, do vậy mức đền bù thường khoảng 70-80% khoản tín dụng và tùy thuộc vào tính chất của mặt hàng, thị trường và tính chất của rủi ro. VN là nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản như cà phê, hồ tiêu mà các mặt hàng nông sản có đặc thù là giá rất bấp bênh do vậy rủi ro rất lớn, chính vì thế Chính phủ đã thành lập những quỹ để bảo hiểm cho những ngành hàng xuất khẩu này, VD: Quỹ bảo hiểm xuất khẩu cho mặt hàng cà phê, hồ tiêu.

[iii] Chính sách chiết khấu cho nhà xuất khẩu: Thực chất là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng dưới hình thức ngân hàng đứng ra mua lại bộ chứng từ thanh toán nhưng chưa đến hạn trả của người xuất khẩu nước mình. VD: Doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, trong hợp đồng ghi rõ 60 ngày kể từ khi giao hàng thì người mua mới trả tiền cho người bán, nhưng khi DN mới giao hàng được 5 ngày đã cần đến tiền rồi thì có thể mang bộ chứng từ thanh toán đó đến bán cho ngân hàng [bao gồm những chứng từ như hóa đơn, chứng từ vận tải chứng minh hàng đã giao theo yêu cầu, hối phiếu – lệnh đòi tiền của người bán từ người mua v.v…] – tất nhiên là không thể đúng như tổng trị giá trong bộ hóa đơn đó [Ngân hàng sẽ hưởng lợi từ chênh lệch – chiết khấu đó].

2. Trợ cấp xuất khẩu [Export Subsidies].

Chính sách trợ cấp của một quốc gia có thể hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Nhưng trong khuôn khổ bài học chỉ quan tâm tới khía cạnh trợ cấp xuất khẩu.

a] Khái niệm trợ cấp xuất khẩu:

Là những ưu đãi về mặt tài chính mà Chính phủ các nước dành cho doanh nghiệp nước mình nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa ra thị trường bên ngoài. Ưu đãi về mặt tài chính này có thể theo hình thức trực tiếp hoặc có thể là gián tiếp, chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.

b] Các hình thức trợ cấp xuất khẩu.

[i] Trợ cấp trực tiếp: – Thưởng xuất khẩu. Những doanh nghiệp nào có thành tích tốt trong xuất khẩu thì Nhà nước thưởng có thể bằng tài chính, vật chất. VD: Việt Nam một năm hai lần thưởng xuất khẩu cho những doanh nghiệp có mặt hàng mới, thị trường mới, kim ngạch xuất khẩu lớn năm sau cao hơn năm trước, đạt được sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu v.v… – Trợ giá xuất khẩu. Nhà nước sẽ can thiệp khi có sự chênh lệch giữa gián hàng hóa trong nước với giá thị trường thế giới, hình thức trợ giá này phổ biến trong lĩnh vực hàng nông sản ở cả EU và Mỹ. VD: Farm Bill [Bộ luật Nông trại của Mỹ]: chính phủ sẽ xuất tiền mua hết tất cả các số hàng ứ đọng khi có biến động giá cả cho nông dân; – Bù lỗ xuất khẩu. Doanh nghiệp VN xuất khẩu một số mặt hàng như thịt lợn sang Nga theo chương trình trả nợ cho Liên Xô cũ, sản phẩm này bị lỗ và quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã bù lỗ cho Tổng Công ty Chăn nuôi của VN. Đây là một tổ chức được thành lập với mục tiêu là hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu bằng tín dụng hoặc hỗ trợ cho đầu tư phát triển trong nước.

– Hoàn thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp xuất khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu. VD như hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào.

