Huy chương khác huân chương như thế nào năm 2024

Huân chương Việt Nam là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả tập thể và cá nhân nước ngoài) có thành tích, cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Các tập thể và cá nhân có thành tích, cống hiến trong từng thời kỳ khác nhau được xét theo những tiêu chuẩn khen thưởng cụ thể để được tặng thưởng huân chương phù hợp.

Luật Thi đua - Khen thưởng quy định: huân chương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huân chương gồm có: cuống huân chương, dải huân chương và thân huân chương. Hình thức các loại, hạng huân chương được phân biệt bằng màu sắc, số sao, số vạch trên dải và cuống huân chương. Thẩm quyền tặng, truy tặng huân chương do Chủ tịch nước quyết định.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Trước năm 1977, các huân chương Việt Nam được trao bởi cả chính phủ ở miền Bắc Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) và chính thể ở miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam). Đối với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, huân chương được trao chủ yếu chia làm 2 thời kỳ bởi cột mốc ngày 1 tháng 7 năm 2004 khi Luật Thi đua, Khen thưởng bắt đầu có hiệu lực.

Chính phủ Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Trước ngày 1 tháng 7 năm 2004[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi Luật Thi đua - Khen thưởng có hiệu lực, có tất cả 10 loại huân chương được trao lần lượt là

  1. Huân chương Sao Vàng
  2. Huân chương Hồ Chí Minh
  3. Huân chương Độc lập
  4. Huân chương Quân công
  5. Huân chương Lao động
  6. Huân chương Kháng chiến
  7. Huân chương Quân giải phóng Việt Nam
  8. Huân chương Chiến thắng
  9. Huân chương Chiến công
  10. Huân chương Chiến sĩ vẻ vang

Ngoại trừ Huân chương Sao Vàng và Huân chương Hồ Chí Minh, các huân chương từ Độc lập đến Chiến sĩ vẻ vang đều chia làm 3 hạng Nhất, Nhì, Ba và được phân biệt bằng số sao hoặc vạch trên dải và cuống huân chương:

  • Hạng Nhất: 3 sao hoặc 3 vạch
  • Hạng Nhì: 2 sao hoặc 2 vạch
  • Hạng Ba: 1 sao hoặc 1 vạch

Trường hợp có cả sao và vạch thì lấy số sao để phân hạng.

Huân chương Sao vàng không có dải.

Sau ngày 1 tháng 7 năm 2004[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Điều 33 của Luật Thi đua - Khen thưởng thì Huân chương của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam gồm 10 loại sau:

  • 5 loại không chia hạng
    • Huân chương Sao vàng
    • Huân chương Hồ Chí Minh
    • Huân chương Đại đoàn kết dân tộc
    • Huân chương Dũng cảm
    • Huân chương Hữu nghị
  • 5 loại chia hạng:
    • Huân chương Độc lập
    • Huân chương Quân công
    • Huân chương Lao động
    • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc
    • Huân chương Chiến công

Loại có chia hạng đều được chia làm ba hạng và được phân biệt bằng số sao gắn trên cuống, trên dải Huân chương.

  • Hạng nhất: 3 sao
  • Hạng nhì: 2 sao
  • Hạng ba: 1 sao

Chính phủ miền Nam Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Huân chương ở miền Nam Việt Nam từng được trao bởi 3 chính thể bao gồm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (1960–1969), Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969–1976) và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976–1977), gồm có 7 loại huân chương sau:

  1. Huân chương Tổ quốc
  2. Huân chương Thành đồng
  3. Huân chương Quân công giải phóng
  4. Huân chương Quyết thắng
  5. Huân chương Chiến công giải phóng
  6. Huân chương Giải phóng
  7. Huân chương Chiến sĩ giải phóng

Ngoại trừ Huân chương Tổ quốc, 6 loại huân chương còn lại đều chia làm 3 hạng và được phân biệt bằng số sao hoặc vạch trên dải và cuống huân chương tương tự các loại huân chương được trao bởi chính phủ Việt Nam.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Mặt chính của huy chương được nhà Cecilia Gonzaga tặng cho các đồng minh chính trị, một thực tế phổ biến ở thời Phục hưng Châu Âu. Được Pisanello thiết kế năm 1447.Mặt trái của huy chương trên, bản sao này có một lỗ treo bổ sung sau này (đặt trong hình mặt trăng lưỡi liềm).

