Các nguyên tắc an toàn trong nhà máy

Mỗi ngành nghề đều có đặc thù công việc riêng, đều có những thuận lợi và sự nguy hiểm trong khi làm việc. Ngành cơ khí là ngành dễ xảy ra tai nạn lao động luôn phải đối mặt với sự nguy hiểm bất cứ lúc nào trong khi làm việc. Một số tai nạn thường xảy ra khi gia công cơ khí như: bị vấp ngã, sập đổ, bỏng, điện giật,… Nguyên nhân dẫn đến những tai nạn lao động đó một phần do ý thức con người và một phần do tình huống máy móc và môi trường làm việc.


Để tránh xảy ra những tai nạn lao động ngoài ý muốn những người công nhân, nhân viên tham gia lao động cần hiểu rõ và nắm bắt thông tin về các nguyên tắc trong khi làm việc. Biết xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra khi vận hành máy móc,…

Dưới đây là các nguyên tắc an toàn lao động cho người người lao động, vận hành máy móc:


Nguyên tắc chung

  • Cần phải thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các yêu cầu, quy định về an toàn – vệ sinh lao động theo trình tự từ những khâu ban đầu như thiết kế, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và quản lý máy, thiết bị theo các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn cụ thể và các yêu cầu trong hồ sơ máy của nhà chế tạo;
  • Xác định được vùng nguy hiểm và dấu hiệu gây ra tai nạn trong quá trình sử dụng thiết bị để khắc phục tránh những tai nạn lao động xảy ra.
  • Lựa chọn mặt bằng nhà xưởng sao cho phù hợp với điều kiện an toàn khi sản xuất.
  • Chọn vị trí và địa điểm phù hợp.
  • Bố trí hợp lý các khu vực xưởng, kho và địa điểm vận chuyển đảm bảo an toàn và thuận tiện.
  • Những thiết bị trong xưởng sản xuất phải được lắp đặt trong điều kiện an toàn và đảm bảo.

Nguyên tắc an toàn khi sử dụng đối với thiết bị máy móc

  • Chỉ có người phụ trách mới được điều khiển khởi động máy.
  • Trước khi khởi động máy cần phải kiểm tra các thiết bị an toàn và đảm bảo.
  • Khi đi làm việc khác phải tắt máy không để tình trạng máy đang hoạt động mà không có ai điều khiển quản lý.
  • Khi mất điện cần phải tắt công tắc nguồn.
  • Khi muốn điều chỉnh hay sửa máy cần phải tắt máy và chờ cho máy dừng hoạt động hẳn không được dùng tay, gậy hay vật dụng lạ để làm dừng máy.
  • Thiết bị máy móc hỏng cần treo biển ghi “ máy hỏng” để tránh người khác không biết vẫn vào hoạt động.
  • Khi vào vận hành hoạt động máy cần phải trang bị các phương tiện cá nhân đầy đủ đảm bảo an toàn và phù hợp.

Một vài lưu ý làm cho máy sử dụng an toàn và năng suất hơn

  • Chọn mua loại máy có thao tác vận hành an toàn, dễ sử dụng.
  • Các bộ phận chuyển động được cần phải được che đậy cẩn thận.
  • Có thiết bị tự động dừng hoặc điều khiển bằng 2 tay ở tầm điều khiển
    Sử dụng các thiết bị nạp và xuất nguyên liệu an toàn để tăng năng suất và giảm những nguy hiểm do máy gây ra.
  • Che chắn đầy đủ những bộ phận, vùng nguy hiểm của máy. Bộ phận che chắn cần phải:
    • Cố định chắc vào máy
    • Che chắn được phần chuyển động của máy
    • Không cản trở hoạt động của máy và tầm nhìn của công nhân
    • Có thể tháo gỡ khi cần bảo dưỡng máy
    • Bảo dưỡng máy đúng cách và thường xuyên
    • Sử dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp
    • Hệ thống biển báo chỗ nguy hiểm, vùng nguy hiểm đẩy đủ
    • Đảm bảo hệ thống điện an toàn
    • Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Nguồn: yeumoitruong.vn

Sưu tầm: Thiên Đại – Tổ Hóa

 Giống như mọi ngành nghề khác, lĩnh vực cơ khí cũng có nhiều nguyên tắc an toàn cần chú ý và thực hiện nghiêm chỉnh. Trong bài viết này, Cơ khí Alpha Tech sẽ giúp bạn biết 10 quy tắc an toàn trong cơ khí quan trọng nhất. Cùng xem để làm việc một cách an toàn và hiệu quả hơn nhé!

