Cách ghi to khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay, bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào, dù là ở Việt Nam hay ở nước ngoài, muốn xin lý lịch tư pháp đều cần điền đầy đủ thông tin vào tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Vậy:

  • Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mới nhất là mẫu nào?
  • Các bước hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp cụ thể là các bước nào?

Hãy cùng VISANA tìm hiểu ngay tại bài viết này.

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và Cách khai

1. Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay, những cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 có thể ủy quyền cho cá nhân đại điện đi nộp hồ sơ và nhận kết quả, còn cá nhân yêu cầu cấp phiếu Phiếu lý lịch tư pháp số 2 không được phép ủy quyền.

Do đó, có 2 mẫu tờ khai lý lịch tư pháp dưới đây, là các mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT-BTP.

  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 03/2013/tt-lltp dành cho cá nhân tự xin Lý lịch tư pháp [download tại đây];
  • Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mẫu số 04/2013/tt-lltp dành cho cá nhân ủy quyền xin Lý lịch tư pháp [download tại đây].

Bạn có thể xem trực tiếp các các mẫu tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp này bên dưới hoặc download về theo link bên trên.

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 03/2013/tt-lltp] – Trang 1

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 03/2013/tt-lltp] – Trang 2

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 04/2013/tt-lltp] – Trang 1

Mẫu tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 04/2013/tt-lltp] – Trang 2

2. Hướng dẫn ghi tờ khai Lý lịch tư pháp

Việc khai Lý lịch tư pháp sẽ không hề khó nếu bạn nắm được các quy tắc khai dưới đây cũng như có chút kiên trì và cẩn thận. Dưới đây, VISANA sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước trong cách khai lý lịch tư pháp của từng mẫu tờ khai.

1. Cách điền Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 03/2013/tt-lltp]

Đây là mẫu tờ khai dành cho cá nhân tự đi nộp hồ sơ xin lý lịch tư pháp cho bản thân.

Mẫu tờ khai này có thông tin đơn giản hơn mẫu tờ khai số 04, bao gồm 3 phần chủ yếu:

  • Thông tin về các nhân xin cấp Lý lịch tư pháp;
  • Thông tin về quá trình cư trú của bản thân;
  • Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

Khi đó, người khai sẽ cần cung cấp các thông tin sau:

  • Họ tên: mọi phần họ tên [của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, cha, mẹ, vợ/chồng] đều phải biết bằng chữ hoa, đầy đủ dấu, đúng thứ tự theo CMT/CCCD hoặc hộ chiếu;
  • Giới tính: ghi giới tính theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;
  • Nơi sinh: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương;
  • Ngày sinh: Ghi đúng ngày sinh trên CMT/CCCD/Hộ chiếu tương ứng của người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp và cha, mẹ, vợ/chồng;
  • Quốc tịch: Ghi quốc tịch theo CMT/CCCD/Hộ chiếu;
  • Nơi thường trú, nơi tạm trú: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương. Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi;
  • Giấy CMND/Hộ chiếu: Ghi rõ là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hay hộ chiếu kèm theo khi xin Lý lịch tư pháp, sau đó ghi số CMT/CCCD/Hộ chiếu đó, và thời gian cấp và cơ quan cấp;
  • Sau đó bạn sẽ ghi quá trình cư trú của bản thân kể từ khi 14 tuổi, ghi rõ thời gian, địa chỉ thường trú/tạm trú cũng như nghề nghiệp, nơi làm việc.
  • Một lưu ý nhỏ khi điền phần nghề nghiệp: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
  • Phần về án tích, hay cấm đảm nhận chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp hợp tác xã: ghi không nếu không có thông tin liên quan.
  • Sau đó bạn tích vào Yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2.
  • Điền mục đích yêu cầu cấp phiếu Lý lịch tư pháp và số lượng phiếu bạn cần.
  • Cuối cùng, ghi rõ ngày tháng, họ tên và ký tên.

2. Cách điền Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp [mẫu số 04/2013/tt-lltp]

Đây là mẫu khai lý lịch tư pháp dành hco cá nhân trong trường hợp ủy quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp số 1 và cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2.

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp này gồm 5 phần:

  • Thông tin về người được ủy quyền yêu cầu cấp lý lịch tư pháp;
  • Thông tin về người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên cần cấp lý lịch tư pháp;
  • Thông tin về cha, mẹ, vợ/chồng của người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên;
  • Thông tin về quá trình cư trú của người ủy quyền hoặc trẻ chưa thành niên;
  • Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.

Định dạng điền các thông tin tại tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp diện ủy quyền này cũng giống như cách điền tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp mà cá nhân người cần cấp tự khai và đi nộp.

Ngoài ra trong tờ khai lý lịch tư pháp mẫu số 04/2013/tt-lltp này, người khai cũng cần nêu rõ mối quan hệ với người ủy quyền và văn bản ủy quyền nếu không phải là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền.

Không cần khai phần thông tin về quá trình cư trú nếu người được cấp Lý lịch tư pháp là trẻ chưa đủ 14 tuổi.

Như vậy, Visana đã vừa hướng dẫn các bạn hoàn thành được tờ khai xin cấp phiếu Lý lịch tư pháp. Nếu có bất kỳ khó khăn vướng mắc nào trong quá trình hoàn thành tờ khai xin Lý lịch tư pháp, hãy liên hệ với VISANA để được tư vấn và hỗ trợ.