[ii] Trợ cấp gián tiếp:

– Ưu đãi giá đầu vào cho sản xuất; VD: xăng dầu, máy móc, trang thiết bị có sự ưu đãi, hoặc tạo điều kiện thuận lợi cũng là một hình thức trợ cấp. – Ưu đãi trong sử dụng trang thiết bị, cơ sở hạ tầng; VD: ưu đãi về điện, nước, mặt bằng thuê đất đai v.v… – Cấp tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu;

– Hỗ trợ về thị trường, xúc tiến thương mại. VD: tổ chức hội chợ triển lãm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu.

c] Tác động của trợ cấp xuất khẩu.

Tác động tích cực: [i] Tăng lợi nhuận, giảm giá sản phẩm [cạnh tranh hơn] và đẩy mạnh xuất khẩu; Với hình thức trợ cấp xuất khẩu thì DN có được những ưu đãi về mặt tài chính thì họ có thể bán sản phẩm với mức giá thấp hơn, không sợ chịu lỗ như trước kia, thậm chí một số mặt hàng của Mỹ, EU bán ra thị trường thế giới [mặt hàng nông sản: đường, bông] với giá thấp hơn với giá thành sản xuất khoảng 40%. [ii] Tăng sản xuất nội địa; [iii] Điều chỉnh cơ cấu kinh tế [theo ngành, vùng]; Nhà nước muốn phát triển ngành nào, vùng nào thì sẽ trợ cấp cho ngành, vùng đó. Tác động tiêu cực: [i] Cạnh tranh không lành mạnh; Doanh nghiệp nhận được trợ cấp thì họ có ưu thế hơn các doanh nghiệp từ các nước không được trợ cấp. Do vậy trợ cấp xuất khẩu bị các nước lên án rất nhiều. [ii] Thiệt hại cho ngân sách nhà nước;

[iii] Nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp chống trợ cấp. VD: Mỹ cáo buộc VN trợ cấp cho các doanh nghiệp ở VN trong sản xuất một số mặt hàng, Trung Quốc cũng bị lên án như vậy. VN và TQ là hai nước có nền kinh tế phi thị trường do vậy càng có nguy cơ bị phê phán, chính phủ các nước nhập khẩu các mặt hàng mà nhận được trợ cấp sẽ tiến hành các biện pháp chống trợ cấp. Chính vì tác động tiêu cực của trợ cấp xuất khẩu gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, đi ngược lại nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng công bằng của WTO, do vậy quan điểm của WTO không khuyến khích trợ cấp xuất khẩu và WTO chia trợ cấp xuất khẩu ra làm hai loại: [i] một loại là gây ra bóp méo thương mại [những loại trợ cấp ảnh hưởng tới cung cầu của hàng hóa đó làm cho giá cả hàng hóa biến đổi, thương mại quốc tế bị méo mó đi – nếu không có trợ cấp thì mức giá trên thị trường thế giới sẽ khác và nếu có trợ cấp mức giá sẽ khác] và [ii] một loại là không bóp méo thương mại. WTO cấm áp dụng những loại trợ cấp bóp méo thương mại.

3. Bán phá giá hàng hóa [Dumping].

WTO đã dành ra hẳn một hiệp định về chống bán phá giá hàng hóa, hiệp định này thực hiện điều VI của GATT, VN sau một thời gian dài không có pháp luật gì về chống bán phá giá hàng hóa, tới năm 2005 có một pháp lệnh về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu.

a] Khái niệm.

Cách hiểu chung: Bán phá giá hàng hóa là việc bán sản phẩm của một nước sang một nước khác với giá bán thấp hơn giá bán thông thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu.
Theo WTO: Bán phá giá hàng hóa là hành động mang sản phẩm của một nước sang bán ở một nước khác, với mức giá xuất khẩu thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm đó [hoặc sản phẩm tương tự như sản phẩm đó] khi bán cho người tiêu dùng ở thị trường nội địa nước xuất khẩu.

b] Một số thuật ngữ:

Sản phẩm tương tự: [trong bảng phân loại của Hải Quan có mã: HS]: Giống hệt hoặc gần giống nhất sản phẩm là đối tượng điều tra. Khi điều tra, ví dụ: một nước A có bán phá giá TV sang thị trường nước B thì khi điều tra phải đảm bảo loại TV được bán ở thị trường nước B và loại TV so sánh ở thị trường nước A phải là sản phẩm tương tự.