Huy chương hay huân chương là một tấm kim loại nhỏ, phẳng và tròn (đôi khi có hình oval) được điêu khắc, đúc, tôi, chạm một phù hiệu, chân dung, hoặc hình nghệ thuật khác. Một huy chương có thể được trao cho một người hoặc một tổ chức như một hình thức công nhận cho thành tựu về thể thao, quân sự, khoa học, học tập, v.v... Các giải thưởng và ghi nhận công lao quân sự là những thuật ngữ chính xác hơn cho một số loại huân huy chương của nhà nước. Huy chương cũng có thể được tạo ra để bán để kỷ niệm cho một cá nhân cụ thể hoặc sự kiện nào đó, hoặc như những tác phẩm nghệ thuật riêng biệt. Trong quá khứ huy chương được tặng cho một cá nhân như một món quà mang tính ngoại giao hoặc cá nhân, được chạm khắc với chân dung của người nhận. Huy chương kiểu này không phải là một giải thưởng cho các thành tựu của người nhận nó.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Sách tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Osborne, Harold (ed), The Oxford Companion to the Decorative Arts, 1975, OUP, ISBN 0-19-866113-4
  • Stephen K. Scher, et al. "Medal." In Grove Art Online. Oxford Art Online, Subscription required, (accessed ngày 28 tháng 7 năm 2010).
  • Weiss, B. "Collection of Historical and Commemorative Medals". [1]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • European sculpture and metalwork, a collection catalog from The Metropolitan Museum of Art Libraries (fully available online as PDF), which contains material on medals (see index)
  • Medals and the Royal Mint Lưu trữ 2018-07-05 tại Wayback Machine
  • “American World's Fair and Expo Medals”. ExpositionMedals.com.
  • “Historical and Commemorative Medals”. Benjamin Weiss.
  • “Medals of the World”. Megan C. Robertson.
  • “The home of British and Allied militaria”. Julie McCullum's Militarium.
  • “The Nobel Prize Medals and the Medal for the Prize in Economics”. The Nobel Foundation.

Huy chương với huân chương khác nhau như thế nào?

Trong khi huy chương được trao là để ghi nhận thành tích thì huân chương lại tượng trưng cho công lao. Chính vì thế, chúng ta thường được thấy những buổi lễ trao huân chương đều ở cấp quốc gia để ghi nhận sự đóng góp to lớn của các cá nhân hoặc tổ chức cho đất nước.

Huy chương và kỷ niệm chương khác nhau như thế nào?

Huy chương thường được sử dụng trong các chương trình thể thao. Những cuộc đọ sức, tranh tài, tìm kiếm người giỏi nhất. Còn kỷ niệm chương phù hợp với các sự kiện văn hóa, nhưng chương trình khen thưởng của công ty, tổ chức, nhà nước. Mỗi chất liệu của huy chương và kỷ niệm chương lại có tính chất khác nhau.

Huy chương nghĩa là gì?

Huy chương là vật phẩm đặc biệt do Nhà nước Việt Nam đặt ra để ghi nhận và tặng thưởng cho các tập thể và cá nhân (kể cả người nước ngoài) có thành tích và công lao phù hợp với những tiêu chuẩn khen thưởng được quy định theo từng thời gian cụ thể.

Huân chương Dũng để làm gì?

Luật Thi đua - Khen thưởng quy định: huân chương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Huân chương gồm có: cuống huân chương, dải huân chương và thân huân chương.