Các phương pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa An

Khái quát về khởi kiện dân sự

Khởi kiện dân sự

- Nếu không thể được bồi thường thiệt hại bằng các biện pháp thỏa thuận thương lượng, hòa giải hoặc lệnh thanh toán, người tiêu dùng có thể đệ đơn khởi kiện dân sự để giải quyết tranh chấp.

- Một khi tố tụng dân sự đi đến chung thẩm, người tiêu dùng và bên bán phải thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo yêu cầu của phán quyết.

- Quá trình tố tụng tốn kém nhiều loại chi phí, bao gồm hai loại phí cơ bản là tạm ứng án phí và phí chuyển tiếp hồ sơ, cùng với các chi phí khác là triệu tập nhân chứng, xác minh và xác thực nếu cần, phí bổ nhiệm luật sư và các chi phí khác liên quan đến thủ tục phúc thẩm. Như đã đề cập ở trên, tố tụng rất tốn kém, nên cần cân nhắc tất cả các chi phí và ước tính thời gian cần thiết trước khi khởi kiện.

Sự khác biệt giữa hòa giải dân sự và tố tụng dân sự

Hòa giải dân sự

Chi phí hòa giải ít hơn tố tụng và có thêm ưu điểm là giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả và thuận tiện hơn.

Thực chất, hòa giải khác với tố tụng ở chỗ đòi hỏi sự đồng thuận của các bên. Việc hòa giải phải được một bên trung gian thứ ba đứng ra thực hiện và điều này cũng là điểm khác biệt với thỏa thuận - phương thức giải quyết không phải lúc nào cũng cần biện pháp hòa giải.

Tố tụng dân sự

Tố tụng là một quy trình trong đó các bên tranh chấp phải cung cấp bằng chứng xác nhận các quan hệ thực tế mà các bên đang tranh chấp và đòi quyền lợi. Toà án quyết định bên nào đúng và giải quyết tranh chấp.

Hệ thống hỗ trợ pháp lý

- Toà án điều hành một hệ thống hỗ trợ pháp lý, trong đó nếu một người yêu cầu hỗ trợ hoặc nếu tòa án quyết định như vậy, thì người không đủ nguồn lực tài chính để trả phí kiện tụng sẽ được miễn hoặc hoãn nộp. Tuy nhiên, hệ thống hỗ trợ này không áp dụng trong trường hợp người đó có nhiều khả năng bị thua kiện [Điều 128 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

- Bất kỳ người nào đang cân nhắc đệ đơn khởi kiện hoặc hiện đang tham gia tố tụng cũng như người nước ngoài, thậm chí cả các doanh nghiệp, đều có thể nộp đơn xin hỗ trợ pháp lý.

Tố tụng dân sự

Nộp đơn khiếu nại

- Để giải quyết tranh chấp, bên tranh chấp có thể viết đơn khiếu nại và trình lên tòa án [Điều 248 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

·Người nộp đơn khiếu nại được gọi là "nguyên đơn" và bên đối kháng được gọi là "bị đơn".

Gửi bản sao đơn khiếu nại và nộp văn bản hồi đáp

- Khi nhận được đơn khiếu nại, tòa sẽ gửi một bản sao đơn khiếu nại cho bị đơn và bị đơn phải gửi văn bản hồi đáp trong vòng 30 ngày [Điều 255 và 256 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

- Nếu bị đơn không gửi văn bản hồi đáp hoặc hồi đáp dưới hình thức thú nhận, phán quyết của tòa sẽ dựa hoàn toàn vào khiếu nại của nguyên đơn [Điều 257 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

- Nếu văn bản hồi đáp của bị đơn chối bỏ những cáo buộc của nguyên đơn, thủ tục tố tụng sẽ được tiến hành để chuẩn bị cho phiên điều trần [Điều 256[4] của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

Thủ tục chuẩn bị kháng cáo

- Trong quá trình chuẩn bị các thủ tục kháng cáo, các bên trao đổi tài liệu, bị đơn gửi văn bản hồi đáp và nguyên đơn đệ trình các tài liệu trù bị để bác kháng cáo [Điều 280 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

- Ngoài ra, phải hoàn thành các tài liệu trù bị, nộp bằng chứng, yêu cầu nhân chứng, đơn yêu cầu thẩm tra và xác minh trước phiên điều trần [Điều 281 to 284 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

Ngày điều trần trù bị

- Sau khi các tài liệu cơ bản đã được các bên trao đổi theo thủ tục chuẩn bị kháng cáo, thẩm phán sẽ xem xét hồ sơ để xác định các vấn đề chính của tranh chấp đã được nêu rõ chưa và thu thập đủ bằng chứng trước ngày điều trần trù bị chưa. Nếu các điều kiện này được thỏa mãn, thẩm phán có thể chỉ định ngày xét xử các vấn đề chính [ngày điều trần trù bị] [Điều 282 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

- Nguyên đơn và bị đơn phải trình diện vào ngày điều trần trù bị để xác nhận các vấn đề chính của tranh chấp và bác bỏ những cáo buộc của nhau [Điều 282 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

Ngày kháng cáo [ngày điều trần]

- Vào ngày điều trần đầu tiên [ngày thẩm tra chứng cứ], kết quả của phiên điều trần trù bị sẽ được sử dụng để chất vấn nguyên đơn, bị đơn và nhân chứng của các bên. Trong một khoảng thời gian ngắn sau phiên chất vấn, tòa sẽ đưa ra phán quyết [Điều 287 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

Hiệu lực của tố tụng dân sự

Hiệu lực của tố tụng dân sự

- Phán quyết của Toà là chung thẩm, trừ trường hợp bên thua kiện đệ đơn kháng án.