Giá xuất khẩu: Là giá người sản xuất hoặc xuất khẩu nước ngoài bán cho người nhập khẩu ở nước nhập khẩu. – Cách tính chuẩn là Giá trong giao dịch mua bán. Cách này sẽ được ưu tiên áp dụng, căn cứ vào các chứng từ hóa đơn thanh toán.

– Cách tính thay thế: Giá tự tính toán trên cơ sở giá bán sản phẩm nhập khẩu cho người mua đầu tiên ở nước nhập khẩu; hoặc theo những tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định. VD: Doanh nghiệp TQ xuất khẩu xe máy sang thị trường VN, nhưng giữa DN TQ và DN VN muốn bán theo kiểu bù trừ, hàng đổi hàng hoặc mua bán theo hình thức có quan hệ đặc biệt thì không thể căn cứ được vào giá của loại xe máy đó thì sẽ phải căn cứ vào giá bán loại xe đó cho người mua đầu tiên của VN; hoặc ngay cả giá đó cũng không thể tin cậy được thì sẽ được tính theo tiêu chí hợp lý do cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Giá trị thông thường: Là giá bán sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.
Các cách tính giá trị thông thường:

Cách tính chuẩn: Giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Cách này chỉ áp dụng khi: [i] Sản phẩm được bán trong Điều kiện thương mại thông thường; [ii] Sản phẩm phải được bán tại nước xuất khẩu với số lượng đáng kể [WTO trong Hiệp định chống bán phá giá nói rằng Số lượng đáng kể là không nhỏ hơn 5% số lượng bị điều tra xuất khẩu sang nước nhập khẩu]. Cách 2: Giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang thị trường một nước thứ 3. Chẳng hạn sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nước xuất khẩu mà đi qua một nước trung gian thì có thể tính giá bán của sản phẩm này có liên quan đến nước trung gian đó. Cách 3: Giá thành sản xuất + các chi phí khác [bán hàng, quản trị chung] + lợi nhuận. Có trường hợp mà cả 3 cách tính trên không được áp dụng mà VN lại rơi vào trường hợp này. * Trường hợp nước nhập khẩu có nền kinh tế phi thị trường.

Cơ quan có thẩm quyền tại nước nhập khẩu toàn quyền tự xác định cách tính mà mình cho là hợp lý. Quan niệm về các nước có nền kinh tế phi thị trường là Nhà nước nắm giữ độc quyền về cung cầu, can thiệp vào giá cả hàng hóa, do vậy họ sẽ không tin vào số liệu giá thành sản xuất, chi phí v.v… mà nước có nền kinh tế thị trường cung cấp, do vậy mức giá đưa ra không phản ánh đúng, không trung thực. VN bị coi là nền kinh tế phi thị trường, như vậy việc bị coi là nền kinh tế phi thị trường là rất bất lợi. Trong trường hợp họ có toàn quyền xác định cách tính thì họ thường xử dụng tiêu chí: họ không sử dụng cách: Giá thành sản xuất + các chi phí khác [bán hàng, quản trị chung] + lợi nhuận, mà họ sẽ sử dụng chi phí của một nước thứ ba khác để so sánh, họ chọn ra một nước mà họ cho là có trình độ phát triển tương đương với nước cần so sánh, cũng sản xuất mặt hàng đó và họ điều tra xem chi phí sản xuất + các chi phí + lợi nhuận của nước này; giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước đó là bao nhiêu và họ nói lên là có sự bán phá giá hay không. Ví dụ: Trong vụ kiện VN bán phá giá cá Tra và cá Basa thì họ lấy dữ liệu của Bangladet để so sánh, còn vụ kiện VN về giày da thì họ so sánh với Braxin.

