Cách cho gà uống thuốc

I. Ba bước - Năm đúng khi trị bệnh:
Bước 1: Vệ sinh:
Vệ sinh môi trường chăn nuôi, thức ăn rơi vãi, nước uống, chất thải. Đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý và thông thoáng chuồng nuôi.
Phun thuốc sát trùng định kỳ 2 ngày 1 lần
Bước 2: Dùng thuốc: Dùng thuốc cần tuân thủ 5 đúng sau:
- Đúng thuốc: Muốn vậy phải xác định bệnh cho chính xác
- Đúng thời gian [ngay khi có dấu hiệu bệnh]
- Đúng liều: Dùng liều tấn công vào ngày đầu tiên [gấp 1,5 liều điều trị]. Dùng liều điều trị vào các ngày tiếp theo.
- Đúng lượng: Nên tính lượng thuốc theo liều gam/thể trọng, chia lượng thuốc này ra cho uống 2 lần 1 ngày
- Đúng liệu trình: Dùng liên tục từ 3-5 ngày.
Bước 3: Bổ trợ:
Bổ sung các chất vitamin, điện giải đặc biệt là men vi sinh và thuốc giải độc gan thận để giúp gà giảm tỉ lệ chết, mau chóng phục hồi sức khỏe, cần bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp gà tiêu hóa tốt thức ăn khi cơ thể đang suy yếu làm tăng hiệu quả điều trị.

II. Phương pháp cho gà uống thuốc:
Sáng sớm: Cho uống kháng sinh [từ 3-5 giờ]
Trưa: cho uống thuốc bổ, điện giải
Chiều mát: Cho uống kháng sinh
Đêm: Cho uống nước lã

III. Cách tính liều thuốc theo thể trọng gà:
Ví dụ: Thuốc trị cầu trùng Vetpro 60% có liều thông thường ghi trên bao bì: 10g/125kg thể trọng/ngày. Áp dụng cho đàn gà 1000 con, mỗi con 1,2kg như sau:
Tính toán:
- Tổng thể trọng gà = 1000[con] x 1.2[kg] = 1.200 kg
Áp dụng quy tắc tam xuất trong toán học ta sẽ có tổng số thuốc cho đàn gà này là:

* g: Gam
* kg: Ki lô gam

Như vậy tổng số thuốc dùng cho 1 ngày là 96 gam, làm tròn là 100g tương đương 01 gói [quy cách 100g]

IV. Cách phun thuốc sát trùng hiệu quả:
Pha đúng nồng độ, phun vào thời điểm khô nhất. Phun sương vào không khí, từ trên mái chuồng xuống, trên tường, trên các lối đi. Định kỳ 1-2 lần/tuần.
Phải xem xét thành phần thuốc có phù hợp phun vào chuồng khi có hoặc không có vật nuôi, thành phần thuốc có gây kích ứng hệ hô hấp của gà không [nhất là khi chúng bị hen - CRD thì bệnh sẽ trầm trọng hơn; một số thành phần như benzen, formon]
Vôi bột nên rải ở lối đi, xung quanh bên ngoài chuồng, không nên rải vào trong chuồng khi có vật nuôi
Nếu chuồng có sử dụng đệm lót sinh học thì không phun thuốc sát trùng vào trong chuồng
Sau khi xuất bán: Nên dọn chuồng sạch sẽ, phun thuốc toàn bộ chuồng trại, để trống chuồng ít nhất 15 ngày trước khi cho đàn mới vào.

V. Phương pháp làm vaccine:
1. Phương pháp cho gà uống:
Trước khi cho gà uống nên để gà nhịn khát 2-3h [tùy thuộc vào thời tiết], nếu thời tiết nóng nên để nhịn khát tối đa 1h.
Máng uống phải đủ số lượng cho toàn bộ đàn gà uống cùng một lúc. Máng uống phải rải đều khắp khu vực chuồng nuôi để gà dễ uống, tránh chen lấn gây đổ nước ra ngoài và gà uống không đều.
Nước pha vaccine không được có thuốc sát trùng, clo trước 48h và sau 24 giờ.
Nước uống không được có cặn kim loại, nhiễm phèn.
Tốt nhất: Trước khi cho uống 30 phút ta pha bột sữa gầy với tỷ lệ 30g/10 lít nước
Lượng nước phải đủ cho gà uống trong 2h
Máng uống nên đặt ở nơi râm mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
2. Phương pháp nhỏ mắt, nhỏ mũi:
Phương pháp này áp dụng cho các vaccine như Newcastle [Dịch tả gà], Gumboro.
Hòa tan vaccine vào lọ nước pha của nhà sản xuất, lắc cho tan đều, tránh tạo bọt. pha xong nên dùng trong vòng 1h - 1,5h. Vaccine không sử dụng hết phải tiêu hủy bằng thuốc sát trùng hoặc đốt.
Nhiệt độ nước pha phải bằng với nhiệt độ vaccine để tránh sốc cho virus vaccine.
Bắt gà nằm nghiêng, nhỏ 01 giọt vaccine vào mắt hoặc mũi, đợi gà chớp mắt cho giọt vaccine giàn đều hoặc gà hít hết vào mũi thì mới thả gà ra. Vaccine Gumboro nên nhỏ vào miệng.
3. Cách làm vaccine đậu gà:
Cứ 100 con ta pha 1ml nước pha. Dùng kim chuyên dụng hoặc kim tiêm thú y cỡ 12 dài hoặc 16 dài. Nhúng kim ngập vào lọ vaccine đã pha rồi chủng xuyên qua da cánh của gà. Bằng cách kéo thẳng cánh gà ra ta sẽ thấy một màng da [không có lông] nối giữa xương cánh và xương khuỷu.
sao cho vắc xin ngấm vào da qua vết thương không rơi xuống đất là được.
Sau khi chủng vắc xin 5-7 ngày, nếu thấy nổi lên những hột trắng, nhỏ là đạt.
4. Tiêm vaccine cho gà:
Đối với một số loại vaccine bắt buộc tiêm như Marek, ND dầu, Coryza dầu, Cúm, Tụ huyết trùng gia cầm...
Vị trí tiêm có thể là dưới da cổ hoặc tiêm bắp thịt ở cơ ức, cơ đùi [tiêm đùi làm cho gà đau khó đi lại].

* Chú ý: Không làm vaccine khi gà bị bệnh, không dùng vaccine hết hạn sử dụng

Nhatquang tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề