Các tiết học hay cho trẻ mầm non

Học sinh của cô Phượng học quét sân, gom rác - Ảnh: P.T.

Cô Phạm Thị Phượng có niềm vui được nhìn trẻ con tự lập và sáng tạo, vì vậy cô chuyên tâm đầu tư kỹ càng cho từng bài học.

Chuyện của “má mi”

Cô PHẠM THỊ PHƯỢNG:

Dạy trẻ biết yêu thương, sáng tạo

Mục tiêu của tôi là những đứa trẻ sống tình cảm, biết yêu thương, quan tâm đến người khác.

Ngày nay trẻ con được cha mẹ bảo bọc quá nhiều, nhiều em trở nên ích kỷ, không muốn chia sẻ với ai, không biết rằng xung quanh còn những người khổ hơn mình.

Điều tiếp theo tôi muốn làm là cho trẻ được thỏa sức sáng tạo mà không cần theo khuôn mẫu nào hết. Tôi cho trẻ một hình tròn, có em vẽ ra bông hoa, ông Mặt trời, có em vẽ cái bánh xe, chiếc đĩa bay...

Sức sáng tạo của các em thật tuyệt vời và người lớn đừng bao giờ gò ép, áp đặt trẻ sáng tạo hay tư duy theo cách của người lớn.

Không phải “cô - trò” mà là “má mi” và các con. Đó là cách xưng hô của cô Phượng với bọn trẻ.

Tốt nghiệp sư phạm mầm non năm 2002, trải nghiệm với nhiều môi trường mầm non khác nhau, có lúc bỏ nghề, chuyển qua làm nhân viên ngân hàng hay buôn bán tại nhà, rồi nỗi nhớ trẻ con, lòng yêu nghề lại thôi thúc Phượng quay lại với nghề nuôi dạy trẻ.

Đến bây giờ, Phượng vẫn giữ thói quen ôm hôn từng trẻ một trước mỗi giờ ngủ trưa, sau khi tự tay rửa tay chân, vệ sinh cho từng em, bởi “trẻ con sẽ ngủ ngon và sâu hơn khi được ôm ấp, được nghe thủ thỉ yêu thương” - cô nói.

Các con trong lớp đều được cô matxa hằng ngày và dạy các con tự matxa cho mình cũng như giúp bố mẹ thư giãn sau một ngày làm việc mỏi mệt.

Cô giáo ngủ rất ít và dành hầu hết thời gian để mày mò chuẩn bị nguyên vật liệu, câu chuyện và những bài học dễ nhớ, dễ gần cho những đứa con ở trường của mình.

Ấn tượng tiếp theo về cô Phượng là khi chúng tôi được nghe về sinh nhật mới đây nhất của cô giáo vào đúng dịp 20-11, tất cả phụ huynh trong lớp mời cô đến một quán cà phê tại Gò Vấp và cùng các con mình tổ chức một sinh nhật khó quên cho cô.

Một nam phụ huynh gửi tặng cô giáo chục quả trứng gà với lời chia sẻ rằng: “Cô đã gợi tôi nhớ về cô giáo ngày xưa của mình. Cha mẹ tôi dạy trong nhà có gì ngon nhất, quý nhất thì đem tặng thầy cô giáo. Nên hôm nay tôi mang tặng cô giáo chục trứng gà...”. Cô khóc.

Bởi làm người giáo viên mầm non với bao vất vả đặc thù của nghề nghiệp, còn mơ ước gì hơn là nhận được tấm chân tình, đồng cảm mà phụ huynh dành cho.

Không dễ thực hiện

Nhiều phụ huynh không tưởng tượng được ở lớp cô Phượng, con mình được học những bài học lạ mà quen như tiết học chà dép, quét sân, phơi áo quần, nhặt rau, bịt mắt ngửi trái cây, nếm đồ ăn, lồng bao gối, kẹp trứng, bắt sâu... - những điều mà trẻ chưa làm, chưa biết, chưa được sờ, được thử.

Có lẽ không nhiều giáo viên dám bắt một con sâu trên cây cho trẻ cầm trong tay và sờ nắn, hay mạnh dạn cho trẻ thả một quả trứng gà sống từ trên cao xuống để dạy trẻ biết nhẹ nhàng với những đồ dễ vỡ...

