Các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng acb

Mô Tả Công Việc

1. Phần công việc Kinh Doanh:

    Tư vấn, cung cấp cho Khách hàng Cá nhân/Doanh nghiệp các sản phẩm dịch vụ của ACB: là đầu mối tiếp nhận nhu cầu, giới thiệu và tư vấn cho Khách hàng về các SPDV của ACB. Hướng dẫn Khách hàng các thủ tục sử dụng SPDV của Ngân hàng.

    Phát triển Khách hàng mới, chăm sóc Khách hàng hiện hữu được phân công quản lý: Lập kế hoạch tìm kiếm và phát triển Khách hàng. Thực hiện các chính sách CSKH. Tiếp nhận và giải quyết những khó khăn, vướng mắc của Khàng hàng liên quan đến SPDV của ACB.

2. Phần công việc Vận Hành:

    Nghiệp vụ giao dịch tiền gửi: Thực hiện mở tài khoản thanh toán, tài khoản Tiền gửi tiết kiệm, tài khoản khác cho Khách hàng. Thực hiện các thủ tục cung ứng SPDV tiền gửi, dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch, lưu trữ hồ sơ của Khách hàng...

    Công việc liên quan đến tiếp nhận hồ sơ thanh toán quốc tế.

3. Công việc khác:

    Cập nhật thông tin quản lý quà khuyến mãi.

    Thực hiện các công việc khác theo phân công.

Yêu Cầu Công Việc

    Học vấn: Tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Kinh tế, Tài chính/kế toán, Ngân hàng, QTKD, Marketing.

    Hiểu biết đầy đủ văn bản pháp lý của cơ quan nhà nước, văn bản nghiệp vụ của ACB.

    Kỹ năng bán hàng, giao tiếp và phục vụ khách hàng.

    Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm.

    Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy logic.

    Kỹ năng sử dụng phần mềm tác nghiệp của ngân hàng (TCBS, CLMS…).

    Vi tính: sử dụng thành thạo phần mềm Word, Excel.

    Ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B trở lên.

    Cẩn thận, chính xác, ngăn nắp.

    Ngoại hình khá.

    Trung thực, nhẫn nại, nhiệt tình, vui vẻ.

    Tác phong nhanh nhẹn, lịch sự.

    Tính kỷ luật, kiên nhẫn.

    Có tinh thần trách nhiệm.

lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.•Tăng trưởng thơng qua hợp nhất và sáp nhập: ACB ý thức là cần phải xâydựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép. Chiến Lược Đa Dạng Hóa:Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Cơng ty chứng khốn ACBS, Cơng ty Quản lý nợ và khai thác tài sảnACBA, Cơng ty Cho th tài chính ACBL, Công ty Quản lý quỹ ACBL. Với vị thế cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắptới ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính tồn diện thơng qua các hoạt động sauđây: •Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.• Nghiên cứu thành lập công ty thẻ phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay,cơng ty tài trợ mua xe. •Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng ln nhận thức rằng thách thức vẫncòn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đếnáp dụng các chuẩn mực và thơng lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy, từ năm 2005, ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiếnlược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm 2006-2011 và tầm nhìn 2015.

1.1.4. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban tại NHTMCP Á Châu

1.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức:1.1.4.2. Cơ cấu bộ máy quản lý: Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của Ngân Hàng gồm tấtcả các cổ đơng có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Ngân hàng quy định.ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo, bầu miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hộiđồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát của Ngân hàng... Hội đồng quản trị: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Ngânhàng, có tồn quyền nhân danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền củaĐại hội đồng cổ đông mà không được ủy quyền. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển Ngân hàng, xây dựng các kế hoạch sản xuấtkinh doanh, xây dựng cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Ngân hàng, đưa ra các biện pháp, các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu do Đại hội đồng cổ đôngđề ra. Ban kiểm sốt: Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chínhcủa Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáotài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng. Các Hội đồng: Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việcquản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có 04Hội đồng, bao gồm: •Hội đồng nhân sự có chức năng tư vấn cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng để phát huycao nhất sức mạnh của nguồn nhân lực, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu phát triển của Ngân hàng.• Hội đồng tín dụng có chức năng xét cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức tiềngửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín dụng khác, phê duyệt việc áp dụng biện pháp xử lý nợ và miễn giảm lãi; quyết định về chính sách tín dụng vàquản lý rủi ro tín dụng trên tồn hệ thống. •Hội đồng đầu tư có chức năng thẩm định các dự án đầu tư và đề xuất ý kiến cho cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.• Hội đồng ALCO có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản củaNgân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Tổng giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệmtrước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kếtốn trưởng và bộ máy chun mơn nghiệp vụ. 1.1.4.3. Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban tại Hội sở Khối khách hàng doanh nghiệp •Tham mưu giúp Ban điều hành trong việc xây dựng, triển khai các kế hoạch ngân sách trong quan hệ với các khách hàng doanh nghiệp; phân tích thịtrường, lựa chọn thị trường mục tiêu, khách hàng mục tiêu; xây dựng chính sách khách hàng, chương trình tiếp thị để mở rộng kênh khách hàng và hoạtđộng kinh doanh. •Chịu trách nhiệm về thiết lập, duy trì, quản lý và phát triển mối quan hệ với khách hàng; chịu trách nhiệm tiếp thị, hỗ trợ và bán các sản phẩm cho kháchhàng doanh nghiệp. •Trực tiếp thẩm định các dự án, phương án kinh doanh, định giá tài sản đảm bảo nợ vay của các khách hàng doanh nghiệp quan hệ trực tiếp tại Hội sởtheo đúng quy định, quy trình của ACB.  Khối khách hàng cá nhân• Tham mưu giúp Ban điều hành trong chỉ đạo điều hành và định hướng hoạtđộng Marketing sản phẩm cá nhân của ACB một cách có hiệu quả. •Chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường. •Xây dựng kế hoạch về hoạt động Marketing sản phẩm cá nhân trong hệ thống ACB.• Tham mưu giúp BĐH ban hành các văn bản chế độ hoạt động Marketingsản phẩm cá nhân của ACB.  Khối ngân quỹ:• Tuân thủ các hạn mức theo luật định và ACB để thực hiện kinh doanh đốivới các sản phẩm kinh doanh tiền tệ, bao gồm kinh doanh vốn VNĐ, ngoạitệ, vàng muabán giấy tờ có giá, các sản phẩm phái sinh tiền tệ và lãi suất, … cho mục tiêu sinh lời.• Hoạt động với tư các đối tác đối với các bàn khách hàng và bộ phân kinhdoanh của ACB để gián tiếp cung cấp các sản phẩm kinh doanh tiền tệ cho Khách hàng doanh nghiệp và cá nhân.• Thay mặt ALCO quản lý khả năng thanh khoản ngắn hạn, lãi suất ngắn hạn.Thực hiện các giao dịch theo đề nghị từ Phòng tài chính thay mặt ALCO để phục vụ các yêu cầu quản lý của ALCO đảm bảo khả năng thanh khoản,quản lý rủi ro lãi suất,….

Một trong những thông tin mà nhiều bạn thắc mắc khi tìm hiểu về ngành ngân hàng chính là các phòng ban làm việc. Vậy, các phòng ban trong ngân hàng bao gồm những phòng ban nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết “Các phòng ban trong ngân hàng – 5phòng ban chính bạn cần biết” của TopCV.

Bộ phận điều hành ngân hàng

Là khối các quản lý cấp cao, có vai trò quan trọng trong điều hành, định hướng phát triển cho ngân hàng. Bộ phận điều hành có thể bao gồm những vị trí tổng giám đốc, giám đốc điều hành, các giám đốc bộ phận, các phó giám đốc trong ngân hàng.

Các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng acb
Điều hành cấp cao là một trong các phòng ban trong ngân hàng

Bộ phận Kinh doanh ngân hàng

Kinh doanh là một trong các phòng ban trong ngân hàng, đây cũng là bộ phận có vai trò quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Bộ phận Kinh doanh sẽ bao gồm những phòng ban nhỏ hơn như:

  • Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn;
  • Phòng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Phòng khách hàng cá nhân;
  • Phòng đầu tư;
  • Phòng dịch vụ;
  • Phòng định chế tài chính.

Tùy từng ngân hàng, các phòng ban trong bộ phận Kinh doanh có thể sẽ khác nhau. Nhưng nhìn chung, đều sẽ bao gồm những nhân sự như sau:

  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển thị trường;
  • Chuyên viên kinh doanh khách hàng cá nhân;
  • Chuyên viên kinh doanh khách hàng doanh nghiệp;
  • Chuyên viên phân tích, hỗ trợ kinh doanh;
  • Chuyên viên kinh doanh cho khách hàng là doanh nghiệp lớn;
  • Chuyên viên kinh doanh thẻ tín dụng;
  • Nhân viên hỗ trợ KD tín dụng;
  • Chuyên viên kinh doanh phi tín dụng;
  • Nhân viên hỗ trợ KD phi tín dụng.

