Các tác phẩm văn học nghệ thuật

Trao giải thưởng cho các tác phẩm đạt Giải sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2015 – 2020 [Ảnh: Thanhuytphcm.vn]

[Thanhuytphcm.vn] – Ban Chỉ đạo của Thành ủy TPHCM vừa ban hành kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" trên địa bàn TPHCM năm 2023.

Theo đó, Ban Chỉ đạo của Thành ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” xây dựng Kế hoạch tuyên truyền, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2023 với mục đích: Tuyên truyền giới thiệu, phổ biến các tác phẩm văn học, nghệ thuật đạt giải thưởng về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân, góp phần xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống con người thành phố, là một trong những hoạt động góp phần xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại thành phố mang tên Bác; Tăng cường giáo dục, bồi đắp nền tảng đạo đức, văn hóa trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh thấm sâu trong tâm hồn mỗi con người thành phố thông qua tác phẩm văn học, nghệ thuật; Cổ vũ, động viên văn nghệ sĩ sáng tác nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao để tiếp tục tuyên truyền, cổ vũ, khẳng định mục đích, ý nghĩa, tác dụng to lớn của việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp xây dựng và phát triển TPHCM.

Đồng thời, thông qua đẩy mạnh tuyên truyền tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” thể hiện tình cảm, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân thành phố đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ban Chỉ đạo yêu cầu công tác tuyên truyền cần được phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân. Các cơ quan, địa phương tăng cường sử dụng các sản phẩm tuyên truyền trong các hội nghị, hội thi, hội diễn... tại địa phương, đơn vị để tăng tính lan tỏa sâu rộng và phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.

Nội dung tuyên truyền, quảng bá là những tác phẩm đạt giải cao của Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" giai đoạn 2010 – 2020. Bao gồm: 2 tác phẩm múa [Tác phẩm kịch múa Tổ Quốc và Tác phẩm múa: Huyền thoại rừng Sác]; 6 tác phẩm văn học [Truyện ký “Chim sắt bay qua vùng bão, Tập Truyện ký: Chuyện năm 1968, Trường ca [thơ]: Trên con đường ấy- Trường Sơn Trưởng ca [thơ]: Truyền ký - Nguyễn Văn Đức người anh hùng tàu không số huyền thoại, Trường ca thơ "Nơi khôn thiêng của biển",Tiểu thuyết “Symphony ký ức Đồng Khởi ở Boston]; 5 tác phẩm âm nhạc [Tác phẩm: “Lời Bác sáng mãi muôn đời", Ca khúc “Đêm đêm con vẫn gọi Bác", Tác phẩm: “Lời Bác trong tim ta”, Ca khúc “Bên tượng đài", Tác phẩm: “Con tàu năm ấy”]

Đối với tác phẩm múa: kết hợp tổ chức biểu diễn 5 suất tác phẩm “Huyền thoại rừng sác" trong các chương trình phục vụ dịp kỷ niệm các ngày Lễ lớn của đất nước tại khu vực trung tâm thành phố và vùng ngoại thành; biểu diễn 5 suất kịch múa “Tổ quốc” phục vụ sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TPHCM. Tác phẩm âm nhạc: thực hiện bản ghi âm, ghi hình [hình thức MV], hoàn thành tác phẩm hoàn chỉnh. Tác phẩm văn học: tổ chức 5 buổi giới thiệu tác phẩm, giao lưu tác giả tại Đường sách TPHCM và tại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn TPHCM. Tất cả các tác phẩm múa, nhạc được ghi hình và phát sóng trên Đài truyền hình, Đài Phát thanh, Cổng thông tin điện tử, trang mạng xã hội của các sở, ngành liên quan và thành phố Thủ Đức, các quận, huyện

Ban Chỉ đạo cũng yêu cầu tập trung tuyên truyền trong lực lượng cán bộ, công chức, giảng viên, giáo viên, đoàn viên, thanh niên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang [công an, quân đội], công nhân lao động tại các các khu công nghiệp, khu chế xuất, cộng đồng người nước ngoài sống trên địa bàn thành phố và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Minh Hiệp

Tin liên quan

Sáng 17/12, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật đã tổ chức lễ trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật năm 2020 cho 74 tác phẩm.

Theo BTC, năm 2020 có 61/63 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi tác phẩm tham dự giải thưởng. Cùng với đó là các tác phẩm có chất lượng cao nhất của 9 Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương tham dự và nhận giải đã làm nên một diện mạo thực sự của Giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam - xứng đáng là một tổ chức đứng đầu nhằm tập hợp, đoàn kết, sáng tạo văn học nghệ thuật cả nước.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải thưởng cho tác giả là hội viên Hội VHNT chuyên ngành Trung ương

Tính đến ngày 30/11, BTC đã nhận được 9 tác phẩm xuất sắc của 9 Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và 418 tác phẩm của các tác giả, nhóm tác giả thuộc 61 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gửi xét giải thưởng.

