Cách kiểm tra máy ảnh Sony cũ

Type your search query and hit enter:
Chuyển về bản web đầy đủ

Tạp chí nhiếp ảnh

Type your search query and hit enter:
  • Trang chủ

Cách kiểm tra máy ảnh cũ khi bạn mua lại của người khác

Tất cả ai trong chúng ta cũng đều mê chụp ảnh, khi bạn đưa điện thoại lên chụp một cái gì đó, nghĩa là bạn đã có một đam mê nhiếp ảnh rồi đó. Nhưng túi tiền mỗi người thì lại không hề giống nhau, vì thế có người sẽ chọn giải pháp tìm mua một chiếc máy ảnh cũ để thỏa mãn đam mê. Tuy nhiên việc mua đồ cũ chắc chắn sẽ gặp nhiều rủi ro, do chúng ta không biết được chiếc máy này sẽ bị hư hỏng những gì. Đối với người chưa có kinh nghiệm, đây là một trở ngại rất lớn vì giá máy cũ nhưng nó là một khoản tiền không hề nhỏ. Bài viết sau đây sẽ chỉ bạn một số chiêu để kiểm tra máy ảnh khi muốn mua máy cũ

Các mẫu máy ảnh mới ra thương có mức giá khá cao, và để tiết kiệm chi phí, rất nhiều nhiếp ảnh gia đã chọn mua cho mình những máy ảnh cũ. So với ống kính, máy ảnh cũ thường có nhiều lỗi hơn và bạn cần phải thật cẩn thận khi mua.

Tìm hiểu cửa hàng hoặc người bán trước khi mua

Bạn có thể tìm mua những máy ảnh cũ ngoài cửa hàng hay từ người dùng bán lại trên mạng. Bất kỳ khi mua ở đâu, bạn cũng nên search thử số điện thoại hay cửa hàng để xem người hay cửa hàng đó đã từng dính phốt lừa đảo hay chưa. Bạn cũng nên mua những máy còn bảo hành hãng hay cửa hàng. Mua máy tại nhà sẽ tốt hơn vì khi có vấn đề gì, bạn có thể dễ dàng đổi trả để tránh bị lừa.

Mang laptop của bạn theo

Dead Pixel và Stuck Pixel

Mang theo laptop giúp bạn có được công cụ để kiểm tra máy ảnh một cách chính xác nhất.

Kiểm tra Dead Pixel trên cảm biến: để có thể kiểm tra được, bạn cần chụp 3 tấm ảnh theo hướng dẫn dưới đây:

Bức 1: Tháo lens, đậy nắp body của máy, Set ISO khoảng 200 đến 4oo rồi chụp khoảng 10s để làm nóng sensor.

Bức 2: Đặt ISO ở mức thấp nhất rồi chụp khoảng 1/20s.

Bức 3: Bạn chụp máy bằng một hộp kín hay túi nilon đen để ngăn không cho ánh sáng lọt vào sensor. Sau đó vẫn chụp một tấm với khoảng 1/20s.

Bây giờ bạn hãy copy ảnh vào trong máy tính và mở lên xem, không nên xem bằng màn hình máy ảnh vì kích thước nhỏ. Đầu tiên bạn xem trên ảnh chụp trong 10s xem có đốm trắng hay vết xước nào không. Đó là biểu hiện của cảm biến bị bụi và xước. Sau đó chuyển sang xem 2 ảnh còn lại. Trên ảnh thứ 2 bạn thử xem có đốm đỏ hay xanh không, đó là biểu hiện của dead hay hot pixel. Tiếp tục xem ảnh thứ 3, nếu các đốm đỏ và xanh ở ảnh thứ 3 trùng nhau thì cảm biến đó đã xuất hiện các dead pixel hay hot pixel.

Tuy nhiên bạn cũng không cần phải lo lắng nếu xuất hiện từ 3 đến 4 điểm. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng một cách bình thường. Nhưng nếu bạn thấy nhiều, tốt hơn bạn không nên mua máy ảnh đó.

Kiểm tra số shot đã sử dụng: Để kiểm tra số shot của máy ảnh, bạn có thể sử dụng các phần mềm tùy theo hãng. Tùy vào dòng máy mà các hãng đưa ra các số màn chập tối đa khác nhau. Bạn có thể tìm các phần mềm để kiểm tra số shot rất dễ dàng trên mạng. Hoặc upload ảnh vừa chụp lên camerashuttercount.com.

Tuy nhiên có một số máy đã bị các thợ thực hiện reset shot, tức là trên phần mềm sẽ hiển thị các số shot như từ lúc mua máy. Nếu bạn gặp các máy ảnh có số shot thấp nhưng ngoại hình đã cũ thì rất có thể máy đó đã bị reset shot. Tất nhiên sẽ tùy thuộc vào người sử dụng nhưng một máy ảnh chỉ khoảng hơn chục ngàn shot mà đã bị bong tróc thì nhiều khả năng bạn cũng không nên mua máy đó.

Kiểm tra số shot để ước tínhkhoảng thời gian máy đã sử dụng

Để có thể kiểm tra bụi bẩn trên cảm biến dễ hơn, bạn có thể chụp bầu trời xanh và khép khẩu xuống f/16. Nếu có bất kỳ bụi bẩn bám trên cảm biến bạn sẽ dễ dàng thấy chúng trên ảnh. Bạn có thể sử dụng chức năng tự lau cảm biến trong máy, hoặc mang đi vệ sinh. Tuy nhiên hãy thỏa thuận với ngườ bán nếu sau khi vệ sinh mà hiện tượng đó chưa hết thì cảm biến đó đã gặp vấn đề.