- Trong trường hợp kháng án, đơn kháng án phải được trình lên tòa trong vòng hai tuần kể từ ngày phán quyết [Điều 396 và 408 của 「Luật Tố tụng Dân sự」].

Hỗ trợ pháp lý từ Tổng công ty Hỗ trợ Pháp lý Hàn Quốc

- Hệ thống hỗ trợ pháp lý: Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ trong một tranh chấp liên quan đến thiệt hại người tiêu dùng, Tổng công ty Hỗ trợ Pháp lý Hàn Quốc [//www.klac.or.kr] sẽ tiến hành điều tra và quyết định khuyến nghị các bên thỏa thuận thương lượng hay khởi kiện. Trong trường hợp quyết định khởi kiện, công ty sẽ chỉ định một luật sư hoặc một phụ thẩm công vụ để đại diện cho thân chủ.

- Điều kiện để được hỗ trợ pháp lý: Người bị thiệt hại khi sử dụng hàng hoá hoặc dịch vụ có đủ điều kiện để được hỗ trợ pháp lý [Điều 33-3 của Luật Hỗ trợ Pháp lý 」và Điều 7-5 của「Nghị định Thi hành Luật Hỗ trợ Pháp lý」].

- Thủ tục xin Hỗ trợ Pháp lý: Đương đơn có thể trực tiếp đến Tổng công ty Hỗ trợ Pháp lý Hàn Quốc để được tư vấn. Đương đơn phải xuất trình bản sao chứng minh nhân dân, tài liệu xác nhận đương đơn đủ điều kiện được hỗ trợ pháp lý và tài liệu chứng minh cho các xác nhận của đương đơn. Sau khi được tư vấn, đương đơn phải nộp đơn xin hỗ trợ pháp lý và các tài liệu cần thiết cho Tổng công ty Hỗ trợ Pháp lý Hàn Quốc.

- Trả án phí: Nếu tranh chấp được giải quyết và không dẫn đến tố tụng, thì các bên không phải chịu án phí. Tuy nhiên, một khi thủ tục tố tụng được tiến hành, người tiêu dùng phải trả các loại chi phí như tạm ứng án phí và phí luật sư. Với các nhóm đối tượng đặc biệt do nhà nước chỉ định, chẳng hạn như những công dân có thành tựu xuất sắc, những người có phúc lợi cơ bản và các hộ gia đình có cha mẹ đơn thân, cả án phí và phí luật sư sẽ được nhà nước chi trả [Điều 7 của 「Luật Hỗ trợ Pháp lý」 và Điều 4[1] và [3] của 「Nghị định Thi hành Luật Hỗ trợ Pháp lý」].

Mục lục bài viết

  • Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau:
  • Thương lượng
  • Hòa giải
  • Trọng tài
  • Tòa án
  • Lựa chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ?
  • Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau:

Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên cần hiểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý.

.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi: 1900.6162

Thương lượng


Là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn phần lớn các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên.


Hòa giải


Là việc các bên tiến hành thương lượng giải quyết tranh chấp với sự hỗ trợ của bên thứ ba là hòa giải viên. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp.
Hình thức giải quyết này có nhiều ưu điểm: hủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí thấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làm trung gian hòa giải cũng như địa điểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt thời gian như trong thủ tục tố tụng tại tòa án. Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. Hòa giải là mong muốn của các bên dàn xếp vụ việc sao cho không có bên nào bị thua cuộc, không dẫn đến tình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án.
Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quyết những tranh chấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kỹ thuật [xây dựng, tài chính … ]. Vì rằng, các bên trong vụ việc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm một hòa giải viên có đủ hiểu biết để tham gia giải quyết tranh chấp. Nhưng trong thực tiễn kiện tụng tại tòa thì các bên không có quyền lựa chọn cán bộ giải quyết trừ một số trường hợp phải thay đổi hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật. Một điều quan trọng khác mà các nhà kinh doanh cũng rất quan tâm là khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài liệu chứng cứ có liên quan [những bí mật kinh doanh] trong khi giải quyết tại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai.
Bên cạnh những ưa điểm trên, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những nhược điểm nhất định: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng với nhau.