Các tác phẩm tham gia dự giải thuộc các thể loại thơ, văn xuôi, lý luận phê bình văn học, mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, âm nhạc, múa, văn nghệ dân gian, sân khấu.

Sau khi tham khảo ý kiến từ các Hội đồng giám khảo chuyên ngành, Thường trực Đoàn Chủ tịch đã ra quyết định trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật năm 2020 cho 74 tác phẩm.

Theo đó, BTC đã trao giải thưởng cho 9 tác phẩm có giá trị xuất sắc của 9 Hội Văn học Nghệ thuật chuyên ngành Trung ương. Đó là tập thơ "Nghe mưa" của tác giả Hà Phạm Phú [Hội Nhà văn Việt Nam]; giao hưởng thơ Hoài Văn Hầu - Trần Quốc Toản [dựa theo cốt truyện "Lá cờ thêu sáu chữ vàng" của Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng] của Nhạc sỹ Nguyễn Ngọc Tú; vở diễn "Thân phận nàng Kiều" của Nhà hát Múa rối Việt Nam [Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam].

Tiếp đó là bộ phim truyền hình "Về nhà đi con" do Trung tâm Sản xuất phim truyền hình Việt Nam sản xuất [Hội Điện ảnh Việt Nam]; tác phẩm "Văn hóa nghệ thuật chùa Việt - Vài nét cơ bản" của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Lâm Biền [Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam]; tác phẩm ảnh "Nghề nuôi mực lá mùa rong biển" của tác giả Trần Bảo Hòa [Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam]; tản văn "Chín bậc thang nhà người" của Nhà nhơ Phạm Tú Anh [Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam]; kịch múa ballet "Kiều"- tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh [Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam]; đồ án "Công trình cột mốc Km0" của Kiến trúc sư Phạm Trung Hiếu và các cộng sự [Hội Kiến trúc sư Việt Nam].

Ban Tổ chức cũng trao giải thưởng cho 65 tác phẩm đoạt giải của các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố gồm 3 giải A, 9 giải B, 17 giải C, 33 giải Khuyến khích và 3 giải dành cho tác giả trẻ có các tác phẩm xuất sắc của các Hội viên Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố. Trong đó, 3 giải A được trao cho các tác phẩm: Tranh sơn dầu "Bình yên biển đảo" của tác giả Đoàn Văn Hiếu [Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình]; tác phẩm ảnh nghệ thuật "Phố đi bộ sau những ngày giãn cách" của tác giả Trần Ngọc Dũng [Hội Văn học nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh] và ca khúc "Mũi Cà Mau khắc khi lời Người" của tác giả Đặng Quốc Hưng [Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau].

Đại diện Ban Tổ chức cho biết, về số lượng, năm 2020 là năm có số lượng Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố tham gia cao nhất trong vòng 20 năm qua. Về chất lượng, Giải thưởng Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2020 đã lựa chọn được những tác phẩm xuất sắc. Những tác phẩm này đã được xuất bản, tham gia triển lãm hoặc được công bố, trình diễn, được công chúng mến mộ và báo chí đề cập đến...

Giải thưởng năm nay đã phản ánh khách quan các tác phẩm văn học nghệ thuật của các tác giả là hội viên của Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, thành phố vẫn duy trì và đi theo khuynh hướng truyền thống. Bên cạnh đó, có nhiều tác giả trẻ, là những cây bút mới của các địa phương tham dự. Các tác giả trẻ đã có nhiều tìm tòi, đổi mới trong cách thể hiện, nhưng nội dung, chủ đề vẫn bám sát đời sống và truyền thống đạo lý của dân tộc, nhiều tác phẩm đi vào đề tài thời sự của đất nước như vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới và hải đảo...

Hà An

Tác phẩm Tây Nguyên sung túc của họa sĩ Lâm Văn Cảng đoạt giải A giải thưởng văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2021

Tại Đồng Nai, họa sĩ Lâm Văn Cảng, giảng viên Trường cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai xuất sắc đoạt 1 giải A với tác phẩm Tây Nguyên sung túc [chất liệu acrylic].

Còn tại Bắc Kạn thông tin từ Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Kạn cho biết, có 3 tác giả thuộc 2 chuyên ngành Văn học và Mỹ thuật của Hội được xétGiải thưởngcủa Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2021. Cụ thể: Họa sỹ Trần Ngọc Kiên đạt giải C với tác phẩm "Bản sắc vùng cao"; họa sỹ Giang Nam đạt giải Khuyến khích với bức tranh "Sắc tràm"; tác giả Nông Văn Kim đạt giải Khuyến khích với tập truyện ngắn "Lửa hoang".

Tập truyện ngắn Lửa hoang của tác giả Nông Văn Kim đạt giải khuyến khích giải thưởng Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2021.

Trao giải thưởng văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số năm 2020

Video liên quan

Chủ Đề