Tiết phơi áo quần, cô giáo giăng một sợi dây từ bên này sang bên kia của lớp. Học trò lôi từ balô của mình ra những bộ áo quần. Cô dạy trẻ cách mắc áo quần lên dây phơi bằng cách dùng kẹp hoặc dùng mắc áo, cách giũ áo quần cho thẳng, cách phơi cho cân đối. Tiết phân biệt các loại đậu, trẻ học xong được tự chọn ăn “buffet” các loại chè đậu để nhớ mùi vị các loại đậu khác nhau.

Tiết nhặt rau, lớp được chia thành nhiều tổ và được dạy cách ngắt rau muống, tuốt rau ngót, nhặt mồng tơi, rồi được ra sân rửa rau. Tiết chà dép, cô cho cả lớp ngồi quanh những chậu nước sạch, dạy cách dùng bàn chải đánh cho dép thật sạch, phơi khô trước khi mang. Tiết dạy ăn đu đủ, trẻ được tự tay gọt đu đủ, bỏ hạt, trang trí lên đĩa trước khi thưởng thức. Tiết quét sân, mỗi em được phát một cây chổi để thực hành quét lá cây, gom rác...

Cuối mỗi bài học, cô đặt ra những câu hỏi và cho trẻ trả lời, để rồi đúc kết lại thành một thông điệp: ứng xử với môi trường ra sao, giúp đỡ cha mẹ thế nào, tại sao cần đoàn kết với các bạn để hoàn thành công việc.

Cô giáo cũng tổ chức cho học sinh vào một nhà sách, các em gặp những tình huống như người lạ bắt chuyện rủ đi chơi thì phải ứng xử ra sao. Mỗi bé được chọn mua một món đồ dưới 10.000 đồng, và cũng có em chọn thú bông, xe điều khiển nhưng biết không mua nổi đành để lại. Nhiều bài học từ những chuyến đi như vậy, trẻ biết sử dụng tiền, biết giới hạn mua sắm, biết cư xử với người lạ, biết tìm kiếm người giúp đỡ khi bị lạc.

Không cao xa, những bài học tưởng chừng rất giản dị của cô giáo mầm non này lại trở nên đặc biệt, bởi nó rất khó thực hiện ở các trường mầm non hiện nay, khi sĩ số đông, công việc của giáo viên quá áp lực, đồng lương còn thấp, ban giám hiệu không “thoáng” với các hoạt động ngoại khóa, sáng tạo...

Một thực tế không thể chối cãi là cha mẹ không có nhiều thời gian dạy con, giáo viên chưa được “cởi trói” khỏi áp lực công việc và chương trình, khiến trẻ đi học ở trường mầm non rồi lại phải ra ngoài học thêm những lớp “kỹ năng sống”. 

Mỗi bài học, một thông điệp yêu thương

Chúng tôi gặp cô Phạm Thị Phượng khi cô đang dẫn học sinh đến công viên Gia Định, Q.Gò Vấp, TP.HCM để thực hiện “Dự án yêu thương”.

Mỗi học sinh cầm trên tay một chiếc bao lì xì rực rỡ sắc màu do chính các em cắt, dán và vẽ lên trước đó. Mỗi phong bao đựng một món tiền nho nhỏ do phụ huynh ủng hộ. Trẻ đi tìm những mảnh đời khó khăn, vất vả hơn mình để tặng món quà này nhân dịp tết đến.

Xuất phát từ ý tưởng phải thay đổi “hình tượng” của những cậu ấm, cô chiêu trong lớp học, đồng thời dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm đến người khác, đặc biệt là những người nghèo khổ, “Dự án yêu thương” ra đời. Đó chỉ là một trong hàng loạt dự án, những tiết học, những thông điệp mà hằng ngày cô giáo mang đến cho học trò hồn nhiên của mình.

LƯU TRANG

  • Trò chơi hát theo hình vẽ

Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát.
Cách chơi:
Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát "Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi”, "Mùa xuân đến rồi”... [tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát] Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trẻ hát bài hát đó.Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.

Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.

Chuẩn bị: Xắc xô, kèn, trống.
Cách chơi:
cô giới thiệu cho trẻ các loại dụng cụ phát ra âm thanh mà cô có: xắc xô, trống, mõ. Cô mời 1 trẻ lên, đội mũ chóp lên, sau đó cô mời 1 bạn lên gõ một trong những loại dụng cụ cô có. Sau đó cô cho trẻ đoán xem bạn vừa gõ dụng cụ gì.

