Các hình thức dạy học tích hợp trong môn toán tiểu học

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là từ khóa mà các bậc cha mẹ và người làm giáo dục nhắc đến thường xuyên hơn những năm gần đây. Phương pháp này được kỳ vọng sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn và có sự thấu hiểu sâu sắc về bài học, không chỉ đơn giản là học thuộc lòng truyền thống. Vậy cụ thể phương pháp này là gì, mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học: Khi các môn học được kết hợp với nhau

Định nghĩa phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học và 4 hình thức thường được áp dụng

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách dạy lồng ghép, kết hợp nhiều nội dung trong cùng một môn hoặc nhiều môn khác nhau, nhằm truyền tải kiến thức cho học sinh một cách đa chiều, sinh động. Có 4 cách thức tích hợp như sau:

1. Tích hợp nội môn

Đây là cách tích hợp có phạm vi hẹp phất, chính là kết hợp các phần nội dung khác nhau trong cùng một môn học để giải quyết một chủ đề bài giảng.

Ví dụ: Sử dụng kiến thức về khí hậu và địa hình để tìm hiểu về sinh hoạt và canh tác của người dân tại một vùng miền, tất cả đều là kiến thức của môn Địa Lý.

2. Tích hợp liên môn

Đúng như tên gọi, tích hợp liên môn sử dụng kiến thức từ nhiều môn học để giải thích, làm rõ một vấn đề.

Ví dụ: Để tìm hiểu về sự vận động của cơ thể người, vừa cần kiến thức Sinh Học, vừa cần một số kiến thức cơ học và tác dụng lực trong Vật Lý.

3. Tích hợp đa môn

Đây là hình thức rất dễ bị nhầm lẫn với tích hợp liên môn. Tích hợp đa môn là việc tận dụng tối đa một nội dung bài giảng cho nhiều môn học khác nhau.

Ví dụ, thông qua các tác phẩm văn học kinh điển, các em không chỉ có thêm kiến thức Ngữ Văn mà còn hiểu thêm về lịch sử đương thời.

4. Tích hợp xuyên môn

Đây là phương pháp phức tạp nhất vì nó hầu như tổng hợp cả 3 kiểu tích hợp kể trên. Hình dung đơn giản, một bài học xuyên môn sẽ có sự tham gia của nhiều giáo viên đến từ nhiều bộ môn, mỗi người sẽ đảm nhiệm một phần nội dung liên quan đến môn của họ. Tích hợp xuyên môn thường được sử dụng để giúp học sinh tiến hành các dự án.

Ví dụ: Một dự án chế tạo robot cần có sự hướng dẫn của cả giáo viên lập trình, tin học, giáo viên vật lý [cho các vấn đề về điện]…

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học có tác dụng gì cho việc dạy và học ở trường?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học không chỉ mang lại lợi ích cho học sinh và còn giúp ích rất nhiều cho giáo viên:

5 lợi ích mà dạy học tích hợp mang lại cho học sinh:

  • Giúp các em hiểu bài một cách sâu sắc và có cái nhìn đa diện hơn về một nội dung kiến thức, đồng thời có thể xâu chuỗi, hệ thống kiến thức;
  • Học được nhiều kiến thức thực tiễn hơn với cùng một nội dung bài giảng và thời lượng tiết học;
  • Giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào các nội dung thực hành và đời sống hàng ngày;
  • Tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, logic, sáng tạo…
  • Tăng hứng thú cho học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo.

Vậy phương pháp này mang lại những gì cho giáo viên?

  • Thông qua quá trình xây dựng nội dung, thầy cô cũng sẽ tích lũy được hoặc gợi nhớ lại nhiều kiến thức bổ ích từ các môn khác mà bấy lâu nay mình không có thời gian/cơ hội nghiên cứu sâu hơn;
  • Bài giảng tích hợp giúp học sinh hiểu bài tốt hơn, chất lượng tiết học được nâng cao;
  • Đây là cách gián tiếp giúp giáo viên cho học sinh ôn lại bài cũ và học thêm bài mới.

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học tại INSPIRE SCHOOLs được tiến hành ra sao?

Phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học INSPIRE SCHOOLs thể hiện rõ nhất qua hai nội dung, đó là môn thí nghiệm sáng chế, lập trình được giảng dạy theo định hướng giáo dục STEAM và tiếng Anh tích hợp Toán học. Với các lớp học dựa trên định hướng STEAM, thông qua việc thực hiện các thí nghiệm, dự án chế tạo, các em sẽ có cơ hội kết nối kiến thức giữa các bộ môn trong nhóm STEAM với nhau. Ví dụ, chế tạo Robot cơ học sẽ cần vận dụng kiến thức của kỹ thuật, công nghệ và cả vật lý [tích hợp liên môn].

Ở bộ môn tiếng Anh, học sinh không chỉ học theo phương pháp truyền thống mà sẽ kết hợp cùng Toán học [học Toán bằng tiếng Anh]. Phương pháp này giúp việc học Toán trở nên mới lạ, hấp dẫn hơn, mà còn giúp học sinh phát huy khả năng tiếng Anh khi sử dụng cho một lĩnh vực nhất định. Khi đã quen với việc học Toán bằng tiếng Anh, sau này học sinh có thể dễ dàng học các bộ môn khác bằng ngôn ngữ này.

Ngoài các bộ môn chính khóa, INSPIRE SCHOOLs còn tạo điều kiện cho học sinh trau dồi các kỹ năng, kiến thức đã học thông qua các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại, các câu lạc bộ học thuật, những cuộc thi tài năng được tổ chức thường xuyên.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở Tiểu học là cách làm sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học cao và mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Hiểu được điều này, INSPIRE SCHOOLs luôn nỗ lực mang đến nhiều giờ học bổ ích, có sự liên kết giữa các môn học với nhau, cũng như sự liên kết giữa kiến thức và thực tiễn. Mục tiêu cuối cùng chính là mang lại cho học sinh nền tảng kiến thức và khả năng thực hành tốt.

Nếu quý phụ huynh có mong muốn tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và phương pháp giảng dạy tại Trường, phụ huynh có thể đăng ký tư vấn TẠI ĐÂY.

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là gì? Phương pháp này mang lại lợi ích gì? Cùng tìm hiểu một số hình thức giảng dạy tiểu học theo phương pháp tích hợp.

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là một trong những phương pháp giáo dục hiện đại đang được nhiều nhà trường áp dụng. Phương pháp này sẽ giúp học sinh có cơ hội phát triển toàn diện, giảm tải chương trình học và tránh thói quen học vẹt, thụ động tạo tiền đề vững vàng để các em học sinh học lên những cấp bậc cao hơn. Cụ thể phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là gì? Cùng tìm hiểu lợi ích và những lưu ý khi áp dụng phương pháp này qua bài viết sau đây.

1. Khái niệm dạy học tích hợp

Dạy học tích hợp là phương pháp lồng ghép các kiến thức liên quan từ nhiều nguồn kiến thức trong thực tế cuộc sống hoặc qua các tài liệu tham khảo của các môn học khác nhau nhằm bổ trợ cho nội dung của một môn học nhất định. 


Phương pháp dạy học tích hợp giúp học sinh hiểu sâu vấn đề bài học.

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là cách dạy học khơi gợi những kiến thức có sẵn, sau đó khuyến khích và thúc đẩy các em học sinh phân tích, liên hệ bài học với các nội dung liên quan khác để xây dựng một mạng lưới hiểu biết có tính liên kết với bài học. Từ đó học sinh tự tổng hợp, đưa ra kết luận. 

Ví dụ về dạy học tích hợp ở tiểu học: Trong bộ môn tập đọc, việc kết hợp các tác phẩm văn học với bối cảnh lịch sử đương thời hoặc tâm trạng và hoàn cảnh của nhà văn lúc sáng tác sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của tác phẩm. 

2. Lợi ích của phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học 

2.1. Lợi ích phương pháp dạy học tích hợp mang lại cho học sinh tiểu học

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học giúp học sinh hiểu sâu bài học, có cái nhìn đa chiều về một nội dung kiến thức. 

  • Cùng một lúc tìm hiểu và tiếp thu kiến thức từ nhiều môn học. 
  • Dễ dàng vận dụng kiến thức đã học vào các nội dung thực hành trên lớp và đời sống hàng ngày. 
  • Tạo điều kiện cho học sinh tự rèn luyện kỹ năng tư duy, sáng tạo. Khơi gợi hứng thú học tập và tìm hiểu kiến thức mới.
  • Xóa bỏ tình trạng học vẹt, học thụ động tuy thuộc bài nhưng không thực sự hiểu vấn đề. 