Biên độ phá giá [%]: = giá thông thường – giá xuất khẩu/giá xuất khẩu. Dựa vào biên độ phá giá cao hay thấp thì sẽ ảnh hưởng tới quyết định của cơ quan điều tra và cuối cùng họ sẽ ra quyết định là mức thuế chống bán phá giá là bao nhiêu. Mục đích: – Gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, tăng xuất khẩu; – Thu lợi nhuận độc quyền;

– Giải quyết hàng tồn kho.

c] Điều kiện áp dụng biện pháp bán phá giá hàng hóa.

[i] Nhà xuất khẩu phải có tiềm lực kinh tế mạnh để theo đuổi bán phá giá; DN phải có tiềm lực tài chính mạnh thì mới có thể chịu được bán hàng hoá với giá thấp. [ii] Nhà xuất khẩu phải độc chiếm, khống chế thị trường trong nước. DN phải độc chiếm khống chế thị trường trong nước nếu không hàng ở nước nhập khẩu giá rẻ hơn sẽ nhập trở lại thị trường ở nước của DN xuất khẩu.

[iii] Thị trường nước nhập khẩu không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

d] Nguồn tài chính bù vào thiệt hại khi bán phá giá.

[i] Bán giá cao trong nước; Khi DN bán giá cao trong nước thì DN sẽ thu được lợi nhuận và do vậy họ có thể bán giá thấp ở thị trường nước ngoài và nhờ giá thấp đó mà họ có thể đẩy mạnh sản xuất và có thể khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô và tăng được công suất, nhờ việc tăng công suất thì có thể giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm và tăng thêm lợi nhuận thu được trên một đơn vị sản phẩm khi bán ở trong nước. [ii] Lợi nhuận cao sau khi đã chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu; Sau khi đã chiếm lĩnh được thị trường của nước nhập khẩu hàng hoá thì DN sẽ thu được lợi nhuận cao và lợi nhuận độc quyền sẽ tăng lên [DN chỉ chịu lỗ ban đầu].

[iii] Từ các khoản tài trợ của chính phủ. Chính phủ có thể có những tài trợ cho các DN bán phá giá hàng hoá [như EU, Mỹ đều nói rằng các DN Việt Nam nhận được trợ cấp từ chính phủ thì mới có thể bán hàng hoá với mức giá thấp như vậy].

e] Chống bán phá giá [Anti – dumping].

Để có thể áp dụng chống bán phá giá thì phải có những điều kiện nhất định.
Điều kiện áp dụng:

[i] Hàng nhập khẩu có bán phá giá; Thực tế phải có hành động bán phá giá thì mới có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Khi có bán phá giá nghĩa là khi giá trị thông thường tại nước xuất khẩu lớn hơn giá xuất khẩu sang thị trường nước xuất khẩu [vd: giá bán của loại xe máy đó tại thị trường trong nước TQ là 1.500USD lớn hơn giá bán của chiếc xe máy đó khi họ xuất khẩu sang thị trường VN là 1.000USD – Có hành vi bán phá giá]; Biên độ bán phá giá phải đủ lớn, nếu biên độ bán phá giá quá thấp – nghĩa là giá thông thường từ nước xuất khẩu [TQ giá xe máy là 1.010 USD, và giá xuất khẩu sang VN là 1.000USD như vậy biên độ bán phá giá là 10/1.000 = 1%] quá thấp thì cũng không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Theo Hiệp định về chống bán phá giá thì là phải 2%.

[ii] Ngành sản xuất sản phẩm tương tự ở nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc có nguy cơ đe dọa thiệt hại; Có thể là thiệt hại thực tế đã xảy ra hoặc có thể chỉ là nguy cơ đe doạ. Thiệt hại thực tế đã xảy ra chẳng hạn như số lượng DN sản xuất ở trong nước bị phá sản, số lượng người lao động bị mất việc làm, hoặc doanh thu, lợi nhuận, thị phần bị giảm sút. Hoặc chỉ là nguy cơ đe doạ bị thiệt hại như hàng tồn kho của các nhà sản xuất trong nước tăng lên, hàng nhập khẩu gia tăng với tốc độ tương đối lớn, năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu sản phẩm có sự gia tăng.