  • Trò chơi nghe nhạc nhảy vào vòng

Trò này có 2 cách chơi như sau:

Cách 1:

Trên sàn lớp các các vòng tròn [vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn]. Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng. Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh. Cô hát chậm, trẻ đi chậm. Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng. Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng. Mỗi vòng 1 người, bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp. Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…

Cách 2: Cô không hát to, nhỏ, nhanh, chậm mà hát bình thường nhưng đến câu hát cô đã định trước thì nhảy vào chuồng. Ví dụ: Cô định trước câu “Cô dạy cháu múa ca” trong bài “Cô giáo miền xuôi”, đến từ “múa ca” thì nhảy vào vòng.

Lưu ý: Trẻ chỉ thực hiện chơi với những bài hát đã thuộc và hát thường xuyên.

  • Trò chơi hát đúng từ theo câu hát

Cách chơi:

Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non. Ví dụ: như từ “hoa” hoặc từ “chim”Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.

Trẻ chơi với nhiều hình thức như: chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm. Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng.

Ảnh minh họa [Nguồn internet]

Trò chơi tiết âm nhạc

Bất cứ lớp học nào từ mầm non tới THPT, lời mở đầu tiết học, cách dẫn dắt vào bài giảng hay được xem là rất quan trọng và cần thiết giúp tiết học trở nên thú vị, cuốn hút học sinh lắng nghe. Nhất là với lớp mầm non, việc tạo hứng thú học tập cho các em là quan trọng hơn hết. Để có mở đầu tiết học cuốn hút trẻ mầm non, các bạn cùng tham khảo những cách dưới đây.

Cách giảng bài dễ hiểu giúp thu hút học sinh lắng nghe

Những cách mở đầu tiết học cuốn hút trẻ mầm non

1. Mở đầu tiết học bằng bài thơ, bài hát

Theo kinh nghiệm dạy trẻ mầm non, cách mở đầu cho tiết học mầm non hay là sử dụng những bài hát, bài thơ để có một tiết dạy thành công, thu hút các học sinh. Tùy vào từng tiết học, từng chủ đề mà cô giáo lựa chọn bài thơ, bài hát phù hợp với chủ đề tiết học đó. Chẳng hạn như với tiết học nói về chủ đề con vật, các cô có thể chọn bài hát "Chú voi con" hoặc đọc thơ, kể chuyện hướng đến con vật.

Dẫn dắt vào tiết học bằng bài hát, thơ

2. Mở đầu tiết học bằng trò chơi

Đối với các em học lớp mầm non, trò chơi và các hoạt động thể chất tạo ra sự tươi mới luôn cuốn hút các trẻ em. Do đó, cô giáo có thể mở đầu một tiết học bằng những trò chơi bổ ích liên quan tới chủ đề tiết học hôm đó để có thể dẫn dắt trẻ học bài. Ví dụ như tiết học có chủ đề về hoa quả, cô giáo có thể cho các học sinh của mình chơi trò chơi chiếc túi kì diệu để trẻ đoán tên những loại hoa quả trong đó. Như thế, các bé sẽ vô cùng hứng thú và tiếp thu bài học tốt hơn.

Dẫn dắt vào tiết học bừng trò chơi

3. Mở đầu tiết học bằng tranh, ảnh

Sử dụng tranh, ảnh cũng được xem là cách dẫn dắt trẻ vào bài học hay, thu hút được trẻ học bài tốt hơn. Chẳng hạn hôm nay, lớp học chủ đề về nhận biết quả, các cô cầm tranh, ảnh che đi 1 phần, để lại 1 phần để cho trẻ đoán đó là quả gì.

Dẫn dắt trẻ vào tiết học bằng tranh, ảnh

4. Mở đầu tiết học bằng tình huống

Tạo hình huống giúp trẻ có thể hình dung, dẫn dắt trẻ vào bài học là cách mà nhiều cô giáo dạy mầm non áp dụng mang đến buổi học thành công. Chẳng hạn với chủ đề về nhận biết quả táo thì bạn tạo tình huống bác nông dân tới tặng 2 quả táo có màu xanh và màu đỏ cho 2 bạn xong sau đó là tranh luận có quả táo ngọt, có quả táo chua ...

