Cách gói bánh chưng dài bằng lá chít

Cách gói bánh chưng tròn cần chú trọng nhất ở khâu lên khuôn và gói bánh. Phần nguyên liệu vẫn giống như làm bánh chưng thông thường. Bạn nên tỉ mỉ chọn những nguyên liệu tươi ngon, để có những chiếc bánh chưng tròn chất lượng nhất nhé!

1. Cách gói bánh chưng tròn đơn giản nhất tại nhà

1.1. Nguyên liệu

  • 2 kg gạo nếp
  • Đỗ xanh
  • 1 kg thịt ba chỉ
  • Lá dong: lá dong chọn loại to đều, xanh đậm và không dập nát
  • Một bó lạt buộc
  • Gia vị ướp thịt [bột canh, tiêu]
Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh chưng tròn [bánh tét miền Nam]. Ảnh Internet

1.2. Hướng dẫn cách gói bánh chưng tròn kiểu miền Bắc

1.2.1. Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
  • Gạo nếp: Sau khi đã chọn được gạo nếp ngon, bạn cần vo sạch gạo. Lưu ý: Vo gạo đến khi nước có màu trong là được. Tiếp theo, bạn ngâm gạo khoảng 12 tiếng trong nước lạnh. Khi đủ thời gian thì đổ gạo ra một rổ cho ráo nước và bóp đều gạo với 1 nhúm muối trắng. Việc này sẽ giúp chiếc bánh có hương vị hơn thay vì bị nhạt nếu không có muối.
Khâu ngâm gạo với muối cho sạch, vo kỹ và để ráo nước.
  • Đậu xanh còn vỏ thì bạn cần ngâm khoảng 8 tiếng cho đỗ no nước, sau đó, đãi sạch vỏ. Tiếp tục cho đỗ vào xửng và hấp cho chín mềm, dàn đều đỗ đã chín ra cho nhanh nguội.
  • Bạn rửa sạch lá dong và lau lá bằng vải mềm. Cuối cùng, đem phơi lá ráo nước ở chỗ sạch sẽ, thoáng gió.
  • Ướp thịt ba chỉ: Thịt ngon cũng là bí quyết cách gói bánh chưng tròn trọn vị. Theo đó, thịt quá nạc sẽ làm nhân bị khô, thịt nhiều mỡ sẽ làm vị bánh bị lợ. Chính vì vậy mà bạn nên chọn thịt ba chỉ có cả nạc cả mỡ để làm nhân bánh. Thịt cần rửa sạch, thái miếng to với độ dày vừa phải. Hành khô băm nhỏ, tiêu, mì chính được ướp với thịt cho miếng thịt thêm đậm đà, làm phần nhân bánh ngon hơn.
Ba chỉ được xắt thành miếng vừa ăn, ướp gia vị theo sở thích. Ảnh Internet 1.2.2. Bước 2: Gói bánh chưng tròn
  • Cách gói bánh chưng tròn cần có sự cẩn thận và khéo léo một chút thì bánh sẽ được đẹp hơn. Bạn chuẩn bị 1 chiếc mâm sạch và đặt sẵn 2 dây lạt lên với khoảng cách đều nhau.
  • Đặt 2 lá dong lên trên dây lạt, lá trước chồng lên 1 nửa của lá sau.
  • Cho 1 bát gạo vào giữa, dàn đều theo khuôn bánh chữ nhật. Kế đến, cho đỗ vào giữa, cho thịt lên, tiếp theo là bát đỗ và trên cũng là bát gạo.
  • Bạn phủ đều gạo sao cho nhân bánh được bọc kín.
Cho nếp, đậu xanh và thịt theo thứ tự rồi gói bánh. Ảnh Internet
  • Gập lá theo hình sống lá và dùng lạt buộc cố định lại, bẻ góc lá dưới và dựng đứng chiếc bánh lên.
  • Đồng thời, vỗ nhẹ quanh bánh và bẻ đầu lá phía trên xuống sát thân bánh.
  • Nhanh tay dùng lạt buộc đầu bánh lại.
  • Lật ngược bánh lại và buộc lạt ở đầu kia của bánh.
  • Sử dụng nhiều dây lạt để buộc bánh cho thật chắc.
Hướng dẫn cách gói bánh chưng tròn kiểu bánh Tày dài.
  • Cuối cùng, bạn đem bánh chưng tròn luộc trong khoảng 8 – 10 tiếng.
  • Khi luộc bánh chưng mấy tiếng liên tục, bạn cần chèn chặt bằng gạch, hoặc vật nặng bên trên để tránh bánh bị vỡ khi nở ra.
  • Sau khi vớt bánh, dùng nước rửa sạch bánh và lăn đều cho bánh săn lại trước khi bóc vỏ.
Đòn bánh chưng tròn – hay bánh Tày dài – có dạng hình độc đáo. Ảnh Internet

2. Những lưu ý gói bánh chưng tròn thật thơm ngon

  • Chúng ta nên chọn phần thịt ba chỉ tươi nạc hồng, mỡ trắng làm nhân bánh. Bởi vì, phần thịt này có đủ các yếu tố hài hòa giữa tỉ lệ nạc và mỡ.
  • Khâu chọn gạo trong cách gói bánh chưng tròn, cũng như bánh truyền thống, đều cần đặc biệt chú ý. Gạo nếp ngon sẽ làm ra những chiếc bánh với lớp vỏ dẻo thơm đậm vị. Một lời khuyên dành cho bạn chính là chọn gạo nếp cái hoa vàng để làm bánh.
Nếp cái hoa vàng giúp bánh được thơm ngon hơn. Ảnh Internet
  • Đỗ xanh bạn cũng nên chọn hạt mẩy, căng bóng. Loại đỗ này khi hấp sẽ chín đẹp, bở tơi và dễ dàng giã nhuyễn. Bạn có thể chọn đỗ còn vỏ để làm bánh có hương thơm đặc trưng hơn.
  • Lá dong cũng là một trong những yếu tố giúp cách gói bánh chưng tròn thành công. Bạn nên chọn những lá vừa phải, không quá già và vẫn có độ bóng. Lá dong càng có màu xanh đậm và không bị xây xước thì càng thực hiện cách gói bánh chưng không cần khuôn dễ dàng, khéo léo hơn.
  • Lạt thì chọn những miếng lạt mềm, độ dày vừa đủ. Ngoài ra, không nên chọn lạt quá dày, dễ gãy mà rất khó gói bánh.

3. Vài nét về món bánh chưng tròn tương lạ mà quen ngày Tết

Cách gói bánh chưng tròn vốn xuất phát từ món bánh Tày của người Phú Thọ, Hà Giang, cũng một số địa phương khác miền Bắc. Nghĩa từ Tày được cho là bắt nguồn từ chữ “tay”, mang ý nghĩa như sự liên kết anh em như câu ca dao “Anh em như thể tay chân…”.Cách thực hiện bánh Tày giống như cách gói bánh tét bằng lá dong của người miền Nam. Để làm nhân đậu bánh chưng tròn, chỉ cần theo hướng dẫn chi tiết trên đây là hoàn tất.

Bánh chưng vuông – bánh Tày dài tượng trưng cho Đất – Trời hài hòa. Ảnh Wikipedia

Cách gói bánh chưng tròn đã giúp chị em có thêm một món bánh mới tưởng lạ, nhưng hóa ra vẫn rất quen thuộc cho ngày Tết. Mặc dù có hình dáng khác cách gói bánh chưng bằng tay với hình vuông truyền thống, nhưng bánh Tày dài vẫn mang ý nghĩa tốt đẹp về sự thống nhất, gắn bó bền chặt. Nếu bánh chưng vuông vức tượng trưng cho Đất, thì bánh chưng tròn kiểu Tày tượng trưng cho Trời. Hãy mau trổ tài thực hiện ngay món bánh độc đáo với ý nghĩa vô cùng linh thiêng này, mọi người nhé!

Hoài Thương tổng hợp

Đầu tiên bạn cho 1 chén [chén ăn cơm] gạo nếp vào giữa phần sống lá và trải đều ra. Kế đến, bạn cho đậu xanh lên bên trên lớp gạo nếp rồi thêm thịt heo vào giữa dọc theo chiều dài của lớp đỗ.

Tiếp theo, bạn cho thêm một lớp đậu xanh phủ lên thịt heo. Cuối cùng bạn phủ thêm 1 chén gạo nếp che kín đậu xanh.

Để gói bánh lại thì đầu tiền bạn kéo 2 mép lá vào nhau, cuộc chặt và tiến hành gấp mép lá tạo thành hình trụ. Dùng 2 sợi lạc ban nãy buộc lại để cố định mép lá. Gập một đầu bánh và dựng đứng thân bánh, dùng kéo cắt bớt phần lá thừa rồi gấp mép lá vào nhau. Bạn thực hiện tương tự với đầu bánh còn lại.

Bạn dùng 1 sợi lạt dài buộc cố định 2 đầu theo chiều dài của bánh. Buộc thêm 1 sợi lạc nữa để cố định bánh. Sau đó, bạn buộc thêm lạt theo chiều ngang của bánh để chắc chắn hơn.

Trong bài viết hôm nay mình xin giới thiệu tới các bạn cách gói bánh chưng dài. Các công đoạn chuẩn bị, luộc bánh thì cũng giống như cách gói bánh chưng vuông chỉ khác ở công đoạn gói bánh. Bánh chưng dài thì dễ gói hơn bánh chưng vuông nên nàng nào mới tập tành gói thì nên đọc luôn cách gói sau đây nhé!

Cũng như gói bánh chưng vuông nguyên liệu gói bánh chưng dài cũng bao gồm:

– Lá dong gói bánh chưng, bạn nên chọn loại lá bánh tẻ [loại lá không không non cũng không già], bản vừa phải không cần to quá. Lá bóng xanh đậm và cuống nhỏ. Các bạn rửa sạch lá và để cho lá ráo nước.

– Lạt giang: Chọn những đốt giang dài từ 70-90 cm, cạo vỏ ngoài, sau đó chẻ từng miếng đều nhau. Nên ngâm ống giang trước khi chẻ để có độ mềm, còn khi chẻ thành lạt thì phơi khô để khi gói bánh sẽ chắc tay, mềm và dễ buộc.

– Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới.

– Đỗ xanh: Chọn loại đỗ mới, bở vàng.

– Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Nên chọn loại bì mỏng và mỡ không quá nhiều, tránh ngấy khi ăn.

– Gia vị: Muối, hạt tiêu.

Chuẩn bị gói bánh

– Lá dong: rửa từng lá thật sạch hai mặt. Dùng dao sắc [loại dao nhỏ chuyên dùng để gọt] cắt lột bỏ bớt cuống lá, để ráo nước.

– Gạo nếp: nhặt sạch sạn hoặc gạo khác lẫn vào. Vo và ngâm gạo nếp trong nước khoảng 10 đến 12 tiếng qua đêm sau đó vo qua lại để ráo nước.
Trộn thêm muối trắng vừa phải để gạo thêm đậm đà. Nạn có thể dùng lá nếp xay nhỏ lấy nước cốt màu xanh để ngâm gạo nếp. Gạo nếp được ngâm nước lá nếp sẽ trở nên thơm và xanh cực đẹp khi gói bánh chưng.

– Đỗ xanh: Nghiền vỡ đôi [không nên nghiền nhỏ quá, sẽ khiến nhân đỗ bị vụn]. Đãi bỏ hết vỏ, vớt ra để ráo nước.

– Thịt lợn: thái thành miếng to dài, tẩm ướp chút muối, tiêu, trong 1 giờ.

Cách gói bánh chưng dài chuẩn nhất

1. Gói bánh

– Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 1 chiếc mâm sạch, rồi đặt 3 dây lạt vào để cách đều nhau. Tùy vào kích thước của lá bánh mà để khoảng cách của các dây lạt cho đều nhau.

– Tiếp theo bạn đặt úp 2 lá bánh lên dây lạt , chiều dài lá ngược chiều với dây lạt, lá này chồng lên nửa lá kia.

– Sau đó lấy 1 bát gạo cho vào giữa 2 lá, san gạo ra cho đều, cho đỗ vào giữa, tiếp tục cho thịt lên, lại lấy 1 thìa cơm đỗ cho lên trên thịt và cuối cùng cho một bát gạo nếp lên trên sao cho nhân không bị hở.

– Gấp là dong theo hình sống lá, vuốt đều vận lá và dùng 1 lạt buộc cố định lại.

– Nhẹ nhàng bẻ gập phần lá ở góc dưới và dựng đứng chiếc bánh lên.

– Vỗ nhẹ quanh bánh, sau đó bẻ đầu lá phía trên gập xuống sát thân bánh, dùng lạt buộc cố định lại.

– Lộn đầu bánh lại và buộc tương tự như đầu kia.

Công đoạn này đòi hỏi sự khéo tay nếu không bánh sẽ không đều, đầu to đầu nhỏ. Nhưng các bạn đừng lo lắng có thể chiếc bánh đầu tiên gói chưa được đẹp nhưng nếu gói nhiều thì trông bánh sẽ đều và đẹp hơn rất nhiều đấy.

– Sử dụng thêm các dây lạt để buộc chặt giàng bánh cho thật chắc. Các bạn chú ý khi giàng bánh nếu bánh mình gói có đầu to đầu nhỏ thì bạn sẽ giàng từ đầu to trước như vậy gạo sẽ dồn xuống dưới sẽ làm cho bánh trở nên đều và trông đẹp mắt hơn.

Cách gói bánh chưng dài dân tộc

2. Luộc bánh

– Đặt nồi lên bếp, cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Tiếp theo các bạn cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa. Chú ý khi nước đã sôi bạn phải để lửa cháy đều tránh bánh bị hấy.

– Chú ý khi luộc nhớ chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ vì khi đun bánh nở ra.

– Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng sẽ vớt bánh ra.

– Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Dùng tay nặn bánh để bánh được săn chắc trước khi ăn.

Vậy là đã xong các bước để gói bánh chưng dài rồi đấy. Công đoạn gói bánh và luộc bánh mất khá nhiều thời gian tuy nhiên đối với một món ăn đầy tính dân tộc và mang ý nghĩa thiêng liêng của trời đất thì cũng thật đáng công sức bỏ ra phải không nào? Chúc các bạn sẽ thành công với cách gói bánh chưng dài ngon và lạ mắt này để chuẩn bị cho ngày Tết sắp tới. Xin cảm ơn!

Video liên quan

Chủ Đề