Cách khắc phục khó khăn khi học online

Sáng 2/10/2021, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Công viên phần mềm Quang Trung [QTSC], Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM [DXCenter] và INTEL tổ chức Hội thảo trực tuyến: “Thách thức và cơ hội của việc dạy học và đánh giá trên môi trường internet. Ứng dụng mô hình dạy học Blended teaching & learning”.

Năm học 2021 – 2022,  tất cả học sinh tại TP.HCM từ tiểu học đến cấp ba [hơn 1,7 triệu học sinh] đã bắt đầu học trực tuyến được vài tuần. Đây là phương pháp học tốt nhất hiện nay nhằm đảm bảo quá trình học tập của các em học sinh không bị gián đoạn và bảo đảm được sức khỏe của học sinh.

Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng mang lại khá nhiều khó khăn cho cả giáo viên, phụ huynh và học sinh như: Mức độ tập trung dành cho bài học và chất lượng kiến thức tiếp thu của con có được đảm bảo. Đồng thời, đối với giáo viên thì việc giảng dạy, quản lý và kiểm tra đánh giá học sinh khi học trực tuyến cũng gặp vô số những bất lợi. Việc công nhận và đánh giá chất lượng một tiết dạy trên internet còn đang thảo luận. Trong đó bao gồm theo dõi lên lớp, điểm danh, phương pháp giảng dạy, theo dõi người học, kiểm tra, đánh giá… tất cả đều trên môi trường internet.

Hội thảo “Thách thức và cơ hội của việc dạy học và đánh giá trên môi trường internet. Ứng dụng mô hình dạy học Blended teaching & learning” tập trung xoay quanh các vấn đề chính: [1] Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế, cải thiện chất lượng kiểm tra và đánh giá trực tuyến trong giảng dạy hiện nay, và cơ chế hỗ trợ từ cơ quan quản lý; [2] Phân biệt rõ dạy trực tuyến, học trực tuyến, lớp học ảo trực tuyến [kết hợp online và offline – blended teaching & learning]; [3] Xây dựng lớp học ảo, cách thức phát triển, khai thác hệ thống học liệu điện tử; [4] Tổ chức đánh giá quá trình trong môi trường dạy học trên internet; [5] Giới thiệu, hướng dẫn áp dụng phần mềm, ứng dụng vào giảng dạy trên internet; [6] Các vấn đề về tâm lý và các biện pháp xử lí bức xúc, phát hiện kịp thời và thỏa mãn những nhu cầu thiết của học sinh khi học trên internet.

Thời gian đầu cần duy trì kết nối, tạo động lực – không nên đặt mục tiêu cầu toàn

Chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải – Chuyên gia về giáo dục STEM, Viện nghiên cứu giáo dục STEM, Đại học Missouri [Mỹ] nhận định, có thể có sự khác nhau trong dạy học truyền thống và trên internet, nhưng chắc chắn là cách truyền tải kiến thức, sử dụng phương pháp và kỹ thuật dạy học, kiểm tra đánh giá thì không khác nhau. Đối với dạy online đúng bài bản thì phương pháp đánh giá cũng rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Và điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào trang thiết bị, công nghệ và phương pháp sư phạm của giáo viên. 

Giáo viên trước hết cần hiểu về cách học trên môi trường internet khác với cách học trực tiếp. Người học trên môi trường internet có thể bị phân tâm bởi rất nhiều yếu tố môi trường bên ngoài mà giáo viên không thể nào kiểm soát hết được. Do vậy, cần chuẩn bị rất nhiều tình huống, công cụ hỗ trợ, và đặc biệt là giữ mối liên hệ chặt chẽ và mật thiết với phụ huynh học sinh. Tuy nhiên, không nên làm phức tạp hóa quá trình dạy học, cố gắng đơn giản hóa, dễ hiểu và dễ áp dụng nhất có thể. Thời gian đầu không nên cầu toàn, mà nên hướng đến duy trì sự kết nối, tạo động lực cho cả giáo viên và học sinh.

Kinh nghiệm tại Hoa Kỳ cho thấy các giáo viên phải được hướng dẫn một số công cụ dạy học, giáo viên được tạo điều kiện tối đa để chủ động và sáng tạo trong bài giảng. Họ không đặt nặng vấn đề thành tích hay điểm số. Họ hiểu giai đoạn này là khó khăn chung cho tất cả mọi người, đặc biệt là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn hoặc gặp vấn đề tâm lý. Giáo viên là người truyền cảm hứng để học sinh tự học, tự nghiên cứu. 

Theo thầy Nguyễn Minh Thiên Hoàng, Phó Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM, giáo viên phải tạo không khí học tập thoải mái sẽ hiệu quả trong việc truyền đạt kiến thức cho học sinh. Giúp các học sinh yêu thích học tập, thông tin truyền tải vừa đủ kích thích học sinh yêu lớp học. Ngoài ra, các giáo viên cũng nên xem xét lại cách đánh giá kết quả học tập của học sinh, không nên phụ thuộc hoàn toàn đến bài kiểm tra cuối kỳ. Giáo viên phải quan sát quá trình học của học sinh trong mọi thời điểm dù là học trực tuyến hay học trực tiếp để đánh giá quá trình học tập tiến bộ của học sinh. Điều này giúp học sinh đặc biệt là học sinh tiểu học không áp lực thi cử, từ đó sẽ không có gian lận như nhiều người lo lắng.

Kinh nghiệm từ Tiến sỹ Lê Chi Lan, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Sài Gòn, để đảm bảo năng lực giáo viên dạy trên môi trường internet cần phải xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục, xây dựng tài liệu giảng dạy kỹ, xây dựng các tài liệu đánh giá giáo viên khi lên lớp, kiểm tra chất lượng lên lớp. Phải đề ra mục tiêu cụ thể, có kế hoạch chi tiết và tổ chức chu đáo. Bên cạnh đó Ban giám hiệu, Hiệu trưởng các trường phải chỉ đạo, quan tâm sát sao, phải tham gia trải nghiệm để biết giáo viên gặp khó khăn gì để giúp họ vượt qua. Các trường cũng cần có đội ngũ kiểm tra, đánh giá giáo viên, kịp thời hỗ trợ giáo viên, động viên, hướng dẫn để giáo viên thấy yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Sự sẵn sàng hỗ trợ của công nghệ từ phần cứng, công cụ phần mềm, đến tài nguyên học liệu điện tử

Để tăng thêm hiệu quả dạy và học trực tuyến, ông Hà Duy Bình, Giám đốc Công ty Cổ phần Mạng Trực Tuyến Việt Sin [VsionGlobal], Chuyên gia nghiên cứu công nghệ giáo dục khuyến nghị, giáo viên đang rất cần các tài nguyên học liệu điện tử như phần mềm thiết kế bài giảng trực tuyến, đa phương tiện, thí nghiệm ảo… để phục vụ công việc thiết kế bài giảng, tổ chức hoạt động dạy và kiểm tra đánh giá trên internet. Các đơn vị có thể có những chính sách và kế hoạch đầu tư dài hơi cho lĩnh vực xây dựng tài nguyên học tập trực tuyến có chất lượng, phong phú, không chỉ cho thời gian trước mắt và về lâu dài, vì tài nguyên vẫn luôn còn đó trên không gian mạng, có các chuyên gia uy tín kiểm định và đánh giá.

Bên cạnh đó, các giáo viên cũng đang cố gắng để thay đổi phương pháp giảng dạy. Như việc các giáo viên đứng giảng trong điều kiện phấn trắng bảng đen tại lớp học online, đưa truyền thống vào trong lớp học online, khiến cho học sinh cảm thấy thân quen. Ông Bình khuyên các giáo viên nên sử dụng thêm nhiều công cụ, ứng dụng học trực tuyến thì tiết học sẽ sinh động, thu hút học sinh hơn. 

Covid-19 đã biến nhu cầu về giáo dục thông minh rất mạnh và đang tăng tốc trên toàn thế giới. “Là một tập đoàn công nghê, Intel đã và đang đưa ra những công nghệ ứng dụng trong giáo dục thông minh và bây giờ là thời điểm thích hợp để đưa vào những công nghệ đó. Giáo dục thông minh lấy con người và dữ liệu làm trung tâm, tận dụng những công nghệ thông minh và tạo ra phương pháp học tập mới. Cơ sở hạ tầng phù hợp, các thiết bị và ứng dụng tiên tiến sẽ giúp giáo dục dễ tiếp cận, hiệu quả và cá nhân hóa hơn” – bà Đỗ Hồng Dinh – Giám đốc Kinh doanh IoT Tập đoàn Công nghệ Intel cho hay.

Các điểm nhấn trong lớp học thông minh do Intel đề xuất

Đánh giá về vai trò của phần mềm trong việc truyền tải kiến thức và đánh giá người học, ông Nguyễn Hà Nguyên, Đại diện Trung tâm Thông Tin và Chương Trình giáo dục, Sở Giáo dục & Đào tạo TP.HCM cho rằng, chúng ta phải xác định là phần mềm không đánh giá trình độ học sinh cũng như không tạo ra nội dung kiến thức cho học sinh. Việc đánh giá và nội dung kiến thức được thực hiện theo những khung chương trình chung, phần mềm chỉ là một môi trường phi truyền thống để thực hiện việc dạy và học theo khung chương trình đó. Đương nhiên nếu giáo viên áp dụng công nghệ không đúng cách hoặc người học không chuẩn bị điều kiện kỹ thuật tối ưu sẽ có ảnh hưởng đến kết quả đầu ra, ví dụ như rớt mạng trong lúc kiểm tra, đang làm bài tập, chưa kịp lưu thì rớt mạng hoặc không thể tham gia các lớp học trực tuyến của giáo viên dẫn đến thiết hụt kiến thức. Tuy nhiên, một phương pháp tích cực để dạy và học trên môi trường internet vẫn là điều kiện tiên quyết cho kết quả đánh giá chính xác.

Riêng việc quản lý ông Nguyên khẳng định không có vấn đề gì, có thể giải quyết hoàn toàn bằng công nghệ dữ liệu. Thời gian qua Sở đã xây dựng nền tảng kết nối HCM EDU SSO để định danh thống nhất người học trên toàn bộ hơn 10 hệ thống quản lý dạy và học trực tuyến hiện nay để thống kê được tình hình dạy và học tại các trường thông qua dữ liệu đăng nhập, các hệ thống trả kết quả đầu ra về thì dữ liệu này có thể sắp xếp với hồ sơ học sinh đang lưu trữ tại CSDL dùng chung của Ngành.

Học online [học trực tuyến] là một phương thức học tập khá phổ biến trong thời đại 4.0 bởi chính sự tiện lợi mà phương pháp này mang đến cho người sử dụng. Tuy nhiên, học online đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau như kỹ năng quản lý thời gian, tinh thần tự giác và động lực học tập bền vững.Vậy làm thế nào để việc học trở nên hấp dẫn hơn chỉ đơn giản là ngồi thụ động nghe giáo viên giảng bài? Qua bài viết này Maas chi sẻ top 5 cách giúp việc học online của các bạn không còn cảm thấy áp lực là khó khăn nữa nhé.

Bạn có thể tham khảo thêm

>>> Khắc phục nỗi ám ảnh khi làm bài Online

>>> Cứu nguy tức thời khi học trực tuyến Online

I. Những khó khăn khi học online

Thứ nhất, việc học online [E-learning] được triển khai dựa trên các nền tảng công nghệ thông tin sử dụng mạng Internet. Do đó, tại những nơi chưa có điều kiện về mạng [hay tín hiệu mạng kém, chập chờn], hoặc thiết bị sử dụng mạng internet như những vùng cao, vùng sâu và vùng xa ở nước ta, các bạn học sinh, sinh viên sẽ khó có thể tiếp cận được với phương pháp học trực tuyến.

Thứ hai, việc học online như hiện nay vẫn chưa được kiểm soát tốt. Do các yếu tố về tín hiệu mạng internet hay thiếu kỹ năng về công nghệ thông tin, giáo viên giảng dạy sẽ không thể kiểm soát được hết trạng thái học tập của học sinh, sinh viên.

Điều này dẫn tới tình trạng khiến nhiều em lợi dụng việc này để bùng tiết, trốn học hay vừa học vừa làm việc riêng khiến cho chất lượng bài học không được đảm bảo.

Học trực tuyến [E-learning]

II. Ưu điểm việc học online

+ Đào tạo được mọi lúc mọi nơi: Người học có thể truy cập vào các khóa học trực tuyến tại bất kỳ nơi đâu: ở nhà, thư viện thành phố hay các quán cà phê,…  vào bất kỳ thời điểm nào mà họ mong muốn.

+ Tiết kiệm chi phí học tập: Học online có thể giúp học viên giảm tới khoảng 60% chi phí, bao gồm chi phí đi lại, tổ chức địa điểm học tập.

+ Tiết kiệm thời gian học tập: Học online giúp học viên tiết kiệm khoảng từ 20 đến 40% thời gian đi lại cũng như hạn chế sự phân tán.

+ Linh động và uyển chuyển: Học viên hoàn toàn có thể chủ động linh hoạt trong việc lựa chọn website học qua mạng với sự chỉ dẫn của giáo viên.. Không chỉ vậy, học viên còn có thể tự động điều chỉnh tốc độ học tập theo khả năng. Đồng thời có thể nâng cao thêm kiến thức thông qua những tài liệu của thư viện trực tuyến.

III. Top 5 cách để giảm áp lực giúp học trực tuyến đạt hiệu quả hơn

1. Quản lý tốt thời gian khi học trực tuyến

Để học online hiệu quả, bạn cần xây dựng cho mình một lịch học cụ thể và thực hiện nghiêm ngặt. Vì dụ mỗi ngày một bài học để đảm khả năng tiếp thu tốt nhất nội dung.

Gần giống như việc bạn tự học, không có thầy cô điểm danh hay nhắc nhở khi vắng mặt. Do đó, bạn cần tự đưa ra quy định cho bản thân, đúng ngày đó, giờ đó phải online để tham gia lớp học trực tuyến. Ngoài ra, việc học tập và làm việc theo thời gian biểu sẽ bạn tránh thói quen trì hoãn, trễ hẹn và hiệu quả cũng được nâng lên.

2. Chuẩn bị bài mới trước khi học khi học trực tuyến

Trước khi học bài mới, bạn nên xem nội dung tổng quan của bài học đó là gì. Bạn có thể tìm hiểu trước về chủ đề mình sẽ học để biết mình còn thiếu sót và cần giải đáp những gì để ngày hôm sau vào bài học bạn có thể tập trung nhiều hơn ở những phần đó.

3. Tích cực trao đổi khi học trực tuyến

Đừng nghĩ học trực tuyến sẽ rất thụ động, bạn có thể thay đổi hoàn toàn điều đó bằng việc tích cực tham gia trao đổi về nội dung bài học. Bạn có thể thảo luận với các học viên khác của khóa học hoặc bạn cũng có thể liên hệ email với giảng viên để gửi những câu hỏi thắc mắc và được giải đáp. 

Ngoài ra, một phương pháp học tập tích cực khác bạn có thể áp dụng đó là tham gia vào các diễn đàn, trang mạng xã hội về chủ đề mà bạn đang theo học. Cách này sẽ giúp bạn hiểu bài sâu hơn và tìm thấy nhiều điều thú vị từ việc học trực tuyến.

4. Ghi chép bài đầy đủ khi học trực tuyến

Trong quá trình học, bạn nên chuẩn bị giấy viết để ghi lại những nội dung chính và ghi chú lại những phần được giáo viên nhấn mạnh trong bài học. Việc ghi chép cẩn thận giúp bạn có thể ôn tập bài vở tốt hơn khi học trực tuyến.

5. Tinh thần tự giác và quyết tâm cao độ khi học trực tuyến

Học trực tuyến tự do hơn rất nhiều so với việc học tại lớp, sẽ không có thầy cô giám sát, nhắc nhở bạn học bài mỗi ngày, cũng không bị áp lực về điểm số. Do đó, tinh thần tự giác của bạn rất quan trọng, quyết định trực tiếp đến hiệu quả của hình thức học này. Bạn phải quyết tâm học đến cùng, không bị cám dỗ bởi những trang mạng xã hội hay game online mà bạn có thể truy cập bất cứ lúc nào bên cạnh. 

Khi học online, bạn có thể trang bị cho mình tai nghe để tập trung hơn. Bạn nên đóng tất cả các trang mạng mà bạn thường vào để tránh xao nhãng khi đang tiếp thu bài.

Kết

Có thể nói việc học trực tuyến là phương pháp tốt nhất và cũng là cơ hội có trải nghiệm độc đáo cho cả thầy và trò nhà trường trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay. Dù phương pháp học nào cũng sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó. Tuy nhiên , lựa chọn dạy học này là giải pháp tối ưu nhất hiện nay nhiều trường đã áp dụng. 

Đây không chỉ là giải pháp trước mắt, tạm thời mà học trực tuyến còn là lựa chọn để chuẩn bị cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong thời gian tới dựa trên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Trong quá trình học nếu bạn gặp khó khăn về Online Test, Online Assignment thì hãy liên hệ với MAAS nhé. Với độ ngũ hỗ trợ sinh viên, học sinh cực kì kinh nghiệm và nhanh chóng, MAAS tin rằng dịch vụ Online Assignment sẽ làm bạn hài lòng. MAAS sẽ luôn đồng hành cùng bạn vượt qua những bài online test khó nhằn nhất. Giúp cải thiện GPA cho những dự định tương lai của các bạn.



Email:

Hotline 1:  [+84]97 942 23 93

Hotline 2: [+84]89 851 15 88

Facebook:

//www.facebook.com/MAAS.Essayservice

//www.facebook.com/MAASwritingservice

Instagram:

//www.instagram.com/maas.assignment/ 

Twitter:

//twitter.com/MaasService

Google Map:

//g.page/MAASEDTECH?share

Video liên quan

Chủ Đề