Cách chữa tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Như các bạn cũng đã biết việc trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ [nước mắt] là tình trạng xảy ra phổ biến ở trên khắp thế giới hiện nay.. Với cơ chế khi chào đời trẻ sơ sinh thường cất tiếng khóc và nước mắt sẽ chảy ra nhưng có nhiều trường hợp trẻ sơ sinh khóc không chảy nước mắt hoặc nước mắt chảy quá nhiều. Vậy triệu chứng và nguyên nhân từ đâu? Ở bài viết sau đây Pasteur sẽ giải thích đầy đủ và chi tiết nhất.

Nước mắt chảy ra từ các tuyến lệ, bộ phận nằm xa mũi nhất trong khu vực mắt. Nước mắt có thể thông qua ống lệ đi vào mũi. Sự tắc nghẽn có thể xảy ra ở ống lệ, ngăn chặn tình trạng chảy nước mắt xảy ra bình thường. Theo Viện Hàn lâm Nhãn khoa Hoa Kỳ, hiện nay tỷ lệ trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ đã lên đến 20%.

Thực tế, nước mắt đóng vai trò quan trọng đối với thị lực của mỗi người. Chúng giúp duy trì sức khỏe của mắt bằng cách giữ ẩm và cung cấp oxy cho nhãn cầu. Dung dịch tự nhiên này cũng có nhiệm vụ bảo vệ mắt bằng cách bao phủ bề mặt nhãn cầu bằng kháng sinh tự nhiên và rửa trôi các chất gây kích ứng hoặc có hại.

1/ Triệu chứng trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Theo thống kê từ các chuyên gia nhãn khoa hàng đầu, trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ là rối loạn phổ biến nhất của hệ thống ống lệ ở trẻ. Khi mắc bệnh, trẻ nhỏ thường sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Chảy nước mắt quá nhiều, đặc biệt trong điều kiện môi trường lạnh, có gió hoặc trẻ bị cảm lạnh
  • Trào nước mắt
  • Dịch tiết ra từ mắt, có thể là chất lỏng bình thường nhưng cũng có khả năng kết hợp với chất nhầy và mủ, tùy thuộc vào vị trí bị tắc nghẽn
  • Tình trạng sưng đau ở góc trong của mí mắt dưới có nguy cơ gây tăng tiết dịch
  • Tắc tuyến lệ có thể xảy ra ở cả hai mắt của trẻ

Thông thường, các dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ sẽ bắt đầu xuất hiện khi bé được ba tuần tuổi.

Mặc dù mắt trẻ sẽ tràn ngập nước mắt, tình trạng tắc tuyến lệ thường không khiến bé khó chịu. Nếu trẻ chảy nước mắt nhiều và khó chịu, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán cũng như tiến hành điều trị.

Xem thêm bài viết : Những biểu hiện bất thường hay gặp ở trẻ sơ sinh

2/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ là do hệ thống ống lệ vẫn chưa hoàn thiện. Điều này còn có thể dẫn đến các vấn đề sau:

  • Van ở cuối ống lệ không mở đúng
  • Tuyến lệ quá hẹp
  • Các điểm lệ trên mí mắt, nơi nước mắt chảy qua, phát triển bất thường

Một số nguyên nhân hiếm gặp

Các nguyên nhân sau đây khiến trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ ít phổ biến hơn, bao gồm:

  • Nhiễm trùng gây sưng ở mặt, tạo nhiều áp lực lên ống lệ
  • Xương mũi chặn đường mà nước mắt chảy qua
  • Polyp mũi
  • U nang hoặc khối u xuất hiện
  • Chấn thương ống lệ

3/ Chẩn đoán trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

Các triệu chứng của trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ xuất hiện từ sớm, thường sẽ trước khi trẻ được ba tháng tuổi. Các bác sĩ nhi cũng như nhãn khoa sẽ tìm kiếm những dấu hiệu sau để chẩn đoán:

  • Chảy nước mắt quá nhiều
  • Mí mắt dưới sưng do tích tụ chất lỏng
  • Mắt hoặc lông mi dính lại sau khi ngủ
  • Khóe mắt sưng đỏ
  • Khu vực gần mũi sưng đau

Các bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo các triệu chứng của trẻ không liên quan đến những vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra áp lực mắt cũng như sức khỏe của giác mạc để loại trừ trường hợp tăng nhãn áp. Những triệu chứng như mắt đỏ, sưng và kích ứng cũng sẽ được cân nhắc kỹ để loại từ viêm kết mạc [đau mắt đỏ].

4/ Các phương pháp điều trị

Phần lớn trẻ sơ sinh bị tắc ống lệ sẽ tự khỏi mà không cần đến sự can thiệp y tế. Do đó, các chuyên gia có xu hướng đề nghị biện pháp điều trị bảo tồn trong khi theo dõi cẩn thận tình hình sức khỏe của trẻ. Tỷ lệ thành công của liệu pháp này lên đến 90%.

Phương pháp điều trị bảo tồn

Một số bác sĩ có thể đề nghị massage túi lệ. Họ cũng có thể kê toa thuốc nhỏ mắt kháng sinh nếu mắt của trẻ tiết ra nhiều dịch. Tuy nhiên, điều này sẽ không khắc phục được vấn đề tiềm ẩn.

Một số biện pháp điều trị phẫu thuật

Trong một số trường hợp cá biệt, ống lệ vẫn bị tắc kể cả khi quá trình điều trị bảo tồn đã được tiến hành trong thời gian dài. Lúc này, bác sĩ sẽ cần đến một phương pháp khác khả thi hơn.

Phương pháp phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi, trong đó bác sĩ đưa dụng cụ y tế vào ống lệ để loại bỏ vật cản. Đối với trẻ sơ sinh từ sáu tháng tuổi trở xuống, phẫu thuật nội soi thường sẽ diễn ra tại phòng mạch của bác sĩ mà không cần gây mê. Trẻ lớn hơn có nhiều khả năng phải trải qua quá trình trong phòng phẫu thuật và được gây mê toàn thân.

Quá trình phẫu thuật thường mất khoảng 10 phút với tỷ lệ thành công 80%.

Nếu phẫu thuật nội soi không giải quyết hoàn toàn vấn đề, nhiều lựa chọn cho việc điều trị bổ sung có thể được khuyến nghị, bao gồm:

  • Sử dụng stent để giữ cho ống lệ thông thoáng
  • Sử dụng ống dẫn gắn bong bóng để mở rộng ống lệ
  • Thay đổi cấu trúc của khoang mũi
  • Sử dụng phương pháp nội soi mũi để loại bỏ u nang khỏi ống lệ
  • Áp dụng phẫu thuật để thiết lập một lỗ mở mới vào khoang mũi [Tuy nhiên, điều này chỉ phổ biến ở người lớn]

Sau khi điều trị thành công, trẻ cần ít nhất bảy ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Xem thêm bài viết : Nhận biết tình trạng phân và nước tiểu ở trẻ sơ sinh

5/ Các biện pháp khắc phục tại nhà

Bạn ngâm một miếng vải mềm, sạch hoặc bông tẩy trang tiệt trùng vào nước ấm và nhẹ nhàng dùng nó để làm sạch chất bẩn cũng như chất thải khô [nhầy] từ mắt trẻ. Đây là bước quan trọng trước khi cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh theo toa.

Bạn cần lưu ý luôn lau và giữ vệ sinh mắt trẻ thật sạch. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng hai miếng bông khác nhau để lau mỗi bên mắt của trẻ.

Massage

Massage là phương pháp điều trị tại nhà mà các bác sĩ thường khuyến nghị cho trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ. Bác sĩ nhãn khoa có thể hướng dẫn cách làm cho bạn chi tiết hơn.

Một số chuyên gia hàng đầu về nhãn khoa cho rằng đối với trẻ sơ sinh, massage ống lệ bị tắc nghẽn trong lúc thay tã là thời điểm thích hợp nhất. Bên cạnh đó, họ cũng khuyên bạn nên sử dụng tăm bông thay vì ngón tay để massage, vì kích thước nhỏ của đầu tăm bông giúp dễ dàng nhắm trúng mục tiêu là túi lệ.

Sử dụng nhiệt để điều trị

Bạn có thể áp một miếng vải hoặc bông tiệt trùng thấm qua nước ấm lên mắt trẻ để thuyên giảm các triệu chứng của tình trạng tắc tuyến lệ.

6/ Khi nào bạn cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Nhiều nhà nghiên cứu khuyến cáo bố mẹ nên đưa trẻ đi khám mắt toàn diện lúc sáu tháng tuổi, ngay cả khi trẻ không biểu hiện bất kỳ dấu hiệu nào rõ ràng. Ngoài ra, nếu lo ngại về sức khỏe của mắt bé, bạn cũng nên đưa bé đi khám bệnh ngay lập tức.

Điều trị kịp thời cho trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ có thể làm giảm nguy cơ nhiễm trùng mắt cũng như khả năng phải áp dụng biện pháp phẫu thuật sau này.

….

Ngoài ra nếu các bạn cần tư vấn + trao đổi hơn về vấn đề này có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 023 63811868 khoa phòng khám nhi của pasteur để được các bác sĩ chuyên sâu đưa ra những lời khuyên bổ ích cũng như thăm khám kỹ càng hơn nhé

Nguồn: //hellobacsi.com/chuyen-de/nhan-khoa/tre-so-sinh-bi-tac-tuyen-le-nguyen-nhan-tu-dau/

01/11/2021

Tắc lệ đạo là hiện tượng tắc ống lệ mũi gây nên ướt mắt, chảy nước mắt, đôi khi có rử mắt ở trẻ em. Là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải. Tắc lệ đạo có thể ở một hoặc hai bên mắt của trẻ.

1. Tắc lệ đạo ở trẻ em là gì?

Tắc lệ đạo là hiện tượng tắc ống lệ mũi gây nên ướt mắt, chảy nước mắt, đôi khi có rử mắt ở trẻ em. Là bệnh bẩm sinh hoặc mắc phải. Tắc lệ đạo có thể ở một hoặc hai bên mắt của trẻ.

2. Một số biểu hiện nhận biết trẻ bị tắc lệ đạo cha mẹ cần lưu ý

Cha mẹ có thể nhận biết bệnh khi trẻ có biểu hiện ướt mắt, chảy nước nước mắt, có thể kèm theo dử mắt giống như bệnh lý viêm kết mạc mạn tính.

3. Nguyên nhân tắc lệ đạo ở trẻ em:

Bất kỳ một nguyên nhân nào làm cản trở sự lưu thông nước mắt từ mắt xuống mũi đều gây ra tình trạng tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh. Một số nhóm bất thường phổ biến như:

– Bẩm sinh: do các nguyên nhân gây tắc hoặc hẹp ống lệ mũi, thông thường ở các trẻ tắc lệ đạo bẩm sinh ống lệ mũi thường có 1 màng ngăn.

– Chấn thương: do sang chấn sau chấn thương hoặc tai biến của các phẫu thuật gây nên tình trạng tắc/hỏng ống lệ mũi.

4. Biến chứng tắc lệ đạo không thể xem thường

Tắc lệ đạo không phải bệnh hiếm gặp, cũng không quá phức tạp nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra viêm mủ túi lệ mãn gây viêm kết mạc, viêm giác mạc; gây áp xe túi lệ thậm chí gây viêm tổ chức hốc mắt; gây dò túi lệ [trong trường hợp axpe vỡ].