[iii] Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên. Các mối quan hệ nhân quả có thể sử dụng những phân tích kinh tế như có sự trùng hợp giữa hành động bán phá giá mà thiệt hại của ngành sản xuất trong nước qua sử dụng phân tích kinh tế có được nếu không có hành vi bán phá giá thì sẽ không có thiệt hại đó xảy ra.

Ví dụ: Trong vụ kiện bán phá giá tôm của Mỹ trong năm 2000 đến 2002, lượng nhập khẩu tôm tăng 10%, giá tôm giảm 29%, nhập khẩu tôm của Mỹ từ VN tăng 169%, theo lời các vị chính khách Mỹ khi họ phê phán các nhà xuất khẩu tôm từ các nước khác là cạnh tranh không công bằng gây ra bán phá giá hàng hoá trên nước họ. Một Nghị sỹ ở Bang Bắc Carolina nói rằng: “thấp nghiệp trong ngành sản xuất tôm ở Bắc Carolina có liên hệ trực tiếp đối với hành vi bán phá giá bất hợp pháp của Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.”, hoặc một Nghị sỹ khác ở Bang Texas nói rằng: “Ngành sản xuất tôm do đánh bắt tự nhiên tạo ra 70.000 việc làm trực tiếp, ngành này đã bị tàn phá nghiêm trọng do việc hàng nhập khẩu tăng vọt, từ năm 2000 đến 2003 gây thiệt hại cho người tiêu dùng cho ngành sản xuất tôm trong nước Mỹ, cho nền kinh tế địa phương và toàn quốc gia”. Tháng 7 năm 2004, Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp thuế chống bán phá giá lên tôm nhập khẩu cho 6 quốc gia là Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Braxin, Ecuador và Ấn Độ với mức thuế [thuế sơ bộ] dao động từ 8% đến 113% áp với các công ty khác nhau [đối với các công ty ở VN và TQ thì từ 4% đến 68%].
Các biện pháp thực hiện chống bán phá giá:

[i] Biện pháp tạm thời [thuế tạm thời; đặt cọc; tạm đình chỉ định giá tính thuế]; Biện pháp này sẽ do cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu sẽ áp dụng với hàng hoá bị điều tra nhập khẩu trước khi có quyết định cuối cùng – mức thuế sẽ là mức thuế tạm thời. Thuế tạm thời: chỉ là để ngăn chặn thiệt hại tiếp tục xảy ra trong quá trình điều tra. VD: EU đang điều tra mặt hàng giày da của VN và TQ và họ đã đề ra mức thuế xuất tạm thời đối với mặt hàng này, mức thuế này chưa phải là mức thuế cuối cùng; Đặt cọc: như trong vụ kiện tôm của Mỹ đối với VN thì cơ quan có thẩm quyền của Mỹ yêu cầu các nhà nhập khẩu phải đặt cọc một khoản tiền nhất định và khoản tiền này sẽ tương đương với số tiền thuế chống bán phá giá dự tính tạm thời [vd: dự kiến khối lượng hàng nhập khẩu tôm từ năm 2004 đến năm 2005 dự kiến là bao nhiêu tấn tôm với giá trị là bao nhiêu và họ đề ra mức thuế tạm thời là bao nhiêu % sau đó nhân lên sẽ có số thuế tạm tính lúc này và yêu cầu nhà nhập khẩu phải đặt cọc trước khoản tiền đó – sau này khi Mỹ điều chỉnh thay đổi mức thuế đó đến mức cuối cùng, nếu mức cuối cùng này lớn hơn thì DN phải nộp bổ xung thêm, nếu mức thuế này nhỏ hơn thì DN sẽ được hoàn lại tiền]; Tạm đình chỉ định giá tính thuế.