a. Là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người trên nhiều lĩnh vực, hòa giải là các bên tranh chấp cùng nhau thỏa thuận, thống nhất giải quyết bất đồng và tự nguyện thực hiện việc thỏa thuận đó

b. Ở Việt Nam việc hòa giải tranh chấp kinh doanh đã được coi trọng từ lâu. Khi có tranh chấp kinh doanh, các bên cần thương lượng, hòa giải với nhau. Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành mới đưa vụ việc ra Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết. Và tại Tòa án, Trọng Tài các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Theo thống kê ở nước ta, số lượng tranh chấp kinh tế hàng năm được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến quá nửa tổng số vụ việc mà Tòa án, Trọng tài đã giải quyết.

c. Ưu điểm của giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng hòa giải:

- Là cách thức giải quyết tranh chấp đơn giản, nhanh chóng, đỡ tốn kém nhất
- Theo cách này, các bên tranh chấp đều “thắng”, không có việc đối đầu giữa các bên, bởi thế quan hệ hợp tác giữa các bên được duy trì
- Các bên giữ được các bí mật kinh doanh và uy tín của nhau
- Do xuất phát từ sự tự nguyện với thiện chí của các bên, phương án hòa giải dễ được các bên thường nghiêm túc thực hiện

d. Nhược điểm của phương thức hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

- Trường hợp hoà giải không thành, không chỉ mất thêm chi phí hòa, bên có quyền lợi bị xâm phạm có thể mất quyền khởi kiện vì thời hiệu khởi kiện không còn [thường xảy ra khi bên kia thiếu thiện chí, lợi dụng hòa giải để dây dưa trì hoãn thực hiện nghĩa vụ của mình]
Các hình thức hòa giải:
- Các bên tranh chấp tự hòa giải [bàn bạc] để giải quyết tranh chấp mà không cần sự trợ giúp của bên thứ ba
- Các bên tranh chấp tiến hành hòa giải có sự giúp đỡ của bên thứ ba [cá nhân, tổ chức hay Tòa án, Trọng tài]
- Các bên tiến hành hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài [hòa giải ngoài tố tụng]
- Việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, Trọng tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên [Hòa giải theo thủ tục tố tụng]. Tòa án, Trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên

Trường hợp thương lượng, hòa giải không thành công thì phương thức được sử dụng sẽ là Giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài


Trọng tài


Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuản tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Ưu điểm của phương thức giải quyết tranh chấp này là có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên; tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài và đảm bảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. Theo nguyên tắc này họ có thể giữ được bí quyết kinh doanh cũng như danh dự, uy tín của mình. Giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. Phán quyết của trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu thế vượt trội so với hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng hòa giải. Sau khi trọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hay tòa án nào.
Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.


Tòa án


Việc đưa tranh chấp ra xét xử tại tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định, ưu điểm của hình thức giải quyết tranh chấp thông qua tòa án là: Do là cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu như bên thua kiện có tài sản để thi hành án.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là cản trở đối với doanh nhân khi những bí mật kinh doanh bị tiết lộ.
Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các thương nhân thường xem đây là phương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài không mang lại hiệu quả.

Lựa chọn Tòa án hay Trọng tài để giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại ?

Việc lựa chọn cách thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thông qua Tòa An hoặc Trọng tài thương mại để đạt được kết quả tốt nhất luôn luôn là vấn đề không hề đơn giản đối với các bên tranh chấp.

Dưới đây chúng tôi tập trung so sánh 2 phương pháp giải quyết tranh chấp này để các Quý Vị nắm rõ về đặc điểm, cũng như những ưu điểm, khuyết điểm của từng loại nhằm áp dụng chúng một cách linh hoạt, phù hợp cho từng vụ việc tranh chấp cụ thể.

Khái niệm:

- Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Trọng tài thương mại: là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thoả thuận và được tiến hành theo trình tự tố tụng Trọng tài thương mại
- Giải quyết tranh chấp kinh doanh tại Tòa án: là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh Nhà nước theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Với phương thức này bản án hay quyết định của Tòa án về vụ tranh chấp nếu các bên tranh chấp không tự nguyện tuân thủ thì có thể bị cưỡng chế thi hành

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

a. Trọng tài: Tranh chấp sẽ được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận này có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài bao gồm:

- Tranh chấp phát sinh giữa các bên từ hoạt động thương mại
- Tranh chấp phát sinh giữa các bên, khi chỉ có một bên hoạt động thương mại
- Tranh chấp khác giữa các bên mà theo quy định pháp luật được giải quyết bằng Trọng tài

b. Tòa án: Tranh chấp được giải quyết bằng Tòa án, ngoại trừ các bên có thỏa thuận về Trọng tài, bao gồm:

- Các tranh chấp về hợp đồng trong kinh doanh giữa các thương nhân cùng có mục đích lợi nhuận
- Các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ có mục đích lợi nhuận
- Các tranh chấp giữa doanh nghiệp [công ty] với các thành viên của doanh nghiệp, giữa các thành viên của doanh nghiệp với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức nội bộ, tái cấu trúc doanh nghiệp hoặc giải thể doanh nghiệp

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật, gọi: 1900.6162

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!

Trân trọng./.

BỘ PHẬN LUẬT SƯ TRANH TỤNG - CÔNG TY LUẬT MINH KHUÊ

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề