Cách khắc phục điện thoại bị ẩm

Thiết bị Samsung sẽ không sạc nếu có hiện tượng chất lỏng hay hơi ẩm xuất hiện ở cổng USB. Đây là thuật toán được thiết kế như biện pháp ngăn ngừa các sự cố cháy nổ. 

Một thông báo sẽ hiển thị nếu bạn cắm sạc khi độ ẩm vẫn còn hiện diện trong cổng sạc.  

Lý do là vì thiết bị Galaxy của bạn hỗ trợ kháng nước và bụi chuẩn IP68. IP68 giúp bảo vệ thiết bị của bạn hoàn toàn khỏi bụi bẩn và chịu được sự nhấn chìm tạm thời trong điều kiện độ sâu 1.5 m của nước sạch tối đa  lên đến 30 phút.

Nhưng, khi bạn tiến hành sạc thiết bị sau khi nó đã tiếp xúc với nước, có thể cổng USB vẫn còn đọng nước hoặc hơi ẩm nên có thể gây ra đoản mạch và làm hỏng máy. 

Nếu thiết bị của bạn đã có chất lỏng xâm nhập vào cổng sạc, hãy làm theo một số gợi ý bên dưới:

Hiện nay, các dòng điện thoại cao cấp của Samsung có chức năng kháng nước chuẩn IP68 điển hình như Samsung Galaxy A5 2017, A7 2017, Samsung Galaxy S7/S7 Edge, Samsung Galaxy Note 8, Galaxy S8/S8 Edge... 

Ngoài ra Samsung còn trang bị thêm cảm biến độ ẩm ở cổng sạc điện thoại nhằm ngăn dòng điện đi vào điện thoại khi có độ ẩm tránh làm điện thoại bị chạm mạch, hư hỏng khi điện thoại đang có dấu hiệu vào nước.

Tuy nhiên, cảm biến này cũng khá nhạy, hoặc khi khách hàng mua điện thoại tò mò chức năng kháng nước thường thử ngâm nước, hay chụp hình dưới nước hoặc thậm chí đơn giản chỉ là đi du lịch, uống cafe vô tình để nước tiếp cận cổng sạc, và các trường hợp khác như làm việc trong môi trường lạnh [nhà máy đá, phòng máy lạnh, ngủ trong phòng lạnh diện tích nhỏ]... làm cảm biến kích hoạt và bạn không thể nào sạc được điện thoại.

Thường thì thông báo Moisture Detected Error này kéo dài đến vài ngày làm bạn cảm thấy lo lắng và đem chiếc điện thoại đi sửa/bảo hành. Ngặt thay đi bảo hành thì samsung không bảo hành trường hợp nước vào máy. Còn nếu sửa chi phí tổng thể trên 5 triệu đồng [thật ra cái cảm biến độ ẩm rất khó hư, các ron kháng nước tuổi thọ giảm dần theo thời gian tuy nhiên nếu máy mới chưa bung chưa sửa chữa thì rất khó để vô nước dù bạn thử ngâm nước thông thường hoặc đi biển...]
Trước khi các bạn thực hiện các việc đó, hãy làm theo hướng dẫn của Lắp đặt internet FPT để khắc phục lỗi trên trước khi đi sửa hoặc đem đi bảo hành tránh tiền mất tật mang.

[Đã có khách hàng báo đem đi cửa hàng ở ngoài, người ta bảo thay main, tổng chi phí sửa S8 hết 4.5 Triệu. Sau đó lại vọc nước rồi đem đi bảo hành, KTV cho biết...máy chưa hề bung thay main, bị lừa trắng trợn 4.5 triệu đồng ở cửa hàng điện thoại].
 

THỰC HIỆN: CHỤP HÌNH SẢN PHẨM

Bước 1:

Lau thật khô điện thoại, không sạc pin ngay sau khi có thông báo Phát hiện đổ ẩm hoặc máy vừa lấy từ nước lên. 
 

Thông báo của máy Samsung phát hiện vô nước

Bước 2:

Sấy hoặc phơi điện thoại dưới nắng, đảm bảo máy vừa đủ ấm thôi, không cần sấy hoặc phơi quá lâu, càng hại tuổi thọ máy. Lưu ý là rút khay thẻ nhớ và sim ra, để các khe tiếp xúc đó cũng được thông thoáng.

Bước 3: Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm [không dùng bàn chải còn ẩm, ướt, hoặc mới đánh răng xong sẵn tiện đánh máy luôn...] chùi thật nhẹ nhàng các vị trí sau: 1. Cổng sạc 2. Lỗ loa ngoài 3. Lỗ loa trong 4. Khe sim và khe thẻ nhớ

Bước 4:

Chuẩn bị một chiếc nhíp, một cây tăm bông, 1 cây tăm xỉa răng như hình.
Lưu ý: dùng tăm xỉa răng loại đầu nhỏ. Có người gọi tôi hỏi sao dùng cái cây chọt sim không làm được. Lý do: Cây chọt sim to làm sao mà thay được cái loại cây tăm nhỏ xíu. Và bên cạnh đó dùng tăm gây ít ma sát với cổng tiếp xúc sạc. Xin đừng cố làm gì sai hướng dẫn này. Tôi đã phải ngâm nước chính điện thoại của mình để chứng minh.

 

Biểu tượng báo máy phát hiện đổ ẩm/vô nước có hình hạt nước ở góc màn hình

 

Bước 5:

Dùng nhíp xé nhỏ bông gòn trên cây ráy tai, lấy tăm xỉa răng nhét gòn vào đầy vị trí cổng sạc [như hình].

Bước 6:

Dùng máy sấy tóc bật chế độ yếu sấy qua lại vùng vừa nhét bông vào. Thấy máy quá nóng thì ngưng.

Hoặc để như vậy dùng đến khi hết pin.

Bước 7:

Dùng cái Nhíp kẹp cái đầu tăm bông cho nhỏ lại, chọt nhẹ nhàng vào cổng cắm jack tai nghe, vệ sinh nhẹ nhàng.
Do đây là kỹ năng vệ sinh cổng tai nghe của các anh thợ, nên họ yêu cầu gỡ hình xuống. Vì vậy thôi bỏ qua hình bước này.

Bước 8:

Dùng tăm xỉa răng móc nhẹ nhàng tăm bông ra lại sau khi máy hết biểu tượng thông báo độ ẩm. Lưu ý bước này làm thật chậm rãi và kỹ tránh va chạm nhiều với cổng tiếp xúc bên trong cổng sạc.
Dùng bản chải khô ở bước 3 vệ sinh lại lần nữa cổng sạc, cần thiết rọi đèn pin vào xem còn sót bông tăm hay không.

Bước 9:

Tận hưởng thành quả.

 

Thành quả sau khi sửa lỗi Phát hiện độ ẩm ở cổng sạc điện thoại Samsung

Tổng thời gian tôi khắc phục lỗi trên: 3 phút [23h51p đến 23h54p].

CÁC BẠN LƯU Ý: KHI MÁY KHÔNG CÒN ĐỘ ẨM THÔNG BÁO SẼ TỰ ĐỘNG TẮT, KHÔNG CẦN KHỞI ĐỘNG LẠI HOẶC TẮT/MỞ MÁY.

MẸO SẠC PIN KHI MÁY CÓ THÔNG BÁO ĐỘ ẨM

Trong trường hợp bạn không có dụng cụ vệ sinh cảm biến độ ẩm và cần sạc pin cho chiếc điện thoại của mình.

Bước 1: Vào Cài đặt ---> Ứng dụng ---> Dấu 3 chấm bên phải phía trên ---> Hiển thị ứng dụng hệ thống ---> Nhấn vào ứng dụng USBSettings

Bước 2: Bấm vào Lưu trữ ---> Xóa dữ liệu

Bước 3: Tắt máy ---> Cắm chuôi sạc

Lưu ý: Phải đảm bảo rằng cổng sạc của mình đã khô ráo tránh bị hỏng điện thoại.

Cám ơn Chụp hình sản phẩm đã cung cấp những thông tin hữu ích.

Chúc các bạn thành công!

Xin cám ơn.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Nếu không biết cách sửa chữa điện thoại bị vô nước thường đồng nghĩa với việc bạn phải thay cái điện thoại mới. Nhưng đôi khi, nếu bạn đủ nhanh, bạn sẽ có thể cứu được điện thoại của mình! Làm theo những bước được đưa ra trong bài viết này để thử cứu lấy chiếc điện thoại của mình. Nếu vẫn không được bạn hãy mang đến trung tâm để sửa chữa điện thoại bị vô nước nhanh nhất có thể nhé!

Các bước khắc phục, sửa điện thoại bị vô nước

1.Lấy điện thoại ra khỏi nước nhanh nhất có thể

Cổng kết nối cho bộ thoại rảnh tay, lỗ micrô nhỏ, lỗ sạc, cổng kết nối USB và nắp nhựa của điện thoại dù gắn chặt cũng vẫn có thể bị nước dễ dàng ngấm vào trong điện thoại dù chỉ cần vài giây. Nhấc điện thoại ra khỏi nước thật nhanh, và tắt nguồn ngay lập tức bởi nếu không có thể gây đoản mạch. Vì vậy, nếu điện thoại đã bị rơi vào nước, hãy cứ coi như nó đã bị ngấm nước dù vẫn có thể hoạt động bình thường.

Điện thoại của bạn có thể không bị hư hại nhiều nếu như bạn lấy nó ra khỏi nước ngay lập tức. Nếu ngâm trong một quãng thời gian dài, ví dụ như để quay trong lồng máy giặt, thì sẽ khó cứu hơn. Dù vậy cũng vẫn đáng thử những bước sau để cố gắng cứu điện thoại bị vô nước, trước khi bạn vứt nó đi.

2. Tháo pin, SIM và thiết bị ngoại vi ra khỏi điện thoại

Sau khi lấy điện thoại bị vô nước ra khỏi nước, bạn hãy nhanh chóng đặt điện thoại lên vài tờ khăn giấy hay vải mềm để tháo nắp pin và pin. Hầu hết các mạch điện trong điện thoại sẽ không bị hỏng khi rơi vào nước với điều kiện chúng không được nối vào nguồn điện [pin] khi bị ướt.

Để biết điện thoại đã thực sự bị nước làm hỏng hay chưa, kiểm tra góc ở gần chỗ lắp pin – "thường" sẽ có một vòng tròn hoặc một hình vuông màu trắng, bên trong có thể có hoặc không có đường màu đỏ. Nếu như có màu hồng hoặc đỏ thì điện thoại của bạn đã bị nước làm hỏng.

Tháo SIM ra khỏi điện thoại. Một số thông tin quan trọng như danh bạ hoặc tin nhắn có thể được lưu trên sim. Đối với nhiều người thì những thông tin này còn có giá trị hơn và đáng giữ lại hơn cả chiếc điện thoại

Thẻ SIM khó có thể bị hỏng do nước, nhưng nếu tháo nó ra ngay lập tức thì sẽ tốt hơn. Vẩy cho khô và để bên ngoài cho ráo nước cho tới khi bạn lắp lại vào điện thoại. [Nếu điện thoại của bạn không có thẻ SIM thì hãy bỏ qua bước này].

Tháo tất cả những thiết bị ngoại vi như tai nghe, thẻ nhớ, cũng như vỏ điện thoại hoặc ốp lưng bảo vệ. Tháo tất cả các nút che lỗ, khe cắm và khe hở trong điện thoại để chúng được tiếp xúc với không khí làm khô.

3. Lau khô điện thoại bị vô nước

Lau khô điện thoại bằng một giẻ mềm hoặc khăn. Ngay cả khi chỉ còn “một” giọt nước đọng lại trong điện thoại, nó cũng có thể phá hủy điện thoại của bạn bằng cách làm rỉ linh kiện điện thoại và làm các mạch điện bị rỉ hoặc chập mạch. Rõ ràng là bạn cần phải lau khô hết nước và cần làm càng nhanh càng tốt, để ngăn nước thấm vào điện thoại:

Nhẹ nhàng vẩy điện thoại bị vô nước để nước văng ra ngoài mà không làm rơi điện thoại. Tránh lắc hoặc vẩy điện thoại quá mạnh, để tránh làm nước thấm sâu thêm vào trong điện thoại. Lau khô điện thoại bị vô nước bằng khăn vải hoặc khăn giấy, cố gắng không làm mắc giấy trong các khe hoặc rãnh của điện thoại. Lau đi lau lại nhiều lần để loại bỏ được nhiều nước nhất có thể.

Dùng máy hút bụi. Nếu bạn muốn hút chất lỏng ra khỏi những linh kiện bên trong điện thoại bằng cách dùng máy hút bụi [nếu có]. Loại bỏ hơi ẩm còn sót lại bằng cách bật máy hút bụi và giữ vòi hút ở gần những chỗ bị ẩm trong khoảng 20 phút.

Không dùng máy sấy tóc để sấy khô điện thoại. Trái với những lời khuyên thông thường, việc dùng máy sấy tóc để làm khô điện thoại bị vô nước [ngay cả khi ở chế độ quạt gió “lạnh”] là không được khuyến khích. Dùng máy sấy tóc có thể thổi nước vào sâu thêm các khe, chạm tới các linh kiện điện tử ở sâu trong điện thoại.

4. Hút ẩm ra khỏi điện thoại bị ướt

Dùng chất có khả năng hút ẩm tốt. Một lựa chọn khác là đặt điện thoại bị vô nước trong một chiếc tô hoặc một túi gạo qua đêm. Hoặc đơn giản là gói điện thoại trong một cái khăn giấy. Gạo có thể hút được phần hơi ẩm còn lại

Nếu có thể, dùng hạt hút ẩm sẽ tốt hơn. Hạt hút ẩm có thể hút hơi ẩm tốt hơn gạo. Bạn cũng có thể thử bỏ điện thoại vào một túi nhựa có thể đóng kín hoặc một hộp nhựa [kín]. Cho thêm vài túi hạt hút ẩm vào cùng với điện thoại, ví dụ như túi hạt silica – thường được tìm thấy trong các hộp giày, ví túi, hoặc thực phẩm khô v.v.

Nhược điểm của phương pháp này là thường thì các gói hạt khi được đóng gói cùng các sản phẩm kia thì đã đạt đến hết khả năng hấp thụ của nó. Có thể dùng chất hút ẩm cho việc làm hoa khô, có bán ở hầu hết các cửa hàng đồ thủ công. Giữ điện thoại của bạn và chất hút ẩm ở gần nhau càng lâu càng tốt [ít nhất là qua đêm] để hút được nhiều hơi ẩm.

Xoay điện thoại bị vô nước theo nhiều vị trí khác nhau mỗi tiếng một lần cho tới khi bạn đi ngủ. Việc này sẽ giúp nước còn lại ở bên trong chảy xuống và tìm được đường thoát ra.

Đặt điện thoại vào một nơi có nắng để điện thoại có thể ráo nước ở những nơi rất nhỏ. Kiểm tra khăn thấm mỗi giờ trong khoảng 4 tới 6 tiếng. Nếu thấy xuất hiện vết ẩm của nước, lặp lại bước dùng máy hút bụi và để trong chất hút ẩm.

5. Kiểm tra lại điện thoại bị vô nước

Sau khi bạn đã chờ ít nhất 24 tiếng, hoặc dài hơn nếu cần, hãy kiểm tra xem tất cả mọi chỗ trên điện thoại đã sạch và khô chưa. Kiểm tra các cổng kết nối, các khoang và giữa các khe hở để xem còn dính ẩm hay bụi không. Lau khô bụi hoặc bẩn khỏi điện thoại và nắp sau đó lắp pin vào điện thoại. Thử mở nguồn điện thoại lên, nghe xem có tiếng động nào lạ không và quan sát xem điện thoại có hoạt động bình thường không.

Cắm điện thoại vào sạc khi không có pin nếu như điện thoại đã hết pin hoàn toàn, nếu không thể bật lên được. Nếu bật lên được, thì bạn có thể sẽ phải thay pin mới.

6. Mang điện thoại bị vô nước của bạn đến trung tâm bảo hành

Mang điện thoại bị vô nước của bạn đến trung tâm bảo hành. Đôi lúc họ có thể sửa được nó. Đừng cố giấu sự thật là nó đã bị ướt – có những dấu hiệu bên trong cho thấy có sự ẩm ướt – và những người sửa điện thoại sẽ có thể giúp bạn nếu như bạn giải thích chính xác những gì đã xảy ra với chiếc điện thoại.

Hãy để đó cho những người chuyên nghiệp, bởi làm vậy có thể khiến bạn bị giật điện hoặc tiếp xúc với các hóa chất độc hại từ linh kiện điện thoại.

Nếu bạn bật nguồn điện thoại sau khi đã lau khô mà nó không hoạt động bình thường thì có thể là bạn đã để sót nước trong đó, hoặc là đã có sự ăn mòn linh kiện. Hãy tháo nắp, pin, thẻ nhớ, thẻ sim và các phụ kiện khác lần nữa, rồi nhẹ nhàng cọ lại điện thoại bị vô nước bằng một chổi sơn hoặc bàn chải đánh răng sạch. Tìm trên Youtube những hướng dẫn để biết cách làm đúng quy trình này.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ sửa chữa điện thoại bị vào nước nhanh chóng, đáng tin cậy thì Bệnh Viện Điện Thoại 24h chính là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Liên hệ Hotline: 1900.0213 - 0788.242424 để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích gì đó cho bạn. Chúc các bạn sửa lỗi điện thoại bị vô nước thành công.

Bài viết liên quan:

Video liên quan

Chủ Đề