Các vấn de thường gặp khi xây nhà

Xây nhà là một trong những việc hệ trọng nhất của đời người. Tuy nhiên, do không nắm rõ nguyên tắc xây dựng nên nhiều gia chủ thường lựa chọn thời gian thi công, vật liệu xây dựng... chỉ dựa theo đánh giá cảm quan mà không biết rằng, đôi khi những nhận định này hoàn toàn trái ngược với thực tế thi công, nguyên tắc xây dựng. Từ đó dẫn đến giảm chất lượng công trình, nhà cửa mau xuống cấp hoặc tiến độ thi công không như mong muốn.

Dưới đây là 5 sai lầm mà gia chủ thường mắc phải và giải đáp một số thắc mắc mọi người thường gặp khi bắt đầu xây dựng nhà ở như sau:

1. Nên chọn mùa nào để xây nhà? Có phải mùa khô sẽ tốt hơn?

Nhiều gia chủ nghĩ rằng xây nhà vào mùa khô ráo sẽ tốt hơn, nhưng theo nguyên tắc xây dựng là không chính xác. Thực tế, mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô, tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu bê tông đổ vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. 

Lợi điểm duy nhất của việc xây nhà mùa khô là thời gian hoàn tất nhanh hơn, nhưng khó đạt chất lượng chuẩn và khó kiểm tra được lỗi thi công bị thấm ở đâu mà chỉ đến khi đợi sang mùa mưa mới phát hiện được thì đã muộn.

Theo kinh nghiệm của các kiến trúc sư, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa sẽ ít giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm. Mùa mưa cũng có nhược điểm là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, và thời gian thi công sẽ lâu hơn do khi trời mưa, công việc bị gián đoạn.

Do đó trước khi xây dựng, gia chủ cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng dạng thời tiết mà có lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Hơn nữa khi hiểu rõ những vấn đề có thể gặp phải trong suốt quá trình thi công, bạn sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra phương án dự phòng.

2. Đợi đến thời điểm giá vật tư giảm mới bắt đầu xây nhà?

Đây là quan niệm của hầu hết mọi người, chờ giá vật tư giảm rồi mới mua nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thực chất trên thị trường vật giá, vật tư xây dựng và thiết bị, vật liệu trang trí có độ tăng, giảm khác nhau trong cùng một thời điểm. Khi vật liệu này tăng thì vật liệu kia giảm, tất cả đều không giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với nhau. Nên so ra tổng quan, bạn sẽ không được lợi về mặt giá. Đôi khi giá nguyên liệu thô như gạch, đá, xi măng giảm, nhưng giá thiết bị và vật tư hoàn thiện lại tăng. Theo ghi nhận của các kiến trúc sư, việc lựa chọn thời điểm vật liệu xây dựng giảm giá không làm giảm đáng kể tổng chi phí xây dựng nhà.

3. Mất thời gian bao lâu để có được bản vẽ cơ sở khái quát của ngôi nhà và bản vẽ chi tiết?

Thông thường bản vẽ cơ sở gồm mặt bằng và phối cảnh sẽ mất từ 5 đến 7 ngày thực hiện. Kiến trúc sư hay đơn vị thiết kế cùng bàn bạc thống nhất quan điểm với gia chủ về vấn đề này. Sau khi điều chỉnh nhiều lần để ra được bản thiết kế mong muốn, đơn vị thiết kế sẽ theo bản vẽ thống nhất lập bản vẽ xin cấp phép xây dựng. Đợi đến khi có giấy phép xây dựng thì sẽ vẽ chi tiết kỹ thuật, bố trí điện nước và kết cấu. Thời gian hoàn tất sẽ mất khoảng 1-3 tháng, tùy theo mức độ phức tạp của công trình và sự chỉnh sửa thay đổi của gia chủ.

4. Thời gian xin giấy phép xây dựng nhà ở dân dụng mất bao lâu?

Nếu không kể thời gian gia chủ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì theo luật hiện hành như sau:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ để cấp giấy phép trong thời gian quy định dưới đây:

a] Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, giấy phép di dời thì thời gian không quá 20 ngày làm việc đối với công trình; 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị; 10 ngày đối với nhà ở nông thôn, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

b] Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng: Không quá 10 ngày làm việc.

Trường hợp đến hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này, nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết lý do, đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định tại Điểm a, b Khoản này.

5. Thời gian thi công hoàn chỉnh cho đến khi chính thức vào ở được là bao lâu?

Thông thường khi xây dựng, nhà thầu cho biết thời gian thi công khoảng 3-4 tháng. Đa số gia chủ đều trù bị thời gian này để xem ngày vào nhà ở chính thức, song thực tế thường bị trễ tiến độ vài tháng so với dự kiến.

Giải thích vấn đề này, thực ra thời gian thi công một ngôi nhà từ phần thô đến hoàn thiện khoảng 3-4 tháng. Song thông thường khi xây dựng không phải chỉ có một đơn vị thi công đảm nhận mà họ phải phối với hợp các đơn vị khác ở một số hạng mục chuyên biệt. Đặc biệt khi đến giai đoạn hoàn thiện, các đơn vị thi công thường rơi vào tình trạng chờ đợi nhau vì khâu này phải làm xong rồi mới đến khâu khác chứ không thi công cùng lúc được. Chính vì lý do này nên thời gian sẽ kéo dài lâu hơn".

Chẳng hạn, sau khi nhà thầu thi công phần thô, phải ốp lát gạch nhà vệ sinh trước, sau đó mới đóng thạch cao toàn nhà, tiếp theo là trét bột và sơn nước, lắp bóng đèn lên trần thạch cao. Sau khi xong phần sơn nước mới đến phần lát gạch sàn hoặc ốp gỗ nền sàn. Hoàn tất các khâu đó mới đến lắp đặt thiết bị vệ sinh, phòng tắm kiếng, lắp đặt đồ trang trí nội thất và cuối cùng là giấy dán tường…  Nên theo kinh nghiệm thiết kế, thông thường, một ngôi nhà mới được xây dựng hoàn chỉnh tuyệt đối và có thể vào ở thoải mái mất khoảng 6 đến 8 tháng.

Bạn đang trong tiến trình xây dựng ước mơ của mình về một tổ ấm và bạn nghĩ rằng tất cả đã được xem xét kỹ lưỡng? Bạn biết chính xác những gì bạn cần và muốn có trong ngôi nhà của bạn, nhưng bạn đã nghĩ về những gì bạn không muốn và những gì bạn không cần? Các bạn đã thực sự nghĩ rằng toàn bộ các vấn đề đã được giải quyết? Bạn đã xem xét những gì sẽ có ích cho bạn, nhưng bạn đã có thời gian để suy nghĩ về những gì sẽ là dư thừa và lãng phí?

Bố trí mặt bằng không tốt có thể dẫn đến một số sai lầm lớn, bất tiện và tai hại. Khi bạn có kế hoạch xây dựng một ngôi nhà mới, bạn phải nhìn vào nhà từ nhiều góc độ. Bạn phải xem xét lối sống hiện tại và tương lai của bạn. Bạn cần phải có kế hoạch về việc gia đình của bạn sẽ được mở rộng trong tương lai? Bạn có thường xuyên sử dụng các tiện ích - không gian cho giải trí và tổ chức tụ họp bạn bè qua đêm? Hãy chắc chắn bạn đã  gặp gỡ với các chuyên gia trong ngành để có được tư vấn tốt nhất cho bạn. Lựa chọn thiết kế không tố có thể làm cho nhà của bạn không chỉ khó chịu khi sử dụng mà nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của bạn. Kiến trúc sư, kỹ sư thiết kế có kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp bạn đưa ra quyết định hiệu quả. Họ sẽ giúp bạn đưa ra những giải pháp để tiết kiệm nếu không cần thiết, nơi bạn tuyệt đối không nên cắt bỏ mà những người không có chuyên môn có thể quyết định làm điều đó.

Sau đây là những  vấn đề cần lưu ý khi xây nhà mà bạn cần quan tâm:

1. Thông gió và điều hòa không khí

Quy hoạch kém ở đây có thể dẫn đến các vấn đề với độ ẩm và nấm mốc phát triển khủng khiếp. Điều này có thể thích hợp với mối quan tâm sức khỏe tuyệt vời. Hơn nữa, sự chú ý cẩn thận nên được trao cho các kích thước của các đơn vị của bạn. Mô hình quá nhỏ sẽ kém và sẽ không làm mát và sưởi ấm nhà của bạn một cách hiệu quả. Bạn sẽ phải hối tiếc này khi nhà của bạn quá mát mẻ vào mùa đông và không đủ mát trong những tháng hè nóng bức. Ngược lại những người đang quá lớn sẽ sử dụng quá nhiều năng lượng.

Thiết kế bố trí mặt bằng không hợp lý sẽ dẫn đến các vấn đề về thông thoáng, độ ẩm, nấm móc hình thành trong nhà. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thành viên trong gia đình. Một ngôi nhà được thiết kế bố trí mặt bằng hợp lý sẽ đẹp lại cho bạn một không gian ấm áp về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Vấn đề về tiêu tốn năng lượng cũng cần được để ý, các không gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ làm nóng và mất rất nhiều năng lượng đến nếu có sử dụng điều hòa không khí.

Thông tầng để thông gió và lấy sáng tự nhiên cho không gian bên trong nhà

2. Ánh sáng cho các không gian của ngôi nhà

Ánh sáng trong ngôi nhà có thể chia thành hai loại: Ánh sáng tự nhiên và anh sáng nhân tạo.

Ánh sáng tự nhiên: thiết kế lưu ý sao cho mọi không gian của ngôi nhà đều có được ánh sáng tự nhiên là tốt nhất, tuy nhiên cũng cần lưu ý, ánh sáng thường sẽ đi kém với nóng, hãy để ý nó khi các KTS trình cho bạn hồ sơ thiết kế, các KTS có kinh nghiệm và chuyên môn sẽ xử lý được vấn đề này.

Ánh sáng nhân tạo: Khi các không gian không thể có được ánh sáng tự nhiên vào ban ngày bạn cần phải bố trí đèn để chiếu sáng, và ban đêm cũng vậy. Nhưng không đơn giản chỉ bố trí đèn là xong, bạn cần quan têm đến độ sáng của đèn đảm bảo cho các công năng sử dụng để đảm bảo thẩm mỹ cũng như không ảnh hưởng đến mắt của bạn. Ví dụ: Phòng  vệ sinh, phòng ngủ… thì không cần ánh nhiều, nhưng  với khu vực làm việc, bếp… thì cần đủ ánh sáng để đảm bảo vấn đề vệ sinh và không bị đau mắt. Ngoài ra, nhiệt độ màu của đèn chiếu sáng cũng không kém phần quan trọng. Hãy tìm đến các chuyên gia, họ sẽ tư vấn cho bạn nhé.

 

Giải pháp kiến trúc - nội thất để lấy sáng cho công trình

3. Bố trí các không gian tiện ích phù hợp với nhu cầu sử dụng

Công năng và mối quan hệ giữa các không gian  trong ngôi nhà cực kỳ quan trọng, nó tạo ra một sự thuận tiện và hợp lý trong quá trình sử dụng. Một số không gian tiện ích mà khi làm nhà bạn cần quan tâm để ý đến:

-         Kho lưu trữ: Tùy thuộc  vào điều kiện sống, địa điểm và khí hậu cũng nhiều yếu tố khác để bạn xác định nhu cầu về diện tích của kho.