Dẫn dắt trẻ vào tiết học bằng tình huống

5. Mở đầu tiết học bằng cách đóng vai

Ngoài cách trên thì cách mở đầu, dẫn dắt vào tiết học hay nhất được nhiều cô giáo áp dụng để thu hút các em học sinh là cách đóng vai. Tùy vào từng chủ đề mà cô giáo có thể đóng vai thành ai đó rồi trò chuyện cùng với trẻ, như thế bé sẽ cuốn hút vào bài học một cách dễ dàng nhất.

Nhập vai để mở đầu cho mỗi tiết học

Ví dụ:

Tiết học có chủ đề về nhận biết hoa quả, cô giáo có thể nhập vai thành chú hề

Cô giáo trang điểm cũng như mặc trang phục giống như chú hề. Sau đó xuất hiện với lời chào đến các bé "Chú hề chào các bạn, hôm nay chú hề có món quà muốn tặng cho tất cả các bạn, chúng ta cùng xem đó là món quà gì nhé" Sau khi nói xong, cô làm trò ảo thuận cho bé xem rồi lấy quả trong hộp để hỏi trẻ là quả gì? có màu gì?

Tiết học thể dục, cô giáo đóng vai ong mẹ và các học sinh là ong con

Các con ơi sắp đến ngày sinh nhật Ong Chúa rồi. Để chuẩn bị quà mừng sinh nhật Ong Chúa. Hôm nay ong mẹ muốn nhờ những chú ong con đi hút mật về làm quà tặng sinh nhật, chúng ta sẽ sang khu rừng bên kia dãy núi để tìm mật thơm ngon nhất nhé!. Đường đi khó quá gập ghềnh chúng mình bay theo ong mẹ... [khởi động các kiểu đi]ôi đến khu rừng rồi mà các loại hoa chưa bừng nở để chúng ta lấy mật. Chúng ta cùng làm những chú gà gáy gọi ông mặt trời thức dậy cho ánh nắng để các loại hoa thơm nở rộ phấn hoa nào [! muôn loài hoa thơm đã nợ rộ rồi . Để hút được nhiều mật ngon thì các con phải có cơ thể khỏe mạnh dẻo dai, vì vậy các con hãy tập cùng mẹ tập thể dục nhé. Chúng mình có muốn khỏe mạnh để hút được nhiều mật không?... [tập bài pt chung tay-chân-bụng-bật] . .. rồi cho trẻ giả bộ động tác hút mật hoa. Hôm nay đã hút được nhiều mật rồi. Chúng ta về tổ nào [cho trẻ về hai nhóm-2 hàng ngang đối diện] Các con ạ. Dạ tiệc tổ chức sinh nhật Ong chúa còn có cuộc so tài giữa các loại ong như Ong bò vẽ, Ong vàng, Ong.. vì vậy mẹ muốn Ong Mật chúng ta chuẩn bị một tiết mục so tài. [giới thiệu bài học vận động cơ bản] Các con xem mẹ tập trước nhé! [tập mẫu rồi lần lượt cho trẻ tập] trong khi tập bao quát, củng cố hỏi tên bài học. Cho trẻ đi nhẹ nhàng đến dự tiệc sinh nhật Ong Chúa 2-3 vòng là kết thúc.

Trên đây là những cách mở đầu tiết học cuốn hút trẻ mầm non hay nhất, các bạn cùng áp dụng để có những tiết học thú vị và bổ ích dành cho các bé.

Đối với các bé mầm non, trò chơi vận động ở ngoài trời là không thể thiếu được khi bé tới lớp, một số trò chơi vật động ngoài trời cho trẻ mầm non như trò chơi mèo đuổi chuột, trò Cáo và thỏ ...

Taimienphi.vn xin chia sẻ top 5 cách mở đầu tiết học cuốn hút trẻ mầm non hay nhất giúp các bạn đọc đang làm giáo viên có thể áp dụng trong tiết dạy học của mình để có thể tạo sự hứng thú cho các em trong lớp học.

Nghị luận câu: Học, học nữa, học mãi của Lê-nin Suy nghĩ về câu nói: Đam mê học hỏi là niềm đam mê không bao giờ phản bội con người Dàn ý nghị luận Học hỏi là việc làm suốt đời Giải thích câu tục ngữ: Vụng chèo khéo chống Hết Pokeball thì phải làm sao, lấy thêm Poke ball ở đâu ? Lời bài hát Chờ mãi một cơn mưa

Video liên quan

Chủ Đề