Có nhiều lý do, mục đích khác nhau từ chủ thể yêu cầu cơ quan quản lý lý lịch cấp phiếu lý lịch tư pháp. Khi yêu cầu, các chủ thể phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định trong đó không thể thiếu tờ khai lý lịch tư pháp.

Luật Hoàng Phi sẽ chia sẻ một số vấn đề phiếu lý lịch tư pháp và hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp trong bài viết dưới đây để các chủ thể cùng nắm được.

Mục đích xin phiếu lý lịch tư pháp?

Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch cấp cho cá nhân, tổ chức, cơ quan tiến hành tố tụng về các nội dung nhân thân của một cá nhân nào đó.

Phiếu lý lịch tư pháp có 2 loại:

– Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Cấp cho cá nhân là công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam, cấp cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp cho cá nhân có yêu cầu.

Các chủ thể nêu trên xin cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm mục đích say đây:

– Chứng minh cá nhân có hay không có án tích, đã được xóa hay chưa được xóa án tích, có bị cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xác khi bị Tòa án tuyên bố phá sản hay không;

– Ghi nhận việc xóa án tích của cá nhân và tạo điều kiện cho cá nhân đã bị kết án tái hòa nhập với cộng đồng;

– Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự trong xem xét, quyết định hình phạt của bị cáo, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn,… và thống kê tư pháp hình sự;

– Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, quản lý hoạt động kinh doanh, thành lập và quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những căn cứ để quyết định cá nhân đó có được nhận vào làm tại đơn vị, có được xuất khẩu lao động, có được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự,… hay không.

Hồ sơ xin lý lịch tư pháp

Hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp theo quy định của Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn bao gồm:

– Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp  theo các mẫu số 03, 04, 05a, 05b được ban hành kèm theo Thông tư 16/2013/TT – BTP;

– Bản sao Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp;

– Giấy ủy quyền và giấy tờ nhân thân của người được ủy quyền khi yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể nộp trực tiếp tại trụ sở của Sơ tư pháp, gửi qua đường bưu điện hoặc ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, con nộp hồ sơ.

Lưu ý, cá nhân có yêu cầu cấp phiêu lý lịch số 2 sẽ không được ủy quyền cho các chủ thể nêu trên thực hiện thủ tục này.

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp mới nhất

Mẫu tờ khai lý lịch tư pháp bao gồm 4 mẫu được chia theo các đối tượng yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể:

– Mẫu 03: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 dành cho cá nhân có yêu cầu.

– Mẫu 04: Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 trong trường hợp ủy quyền và phiếu số 02 trong trường hợp cá nhân là cha, mẹ của người chưa thành niên.

– Mẫu 05a: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị – xã hội.

– Mẫu 05b: Văn bản yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp của cơ quan tiến hành tố tụng.

Các chủ thể có nhu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp có thể tải Thông tư 16/2013/TT – BTP về máy và sử dụng mẫu tờ khai ban hành kèm theo Thông tư đó.

Nếu các chủ thể không nắm được cách tải và lấy mẫu tờ khai từ Thông tư thì có thể đến trực tiếp  Sở Tư pháp và yêu cầu cung cấp mẫu tờ khai. Các chủ thể hoàn thiện tờ khai và nộp trực tiếp cho Sở Tư pháp.

Các chủ thể cũng có thể truy cập vào các bài chia sẻ, hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp của các công ty luật như TBT Việt Nam và tải về để điền thông tin.

Hoặc các chủ thể có thể liên hệ cho TBT Việt Nam để các chuyên viên, luật sư hướng dẫn lấy mẫu tờ khai và hướng dẫn ghi thông tin chính xác trong phiếu lý lịch tư pháp.

Download [DOC, 45KB]

Hướng dẫn ghi tờ khai phiếu lý lịch tư pháp

Trong mẫu tờ khai đã có những mục lưu ý, ghi chú để hướng dẫn điền thông tin tờ khai, TBT Việt Nam sẽ không nói lại mà chỉ lưu ý một số nội dung như sau:

– Xác định đúng đối tượng, đúng trường hợp yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp: cá nhân hay cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hay cơ quan tiến hành tố tụng và tự yêu cầu hay yêu cầu thông qua ủy quyền;

– Thông tin của người được cấp về họ tên, ngày sinh, nơi sinh, quốc tịch, giới tính, dân tộc, chứng minh nhân dân, họ tên cha, mẹ, họ tên vợ, chồng phải ghi đúng theo giấy tờ nhân thân của người đó;

– Thông tin về nơi cư trú, tạm trú phải viết đúng nội dung trong sổ hộ khẩu, giấy xác nhận thường trú, sổ tạm trú nộp kèm theo hồ sơ;

– Tờ khai cấp phiếu lý lịch tư pháp của cá nhân chỉ có 01 mẫu áp dụng cho cả cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2 nên cần chọn đúng mẫu phiếu để tránh tình trạng Sở Tư pháp từ chối hồ sơ hoặc cấp sai mẫu lý lịch tư pháp;

– Mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp là mục mà các chủ thể không được bỏ qua khi điền thông tin tờ khai.

Trên đây là hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp của Luật Hoàng Phi. Mọi vấn đề thắc mắc về tờ khai phiếu lý lịch tư pháp có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để các chuyên viên, luật sư của chúng tôi giải đáp chi tiết.

>>>>>>> Tham khảo: Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến

Video liên quan

Chủ Đề