Bộ phận phòng ban khối Dịch vụ

Khối Dịch vụ thuộc các phòng ban trong ngân hàng sẽ là bộ phận cung cấp, quản lý các công việc liên quan đến dịch vụ của ngân hàng như:

  • Trung tâm thẻ;
  • Phòng dịch vụ ngân hàng số;
  • Phòng thanh toán ngân quỹ;
  • Sở giao dịch.

Khối Dịch vụ sẽ thực hiện những công việc như trực tiếp tư vấn hoặc cung cấp các dịch vụ, giải đáp cho khách hàng về các thắc mắc, xử lý khiếu nại liên quan đến dịch vụ của ngân hàng. Bộ phận này sẽ bao gồm những nhân sự như sau:

  • Nhân viên chăm sóc dịch vụ khách hàng;
  • Chuyên viên kế toán thẻ;
  • Chuyên viên dịch vụ ATM;
  • Giao dịch viên ngân hàng.

>> Xem thêm: Công việc của giao dịch viên ngân hàng sẽ làm gì?

Bộ phận Quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro cũng là một trong các phòng ban trong ngân hàng. Khối Quản trị rủi ro sẽ đảm nhiệm chính các công việc như nhận dạng, đo lường, phân tích, đánh giá các rủi ro, thường liên quan đến hoạt động tài chính của ngân hàng. Từ các phân tích đó, thực hiện các biện pháp để khắc phục, hạn chế rủi ro nhất có thể.

Khối Quản trị rủi ro sẽ bao gồm những nhân sự chính như sau:

  • Nhân viên quản lý rủi ro;
  • Nhân viên quản lý thu hồi nợ vay;
  • Nhân viên thẩm định, quản lý các rủi ro tín dụng.
Các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng acb
KHối quản trị rủi ro sẽ giúp hạn chế các rủi ro trong quá trình ngân hàng hoạt động

Bộ phận khối Hỗ trợ

Khối hỗ trợ sẽ bao gồm khá nhiều bộ phận, các phòng ban khác trong ngân hàng như sau.

Bộ phận kiểm toán ngân hàng

Là bộ phận thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát trong hoạt động ngân hàng. Bộ phận này cũng sẽ là nơi đưa ra các ý kiến tham mưu cho ban giám đốc để giúp kiểm soát được tài chính tốt hơn.

Bộ phận kiểm toán của ngân hàng thường bao gồm những vị trí nhân sự như sau:

  • Kiểm soát viên kế toán;
  • Kiểm soát viên nội bộ.

Bộ phận Marketing

Bộ phận Marketing sẽ sử dụng các nghiệp vụ của mình để thực hiện thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, thực hiện được những mục tiêu liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương tự với các doanh nghiệp khác, bộ phận Marketing của ngân hàng sẽ có 2 phòng ban hoặc 2 nhóm nhỏ hơn là:

  • Marketing đối nội;
  • Marketing đối ngoại.

Bộ phận IT trong ngân hàng

Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của các ngân hàng số, bộ phận IT cũng là một phận đóng vai trò hỗ trợ cho ngân hàng. Bộ phận IT sẽ thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xử lý, đảm bảo hoạt động cho các sản phẩm số của ngân hàng như ngân hàng số, internet Banking,..

Ngoài ra, bộ phận IT còn có nhiệm vụ đảm bảo, bảo trì và bảo mật cho hệ thống mạng, cơ sở dữ liệu của ngân hàng.

Phòng ban Thủ quỹ

Đây là bộ phận sẽ thực hiện các hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt, các loại ngoại tệ, các loại ngân phiếu thanh toán. Ngoài ra, đây cũng là bộ phận sẽ quản lý, kiểm tra các loại giấy tờ, chứng từ liên quan đến thu và chi của ngân hàng.

Một số vị trí nhân sự khác

Ngoài những vị trí nhân sự trên, các phòng ban trong ngân hàng sẽ có thể có thêm những vị trí như sau:

  • Nhân viên telesale ngân hàng;
  • Nhân viên vận hành;
  • Nhân viên tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế;
  • Nhân viên bảo vệ.
Các phòng ban nghiệp vụ của ngân hàng acb
Trong ngân hàng sẽ bao gồm các bộ phận hỗ trợ khác

Tạm kết

Các phòng ban trong ngân hàng sẽ có những nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Tuy nhiên, các phòng ban trong ngân hàng luôn cần phải gắn kết với nhau nhiều hơn để có thể giúp ngân hàng phát triển.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về các phòng ban trong ngân hàng hôm nay của TopCV sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này. Nếu bạn muốn tìm việc làm nhanh với đãi ngộ tốt, đừng quên truy cập vào TopCV để tham khảo nhé.

>> Tạo CV chuẩn, độc, lạ để ứng tuyển vào những công việc hấp dẫn lương cao

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.