-         Không gian cho tủ quần áo: Lời khuyên và cũng nhắc đến bạn là nên bố trí một tủ quần áo trong mỗi phòng ngủ, điều mà nhiều người không có kinh nghiệm và chuyên môn thường bỏ sót. Tùy vào phong ngủ của ai, Nam hay nữ, lớn hay bé, có đam mê về thời trang hay không để dành không gian cho tủ quần áo. Chiều dài tủ quần áo cho một người sử dụng trung bình khoảng 1.2m.

-         Bàn trang điểm / làm việc trong phòng ngủ: cũng là vật dụng không buộc phải có, nhưng thực sự nó rất tiện ích. Hãy nghỉ đến nhu cầu của bạn để xác định xem cần bố trí nó hay không?

-         Phòng giải trí: Khi mà nhu cầu thư giản và giải trí của con người ngày càng cao, việc dành một không gian từ khoảng 15m2 cho không gian này cũng cần để bạn cân nhắc quyết định. Nó có thể là một phòng xem phim, nghe nhạc, hát karaoke… nếu nó được dự định tính toán trước, các chuyên gia sẽ có các giải pháp về hệ thống điện, chiếu sáng, âm thanh, cách âm... để nó thực sự phù hợp.

-         Phòng tập thể dục, thư viện, phòng làm việc riêng… Đó cũng là một trong những không gian bạn cần lưu ý quan tâm cho nhà của mình.

4. Dự tính công năng cho tương lai và thói quen sinh hoạt.

Khi thiết kế nhà, bạn phải cân nhắc, suy nghĩ về thói quen và cách sử dụng các vật dụng, thiết bị trong ngôi nhà, từ đó các cách bố trí phù hợp. Ngoài ra, bạn phải dự trù về tương lai gần, tương lai xa sẽ phát sinh các nhu cầu sử dụng khác. Ví dụ, trong một tương lai gần, bạn có thể có thêm em bé. Trong một tương lai xa khi con của bạn trưởng thành… có thể là không quan trọng với một số người, tuy nhiên việc nghĩ về nó cũng là điều cần thiết.

5. Vị trí của phòng giặt.

Đây là không gian không cần lớn, nhưng vị trí của nó cũng rất quan trọng. Nếu đặt nó ở tầng hầm thì không phải là một ý tưởng tốt. Hãy cân nhắc để bố trí nó gần các phòng ngủ, và phải có ánh sáng đủ để cho áo quần của bạn thật khô.

6. Vị trí của phòng ngủ.

Các phòng ngủ trong nhà bạn  được xếp vào khu vực tĩnh và riêng tư. Các phòng ngủ không nên bố trí gần khực để xe, việc các thành viên hoặc khách đến nhà có thể làm bạn thức giấc. Lời khuyên là nên bố trí về cùng một phía của ngôi nhà, xa khu vực công cộng [khách, bếp, ăn, sinh hoạt…]. Các phòng ngủ tốt nhất là không sử dụng chung tường với khu công cộng để hạn chế tối đa tiếng ổn, có thể cách ly bởi không gian xanh, vệ sinh… cũng là một giải pháp.

7. Vị trí của nhà bếp.

Bếp nên lưu ý bố trí sao cho việc lưu thông tiếp cận từ bên ngoài qua raga hoặc lối đi sau là tốt nhất, hạn chế phải đi qua khu vực phòng khách, trừ khi khu đất của bạn quá nhỏ để ko thể làm điều đó. Bếp là khu vực được lưu thống tiếp cận khá nhiều trong nhà của bạn, vì vậy cũng cần bố trí gần khu vực sinh hoạt chính và bàn ăn. Khi thiết kế và bố trí bếp, bạn cũng cần quan tâm đến vần đề thoát mùi cho khu vực nấu, bố trí thiết bị bếp phải theo dây chuyền công năng sử dụng, không được chồng chéo.

Ví dụ về mặt bằng bố trí tầng trệt của một biệt thự theo phong cách hiện đại, không gian mở

Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm này sẽ giúp bạn có được một ngôi nhà như ước muốn.

Video liên quan

Chủ Đề