[ii] Cam kết về giá [Price undertakings]; Nhà sản xuất, xuất khẩu sẽ cam kết nâng giá lên hoặc họ sẽ cam kết ngừng xuất khẩu phá giá hàng hoá – đây là một sự thương lượng giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu – để tránh nguy cơ hàng hoá có thể bị áp thuế chống bán phá giá thì các DN nước xuất khẩu họ chủ động tự cam kết là sẽ tăng giá bán hàng hoá lên hoặc ngừng hành vi xuất khẩu phá giá hàng hoá. Cam kết này là thoả thuận tự nguyện sau khi đã có kết luận sơ bộ là có bán phá giá và bán phá giá có gây thiệt hại, nếu như có cam kết về giá này thì sẽ không có biện pháp tiếp theo nữa là Biện pháp thuế chống bán phá giá.

[iii] Thuế chống bán phá giá. Thuế chống bán phá giá là mức thuế nhập khẩu bổ xung bên cạnh mức thuế hiện hành sau khi hàng hoá nhập khẩu được bán với mức thấp hơn giá trị thông thường của sản phẩm. Thực trạng các nước áp dụng chống bán phá giá với Việt Nam:

Từ năm 1994 đến 11/2005 các doanh nghiệp VN bị chịu 18 cuộc điều tra về bán phá giá, trong đó có 8 cuộc điều tra đã áp thuế chống bán phá giá, có những cuộc điều tra đem lại kết luận là không có hành vi bán phá giá hoặc bên kia rút đơn kiện. Năm 1984, lần đầu tiên VN bị kiện bán phá giá mặt hàng gạo ở Colombia có kết quả là không bị áp thuế chống bán phá giá. Năm 1998, EU kiện với mặt hàng mì chính kết quả là áp mức thuế chống bán phá giá là 16,8%. Năm 1998, EU lại điều tra với mặt hàng giày dép kết quả là không áp dụng vì phần gia tăng rất nhỏ. Năm 2000, mặt hàng bật lửa ga ở Balan áp thuế là 0,09EU/chiếc. Năm 2001, mặt hàng tỏi ở Canada áp thuế là 1,48 CD/kg. Năm 2002, lại mặt hàng bật lửa ở Hàn Quốc và ở EU nhưng cuối cùng là đình chỉ vì bên nguyên đơn rút đơn kiện. v.v…

4. Bán phá giá hối đoái.

a. Khái niệm: Bán phá giá hối đoái là việc xuất khẩu hàng hóa với giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh, nhưng người thực hiện bán phá giá hối đoái vẫn thu được lợi nhuận phụ thêm nhờ vào sự mất giá của đồng tiền, trong đó mất giá đối ngoại của đồng tiền lớn hơn mất giá đối nội của đồng tiền đó. – Mất giá đối ngoại: Giá trị của đồng nội tệ giảm xuống so với đồng ngoại tệ. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái [giá trị của VND giảm xuống so với USD – 1USD đổi được nhiều VND hơn]. – Mất giá đối nội: Sức mua trong nước của đồng nội tệ giảm xuống. Hiện tượng lạm phát – giá cả hàng hóa tăng vọt.

Khi mất giá đối ngoại lớn hơn mất giá đối nội, DN xuất khẩu hàng hóa thì với một lượng hàng không đổi vẫn giá bán như cũ khi quy đổi ra VND thì được nhiều tiền hơn [trong bối cảnh lạm phát trong nước vẫn ổn định] DN có được lợi nhuận phụ thêm, khi DN có được lợi nhuận phụ thêm đó DN lợi dụng tình huống đó có thể giảm giá bán đi một chút [vì đã có lợi nhuận tăng thêm] nhưng bù lại DN có thể tăng được xuất khẩu loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, tăng được thị phần của mình.