Kiểm tra phần cơ học

Ngoại hình máy: đầu tiên bạn hãy thử xem ngoại hình có bất kỳ xước xát nào không. Với các dòng máy cơ bản, các vết xước là điều dễ thấy và những vết xước nhỏ bạn cũng không cần quá lo lắng về chúng. Tuy nhiên với các dòng máy pro, các vết xước lớn cho thấy máy ảnh đã bị sử dụng nhiều hay đã từng bị va đập mạnh. Điều này có thể gây nguy hiểm tới các bộ phận bên trong máy ảnh.

Ngoài ra bạn nên đặc biệt chú ý về khe cắm thẻ nhớ của mình. Nếu các điểm kết nối của khe cắm với thẻ nhớ bị gãy và chập vào nhau, chúng sẽ gây ra ngắn mạch làm cháy phần thẻ nhớ của máy. Chỉ sửa thẻ nhớ cũng tốn của bạn một khoản tiền không nhỏ vì nó gây ảnh hưởng tới các mạch liên quan.

Cao su bị bong ra: Nếu bạn sử dụng máy trong điều kiện ẩm, cao su đằng sau máy sẽ sớm bị bong ra. Bạn hoàn toàn có thể thay cao su khác cho máy, nhưng việc bong ra như vậy chứng tỏ máy đã sử dụng trong thời gian khá dài rồi.

Kiểm tra viewfinder và màn hình: Kiểm tra trên viewfinder xem có vết xước nào không. Các vết xước mặc dù không ảnh hưởng tới chất lượng ảnh nhưng chúng khiến bạn bị phân tâm khi chụp hình. Màn hình LCD trên máy hay bị các hiện tượng như sọc, nhòe, điểm chết, bạn nên kiểm tra cẩn thận trước khi mua.

Phần mount: hãy cắm thử lens vào máy và xem phần kết nối có hoạt động tốt không, khi lắp có bị nặng không?

Khả năng chống rung: Máy ảnh mirrorless có khả năng chống rung bằng sử dụng cảm biến bên trong máy. Bạn cũng thử kiểm tra tính năng này xem chúng có hoạt động bình thường không.

Khả năng lấy nét tự động

Bây giờ hãy sử dụng một ống kính hoạt động tốt để kiểm tra khả năng lấy nét của máy. Bạn có thể kiểm tra tốc độ trong điều kiện thiếu sáng, đủ sáng, Một số máy ảnh có hiện tượng lấy nét sai vùng, hay vẫn gọi là front-focus hay back-focus, bạn nên kiểm tra bằng cách khép khẩu và focus vào điểm mình muốn rồi xem máy có focus vào điểm đó không. Tất nhiên điều này cũng có thể phụ thuộc vào cả ống kính nên tốt nhất bạn hãy chắc chắn ống kính mình sử dụng không hề có lỗi gì.

Cuối cùng bạn nên thận trọng khi mua bán, mua bán tại nhà sẽ tốt hơn. Và bạn cũng nên đi cùng bạn mình để tránh các trường hợp lừa đảo hay trấn lột.

Theo nscreen.vn

Bình luận

Sponsored

get shutterstock | shutterstock downloader | shutterstock free | download shutterstock | tải hình ảnh freepik | get link freepik | mua hình ảnh freepik | tải shutterstock | tải hình shutterstock | tải ảnh shutterstock | tải ảnh chất lượng cao
Đã đăng kýBỏ đăng ký
admin
chia sẻ

    Bài liên quan

  • 47 kiểu ảnh chụp độc đáo và sáng tạo

    47 kiểu ảnh chụp độc đáo và sáng tạo 47 mẫu ảnh chụp giúp

  • Chi tiết về máy ảnh Sony A9 sắp chào bán giá 110 triệu đồng

    Máy ảnhA9 được Sony sản xuất tại một nhà máy ở Chon Buri [Thái Lan]

  • Canon ra mắt ba máy ảnh EOS M6, 800D và 77D tại Việt Nam giá từ 17,6 triệu

    Ngày 18/4/2017, Canon ra mắt thị trường Việt bộ ba máy ảnh mới gồm EOS

Bài gần đây

  • Tin tức nhiếp ảnh

Canon sắp ra mắt ống kính RF canon 12-24 f1.4

Theo các báo cáo gần đây, canon 12-24 f1.4 ngàm RF một ống kính rất

12 months trước đây
  • Tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

Xem ảnh của Nick Daum, gây hứng thú và kinh ngạc

[Nick Daum] là một họa sĩ minh họa / thiết kế / giám đốc nghệ

3 years trước đây
  • Tác phẩm nhiếp ảnh đẹp

Ảnh chân dung tây tạng của nhiếp ảnh gia Phil Borges

Nhiếp ảnh gia Phil Borges dành thời gian trong hơn hai mươi lăm năm để

3 years trước đây
  • Thủ thuật nhiếp ảnh

99 câu hỏi: Tôi muốn mua một máy ảnh DSLR tốt, nhưng tôi bị phân tâm giữa máy Fullframe và Crop, cho tôi biết ưu nhược điểm ?

Câu hỏi: Tôi muốn mua một máy ảnh DSLR tốt, nhưng tôi bị phân tâm

3 years trước đây
  • Thủ thuật nhiếp ảnh

So sánh cách nhiếp ảnh gia nghiệp dư và chuyên nghiệp quan sát khung cảnh

Bài viết mà Tạp chí nhiếp ảnh giới thiệu "So sánh cách nhiếp ảnh gia

3 years trước đây
  • Tin tức nhiếp ảnh

Xem 21 ảnh đẹp chụp theo quy tắc 1:3

Tạp chí nhiếp ảnh giới thiệu bài viết Xem 21 ảnh đẹp chụp theo quy

3 years trước đây
Chuyển về bản web đầy đủ

Video liên quan

Chủ Đề