1. Luôn sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ

Việc sử dụng đồ bảo hộ là bắt buộc khi làm việc

 Trong ngành cơ khí, người lao động thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều yếu tố nguy hiểm. Như tia lửa điện, các vật sắc nhọn, mũi dao, mũi khoan, nguồn điện… Chính vì vậy, quần áo bảo hộ giúp bạn bảo vệ tính mạng, hạn chế nguy hiểm trong lúc làm việc. Tuyệt đối không được quên mặc đồ bảo hộ nhé!

2. Tuân thủ nghiêm ngặt quy định an toàn vệ sinh lao động

 Những quy định an toàn vệ sinh lao động không chỉ giúp bạn giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ sức khỏe. Chúng còn giúp phòng tránh rác và nước thải gây trơn trượt không gian nhà xưởng hay ảnh hưởng tới hoạt động của máy móc. Vì vậy, hãy tuân thủ nghiêm ngặt quy định vệ sinh lao động để bảo vệ chính bản thân mình.

 > Xem thêm: Các loại dao cắt kim loại phổ biến nhất hiện nay!

3. Xác định chính xác vùng nguy hiểm và cảnh báo những dấu hiệu dễ gây tai nạn để phòng tránh

 Xác định vùng nguy hiểm và đặt biển cảnh báo là một trong 10 quy tắc an toàn trong cơ khí không thể bỏ qua. Bởi vì tất cả các máy móc cơ khí đều tiềm ẩn các nguy cơ gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Khi mua máy người dùng sẽ được nhà sản xuất máy khuyến cáo rất rõ về điều này thông qua các nhãn mác an toàn được gắn ở phía trước của máy.

 Những nguy hiểm này có thể phát sinh từ sự chuyển động của chi tiết, điện áp cao, tiếng ồn và áp suất khí hoặc các tia độc hại. Vì thế để đảm bảo an toàn, bạn cần phải chú ý xác định đến những vùng nguy hiểm xung quanh thiết bị. Cùng với đó cần xác định những khu vực có nguy cơ sập, gãy, vỡ, trơn trượt, cháy nổ hay rơi đồ vật nguy hiểm trong phân xưởng. Sau đó, đặt thông báo để mọi người tránh khi qua lại để bảo vệ mình và người xung quanh. Phòng tránh được những điều không mong muốn có thể xảy ra.

4. Chọn mặt bằng nhà xưởng phù hợp với điều kiện sản xuất

Chọn mặt bằng xưởng phù hợp để đảm bảo an toàn tránh trơn trượt

Những mặt bằng trơn trượt, gồ ghề dễ vấp ngã không phù hợp với mục đích làm nhà xưởng.Vì thế khi xây dựng nhà xưởng hoặc thuê xưởng làm cơ khí, bạn cần chú ý tới tính chất của mặt bằng có phù hợp với điều kiện sản xuất không. Bằng cách kiểm tra xem mặt bằng xưởng có đảm bảo các yếu tố sau đây hay không:

  • Mặt bằng rộng rãi phù hợp với việc đặt các loại máy móc hay không?
  • Có đạt độ bằng phẳng cần thiết không?
  • Sàn có dễ đọng nước hay không? có nguy cơ trơn trượt khi di chuyển và làm việc trên đó hay không?

 > Xem thêm: Tìm hiểu về các kiểu tiện trong gia công cơ khí.

5. Lắp đặt máy móc thiết bị đúng cách – 10 quy tắc an toàn trong cơ khí

Lắp đặt máy móc đúng cách để đảm bảo an toàn

 Khi lắp đặt các thiết bị dùng trong ngành cơ khí, cần phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Thiết bị nằm trên mặt bằng phù hợp với đặc điểm của mình. Mặt bằng cần đảm bảo vững chắc, an toàn cho người sử dụng.
  • Thiết bị phải được kết nối với nguồn điện phù hợp.
  • Các thiết bị kết nối cùng cần phải tương thích, an toàn để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra.
  • Không tự ý chỉnh sửa hay thêm thiết bị khác vào máy trong bất kì trường hợp nào nếu không được kiểm tra và đồng ý của nhà sản xuất.