Phương pháp dạy học tích hợp có rất nhiều ưu điểm vượt trội.

2.2. Lợi ích phương pháp dạy học tích hợp mang lại cho giáo viên tiểu học

  • Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học giúp giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn. Đặc biệt thiết kế bài giảng tương tác bằng phương pháp dạy học tích hợp giúp học sinh hiểu bài nhanh hơn từ đó chất lượng giảng dạy được nâng cao.
  • Tăng tính tương tác trong tiết học giữa giáo viên và học sinh, giúp giáo viên hiểu học sinh của mình hơn từ đó điều chỉnh phương pháp dạy học hiệu quả. 
  • Giúp giáo viên trong tổ bộ môn liên quan có điều kiện phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình giảng dạy. 

3. Một số phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học

Phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học không chỉ là việc kết hợp những môn học có liên quan với nhau mà phương pháp này có 4 hình thức khác nhau. 

3.1. Tích hợp nội môn

Hình thức tích hợp nội môn thường được áp dụng khi giáo viên cần giảng dạy một bài tập lớn, nội dung kiến thức để giải từng phần của bài tập thường phải vận dụng nhiều công thức và kiến thức khác nhau của bộ môn. 

Hình thức tích hợp nội môn thường được áp dụng phần đa vào các bộ môn thiên về tự nhiên như môn toán hoặc những môn có nhiều định luật và công thức.

3.2. Tích hợp liên môn 

Hình thức tích hợp liên môn là trong quá trình giảng dạy, giáo viên sử dụng kiến thức từ nhiều môn học khác nhau theo cùng một cụm các môn học để ứng dụng vào giải quyết một chủ đề cụ thể. 


Hình thức tích hợp liên môn giúp học sinh tiếp thu nhiều kiến thức liên quan bài học.

Ví dụ, để phân tích tính chất hào hùng của một tác phẩm trong thời kì kháng chiến như bài tập đọc “Đất nước” hoặc “Người công dân số một” trong chương trình học lớp 5, giáo viên nên tích hợp kiến thức về nhiều môn học khác như phân tích bối cảnh lịch sử, địa lý khi các anh chiến sĩ trong lúc hành quân, đánh giặc. Từ đó nêu bật hơn ý nghĩa của tác phẩm văn học. 

3.3. Tích hợp đa môn

Hình thức tích hợp đa môn thường bị nhầm lẫn bởi tích hợp liên môn. Sự khác nhau của hai hình thức này là: 

- Tích hợp liên môn dùng nhiều bài giảng để tích hợp nên 1 bài giảng

- Tích hợp đa môn tức là giáo viên tiểu học sẽ dùng một bài giảng để tận dụng giảng dạy nhiều môn học khác nhau. 

Ví dụ, giáo viên lấy những công trình nổi tiếng trong địa lý như nghiên cứu kim tự tháp giúp các em biết về các hình khối trong hình học không gian. 

3.4. Tích hợp xuyên môn

Đây là hình thức khó áp dụng nhất trong các phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học. Một bài giảng sẽ cần đến sự tham gia của nhiều giáo viên bộ môn giảng dạy. Mỗi giáo viên sẽ đảm nhận nhiệm vụ từng phần của nội dung bài giảng. Tích hợp xuyên môn thường được áp dụng cho các dự án lớn. 

4. Những lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học

Sau đây là lưu ý khi áp dụng phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học:

  • Chú ý tích hợp kiến thức của nhiều môn học có liên quan mật thiết với nhau.
  • Soạn giáo án, thiết kế bài giảng khoa học, sáng tạo, linh hoạt thành các hoạt động trải nghiệm thú vị, hấp dẫn cho học sinh.
  • Nắm bắt năng lực, trình độ của học sinh trong từng nội dung để thực hiện nâng cao kiến thức. Đối với học sinh tiểu học nên đưa ra những nội dung đơn giản, tính ứng dụng thực tế cao sẽ giúp các em hiểu bài hơn.

Nhìn chung, phương pháp dạy học tích hợp ở tiểu học là những hình thức sáng tạo, hiệu quả, có tính khoa học và ứng dụng cao mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin về phương pháp dạy học tích hợp giúp giáo viên áp dụng và mang đến nền tảng kiến thức, khả năng thực hành cho học sinh.

Video liên quan

Chủ Đề