5. Chẩn đoán và phương pháp điều trị

Dựa vào biểu hiện trên lâm sàng mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán và đánh giá mức độ tắc lệ đạo ở bệnh nhi:

– Ướt mắt, chảy nước mắt có thể kèm theo dử mắt.

– Bơm thông lệ đạo thấy nước trào ngược lại.

Việc đưa ra phương pháp chữa tắc lệ đạo ở trẻ còn phải phụ thuộc vào nguyên nhân và độ tuổi mắc bệnh:

– Việc day túi lệ và sử dụng các chế phẩm tra mắt [nước muối sinh lý, kháng sinh, chống viêm,…] theo hướng dẫn của Bác sỹ Nhãn nhi là rất cần thiết và cho hiệu quả cao trong điều trị tắc lệ đạo bẩm sinh.

– Bơm thông lệ đạo gây mê hoặc gây tê:

– Can thiệp: trước đây khi gây mê nhi còn hạn chế, việc thông lệ đạo gây mê rất hạn chế, mặc dù đây là phương pháp tốt và cho hiệu quả cao.

Bác sĩ hướng dẫn phụ huynh day mắt cho trẻ tắc lệ đạo

6. Điều trị tắc lệ đạo tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức khám và điều trị cho bệnh nhân tắc lệ đạo vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6 trong giờ hành chính.

– Với những trẻ dưới 3 tháng tuổi: Hướng dẫn bố mẹ day vùng túi lệ kết hợp với tra thuốc kháng sinh nếu có rử nhiều sau 3 tháng không đỡ thì cho trẻ đến bơm thông lệ đạo.

Bộ dụng cụ thông lệ đạo được vô trùng và đáp ứng các tiêu chuẩn Y khoa

– Trẻ trên 3 tháng tuổi:

* Nếu bố mẹ đã day mắt và tra thuốc cho bé mà không đỡ thì bơm thông lệ đạo cho trẻ.

*Nếu bố mẹ chưa day mắt và tra thuốc thì kê đơn và hướng dẫn bố mẹ day mắt cho bệnh nhân nếu sau 1 tháng không đỡ thì cho trẻ đến khám lại và thông lệ đạo cho trẻ.

Bơm thông lệ đạo có hai phương pháp:

+ Bơm thông lệ đạo gây tê tại chỗ: Ưu điểm: dễ thực hiện ở hầu hết các bệnh viện, chi phí thấp. Nhược điểm: trẻ thường đau nhiều sau khi làm thủ thuật, các biến chứng chảy máu nhiễm trùng có thể xảy ra do trong quá trình thực hiện thủ thuật do trẻ giãy lắc đầu, một số trẻ bị sang chấn tâm lý sau thông lệ đạo gây tê.

+ Bơm thông lệ đạo gây mê: Ưu điểm: thực hiện dễ dàng nhất là trên các trẻ lớn, bơm rửa được triệt để hơn, ít tái phát hơn, trẻ ít đau, hạn chế các sang chấn tâm lý. Nhược điểm: 1 số cơ sở y tế chưa thực hiện được do khó khăn về gây mê Nhi, chi phí cao.

Bác sĩ chuyên khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện thông lệ đạo cho bệnh nhi

+ Phẫu thuật đặt ống Silicon nếu trẻ có dị dạng đường lệ đạo.

Theo dõi con yêu hàng ngày để phát hiện những bất thường về sức khỏe của con là điều cha mẹ thật sự cần lưu ý. Nếu trẻ có những biểu hiện bệnh Tắc lệ đạo, cha mẹ có thể liên hệ Khoa Mắt – Bệnh viện Nhi Trung ương hotline 0246.273.8512 – 0817.126.456 để được bác sĩ tư vấn và đến trực tiếp Khoa Mắt để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

ThS. BS Lưu Thị Quỳnh Anh – Phó Khoa Mắt

Trà My – Phòng Truyền thông & CSKH

Video liên quan

Chủ Đề