b. Cơ chế bán phá giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng [số lượng nội tệ đổi lấy 1 đơn vị ngoại tệ tăng] người xuất khẩu bán hàng hóa ra nước ngoài thu ngoại tệ, chuyển về nước và đổi ra nội tệ sẽ thu được lượng nội tệ nhiều hơn trước do được hưởng chênh lệch giữa tỷ giá mới và tỷ giá cũ thu lợi nhuận cao hơn, giúp họ giảm giá bán tăng khối lượng xuất khẩu. Ví dụ: Năm 1995, tỷ giá 1$ = 10.000 VND – Một công ty có lô hàng 15 tấn hạt tiêu, giá vốn của lô hàng là 175 triệu VND, công ty đó xuất khẩu ra nước ngoài với giá 1.400 USD/tấn tổng ngoại tệ thu về: 15t x 1.400 USD = 21.000 USD, quy đổi về VND thì = 210 triệu công ty có lợi nhuận là 35 triệu. Khi có sự thay đổi về tỷ giá và lạm phát [tỷ giá thay đổi là bị mất giá của đồng tiền] thì giá vốn của lô hàng sẽ thay đổi và lợi nhuận của công ty thay đổi. Giả sử năm 2000, lạm phát trong nước là 20% vậy giá vốn của lô hàng sẽ là: 170 tr x 120% = 210 tr ;Nếu vẫn tỷ giá cũ 1 $ = 10.000VND và giá bán trên thị trường là 1.400$ thì công ty đó sẽ không có lãi. Nhưng trong năm đó Nhà nước phá giá VND so với USD là 30% – 1 USD = 13.000 VND Nhà xuất khẩu nếu vẫn bán theo giá cũ sẽ thu được 21.000 USD x 13.000 VND = 273 tr VND Lợi nhuận của công ty là 273 tr – 210 tr = 63 tr công ty vẫn có lợi nhuận nhờ vào sự mất giá đối ngoại của đồng tiền lớn hơn giá đối nội [mất giá đối ngoại là 30%; và mất giá đối nội là 20%]. DN thấy lợi nhuận của mình tăng lên thì DN chịu hy sinh bớt một phần lợi nhuận của mình do vậy DN quyết định giảm giá bán để gia tăng lượng xuất khẩu, gia tăng thị phần gạt bỏ các đối thủ khác và họ quyết định giảm giá bán 10% từ 1.400$ xuống còn 1.260$ vậy doanh thu mới sẽ là: 1.260 x 15t x 13.000VND = 245,7 tr VND Lợi nhuận của công ty lúc này: 245,7 tr – 210 tr = 35,7 tr

Ta thấy, ngay cả khi công ty giảm giá thì công ty vẫn có lãi, sự có lãi đó căn cứ vào mức giá đối ngoại của đồng tiền lớn hơn mức giá đối nội của đồng tiền [khi 1$ đổi được nhiều VND hơn] thì khi đó xuất khẩu thì DN có lợi trong bối cảnh là giá trị VND, sức mua trong nước của hàng hóa trong thị trường là ổn định.

c. Điều kiện áp dụng. Điều kiện để bán phá giá hối đoái.

[i] Mất giá đối ngoại của đồng bản tệ phải lớn hơn mất giá đối nội. [ii] Nước nhập khẩu không đồng thời phá giá đồng tiền của họ. [iii] Nước nhập khẩu không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá.

d. Tác động của bán phá giá hối đoái.

Gần đây Trung Quốc tăng trưởng xuất khẩu rất nhanh thì Mỹ và các nước phát triển khác gây sức ép để Trung Quốc phải tăng giá đồng nhân dân tệ so với đồng USD. Trước kia Nhật Bản cũng đã từng bị Mỹ gây sức ép để phải tăng giá đồng Yên Nhật. Nhưng đồng thời với việc tăng giá đồng Yên thì Nhật cũng tăng cường đầu tư ra nước ngoài vì lúc này đồng Yên đã tăng giá cho nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Nhật lại gặp thuận lợi.
* So sánh bán phá giá hàng hóa và bán phá giá hối đoái


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • chuong trinh khuyen khich xuat khau cua my
  • ,

    Video liên quan

    Chủ Đề