6. Kiểm tra các yếu tố an toàn trước khi vận hành máy

 Các yếu tố an toàn ở đây bao gồm:

  • Vị trí đứng của người vận hành.
  • Thiết bị hỗ trợ, đồ bảo hộ bảo vệ an toàn lao động.
  • Máy móc không hỏng hóc hoặc không có biển cảnh báo lỗi.

 Kiểm tra kỹ lưỡng các yếu tố an toàn trên trước khi vận hành máy sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro thường gặp. Như  bị điện giật, bị các mảnh kim loại sắc bắn vào tay, bỏng mắt, hít phải độc tố… Điều này đặc biệt thường gặp ở các loại máy phay, tiện kim loại hay máy cắt laser, máy hàn kim loại.

 > Xem thêm: 8 quy tắc an toàn khi vận hành máy móc gia công cơ khí bạn cần nhớ!

7. Tắt máy khi rời nơi làm việc khi có sự cố mất điện – 10 quy tắc an toàn trong cơ khí

Hãy tắt máy khi không sử dụng hoặc khi mất điện để phòng tránh cháy nổ và giữ an toàn lao động

 Khi mất điện hay có sự cố về điện làm máy móc ngừng hoạt động. Lúc này, người vận hành thường rời khỏi hiện trường mà quên tắt nguồn thiết bị. Khi có điện lại máy móc cơ khí sẽ tự hoạt động lại mà không có người kiểm soát.

 Mà việc để máy chạy không có người kiểm soát hoặc theo dõi là rất nguy hiểm. Kể cả khi dòng máy ấy được che chắn và không cần sự giám sát. Thì cũng không ai có thể chắc chắn 100% rằng máy sẽ không có lỗi sai sót sảy ra trong suốt quá trình gia công. Hoặc điện cũng có thể bị cháy chập khi vừa có điện lại. Do đó, khi mất điện hãy nhớ tắt nguồn thiết bị để tiết kiệm điện và tránh nguy hiểm nhé!

8. Có biển báo máy hỏng thông báo khi có sự cố

 Việc lắp cảm biến cho các máy gia công là rất cần thiết và được sử dụng rộng rãi. Nhất là trong môi trường là các xưởng công nghiệp có các dây chuyền, băng tải sản phẩm hoặc trong các xưởng gia công cơ khí có hệ thống máy CNC để theo dõi dao cắt, mũi khoan… Khi có sự cốcác cảm biến này sẽ phát tín hiệu kích màn hình tắt, để tránh thiết bị nhận diện những thao tác không mong muốn. Lúc này bạn cần dừng máy để kiểm tra, dán thông báo báo cáo có sự cố. Sau đó đặt thông báo máy hỏng nhắc nhở ở chỗ dễ nhìn. Từ đó, giúp mọi người tránh xa thiết bị để không gây tai nạn đáng tiếc.

9. Không dùng tay không để điều khiển thiết bị

 Nguy cơ rò rỉ điện ở bề mặt các loại máy móc cơ khí rất cao. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được sử dụng tay không để điều khiển thiết bị. Những loại găng tay chuyên dụng không chỉ giúp bạn phòng ngừa điện giật còn giúp bạn tránh bị xây xước tay do những vật sắc nhọn gây ra. Hãy nhớ đeo gang tay khi bắt đầu làm việc nhé.

10. Không đến gần và sử dụng máy móc nếu không có nhiệm vụ liên quan

 Mỗi loại máy móc trong cơ khí có những đặc điểm riêng biệt. Để điều chỉnh được nó, bạn cần được trang bị kiến thức cũng như đồ bảo hộ phù hợp. Do đó, tuyệt đối không đến gần, sử dụng những loại máy không liên quan tới công việc của mình. Đây  chính là điều kiện tiên quyết để bảo đảm an toàn cho bạn cũng như những người xung quanh.

Hãy tuân thủ các quy tắc an toàn trong cơ khí để bảo vệ bản thân và những người xung quanh

 Trên đây là tổng hợp 10 quy tắc an toàn trong cơ khí. Để bảo vệ bản thân, đồng nghiệp cũng như giữ gìn các loại máy móc, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc này. Trong trường hợp có điều gì băn khoăn, liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp nhé!

Thông tin liên hệ Alpha Tech:

  • Địa chỉ: Lô 3 – Khu công nghiệp Di Trạch – Hoài Đức – Hà Nội – Việt Nam.
  • Số điện thoại: 0902 132 912 – 024 3200 8308
  • Email:   – 

Video liên quan

Chủ Đề